Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Sốt Có Uống Vitamin A Được Không? mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt ở trẻ
Cơ thể, điều kiện môi trường xung quanh quá nóng: Các bé mặc nhiều quần áo, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ở trong căn phòng kín quá nóng sẽ làm trẻ bị sốt râm râm, sốt nhẹ.
Cảm cúm: Vi rút cảm cúm gây ra bệnh cảm cúm, khiến bé bị ho, chảy nước mũi, tiêu chảy, nôn mửa, kén ăn và dẫn đến tình trạng sốt rất cao.
Bệnh thanh quản: Bị bệnh thanh quản, bé thường bị ho sâu, liên tục, khó thở, cảm làm bé bị sốt.
Bệnh viêm phổi: Bé bị ho liên tục, khó thở và sốt cao.
Cảm lạnh: Bé bị ướt, nếu không kịp thời làm khô người cho trẻ thì sẽ dễ bị cảm lạnh, dẫn đến sốt kèm với triệu chứng chảy nước mũi, ho, đau đầu, kén ăn, lờ đờ, mệt mỏi.
Triệu chứng bệnh sốt của trẻ em
Bệnh sốt là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng sau đây về căn bệnh này để kịp thời chữa trị cho bé:
Sốt cao
Trong các điều kiện thời tiết thay đổi một cách bất thường, môi trường xung quanh bụi bẩn làm các vi khuẩn hoành hành, gây hại cho trẻ. Trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ bị sốt, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ cao hơn mức bình thường, nếu đã làm mọi cách mà thân nhiệt của bé vẫn không thuyên giảm, kéo dài thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị chu đáo.
Sốt nổi ban đỏ trên da
Đây cũng là một triệu chứng của bệnh sốt ở trẻ em. Sốt nổi ban đỏ có thể là nguyên nhân của chứng rối loạn tuần hoàn máu của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng hôn mê, khó thở thì ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.
Sốt kèm theo đau đầu, nôn mửa
Triệu chứng này làm sức khỏe của bé yếu đi, cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nào đó. Để bé được an toàn và mau khỏi bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc.
Tiêu chảy dẫn đến sốt
Miệng trẻ bị khô, thường bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, cần phải bổ sung nước cho trẻ ngay. Nếu không, trẻ bị mất nước sẽ bị sốt cao, yếu sức, sốc…
Trẻ bị sốt có uống vitamin A được không?
Vitamin A là hợp chất hữu cơ tan được trong chất béo có tác dụng bổ mắt, ngăn chặn kịp thời các bệnh ung thư, tăng cường miễn dịch của trẻ và đẩy lùi bệnh sốt. Thế nhưng tùy vào cơ địa của mỗi bé, có nhiều trường hợp bé uống vào sẽ bị sốt nặng hơn thường đi kèm với các triệu chứng đau rát họng, cảm. Nếu để tình trạng như vậy kéo dài lâu thì e là các bé sẽ gặp phải những rủi ro không cần thiết.
Vì vậy các bậc cha mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi cho bé uống vitamin A, tốt hơn là nên đưa cháu đến bệnh viện khám, uống thuốc do bác sĩ kê đơn. Đợi đến khi bé đã đỡ sốt thì cho bé uống vitamin A để tăng cường sức khỏe.
Chú ý một số tác dụng phụ của vitamin A
Ngoài những tác dụng hiệu quả đối với cơ thể, vitamin A cũng gây ra những tác dụng phụ sau đây:
+ Phát ban; khó thở,..: đây là triệu chứng rõ ràng của người bị dị ứng với loại vitamin A.
+ Bệnh tim có dấu hiệu tăng cao.
+ Đau nhức xương khớp.
+ Hệ miễn dịch bị đảo loạn: Ho, sốt, nứt mẻ môi, tiêu chảy,…
Nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Nắm rõ tình trạng sốt của bé. Dùng các biện pháp và dụng cụ thông thường để thực hiện việc xác định tình trạng của trẻ. Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt cho bé.
+ Nếu trẻ sốt vừa và nhẹ, nên lau người, đắp trán cho bé bằng khăn ấm để hạ sốt, sau đó đến các trung tâm y tế để kê thuốc cho bé.
+ Nếu trẻ sốt cao và rất cao, ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời được chữa trị một cách an toàn tuyệt đối.
Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?
+ Không được tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi chưa có sự hướng dẫn của các bác sĩ.
+ Không đắp kín chăn cho bé, không mặc nhiều quần áo cho bé để tránh việc nhiệt độ tăng cao hơn.
+ Hạn chế việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
+ Không lau người cho bé bằng nước lạnh.
+ Không cho bé uống nước đá lạnh, ăn mật ong, đồ cay nóng. Nếu không sẽ làm thân nhiệt của bé cao hơn.
Trẻ bị sốt nên ăn uống gì để mau hạ sốt?
+ Bổ sung nước giúp trẻ tránh tình trạng mất nước và không bị kiệt sức.
+ Cho trẻ uống các loại nước trái cây giàu vitamin có thể giải thân nhiệt như nước xoài, nước dừa, nước cam, nước gừng… tăng hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ mau khỏe hơn.
+ Ăn các loại thức ăn loãng như cháo, súp để tiêu hóa dễ dàng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
+ Ăn ngủ cốc, bột yến mạch và uống sữa đều đặn bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho trẻ, giúp trẻ mau chóng hồi phục.
Trẻ Bị Sốt Có Nên Cho Uống Hạ Sốt?
Khi trẻ bị sốt tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, được coi là một phản ứng thường gặp, không phải là bênh. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cha mẹ cần quan sát kỹ để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Thân nhiệt bình thường của trẻ từ khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Tùy vào vị trí cũng như thời điểm mà thân nhiệt ở từng bộ phận khác nhau. Để đảm bảo biết được nhiệt độ chính xác nhất nên đo nhiệt kế, trên 37,5 độ C là sốt, nhưng đây mới là mức độ nhẹ, chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới uống thuốc.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? (Ảnh: Internet)
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Khi đo nhiệt kế, không nên đo thân nhiệt ở miệng, trán hay hậu môn, không cần cộng trừ chênh lệch 0,5 độ C.
Ở mức độ 37,5-38,5 độ C chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.
Như vậy, với thắc mắc có nên cho bé uống thuốc hạ sốt, có nên cho trẻ uống hạ sốt, trẻ bị sốt có nên cho uống hạ sốt… cha mẹ có thể căn cứ vào các mức nhiệt để đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm.
2. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cha mẹ cần ghi nhớ
Các bác sĩ cảnh báo rằng không phải đối tượng trẻ em nào cũng có thể dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt cần lưu ý không tự ý cho trẻ dưới 3 tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần có liều lượng cụ thể, rõ ràng:
– Thuốc hạ sốt dạng bột gói được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg
+ Loại 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg (trẻ dưới 1 tuổi)
+ Lọai 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi. Hoặc liều chỉ định 10mg-15 mg thuốc/kg mỗi lần khi sốt.
Các liều lượng này đã được khuyến cáo cụ thể, cha mẹ không nên vì thấy con sốt cao mà tự tăng liều, thời gian giữa 2 lần uống là 4 tiếng, chỉ lặp lại sau 4 tiếng tương đương lần uống trước. Một ngày dùng 3 – 4 lần, không quá 60 mg thuốc/kg.
Cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Ảnh: Internet)
– Thuốc hạ sốt dạng viên đạn được bào chế với 3 lượng:
+ Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg (tương đương từ 1-5 tháng tuổi)
+ Loại 150mg dùng cho trẻ từ 7-12kg (tương đương từ 6 tháng đến 1 tuổi)
+ Loại 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg (từ 2-9 tuổi)
– Thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen không được sử dụng cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm
– Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt, không nên dùng để ngăn co giật
– Kết hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng 1 loại, vì vậy chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu
– Khi dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ đảm bảo trẻ được nằm trên mặt phẳng trống, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương nếu con co giật
– Cởi bỏ bớt đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo
– Thay vì lau mát khiến trẻ khó chịu, hãy để trẻ ngủ yên hoặc nghỉ ngơi
Cha mẹ nên để trẻ ngủ nghỉ đủ giấc (Ảnh: Internet)
– Nếu thấy trẻ nôn thì lập tức cho nằm nghiêng một bên
– Nếu trẻ bỏ bú hoặc nhìn yếu hơn thì đưa trẻ đi khám ngay
– Việc áp dụng cho trẻ uống thuốc hạ sốt tùy điều kiện từng nơi và tùy vào kinh nghiệm người bác sĩ, hiện chưa có một phác đồ chuẩn mực cho việc hạ sốt ở trẻ.
– Khi trẻ bị sốt, nên đưa đến bác sĩ khám trước và chỉ hạ sốt khi bác sĩ kết luận nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cha mẹ không tự ý hạ sốt tại nhà hay giữ trẻ quá lâu ở nhà khiến tình trạng trẻ nặng hơn, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Như vậy các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho thắc mắc có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tùy vào tình trạng thực tế để cho trẻ uống thuốc hay đi khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.
Trẻ Có Cần Uống Bổ Sung Vitamin A Không?
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt, dẫn đến sức đề kháng kém, chậm phát triển và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Từ năm 1996, ngày 1 – 2/6 hàng năm được chọn là “Ngày vi chất dinh dưỡng” với một chuỗi các hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng.
Trong những năm qua, công tác phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng chúng tôi nhiên, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng công bố năm 2015 cho thấy: tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng có xu hướng giảm so với năm 2010, nhưng tốc độ giảm chậm và vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ về một số vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu iốt, khẩu phần canxi thấp và có sự khác biệt lớn giữa các vùng.
Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn”, nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam. Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020.
Trong chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng”, ngoài việc truyền thông những kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, thì cấp phát viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ trong 1 tháng đầu sau sinh đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Hẳn chúng ta đều biết Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho trẻ, bảo vệ mắt, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, loét giác mạc dẫn đến mù lòa… Tuy nhiên, vitamin A còn nhiều công dụng mà có thể nhiều bố mẹ chưa biết. Chẳng hạn như:
Giúp trẻ tăng trưởng bởi vitamin A đóng vai trò như 1 hormone trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Những trẻ bị thiếu Vitamin A sẽ chậm lớn, còi cọc.
Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, cải thiện khả năng lành vết thương, thiếu vitamin A khiến da khô và dễ bị tổn thương; tóc giòn, dễ gãy rụng.
Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, biệt hóa tế bào. Thiếu Vitamin A khiến trẻ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp… dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
Mới đây người ta còn phát hiện dạng tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây có khả năng kìm hãm gốc tự do, giúp chống lão hóa, phòng một số bệnh ung thư…
Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội được bổ sung vitamin A cho bé nhân ngày Vi chất dinh dưỡng hàng năm.
Trẻ cần bổ sung vitamin A liều cao như thế nào?
Trẻ 6 – <12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Trẻ từ 12 – 36 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Trẻ từ 37 – 60 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Video đề xuất:
Làm cách nào phòng ngừa thiếu vitamin A?
Bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng
Việc bổ sung vitamin A liều cao trong ngày vi chất dinh dưỡng không chỉ giúp phòng ngừa thiếu vitamin A gây ra các bệnh về mắt ở trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng vitamin A của bà mẹ sau sinh. Và hơn hết là đẩy mạnh hơn hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng trong cộng đồng.
Tăng cường Vitamin A vào thực phẩm
Đưa vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như dầu ăn, sữa,… là giải pháp chuyển tiếp và mang lại hiệu quả cao vì bao phủ được phần lớn các đối tượng trong vùng nguy cơ. Với các cháu được uống sữa theo chương trình sữa học đường, sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển. Loại và hàm lượng các vi chất dinh dưỡng tăng cường vào sữa học đường theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.
Cải thiện bữa ăn
Bảo đảm ăn uống hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng và đủ Vitamin A trong bữa ăn hàng ngày. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề thiếu Vitamin A.
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene), đủ và cân đối về chất béo (dầu mỡ).
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt, mẹ cố gắng cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh để tận dụng nguồn sữa non quý giá, vì trong sữa non có nhiều vitamin A và các kháng thể giúp trẻ phòng chống các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, thực hiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi tròn 6 tháng trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Đối với trẻ ăn dặm, cần lựa chọn một cách hợp lý những thực phẩm giàu Vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene) vào bữa ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá, cá trích, đu đủ, xoài chín, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu…
Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo nên bữa ăn cần có đủ dầu mỡ để tăng hấp thu và chuyển hóa vitamin A.
Bên cạnh 3 giải pháp trên cần bảo đảm sức khỏe chung cho trẻ
Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho trẻ?
Không tự ý cho trẻ uống bổ sung vitamin A liều cao (loại có hàm lượng từ 100.000 – 200.000 đơn vị quốc tế) vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc vitamin A do quá liều.
Sau khi uống vitamin A, một số trẻ có thể bị nôn, ói hoặc đi ngoài phân lỏng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng, trẻ sẽ tự điều chỉnh và hết các dấu hiệu trên sau khi uống vài ngày.
Những tác dụng phụ của vitamin A không nhiều và rất ít trẻ gặp phải nên mẹ không nên quá lo lắng mà không cho con uống Vitamin A. Thiếu vitamin A không chỉ khiến trẻ mắc biến chứng về mắt mà còn làm cho bé biếng ăn, chậm tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa, da và thời gian bị bệnh kéo dài…
Trong Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6), dù bận thế nào các bậc phụ huynh cũng nên thu xếp đưa đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã/phường. Hành động đó thực sự có ý nghĩa như một ngày hội “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, là món quà nhân văn trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 mà các đấng sinh thành dành cho con trẻ. Hãy cho trẻ uống vitamin A đầy đủ và đúng lịch để trẻ phát triển tối ưu!
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Bị Nôn Có Nên Uống Lại? Cách Giúp Trẻ Tránh Nôn Sau Khi Uống Thuốc
Thuốc hạ sốt phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Nói chung, khi nhiệt độ ở nách vượt quá 38,2 độ hoặc nếu có biểu hiện khó chịu rõ ràng do sốt và suy nhược, bạn nên dùng thuốc hạ sốt. Nên sử dụng ibuprofen (ví dụ như Merrill Lynch) hoặc acetaminophen (ví dụ: Tylenol) để hạ nhiệt kịp thời. Cả hai đều là những thành phần hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị và sử dụng trong nhi khoa. Chúng có thể an toàn, hiệu quả và nhanh chóng Hạ sốt và bớt khó chịu cho bé.
Có nên uống lại thuốc hạ sốt khi trẻ bị nôn hay không ?
Theo khuyến cáo của chuyên gia, nếu trong trường hợp trẻ nôn trong vòng 20 phút sau khi uống acetaminophen và hầu hết các loại kháng sinh khác thì cần cho con uống lại vì thuốc có thể không được giữ lại trong cơ thể.
Nếu trẻ bị nôn trớ sau khi uống acetaminophen trong vòng 20 phút thì chúng ta nên cho trẻ uống thuốc lại. Khi trẻ bị nôn, cần đảm bảo để bé không bị mất nước.
Cách giúp trẻ tránh nôn sau khi uống thuốc
– Thuốc không kê đơn: chọn các loại thuốc dạng lỏng như siro, thuốc dạng viên ngậm có thể tan ngay trong miệng, mùi ngọt, dễ uống. Tránh dạng viên nén vì trẻ có thể bị hóc.
– Thuốc cần kê đơn: thử trao đổi với bác sĩ về tần suất dùng thuốc. Trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi uống thuốc một lần/một ngày thay vì ba hoặc bốn lần/một ngày.
– Có thể nghiền nát thuốc và trộn với siro trái cây hoặc các thực phẩm có vị ngọt và cho trẻ uống, cách này vì không phải loại thuốc nào cũng có thể được.
– Nếu trẻ bị nôn sau khi uống thuốc, bạn cũng thể sử dụng thuốc đặt hậu môn đặc biệt là nhóm thuốc acetaminophen (thuốc giảm đau, hạ sốt)
Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Sốt Có Uống Vitamin A Được Không? trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!