Xem Nhiều 3/2023 #️ Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy # Top 6 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mặc dù các thuốc chống trầm cảm tỏ ra hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên nhưng cần sử dụng thận trọng và theo dõi sát để đảm bảo không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng phụ nghiêm trọng và được cảnh báo nhiều nhấtnhất có thể xảy ra đối với việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người dưới 25 tuổi là thuốc có thể làm mất đi hoặc gây ra ý tưởng và / hoặchành vi tự sát.

Tác dụng phụ này rất hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một số rất ít trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng khá nghiêm trọng tới mức CụcQuản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đưa ra cảnh báo đối với tất cả các loại thuốc chống trầm cảm theo đơn. Ngoài ra, bản chất bệnh cảnh trầm cảm có thể gây ra ý tưởng và /hoặc hành vi tự sát, đây là lý do mà bác sĩ vẫn cần phải kê đơn thuốc chống trầm cảm đối với trầm cảm mức độ vừa hoặc nặng. Lợi ích của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm thường lớn hơncác vấn đề tác dụng phụ vì chúng có thể cực kỳ hữu ích trong cải thiện tâm trạngtrầm cảm và giảm lo âu.

Trước khi quyết định cho trẻ em dùng thuốc chống trầm cảm, tốt nhất nên kiểm tra tổng thể để loại trừ bất kỳ nguyên nhânnào gây ra trầm cảm hoặc lo âu. Nếu đã khám kỹ về thể chất rồi, bước tiếp theolà đánh giá về tâm thần của bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi, bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Tốt nhấtlà bác sĩ chuyên về sức khoẻ tâm thần ở trẻ em.

Việc đánh giá này bao gồm các thông tin về lịch sử gia đình, những đặc điểm hành vi mà bạn nhận thấy ở con mình và bất kỳyếu tố nguy cơ nào có thể làm cho mình đau đớn. Hiểu được tất cả những vấn đề này sẽ giúp bạn và chuyên gia về sức khoẻ tâm thần quyết định phương án điều trị tốt nhất cho con bạn, có thể phải kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc không dùng thuốc.

Có hai loại thuốc chống trầm cảm mà FDA chấp thuận cho trẻ em và thanh thiếu niên để điều trị chứng trầm cảm: Prozac (fluoxetine) cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên và Lexapro (escitalopram) cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Ngoài ra, Zoloft (sertraline), Luvox (fluvoxamine) và Anafranil (clomipramine) đã được chấp thuận cùng với Prozac để điều trị bệnh rốiloạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Không phải là chỉ những thuốc FDA chấp thuận thì bác sĩ mới kê đơn, đặc biệt đối với những trẻ lớn. Các bác sĩ thường kê đơn các thuốc chống trầm cảm khác cho trẻ em và thiếu niên mà không nhất thiết phải có sự chấp thuận của FDA vì thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả và khá an toàn. Nhớ đọc hướng dẫn sử dụng thuốc cùng với thuốc chống trầm cảm để tìm hiểu thêm thông tin, chẳng hạn như nguy cơ, và cảnh báo về tác dụng phụ.

Nếu bạn và bác sĩ quyết định rằng thuốc chống trầm cảm là cần thiết, trẻ sẽ bắt đầu với liều thấp nhất. Khi với liều thấp không thấy cải thiện triệu chứng thì mới điều chỉnh tăng liều. Y tưởng và / hoặc hành vi tự sát thường có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất trong những tháng đầu dùng thuốc chống trầm cảm, cũng khi mới tăng hoặc giảm liều. Do đó hãy đặc biệt quan sát hành vi của trẻ tại những thời điểm này.

Bác sĩ chuyên khoa về sức khoẻ tâm thần cũng sẽ theo dõi sát sao vào giai đoạn ban đầu.

Dấu hiệu cảnh báo về ý nghĩ tự sát có thể không rõ ràng, đó là lý do tại sao bạn cần phải theo dõi con mình chặt chẽ khi bé bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm hoặc khi bạn thay đổi liều lượng thuốc. Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:

* Trở nên ngày càng buồn

* Cơn hoảng sợ

* Nói về cái chết

* Trở nên lo lắng hoặc lo lắng hơn trước

* Bồn chồn và kích thích

* Xuất hiện rắc rối tại trường học hoặctrục trặc trong mối quan hệ với bạn bè hoặc anh chị em ruột

* Ngày càng thu rút, cô lập bản thân

* Tự làm đau hoặc huỷ hoại bản thân

* Nói nhiều hoặc vận động nhiều hơn

*Trở nên bạo lực, hung hăng

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trênđây, đặc biệt rõ rệt hơn hoặc tồi tệ hơn trước đây, hãy thông báo cho bác sĩ hoặcđưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Nhìn chung, thuốc chống trầm cảm an toàn và có hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt khi kết hợp với liệu pháp tâm lý. Cũng nên nhớ rằng sử dụng thuốc chống trầm cảm thường là tạm thời và có thể chỉ cần dùng trong thời gian ngắn. Nếu trẻ bị trầm cảm nhẹ, liệu pháp tâm lý đơn độc có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu trầm cảm mức độ nặng hoặc không đáp ứng với liệu pháp tâmlý, thuốc chống trầm cảm có thể giúp trẻ đạt được chất lượng sống tốt nhất. Nếu bạn có thắc mắc và câu hỏi về vấn đề này, đừng ngần ngại chia sẻ với chuyên giavề sức khoẻ tâm thần.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028

Thuốc Chống Trầm Cảm,Cai Nghiện Ma Túy

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Hoa Kỳ, thuốc chống trầm cảm hiện nay được các bác sĩ biên toa cho bệnh nhân nhiều hơn là thuốc trị cao huyết áp, cao cholesterol, hen suyễn, nhức đầu. Theo Trung Tâm này, trong năm 2005, tại Hoa Kỳ có 2.4 tỷ toa thuốc thì thuốc chống trầm cảm chiếm 118 triệu, thuốc trị cao huyết áp có 113 triệu toa. Từ năm 1995 tới 2002, số lượng TCTC tiêu thụ tăng 48%.

Xin cùng tìm hiểu thêm về loại thuốc khá phổ thông này.

1-Thuốc chống trầm cảm là gì? Như tên gọi, thuốc Chống Trầm Cảm (antidepressants) là những dược phẩm được dùng để chữa bệnh buồn rầu, trầm cảm và một vài tâm bệnh khác. Thuốc có tác dụng tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, norepinephrine và dopamine ở não bộ và được uống một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Thuốc rất hữu hiệu để giúp người bệnh cảm thấy phấn khởi, yêu đời và trở lại với sinh hoạt thường nhật.

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm chậm sự mất mát một vài hóa chất ở não bộ. Các chất này có công dụng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say, suy nghĩ tốt. Ðó là chất serotonin và norepinephrine. Các chất này được tiết ra ở phần cuối của tế bào thần kinh và có nhiệm vụ chuyển tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào kế tiếp. 2-Thuốc tác động như thế nào? Ở người bị bệnh trầm cảm, sau khi được sản xuất, hóa chất chưa kịp tác dụng đã bị tế bào lấy lại (reuptake) quá sớm, do đó dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn và gây ra tâm bệnh. Thuốc chống trầm cảm chặn sự lấy lại quá sớm các chất này, tăng serotonin ở não và giúp bệnh nhân giảm cảm giác buồn rầu, thất vọng, chán nản.

Hiện nay trên thị trường có trên 30 loại thuốc CTC và được chia làm nhiều nhóm: a-Nhóm CTC 3 vòng (Tricyclic antidepressant) đã được dùng từ nhiều chục năm nay. Nhóm này chặn sự “lấy lại” quá sớm chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine ở giao điểm các tế bào thần kinh.

3-Có bao nhiêu loại thuốc chống trầm cảm? Thuốc ở nhóm này gồm có: amitriptyline (Elavil), amoxapine, desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan) imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactyl), trimipramine (Surmontil). Thường thường, các thuốc này ít được dùng để chữa trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh, vì có nhiều tác dụng phụ. b-Nhóm Chặn sự Lấy Lại serotonin (Selective serotonin reuptake inhibitors). Khi não thiếu serotonin, người bệnh sẽ trở nên buồn rầu. Nhóm thuốc này chỉ chặn sự “lấy lại” quá sớm chất serotonin mà không đả động gì tới norepinephrine và dopamin Ðây là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng để chữa trầm cảm. Thuốc công hiệu như các nhóm khác mà lại ít tác dụng phụ và ít nguy hại khi chẳng may uống quá liều lượng. Các thuốc hiện có trên thị trường là citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac), paroxitine (Paxil), escitalopram (Lexapro), sertraline (Zoloft) c-Nhóm thuốc khác. Các thuốc CTC khác có tác dụng không giống như hai nhóm trên. Thuốc thường dùng là bupropion (Wellbutrin), trazadone, venlafaxine.. Thuốc ít được dùng hơn là loại ức chế men monoamine oxidase (MAOI) như phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parmate), selegiline (Emsam)…

Thuốc CTC có thể gây ra các tác dụng phụ như sau: a-Buồn nôn Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc CTC và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Nhưng khó khăn này cũng ngưng mau sau khi uống thuốc vài tuần hoặc khi cơ thể quen với thuốc. Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử. Nếu có thể, uống loại thuốc tan chậm. Nên nói ngay cho bác sĩ khi có tác dụng phụ này. b-Tăng cân. Ăn ngon miệng và tăng cân rất thường xảy ra. Lên cân có thể là do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn khi thuốc CTC làm bệnh nhân yêu đời hơn. Ðể tránh tăng cân, nên ăn uống lành mạnh, nhiều rau trái cây và các loại hạt; giảm chất ngọt, chất béo; vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên cho bác sĩ hay là đang lên cân để có thể lựa thuốc khác cùng công hiệu mà ít lên cân. 4-Xin cho biết tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. c-Rối loạn tình dục. Rối loạn tình dục có thể là giảm ước tình (libido), loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm (orgasm) và có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc. Nhóm SSRI (Prozac, Paxil) thường gây ra rối loạn này nhiều hơn, đặc biệt là bệnh nhân cảm thấy chậm hoặc không có khoái cảm. Nhóm thuốc 3 vòng lại hay gây ra rối loạn cương dương. Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc; uống loại chỉ cần một viên mỗi ngày và lập kế hoạch giao hợp trước giờ uống thuốc; xin bác sĩ cho thuốc chữa rối loạn tình dục. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần. d-Mệt mỏi, buồn ngủ. Tác dụng này rất thường xảy ra nhất là vào tuần lễ bắt đầu uống thuốc CTC. Ðể tránh khó chịu, nên ngủ mươi phút vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ. đ-Mất ngủ Một vài loại thuốc CTC có tác dụng kích thích thần kinh, làm cho con người tỉnh táo và đưa tới khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày. Do đó, có thể uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffeine, thực tập thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu cần, nói với bác sĩ cho uống một chút thuốc an thần vào buổi tối. e-Kích động, bồn chồn, lo lắng Dưới tác dụng của vài thuốc CTC, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi. Ðể giảm khó khăn này, có thể xin bác sĩ cho thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giảm tâm hồn. g-Khô miệng Thuốc CTC thường hay gây khô miệng, giảm nước miếng. Có thể giảm thiểu khó khăn này bằng cách nhấm nháp một chút nước, ngậm viên đá cục, kẹo cao su không đường hoặc mua nước miếng thay thế tại tiệm thuốc tây. h-Mờ mắt vì thuốc CTC làm mắt khô. Bác sĩ có thể cho toa mua thuốc nhỏ mắt đặc biệt làm ướt mắt hoặc thay đổi liều lượng thuốc CTC. i-Táo bón. Thuốc CTC 3 vòng làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra táo bón. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phân.

Cai Rượu Bằng Thuốc Naltrexone,Cai Nghiện Ma Túy

Naltrexone là đối vận của thụ thể m-opioid, làm giảm tác dụng tăng cường của rượu qua đường beta-endorphin. Trong điều trị nghiện rượu, naltrxone làm giảm tái phát và số ngày uống rượu.

Hiệu quả: Hầu hết nghiên cứu naltrexone như một phần của chương trình điều trị bao gồm trị liệu hành vi.Mới đây, nghiên cứu ngẫu nhiên kết hợp thuốc và can thiệp hành vi (COMBINE), có kiểm soát với placebo cho thấy naltrexone hoặc liệu pháp hành vi đều cải thiện cai rượu và nếu kết hợp cả hai thì hiệu quả còn cao hơn từng điều trị riêng rẽ.

Cho thuốc: Naltrexone uống thường bắt đầu ở liều 25mg và tăng dần trong 2-3 ngày lên 50 hoặc 100mg/ngày. Liều chuẩn là 50mg/ ngày, mặc dù nghiên cứu COMBINE báo cáo hiệu quả ở liều 100mg/ngày.

Naltrexone uống hiệu quả tốt nhất ở bệnh nhân tuân thủ thuốc 70-90%. Dạng tác dụng kéo dài (liều 380mg TB mỗi 4 tuần) là một lựa chọn nếu tuân thủ kém.

Tác dụng phụ: Không nên cho thuốc ở bệnh nhân viêm gan cấp hoặc bị bệnh gan giai đoạn cuối. Khi cho naltrexone, cần kiểm tra chức năng gan hàng tháng trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng một lần. Tác dụng phụ thường gặp, ít nghiêm trọng gồm buồn nôn, đau cơ, và nhức đầu.

Naltrexone đối vận thụ thể opioid và gây hội chứng cai ở bệnh nhân lệ thuộc cơ thể opioid. Do đó,không nên cho naltrexone ở bệnh nhân cần dùng opioid vì đau mãn tính. Nếu bệnh nhân đang dùng opioid nhưng muốn chuyển sang thuốc chống đau khác, cần ngưng opioid ít nhất 7 ngày và xét nghiệm nước tiểu trước khi bắt đầu dùng naltrexone.

Xét nghiệm nước tiểu tìm ma túy ít tốn kém và dễ sử dụng nhưng hiệu quả hạn chế. Nhiều que thử chuẩn giúp phát hiện heroin, morphine và codeine nhưng không phát hiện được oxycodone, hydrocodone, hoặc các opioid tổng hợp khác. Hiện có các xét nghiệm chuyên biệt để phát hiện oxycodone, hydrocodone, hydromorphone, buprenorphine và chúng tôi nhiên một số opioid tổng hợp (như fentanyl) còn khó phát hiện do có nồng độ thấp và chuyển hóa nhanh.

Các thuốc disulfuram, naltrexone, acamprosate, và topiramate có thể giúp ích cho liệu pháp hành vi trong điều trị nghiện rượu. Một số thuốc giúp khởi đầu cai rượu trong khi mộtsố khác giúp duy trì cai rượu. Bạn cần liên lạc với bác sĩ chuyên khoa cai rượu(BS Thu 0988079038) xem xét kỹ bệnh sử, các bệnh kết hợp của bệnh nhân nhằm đưa ra một kế hoạch CAI RƯỢU toàn diện, an toàn, hiệu quả.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028

Phác Đồ Điều Trị Nghiện Rượu,Cai Nghiện Ma Túy

Nghiện rượu gây các rối loạn ở não.Y học ngày nay coi nghiện rượu là một bệnh mạn tính, vì bệnh nhân uống rượu hằng ngày, lượng rượu này ảnh hưởng đến não, gan, tim mạch… từ đó gây ra các rối loạn về tâm thần và các tổn thương ở các hệ thống tiêu hóa, tim mạch…Nguyên tắc điều trị Xã hội cũng coi những người nghiện rượu là gánh nặng vì họ mất khả năng lao động, hay gây rối trật tự công cộng làm tổn thương các mối quan hệ trong gia đình, gây ra các tai nạn giao thông, sống bê tha, nhân cách suy đồi. Một người mỗi ngày uống 300ml trở lên rượu 40o cồn, trong thời gian không dưới 10 năm sẽ thành nghiện rượu. Tiêu chuẩn đánh giá nghiện rượu này hiện nay được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng.

+ Cắt cơn cai rượu bằng thuốc an thần và vitamin B1 liều cao.+ Điều trị chống tái phát (bằng disulfiram, hoặc naltrexone, hoặc Điều trị hội chứng phụ thuộc rượu acamprosate)+ Điều trị các rối loạn cơ thể khác (bệnh gan).

Cắt cơn cai rượu Phác đồ 1: seduxen tiêm bắp ngày 2 ống sáng và tối, dùng từ 5 – 7 ngày.Phác đồ này đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu quả cao. Thuốc dạng tiêm nên có thể dùng cả cho bệnh nhân ý thức còn sáng sủa, hợp tác điều trị và bệnh nhân đã có rối loạn ý thức, không hợp tác điều trị. Thuốc nên được sử dụng cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Việc dùng thuốc sớm sẽ giúp làm nhẹ bớt hội chứng cai ở bệnh nhân, ngăn chặn sảng rượu xuất hiện. Vì thế, có thể dùng thuốc ngay mà không cần đợi đến khi có kết quả xét nghiệm sinh hóa và huyết học. Trong các trường hợp bệnh nhân có kích động dữ dội, run và rối loạn ý thức, rối loạn thần kinh thực vật (mồ hôi ra như tắm) nhiều, hoặc bệnh nhân có các cơn co giật kiểu động kinh thì có thể dùng tới 4 ống seduxen/ngày. Các trường hợp bệnh nhân xơ gan hoặc viêm gan nặng vẫn có thể dùng seduxen, tuy nhiên không nên vượt quá 20 mg/ngày.Phác đồ 2: rivotril 4 viên/ ngày: uống sáng 2 viên, tối 2 viên, dùng 5 – 7 ngày. Rivotril có hiệu quả điều trị cai rượu rất tốt. Tuy nhiên, thuốc chỉ có dạng uống nên chỉ có thể dùng cho bệnh nhân ý thức còn sáng sủa, hợp tác điều trị và chịu uống thuốc. Vì vậy phác đồ này chỉ dùng cho bệnh nhân chưa có hội chứng cai (chưa ngừng uống rượu), hoặc hội chứng cai nhẹ.Phác đồ 3: lexomil 4 viên/ngày: uống sáng 2 viên, tối 2 viên, dùng 5 – 7 ngày. Hiệu quả cai nghiện rượu của lexomil tương đối tốt. Tuy nhiên, cũng như rivotril, thuốc chỉ có dạng viên, chỉ dùng cho các bệnh nhân đến sớm, chưa có hội chứng cai hoặc bệnh nhân có hội chứng cai nhẹ.Phác đồ 4: carbamazepin 4 viên/ ngày: uống sáng 2 viên, tối 2 viên, dùng 5 – 7 ngày. Carbamazepin có hiệu quả cai rượu tương đương với benzodiazepin dạng uống (rivotril, lexomil…). Carbamazepin ít được sử dụng trong lâm sàng tâm thần để điều trị cho bệnh nhân nghiện rượu. Lý do là carbamazepin có thể gây dị ứng chậm. Dị ứng thường xuất hiện sau 10 – 15 ngày dùng thuốc nên thường là dị ứng nặng.

Điều trị hoang tưởng, ảo giác trong hội chứng cai rượu Phác đồ 1: Haloperidol và pipolphen. Trộn lẫn 2 loại thuốc này trong cùng một xi lanh (có thể trộn thêm seduxen), tiêm bắp cho bệnh nhân sáng 1/2 liều, tối 1/2 liều. Dùng thuốc cho đến khi bệnh nhân hết hoang tưởng và ảo giác (thường là 5 – 7 ngày). Haloperidol có tác dụng chữa hoang tưởng và ảo giác do cai rượu, còn pipolphen có tác dụng ngăn ngừa tác dụng ngoại tháp do haloperidol gây ra. Phác đồ này có hiệu quả cao, tin cậy, nhưng haloperidol làm cho bệnh nhân run nhiều hơn, giảm ngưỡng co giật của bệnh nhân. Điều này không đáng ngại vì đã dùng kết hợp với seduxen hoặc các thuốc benzodiazepin khác. Phác đồ 2: Olanzapin 1 viên/ngày, uống vào buổi tối. Olanzapin có ưu điểm chống loạn thần mạnh, nhưng không gây ra ngoại tháp, vì vậy không cần dùng kèm các thuốc chống ngoại tháp như trihex. Tuy nhiên phác đồ này chỉ áp dụng được cho bệnh nhân chịu uống thuốc.Sử dụng vitamin B1 trong điều trị hội chứng cai rượuNgười nghiện rượu có tình trạng thiếu vitamin B1 mạn tính. Bệnh nhân có thể có viêm cơ tim cấp, viêm đa dây thần kinh và rất nhiều tổn thương khác do thiếu vitamin B1 gây ra. Trong điều trị hội chứng cai rượu, chúng ta bắt buộc phải cho vitamin B1 liều cao (trên 200 mg/ngày). Một số chế phẩm có chứa vitamin B1 thường dùng:– Vitamin B1 0,025mg hoặc 0,1mg, tiêm bắp sáng và tối.– Neurobion tiêm bắp sáng và tối. Đây là thuốc có chứa vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 do đó rất thuận lợi cho điều trị hội chứng cai rượu.– Ancopir tiêm bắp sáng, tối. Thuốc này cũng chứa vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 như neurobion.– Vitamin B1, vitamin 3B, ancopir, neurobion… đều có dạng viên.

Ringer lactat truyền tĩnh mạch chậm hoặc natri clorua 0,9% cũng truyền tĩnh mạch chậm.Khi đã có xét nghiệm đường huyết cho thấy glucoza máu của bệnh nhân không cao thì ta có thể cho thêm các dung dịch huyết thanh ngọt như dextrose, glucoza. Tuy nhiên chỉ nên cho huyết thanh ngọt đẳng trương (dextrose 5%, glucoza 5%). Có thể cho uống Oresol thay cho truyền dịch.Bù nước và điện giải cho bệnh nhân có hội chứng cai rượu

Để dự phòng tái nghiện, bệnh nhân phải được điều trị bằng thuốc kháng rượu. Nếu sử dụng đúng chỉ định và đủ thời gian, tỷ lệ thành công có thể lên tới 90%.– Dự phòng tái phát nghiện rượu Disulfiram (esperal) là thuốc hiệu quả nhất. Nếu bệnh nhân uống rượu khi đang dùng thuốc thì sẽ có rất nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực dữ dội, hoảng sợ vô cùng mạnh mẽ, sợ chết… Hiện tượng này lặp đi, lặp lại khi bệnh nhân uống rượu, từ đó khiến bệnh nhân hình thành phản xạ sợ rượu.Cách dùng: Disulfiram uống mỗi sáng 1/2 viên. Thời gian uống thuốc tối thiểu là 24 tháng. Chỉ được dùng disulfiram khi đã ngừng rượu tuyệt đối ít nhất 24 giờ. Có thể thay thế disulfiram bằng metronidazol. Cách dùng như sau:– Metronidazol sáng 2 – 3 viên, tối 2 – 3 viên. Thời gian dùng thuốc 18 – 24 tháng. Hiệu quả của metronidazol chỉ là 60 – 70% số trường hợp. Nhiều bệnh nhân uống metronidazol nhưng vẫn có thể uống rượu được.– Naltrexone là thuốc kháng opioid, dùng để điều trị củng cố cho bệnh nhân nghiện ma túy nhóm opioid như morphin, heroin… Thuốc cho kết quả tốt trong điều trị chống tái nghiện rượu. Cách dùng: Naltrexone (nodict, depade, natrex, revia) 1 viên/ngày, uống buổi sáng.– Acamprosatelà một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những người đang cố gắng ngừng uống rượu. Khác với disulfiram, acamprosate không gây độc khi đang uống thuốc mà vẫn uống rượu. Đặc biệt, thuốc không bị chuyển hóa ở gan vì vậy không cần giảm liều đối với người bệnh suy ganThời gian uống thuốc để điều trị chống tái nghiện rượu là trên 2 năm (chống tái nghiện ma túy là trên 6 năm). Để điều trị chống tái nghiện rượu thành công, phải được bảo đảm bệnh nhân cách ly được bạn nhậu và uống thuốc thực sự. Người nhà bệnh nhân (bố, mẹ hoặc vợ) phải trực tiếp cho bệnh nhân uống thuốc hàng ngày.

Bạn đang xem bài viết Trẻ Em Có Nên Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Không?,Cai Nghiện Ma Túy trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!