Xem Nhiều 3/2023 #️ Trẻ Bị Sốt, Bị Cảm Có Nên Uống Nước Cam? # Top 4 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Trẻ Bị Sốt, Bị Cảm Có Nên Uống Nước Cam? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Sốt, Bị Cảm Có Nên Uống Nước Cam? mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lợi ích của nước cam đối với sức khỏe con người

chứa rất nhiều vitamin C nên từ lâu đã được biết đến là loại thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch mỗi khi bị ốm. Bên cạnh đó, nước cam rất tốt cho da do có chứa giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.

Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit.

Ngoài ra, các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Theo đó, trong cam có chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin có tác dụng làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em cũng như chống lại ung thư gan, ung thư vú và ruột kết.

Trẻ bị sốt, bị cảm có thể uống nước cam nhằm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ từ đó cũng lo ngại về việc cho trẻ uống nước cam không vì sợ rằng ăn cam hay quýt khi bị ho sẽ khiến đờm đặc quánh lại hơn. Vậy thực hư việc này thế nào? Trẻ bị ho có nên uống nước cam không?

Trẻ bị sốt, bị cảm có nên uống nước cam?

Với những tác dụng tuyệt vời trên thì trẻ bị sốt, bị cảm hoàn toàn có thể uống nước cam. Không như quan niệm dân gian xưa ăn cam quýt sẽ làm cho đờm đặc quánh lại mà ngược lại, thời gian trẻ bị ho, mẹ nên cho bé uống nhiều nước cam bởi nó vô cùng tốt cho bé.

Với việc dồi dào hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa, trẻ bị ho uống nước cam sẽ giúp dịu cơn ho, đồng thời hạn chế việc trẻ bị viêm họng do ho quá nhiều do cam có tính axit giúp sát khuẩn vòm họng.

Bên cạnh đó, uống nước cam trong thời gian bị ho còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp bé chống chọi lại với bệnh, đồng thời hạn chế tình trạng sốt chuyển biến nặng và kèm theo các triệu chứng khác như trẻ bị sổ mũi, nóng sốt,…

Cho trẻ bị sốt, bị cảm uống nước cam đúng cách

Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh thì mẹ không nên cho trẻ uống nước cam chung khi uống thuốc. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng nữa.

Không nên cho trẻ uống nước cam vào buổi tối do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

Không nên cho bé uống nước cam khi đói vì nồng độ axit có trong nước cam có thể khiến bé bị xót ruột, đau dạ dày. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói, tức là sau khi ăn 1 – 2 giờ.

Không cho trẻ vừa ăn cam vừa uống sữa vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy ở trẻ em.

Mẹ nên mua cam về pha cho bé uống, tránh mua những loại nước cam không bảo đảm vệ sinh và không nên bỏ quá nhiều đường vì nếu trẻ bị ho uống nhiều đồ ngọt sẽ làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Chăm sóc khi con bị sốt, bị cảm như thế nào?

Để giúp con không bị sốt, các mẹ hãy chú ý tới không khí trong phòng. Để nhiệt độ vừa phải giúp làm giảm thân nhiệt cho trẻ.

Tăng cường cho con uống nước mát như nước cam, chanh và hạn chế cho con uống đồ uống có ga.

Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.

Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.

Trẻ Bị Sốt Có Nên Cho Uống Hạ Sốt?

Khi trẻ bị sốt tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, được coi là một phản ứng thường gặp, không phải là bênh. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cha mẹ cần quan sát kỹ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Thân nhiệt bình thường của trẻ từ khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Tùy vào vị trí cũng như thời điểm mà thân nhiệt ở từng bộ phận khác nhau. Để đảm bảo biết được nhiệt độ chính xác nhất nên đo nhiệt kế, trên 37,5 độ C là sốt, nhưng đây mới là mức độ nhẹ, chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới uống thuốc.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? (Ảnh: Internet)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Khi đo nhiệt kế, không nên đo thân nhiệt ở miệng, trán hay hậu môn, không cần cộng trừ chênh lệch 0,5 độ C.

Ở mức độ 37,5-38,5 độ C chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Như vậy, với thắc mắc có nên cho bé uống thuốc hạ sốt, có nên cho trẻ uống hạ sốt, trẻ bị sốt có nên cho uống hạ sốt… cha mẹ có thể căn cứ vào các mức nhiệt để đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm.

2. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cha mẹ cần ghi nhớ

Các bác sĩ cảnh báo rằng không phải đối tượng trẻ em nào cũng có thể dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt cần lưu ý không tự ý cho trẻ dưới 3 tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần có liều lượng cụ thể, rõ ràng:

– Thuốc hạ sốt dạng bột gói được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg

+ Loại 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg (trẻ dưới 1 tuổi)

+ Lọai 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi. Hoặc liều chỉ định 10mg-15 mg thuốc/kg mỗi lần khi sốt.

Các liều lượng này đã được khuyến cáo cụ thể, cha mẹ không nên vì thấy con sốt cao mà tự tăng liều, thời gian giữa 2 lần uống là 4 tiếng, chỉ lặp lại sau 4 tiếng tương đương lần uống trước. Một ngày dùng 3 – 4 lần, không quá 60 mg thuốc/kg.

Cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Ảnh: Internet)

– Thuốc hạ sốt dạng viên đạn được bào chế với 3 lượng:

+ Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg (tương đương từ 1-5 tháng tuổi)

+ Loại 150mg dùng cho trẻ từ 7-12kg (tương đương từ 6 tháng đến 1 tuổi)

+ Loại 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg (từ 2-9 tuổi)

– Thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen không được sử dụng cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm

– Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt, không nên dùng để ngăn co giật

– Kết hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng 1 loại, vì vậy chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu

– Khi dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ đảm bảo trẻ được nằm trên mặt phẳng trống, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương nếu con co giật

– Cởi bỏ bớt đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo

– Thay vì lau mát khiến trẻ khó chịu, hãy để trẻ ngủ yên hoặc nghỉ ngơi

Cha mẹ nên để trẻ ngủ nghỉ đủ giấc (Ảnh: Internet)

– Nếu thấy trẻ nôn thì lập tức cho nằm nghiêng một bên

– Nếu trẻ bỏ bú hoặc nhìn yếu hơn thì đưa trẻ đi khám ngay

– Việc áp dụng cho trẻ uống thuốc hạ sốt tùy điều kiện từng nơi và tùy vào kinh nghiệm người bác sĩ, hiện chưa có một phác đồ chuẩn mực cho việc hạ sốt ở trẻ.

– Khi trẻ bị sốt, nên đưa đến bác sĩ khám trước và chỉ hạ sốt khi bác sĩ kết luận nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cha mẹ không tự ý hạ sốt tại nhà hay giữ trẻ quá lâu ở nhà khiến tình trạng trẻ nặng hơn, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Như vậy các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho thắc mắc có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tùy vào tình trạng thực tế để cho trẻ uống thuốc hay đi khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Cảm sốt khiến cho cơ thể rất mệt mỏi vì cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hồi phục sức khỏe của con người, đặc biệt trong lúc bị bệnh.

Người bệnh cảm sốt nên ăn gì?

Bình thường, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh, có khả năng kháng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus diễn ra một cách tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Chính vì lý do này mà việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp để bổ sung trong thời gian bị cảm sốt là một trong những cách đầu tiên mà người bệnh nên làm để khắc phục tình trạng bệnh không tiến triển nặng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để giảm bớt được các triệu chứng của bệnh. Nếu bị cảm sốt, bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

Uống nhiều nước

Người bị cảm sốt thường rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Cơ thể mất nước chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thêm.Do đó, để người bị cảm sốt nhanh hồi phục và hạn chế vi khuẩn phát triển thêm là uống nhiều nước.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể không chỉ có tác dụng duy trì các quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách bình thường mà còn giúp người bệnh không bị kiệt sức, làm giảm được tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do dịch nhầy và ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cho cơ thể khi cảm sốt sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng được độc tố trong cơ thể.

Ngoài việc uống nước lọc, tốt nhất là bạn nên uống bổ sung các loại trà thảo dược, trà gừng mật ong, chanh, nước ép hoa quả… Vì các loại thức uống này mang lại tác dụng tốt hơn.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên bổ sung cho cơ thể trong thời gian bị cảm sốt đó chính là sử dụng các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, cà chua… Bổ sung Vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, vì vậy sẽ giúp cải thiện được các biểu hiện do cảm sốt gây ra. Ngoài việc ăn các loại trái cây và rau củ, bạn cũng có thể cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng các viên sủi chứa vitamin C.

Nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin C vừa giúp giảm sốt vừa bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.

Ăn thêm nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau muống, rau cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu vitamin và chất xơ. Chế biến những loại rau này dưới dạng luộc, nấu canh hoặc ăn tươi đều rất có lợi cho việc hạ nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng khi bị cảm sốt.

Nên ăn thức ăn lỏng

Khi bị cảm sốt cơ thể người bệnh mệt mỏi, cổ họng bị đau rát nên các món ăn mềm, lỏng như bún, phở, cháo rất phù hợp với người bệnh.

Nên chọn các loại thịt bò, gà… để nấu cháo, nấu phở vừa dễ ăn vừa cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm

Các loại ngũ cốc

Bột yến mạch và các loại ngũ cốc cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm sốt. Vì các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, các chất chống oxy hóa polyphenol và các chất xơ beta-glucan… Đây cũng là những chất có thể tăng cường sức đề kháng cho bạn.

Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein có nhiều trong các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chữa những chất dinh dưỡng B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.

Các loại rau củ chứa Glutathione

Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, vì vậy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất này sẽ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện được tình trạng bệnh cảm cúm mà bạn đang gặp phải.

Các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm: dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…

Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm

Ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm cũng sẽ làm cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh, tăng cường được chức năng miễn dịch, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus, từ đó bệnh cảm cúm của bạn cũng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

Vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong… là những thực phẩm có khả năng kháng viêm cực tốt mà bạn nên sử dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu probiotics

Các loại sữa chua cũng là thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm cúm. Vì không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được sự phát triển của virus, đồng thời làm dịu được những cơn đau họng do cúm.

Người bị cảm sốt không nên ăn gì?

Nếu bị cảm sốt thì bạn cần phải tránh các loại thực phẩm sau đây. Vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn:

Nước lạnh không làm cho cơ thể hạ nhiệt mà còn khiến cơ thể sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Đồ uống có gas, cồn

Đồ uống có gas và cồn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và làm cơ thể bị mất nước nên không tốt cho người bị bệnh đặc biệt là bệnh cảm sốt. Nếu người bệnh không kiêng hoặc hạn chế những đồ uống này sẽ làm cho bệnh lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác cho bản thân.

Trong trà có chữa chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Thức phẩm được chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm sau khi chế biến. Do đó, ăn các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nhiều hơn.

Ngoài ra, đồ chế biến sẵn như cũng có thể chứa các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Thực phẩm cứng

Vì khi bị cảm cúm, cổ họng của bạn thường bị đau, do đó nếu ăn các loại đồ ăn cứng sẽ làm cho các cơn đau trầm trọng hơn. Bởi vậy, khi bị cảm cúm bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm này.

Bị cảm sốt nên làm gì?

Rửa tay sạch sẽ sau khi hắt hơi và ho: Hắt hơi hoặc ho nên dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng. Nếu dùng khăn giấy thì cần bỏ giấy vào thùng rác ngay còn nếu dùng tay thì sau khi ho hoặc hắt xì bạn cũng cần rửa tay để tránh virus lây bệnh cho người thân.

Thường xuyên tắm rửa và súc miệng: Để hạn chế việc lây lan bệnh, bạn hãy thường xuyên súc miệng nước muối và tắm rửa sạch sẽ.

Bịt khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm.

Giữ nhà thông thoáng: Bạn hãy tránh ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách thường xuyên dọn dẹp phòng hoặc sử dụng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, những tác nhân gây dị ứng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn hoạt động của virus đồng thời giúp bạn có thêm độ ẩm để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm dễ dàng ra ngoài hơn khi bạn ho.

Nếu việc thay đổi lối sống, bổ sung thực đơn hợp lý không giúp cho bệnh thuyên giảm mà có thể là bệnh tiến triển nặng, sốt không giảm thì bạn cũng đừng quên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và được chỉ định điều trị bằng các liệu pháp tây y. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, tránh để bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bị Cảm Cúm Nên Làm Gì? Có Nên Uống Thuốc Không?

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng virut cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực, nước tiểu ít đi.

Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.

Bệnh cảm cúm xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt kéo dài thì tỉ lệ người bệnh cảm cúm sẽ tăng cao hơn do thời tiết tạo điều kiện cho virut cúm phát triển và vào mùa lạnh hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.

Những sự thật về cảm cúm

Thứ nhất, cảm cúm là một “hội chứng tổng hợp” lây qua đường hô hấp do vi-rút gây ra, có hơn 100 loại vi-rút có thể gây ra cảm cúm.

Thứ hai, bệnh cảm cúm thường kéo dài trong một tuần bất kể là bạn có uống thuốc hay không

Thứ ba, “điểm xuất phát” của bệnh cảm cúm là một ngày trước khi xuất hiện triệu trứng, lúc này, vi-rút gây bệnh đã “yên ấm” bên trong cơ thể bạn rồi.

Nói một cách chính xác, vi-rút gây cảm cúm “ẩn nấp” trong cơ thể từ 18~48 tiếng, sau đó đột nhiên phát tác, bao gồm các triệu chứng: đau sưng họng, hắt xì hơi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.

Rất nhiều người cho rằng cảm cúm là do thời tiết lạnh gây ra. Sự thật lại không phải như vậy. Cho dù là bạn mặc ít áo ấm, đi chân đất trên nền đất lạnh hay là gội đầu chưa khô đã đi ra ngoài, đây đều không phải là nguyên nhân gây cảm cúm, nhưng chúng có thể làm giảm sức đề kháng của bạn, tạo điều kiện cho vi-rút gây bệnh “thừa cơ lấn tới”.

Thời tiết khô càng dễ bị cảm cúm, khi cơ thể thiếu nước thì khả năng chống lại vi-rút xâm nhập gây bệnh của niêm mạc trong cơ thể sẽ giảm.

Cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ. Rất nhiều người không biết rằng, cảm cúm thực ra không cần phải chữa trị. Nên có người vội mua thuốc kháng sinh để uống, thực ra thuốc kháng sinh vốn không thể tiêu diệt được vi-rút gây bệnh. Công hiệu chủ yếu của thuốc cảm cúm là giảm bớt các triệu chứng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút, nhưng không thể rút ngắn thời gian bị bệnh.

Bị cảm cúm uống thuốc gì?

Do cúm là một bệnh thường gặp nên bị cúm uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cảm cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên có một số loại thuốc chữa cảm cúm nhanh giúp giảm các triệu chứng làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng có thể dùng thuốc Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen). Đây là loại thuốc khá an toàn, không cần kê đơn, giúp hạ sốt, giảm đau mức độ nhẹ và vừa. Liều dùng paracetamol tính theo cân nặng, để dùng thuốc an toàn nên sử dụng thuốc đúng liều và giữ khoảng cách hợp lý giữa các lần dùng thuốc, thông thường hai lần dùng thuốc Paracetamol phải cách nhau 4-6 giờ. Dùng thuốc quá liều hoặc các lần dùng quá sát nhau sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là tác dụng phụ lên gan, gây tổn thương gan.

Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, oxymetazoline, xylometazoline được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thuốc giúp co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng làm mũi hết nghẹt, giúp người bệnh dễ thở hơn. Các thuốc trên chỉ nên dùng trong 3-5 ngày, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm mũi, cuốn mũi bệnh nhân sẽ bị phù nề và tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên, mũi ngửi kém, đau đầu,… Thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, mỗi loại thuốc có một giới hạn về độ tuổi sử dụng, tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc thích hợp.

Trong bệnh cảm cúm, nếu triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc vì ho là một phản ứng tốt của cơ thể, giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Tuy nhiên nếu mức độ ho nhiều, ho thường xuyên làm bệnh nhân đau rát cổ họng, mệt mỏi, khó chịu thì nên sử dụng các thuốc giảm ho để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu ho khan có thể dùng Dextromethophan, codein, nếu ho khan kèm ngạt mũi sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolsin, Rhumenol,…Các thuốc phối hợp chứa các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan và kháng histamin như chlorpheniramin, fexofenadine giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, số mũi.

Các chế phẩm thuốc phối hợp giúp chữa cảm cúm nhanh nên được nhiều người sử dụng, tuy nhiên do thuốc chứa các thuốc kháng histamin hay gây ra tình trạng lơ mơ, buồn ngủ nên sau khi uống thuốc không nên lái tàu xe, vận hành máy móc, tốt nhất là uống thuốc vào buổi tối để đảm bảo an toàn.

Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,… Đây là các thuốc giúp giảm đờm, đờm loãng hơn khi khi ho sẽ dễ thoát ra ngoài hơn.

Nhỏ mũi, rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước cam chanh, nước gừng- mật ong, nước chanh nóng- mật ong giúp làm ấm cơ thể cũng có tác dụng rất tốt, mật ong còn có tác dụng làm dịu họng và giúp giảm ho hiệu quả.

Lưu ý là kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cúm, vì cúm là bệnh do virut gây nên, kháng sinh chỉ có tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virut. Chỉ sử dụng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh phải qua thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ.

Đa số các trường hợp cảm cúm sẽ tự khỏi tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh diễn biến nặng. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời.

Các trường hợp diễn biến nặng của bệnh cảm cúm thường xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…

Không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, khi bị cảm cúm nên chú ý ăn uống, sử dụng các thuốc để chữa cảm cúm nhanh, nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục. Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Cần làm gì khi bị cảm cúm?

Bị cảm tốt nhất là nên nằm nghỉ. Không nên đi làm cũng không nên miễn cưỡng đi tụ tập, bù khú với bạn bè, đi chơi hay tập thể thao, lúc này, giấc ngủ là “liều thuốc tốt nhất”, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ 8 tiếng. Nếu có thể, tốt nhất hãy xin nghỉ làm 1~2 ngày, như vậy mới không truyền bệnh cho người khác.

Hãy tìm một cái giường

Bất kể là uống thuốc bổ sung vitamin C hay ăn những loại hoa quả có chứa vitamin C như: táo, cam, quýt, bưởi,… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm. Thông thường, những loại quả có vị chua chứa nhiều Vitamin C. Khi uống nước cam bổ sung vitamin C còn có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở miệng.

Bổ sung vitamin C

Kẹo sô cô la không chỉ bổ sung thêm chất antioxidants (thuốc chống oxi hóa) mà theo một nghiên cứu của trường Đại học Luân Đôn (Anh) cho biết trong nó còn chứa chất theobromine có tác dụng trị ho rất hiệu quả.

Ăn một ít kẹo sô cô la

Thời tiết khô hanh có thể gây khó chịu cho đường hô hấp, bật máy tạo độ ẩm giúp bạn bớt khó chịu khi ở trong phòng. Cẩn vệ sinh máy tạo ẩm thật sạch trước khi sử dụng, tránh vi-rút gây bệnh (nếu có) ở trong nó bị phát tán ra phòng.

Hãy bật máy tạo độ ẩm lên

Đảm bảo mỗi ngày uống khoảng 2000ml nước.

Đổi một chiếc cốc to

Như pho-mát là một loại đồ ăn rất khó tiêu hóa, khi bị cảm cúm tốt nhất không nên ăn, nhưng có thể uống một chút sữa bò, hoặc một chút sữa chua.

Tránh xa các sản phẩm làm từ sữa

Tuy nó không thể chống lại vi-rút gây bệnh nhưng nó có thể giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Có thể ngậm kẹo trị ho

Ăn cháo hoặc uống canh nóng đều rất tốt, đặc biệt là ăn cháo tía tô nóng có tác dụng giải cảm và giảm chứng sổ mũi rất tốt.

Ăn cháo hoặc uống canh nóng

Cảm cúm cần khoảng 1 tuần mới có thể khỏi. Nhưng cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ.

Kiên nhẫn đợi bệnh cảm cúm đi qua

Những thực phẩm cần phải kiêng khi bị cảm cúm

Uống rượu chính là sai lầm trong ăn uống của những người bị cảm cúm

Rượu

Rượu có chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, vì vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường đường và carbohydrate. Rượu cũng gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể. Hỗn hợp rượu đặc biệt có hại cho sự phục hồi của người bị cảm cúm.

Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.

Không dùng chất caffeine

Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.

Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm giàu protein

Ăn nhiều sản phẩm chứa chất béo cũng là sai lầm trong ăn uống nên tránh khi bị cảm cúm

Tránh các thức ăn có nhiều chất béo như thức ăn nhanh và thực phẩm chiên. Chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác, vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, ngoài việc làm tình trạng viêm thêm xấu.

Các loại thực phẩm béo

Tất cả các loại đồ uống này có chứa một lượng đường cao. Nước giải khát có chứa lượng đường fructose corn syrup cao, do đó cản trở hệ thống miễn dịch.

Nước giải khát

Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.

Ăn ít thức ăn có nhiều muối

Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi-rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.

Sữa

Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.

Thịt đỏ

Thực phẩm cay nằm trong số những thực phẩm hàng đầu bạn không nên ăn trong khi đang bị bệnh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thực phẩm cay

Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.

Thực phẩm chiên rán

Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.

Pho mai

Trà và cà phê là loại đồ uống lợi tiểu mạnh. Việc sử dụng những loại đồ uống này khi đang bị bệnh sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước.

Những sai lầm thường gặp khi bị cảm cúm

Trà/cà phê

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường.

Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể.

Bệnh cảm cúm tự khỏi

Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.

Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt.

Tự ý truyền nước

Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước… nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.

Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được.

Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng… Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc.

Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.

Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.

Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.

Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Sốt, Bị Cảm Có Nên Uống Nước Cam? trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!