Top 10 # Zona Thần Kinh Ở Môi Bôi Thuốc Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Bị Zona Thần Kinh Ở Môi (Miệng)

Zona thần kinh ở môi thường xảy ra khi hệ miễn dịch suy giảm, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… Bệnh không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn làm phát sinh một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi và đau đầu. Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng và tăng tốc độ hồi phục.

Bị zona thần kinh ở môi (miệng) và dấu hiệu nhận biết

Zona thần kinh là một dạng tái hoạt động của varicella zoster (herpes zoster) virus – virus gây bệnh thủy đậu. Thông thường sau khi điều trị thủy đậu, virus sẽ ẩn vào các dây thần kinh trong cơ thể. Khi có các yếu tố kích thích như căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược,… virus có thể bị kích hoạt và gây ra bệnh zona thần kinh.

Zona thần kinh đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước nhỏ, mọc khu trú và chạy dọc theo dây thần kinh. Ngoài tổn thương da, bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng toàn thân đi kèm.

Zona thường khởi phát ở những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh như sau lưng, sau tai, cổ, mắt hoặc miệng. Trong trường hợp bị zona ở miệng, bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng thông thường mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở miệng:

Trước khi xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày, bạn sẽ có cảm giác đau và nóng rát nhẹ ở vùng da môi.

Một số trường hợp có thể bị đau đầu, mệt mỏi hoặc sưng nhẹ các hạch lân cận.

Da xuất hiện các mảng đỏ, sưng nề nhẹ, gờ rõ ràng và cao hơn những vùng da xung quanh.

Phát ban có hình bầu dục, hình tròn, kích thước nhỏ, mọc khu trú hoặc rải rác thành dải, chạy dọc theo viền môi trên hoặc dưới.

Sau khoảng 1 – 2 giờ, vùng da tổn thương sẽ xuất hiện các mụn nước mọc thành cụm. Bên trong mụn chứa dịch trong suốt, căng và khó vỡ.

Sau một thời gian mụn nước chuyển thành màu đục, vỡ và đóng lại thành vảy tiết.

Tổn thương da do zona thường gây ngứa và đau rát môi nhẹ.

Một số trường hợp có thể bị zona khu trú ở môi, tuy nhiên cũng có trường hợp tổn thương da lan rộng khắp vùng mắt, mặt và cổ.

Nguyên nhân bị zona ở môi

Nguyên nhân trực tiếp gây ra zona thần kinh ở miệng là do varicella zoster virus tái hoạt động khi có yếu tố kích thích. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến loại virus này bùng phát và gây ra bệnh zona thần kinh.

Tuy nhiên theo thống kê, bệnh có thể khởi phát khi có những yếu tố thuận lợi sau đây:

Người có hệ miễn dịch suy giảm: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường hoặc nhiễm HIV

Stress, căng thẳng hoặc bị sang chấn về tinh thần

Suy nhược cơ thể

Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

Nhiễm trùng

Điều trị bằng xạ trị

Thông thường sau khi điều trị thủy đậu, virus sẽ tiềm ẩn trong các tế bào thần kinh và bị kìm hãm với hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy khi hệ miễn dịch và sức khỏe suy giảm, varicella zoster virus có khả năng bùng phát mạnh và gây ra tổn thương ngoài da.

Zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?

Sau khi khởi phát khoảng 10 – 15 ngày, tổn thương da ở môi do varecilla zoster virus thường có dấu hiệu thuyên giảm, đóng mài và lành hẳn nếu có các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên với những trường hợp không điều trị đúng cách, virus có thể lây lan nhanh sang các tế bào thần kinh khác và gây ra các biến chứng như:

Zona lan từ môi sang mắt, gây ảnh hưởng đến thị lực và ngoại hình

Một số trường hợp virus có thể chạy dọc theo dây thần kinh đến não bộ và gây viêm não

Nếu thường xuyên gãi vào các mụn nước, vùng da này có thể bị tổn thương thứ phát và bội nhiễm

Bên cạnh tổn thương da, zona ở môi còn có thể làm phát sinh các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tạo cảm giác khó chịu, kém tập trung trong hoạt động học tập và làm việc.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở miệng

Thông thường, zona thần kinh thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên nếu xảy ra ở môi, bệnh dễ bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục (do herpes simplex virus gây ra). Chính vì vậy ngoài khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như:

Xem xét tiền sử bệnh lý (đã từng bị bệnh thủy đậu)

Chọc dịch tiết hoặc mẫu da để tìm sự hiện diện của virus gây bệnh

Cách chữa zona thần kinh ở môi

Zona thần kinh ở môi (miệng) không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình. Vì vậy sau khi chẩn đoán, bạn nên tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất nhằm làm giảm tổn thương da, thúc đẩy thời gian hồi phục, ngừa thâm sẹo và các biến chứng nguy hiểm.

1. Sử dụng thuốc

Hiện nay, không có loại thuốc đặc hiệu đối với varicella zoster virus. Các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ cơ thể ức chế virus gây bệnh.

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị zona thần kinh ở môi, bao gồm:

Thuốc kháng virus: Các loại thuốc kháng virus như Valacyclovir, Acyclovir và Famcilovir thường được sử dụng trong vòng 72 giờ ngay khi phát sinh triệu chứng. Thuốc có tác dụng kìm hãm virus gây bệnh và làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thuốc giảm đau: Tổn thương da do zona có thể gây viêm, đau và sốt nhẹ. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau và hạ thân nhiệt như Naproxen, Ibuprofen và Acetaminophen.

Thuốc kháng histamine H1: Trong trường hợp tổn thương gây ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine H1 như Clorpheniramin, Diphenhydramin, Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin,… Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ và khô miệng trong thời gian sử dụng.

Kem bôi Capsaicin: Capsaicin là hoạt chất được tổng hợp từ quả ớt, có tác dụng giảm ngứa và đau tại chỗ. Thuốc được sử dụng sau khi các mụn nước ở môi đã vỡ và khô hoàn toàn. Sử dụng thuốc khi mụn nước mới vỡ có thể gây bội nhiễm, xót da và đau rát.

Thuốc bôi gây tê: Các loại thuốc bôi gây tê (Lidocain) thường được sử dụng sau khi tổn thương da lành hẳn, nhằm cải thiện tình trạng đau và ngứa nhẹ.

Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp có bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Các loại thuốc khác: Nếu zona ở môi gây đau nhiều, bác sĩ có thể kê toa thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm 3 vòng,…

So với zona thần kinh ở các vùng da khác, zona xảy ra ở môi thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ và đa phần đều đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị.

2. Chăm sóc tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng ở môi và tăng tốc độ hồi phục với các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

Nên uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ ức chế virus gây bệnh.

Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, đồng thời cần hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức.

Nên giữ sạch vùng da cần điều trị, có thể sử dụng bông gạc thấm nước mát và chườm đắp để giảm viêm, ngứa và sưng.

Những lưu ý khi điều trị zona thần kinh ở miệng

Zona thần kinh ở môi có khả năng lây nhiễm cao và dễ gây tổn thương da vĩnh viễn. Vì vậy trong thời gian điều trị bạn nên chú ý những thông tin sau:

Tránh hôn môi hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, thìa, chén,… với người khác. Bởi virus varicella zoster có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc vật lý.

Nên giữ vùng da tổn thương sạch sẽ, tránh sử dụng son môi và các sản phẩm trang điểm trong thời gian điều trị.

Hạn chế cào gãi và chà xát lên da. Nếu bị ngứa ngáy và đau rát, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Zona khác bệnh giời leo (một dạng viêm da tiếp xúc do côn trùng). Vì vậy tuyệt đối không đắp đậu xanh hay áp dụng các mẹo chữa từ dân gian.

Trong thời gian điều trị, cần tránh ăn thực phẩm giàu chất béo và sử dụng đồ uống chứa cồn.

Phòng ngừa zona ở môi bằng cách nào?

Zona thần kinh ở miệng có khả năng tái phát nếu có các yếu tố thuận lợi. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên kiểm soát và thay đổi các thói quen khiến virus có khả năng tái hoạt động trở lại.

Các biện pháp phòng ngừa zona ở môi:

Người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm vaccine phòng ngừa zona (vaccine Zostavax hoặc vaccine Shingrix). Hiện nay vaccine Shingrix được sử dụng phổ biến hơn vì có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh.

Nên tăng cường sức đề kháng bằng cách luyện tập thể thao, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.

Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan và hạn chế căng thẳng thần kinh. Nếu gặp phải các vấn đề tâm lý, bạn cần tránh để tình trạng kéo dài. Thay vào đó nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đề xuất hướng điều trị.

Tránh tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh thủy đậu và zona thần kinh.

Bị zona thần kinh ở môi (miệng) có thể gây thâm sẹo, ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng ở môi, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Zona Ở Môi Bôi Thuốc Gì? Bà Bầu Bị Zona Bôi Thuốc Gì?

Zona ở môi gây mất thẩm mỹ và khiến cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu, bất tiện. Vậy, zona ở môi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi? Bà bầu bị zona bôi thuốc gì?

Zona ở môi bôi thuốc gì?

Những người từng mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh. Qua nghiên cứu cho thấy, virus herpes gây bệnh thủy đậu thực chất không được tiêu diệt hết, mà chúng chỉ bị ức chế hoạt động bởi sự miễn dịch của con người. Qua nhiều năm, virus này ở trạng thái không hoạt động bỗng hoạt động trở lại do hệ sức đề kháng của con người bị suy giảm do tuổi tác, do bệnh tật,…

Virus herpes chạy dọc các dây thần kinh và gây tổn thương trên vùng da mà dây thần kinh đó tồn tại virus, khi virus gây tác động ở dây thần kinh ở môi, dẫn đến bị zona ở môi hay còn gọi là herpes môi.

Zona gây ra rất nhiều cơn đau nhức và có thể lây cho người khác, hoặc có thể tái phát thường xuyên.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là những cơn đau đầu, mệt mỏi, có thể sốt, đau bụng,… Sau đó, người bệnh có cảm giác đau rát, tê ngứa ở vùng da môi, cảm giác đau tăng lên liên tục. Sau một vài ngày, trên môi xuất hiện các nốt ban đỏ có mụn nước tạo thành cụm chửa dịch lỏng bên trong. Sau vài ngày, dịch lỏng chuyển sang màu vàng và vỡ, xẹp, khô và đóng vảy. Khi này, gần như bệnh đã khỏi, trường hợp bị nhiễm trùng hoặc biến chứng thì có thể vẫn đau rát.

Thông thường, bị zona ở môi sẽ tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần, tuy nhiên, bệnh sẽ khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy khó chịu, do vậy việc dùng thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh là cần thiết. Vậy, bị zona ở môi bôi thuốc gì?

Bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc để làm dịu cơn đau, ngứa trên da môi.

Thuốc có tác dụng giúp ngưng nhanh hình thành vết thương mới, giúp liền sẹo nhanh và giảm đau tốt. Thuốc được dùng trong giai đoạn cấp tính.

Là thuốc giúp giảm các cơn đau nhức, khó chịu ở các vết tổn thương do zona thần kinh.

Một số loại thuốc bôi giúp giảm triệu chứng của bệnh zona thần kinh như: kem chống ngứa, lotinon calamin, thuốc corticoid dạng bôi, các loại thuốc mỡ kháng sinh, hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Tuy nhiên, bị zona ở môi bôi thuốc gì, uống thuốc gì, thì chị em cần đi khám để bác sĩ kê đơn. Không nên tùy tiện mua thuốc để sử dụng, vì nếu dùng sai có thể gây bội nhiễm, viêm nhiễm, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Bà bầu bị zona bôi thuốc gì?

Thông thường, mẹ bầu cũng giống như người bình thường, bị zona sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần, mà không cần dùng thuốc.

Nếu quá đau rát, ngứa ngáy khó chịu thì có thể dùng thuốc bôi ngoài da, tác dụng chống viêm, phòng chống bội nhiễm.

Chú ý rằng bà bầu bị zona không được dùng các loại thuốc kháng sinh kháng virus, thuốc uống giảm đau, sẽ gây hại cho mẹ và thai nhi.

Việc, bà bầu bị zona bôi thuốc gì thì các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định tốt nhất, tránh dùng tùy tiện.

Vì phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm đau nên quá trình mắc bệnh sẽ vất vả hơn, khi đó, các mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân thật tốt để giúp bệnh mau chóng hồi phục, không có biến chứng.

Mẹ bầu cần tắm rửa bình thường, cần nhẹ nhàng không trà xát làm vỡ các vết tổn thương, giữ cho vùng da bị zona luôn khô ráo, sạch sẽ.

Mặc quần áo rộng rãi để không bị cọ vào vết tổn thương trên da.

Không tiếp xúc da với người chưa từng bị thủy đậu, người đang mắc bệnh hoặc người bị suy giảm khả năng miễn dịch, rất dễ lây bệnh cho họ.

Nếu chỗ da bị tổn thương có mủ cần lấy băng ép ngâm nước lạnh băng vào 7 – 8 lần/ngày, 20 phút mỗi lần giúp giảm bớt đau và giúp khô vết thương. Khi đã lành vết thương thì không sử dụng băng ép.

Không sử dụng các phương pháp dân gian như đắp gạo nếp, đỗ xanh, thuốc lá vào vết thương vì có khả năng bị bội nhiễm, viêm loét.

Không dùng thuốc uống, dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

Bị Zona Thần Kinh Ở Môi: Cách Chữa Trị, Chăm Sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay suy giảm miễn dịch. Những tổn thương trên da có thể đi kèm với nhiều triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu… Nếu không can thiệp điều trị sớm thì tổn thương da có thể lan rộng và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh ở môi – Nguyên nhân và triệu chứng

Zona thần kinh chính là một dạng tái hoạt động trở lại của varicella zoster (herpes zoster) virus (đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Thông thường, sau khi điều trị bệnh thủy đậu, virus sẽ không được tiêu diệt triệt để, chúng vẫn tồn tại và ẩn vào các dây thần kinh ở trong cơ thể. Khi có các yếu tố như mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược… tạo điều kiện thì chúng sẽ kích hoạt trở lại, gây bệnh zona thần kinh.

Hiện trạng bệnh thường khởi phát ở các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh như sau lưng, sau tai, mắt, môi, cổ… Nếu bị zona thần kinh ở môi, bệnh không chỉ kích hoạt các triệu chứng thông thường mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.

1. Nguyên nhân bị zona thần kinh ở môi

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát triệu chứng zona thần kinh ở môi là do varicella zoster virus tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi. Và cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ tác nhân nào trực tiếp khiến loại virus này hoạt động trở lại và làm bùng phát bệnh zona thần kinh.

Stress, căng thẳng hay bị sang chấn về mặt tinh thần

Cơ thể suy nhược

Hệ miễn dịch suy giảm: Thường gặp ở phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường hay nhiễm HIV

Gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc ức chế miễn dịch

Bị nhiễm trùng

Điều trị ung thư bằng xạ trị

2. Các dấu hiệu nhận biết

Bệnh zona thần kinh ở môi có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:

Trước khi tổn thương da xuất hiện khoảng vài ba ngày, người bệnh thường thấy đau và nóng rát nhẹ ngay tại vùng da môi.

Một số trường hợp có thể gặp các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi hay sưng nhẹ các hạch lân cận.

Da môi xuất hiện các mảng đỏ, có gờ rõ ràng và cao hơn hẳn những vùng da xung quanh do bị sưng nề nhẹ.

Phát ban thường có hình tròn hoặc hình oval với kích thước nhỏ.

Các nốt ban mọc rải rác hay khu trú thành dải và chạy dọc theo 2 viền môi.

Chỉ sau đó khoảng một vài giờ, vùng da môi bị tổn thương sẽ xuất hiện mụn nước mọc thành từng cụm.

Trong mụn nước thường có chứa dịch lỏng trong suốt, căng và khó vỡ.

Tổn thương da do zona thần kinh thường khiến môi bị ngứa ngáy và đau rát nhẹ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp tổn thương da do zona thần kinh không chỉ khu trú ở môi mà còn lan rộng ra các vùng da khác. Dễ lây lan nhất là vùng mắt, mặt và cổ.

Bị zona thần kinh ở môi có quan hệ tình dục bằng miệng được không?

Quan hệ bằng miệng hiện đang là hình thức được rất nhiều cặp đôi lựa chọn để thỏa mãn ham muốn tình dục. Chính vì thế mà rất nhiều người thắc mắc không biết bị zona ở môi thì có thực hiện được hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hay không?

Theo nhận định của các chuyên gia Da liễu, zona thần kinh ở môi là bệnh lý có thể lây truyền virus khi tiếp xúc da thông thường. Chính vì vậy tuyệt đối không quan hệ tình dục bằng miệng khi đang mang trong mình mầm bệnh.

Bên cạnh đó, việc ôm hôn hay gần gũi bằng đường miệng cũng cần tránh, bởi đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho bệnh lây lan khó kiểm soát. Để chủ động phòng lây nhiễm bệnh cho người xung quanh, khi bị zona thần kinh bạn cũng tuyệt đối không nên ăn chung, uống chung hay sử dụng đồ cá nhân chung với người khác.

Zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?

Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các tổn thương da ở môi do varicella zoster virus gây ra thường sẽ có xu hướng thuyên giảm, đóng mài và lành hẳn sau khoảng 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp phát hiện muộn hay không nghiêm túc điều trị thì virus có thể lan nhanh và tấn công các tế bào thần kinh khác.

Tổn thương do bệnh gây ra có thể lan nhanh từ môi lên mắt và gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực cũng như ngoại hình.

Nếu người bệnh thường xuyên cào gãi lên mụn nước thì có thể kích hoạt các tổn thương thứ phát, tăng nguy cơ phát sinh bội nhiễm.

Một số trường hợp, varicella zoster virus còn chạy dọc theo các dây thần kinh lên tới não và có thể gây viêm não.

Ngoài các tổn thương trên bề mặt da thì bệnh zona thần kinh còn gây ra các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, tăng thân nhiệt. Từ đó tạo cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, hoạt động học tập, công việc và cuộc sống thường ngày.

Cách chữa trị và chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi

Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở môi thường sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng nếu sớm điều trị và chăm sóc đúng cách. Tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh cùng thể trạng của từng đối tượng mà có thể chọn phương pháp điều trị thích hợp.

1. Thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bạn cần chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để xác nhận bệnh.

Trường hợp zona kích hoạt ở môi sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục ở môi do herpes simplex virus gây ra. Chính vì vậy mà bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và chọc dịch tiết hay lấy mẫu da để đem đi xét nghiệm. Điều này có thể nhận định cụ thể sự hiện diện của virus gây bệnh.

Thuốc kháng virus: Một số loại thông dụng như Acyclovir, Famcilovir và Valacyclovir thường được chỉ định trong vòng 72 giờ ngay sau khi các triệu chứng kích hoạt. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của varicella zoster virus và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thuốc kháng Histamine H1: Có thể đáp ứng tốt khi tổn thương da đi kèm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… là các loại được dùng phổ biến. Cần lưu ý nhóm thuốc này có thể gây khô miệng và buồn ngủ, mất tập trung trong thời gian sử dụng.

Thuốc giảm đau: Đa phần các trường hợp bị zona ở môi đều gây viêm, đau rát và sốt nhẹ. Lúc này, dùng các thuốc như Naproxen, Ibuprofen và Acetaminophen có thể giúp giảm đau và hạ thân nhiệt.

Thuốc kháng sinh: Thường sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định để điều trị nhiễm trùng trong trường hợp có phát sinh bội nhiễm.

Kem bôi Capsaicin: Capsaicin chính là hoạt chất được tổng hợp từ quả ớt với tác dụng làm giảm ngứa và giảm đau tại chỗ rất tốt. Loại kem bôi ngoài da này sẽ được chỉ định khi các nốt mụn nước ở môi đã vỡ và khô hoàn toàn. Nếu dùng khi mụn nước mới vỡ sẽ rất dễ gây xót da, đau rát và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Thuốc bôi gây tê: Các loại thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ chỉ định dùng sau khi tổn thương da đã lành hẳn. Sử dụng thuốc bôi gây tê có thể giúp cải thiện tình trạng đau và giảm ngứa nhẹ.

Ngoài các loại thuốc được đề cập ở trên, nếu bệnh zona ở môi gây đau rát nhiều thì bác sĩ có thể kê toa một số thuốc khác. Có thể kể tới như thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật…

Zona ở môi thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với trường hợp bệnh kích hoạt ở các vùng da khác. Chính vì thế mà đa phần có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc.

2. Mẹo tự nhiên chữa zona thần kinh ở môi

Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng các mẹo tự nhiên để chữa zona thần kinh ở môi. Các mẹo tự nhiên thường lành tính, dễ thực hiện, giúp kiểm soát triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da.

Nhiệt độ thấp có thể giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh để làm giảm viêm và sưng đau một cách hiệu quả. Chỉ cần lấy một miếng khăn sạch đem nhúng vào nước mát vô trùng và đắp trực tiếp lên vùng môi đang bị tổn thương.

Với cách này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày và mỗi lần chỉ nên đắp khoảng 20 – 25 phút. Tuy nhiên, tuyệt đối không chườm lạnh khi mụn nước đã bị vỡ bởi có thể lây nhiễm virus sang các vùng da khỏe mạnh khác.

Sữa chua là thực phẩm có hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp tăng đề kháng tự nhiên cho vùng da môi bị tổn thương do zona. Chỉ cần dùng bông gòn thấm vào sữa chua rồi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Lưu ý cần dùng sữa chua lạnh mới đem lại tác dụng tốt. Có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt cùng hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Dùng nguyên liệu này còn giúp làm mềm da, khiến các nốt mụn nước do zona chóng đóng mài. Đồng thời hỗ trợ làm tăng hàng rào bảo vệ da môi và cải thiện các khuyết điểm trên da.

Chỉ cần làm sạch vùng da môi đang bị tổn thương với nước muối sinh lý rồi thoa 1 lớp mật ong mỏng nhẹ lên. Để khô tự nhiên khoảng 25 – 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Với cách này có thể áp dụng mỗi ngày cho tới khi tổn thương trên da lành lại.

Rất nhiều chị em phụ nữ tận dụng nha đam để chăm sóc sức khỏe cho làn da. Đây cũng chính là nguyên liệu có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh zona ở môi. Các tinh chất có trong nha đam không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm dịu da mà còn giúp giảm ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình sửa chữa các tổn thương trên da.

Dùng 1 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch, bỏ vỏ và cạo lấy phần gel trong suốt. Vệ sinh vùng da môi cần điều trị rồi thoa gel nha đam lên. Để khô rồi thoa thêm lớp nữa và vệ sinh lại sau khoảng 20 phút. Cần lưu ý trước khi áp dụng thoa gel nha đam lên môi hãy thử với vùng da khỏe mạnh khác để dự phòng kích ứng.

3. Cách chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi

Việc chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh zona thần kinh ở môi. Chăm sóc tốt không chỉ hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, đẩy lùi bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Đối với bệnh zona ở môi, cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc như sau:

Nên uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để nâng cao đề kháng. Từ đó có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ức chế hoạt động của virus.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế căng thẳng hay làm việc quá sức.

Giữ cho vùng da môi luôn sạch sẽ, tuyệt đối không sử dụng son môi và các loại mỹ phẩm trang điểm khi đang bị bệnh zona ở môi.

Tuyệt đối không cao gãi hay chà xát lên khu vực da đang bị tổn thương.

Tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo hay sử dụng đồ uống chứa cồn khi đang mắc bệnh.

Tuyệt đối không hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng hay dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona ở môi

Bệnh zona thần kinh ở môi thường có khả năng tái phát cao nếu có các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. Chính vì thế sau khi điều trị cần chú ý đến công tác phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng tái hoạt động trở lại của virus gây bệnh.

Nên tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao điều độ.

Tuyệt đối không tiếp xúc với vùng da nhiễm bệnh hay dùng chung các vật dụng cá nhân với những người đang bị bệnh thủy đậu hay zona thần kinh.

Giữ cho tâm trạng luôn lạc quan, thoải mái và hạn chế căng thẳng thần kinh. Tránh để các tình trạng rối loạn tâm lý hay căng thẳng thần kinh kéo dài. Nên chỉ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách kiểm soát cũng như điều trị.

Những người từ 50 trở lên nên chủ động đi tiêm vắc xin phòng ngứa zona. Vắc xin Shingrix hiện đang được sử dụng phổ biến và được nhận định là mang đến hiệu quả rất khả quan.

Bệnh zona thần kinh ở môi có thể khiến da môi bị thâm sẹo và gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống. Chính vì thế bạn cần sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị để tránh tổn thương da lan rộng. Bên cạnh việc dùng thuốc hãy thực hiện chăm sóc và dự phòng tốt ngay tại nhà.

Thuốc Bôi Đặc Trị Zona Thần Kinh Hiệu Quả Nhất

Thuốc bôi đặc trị zona thần kinh hiệu quả nhất giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Bao gồm thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,…Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Zona thần kinh hay dân gian thường gọi là bệnh giời leo. Nguyên nhân dẫn đến bệnh được xác định là do virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Một số người nhiễm loại virus này từ sớm, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt mà tồn tại ở những tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch yếu, áp lực tinh thần hay suy nhược cơ thể, virus sẽ tái hoạt động thành bệnh zona.

Virus nhân lên cũng như lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát tại vùng da tương ứng với vị trí của dây thần kinh đó, dẫn đến một số phát ban đỏ rộp và đau đớn. Các đợt bệnh kéo dài khoảng 2 – 3 tuần và có thể tái phát lại nhiều lần.

Thuốc bôi đặc trị zona thần kinh bao gồm các dạng nào?

Thuốc bôi điều trị bệnh zona thần kinh sẽ thuộc 1 trong 3 phân nhóm, bao gồm:

Thuốc sát trùng và kháng khuẩn: Bệnh zona thần kinh phát sinh do virus phải những loại thuốc sát trùng và kháng khuẩn tại chỗ thường sẽ được bác sĩ ưu tiên kê toa. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là khiến cho sạch da. đồng thời phòng tránh tình hình tổn thương da lan rộng.

Thuốc mỡ kháng sinh: Sẽ được chỉ định trong tình trạng tổn thương da có đi kèm nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế ký sinh trùng cũng như thúc đẩy cải thiện thương tổn bề mặt da.

Thuốc gây tê tại chỗ: Bệnh zona có khả năng khiến dây thần kinh bị thương tổn và khiến cho bùng phát cơn đau. Thuốc gây tê tại chỗ là thuốc giảm đau được dùng ngoài da. Chỉ được dùng lúc thương tổn da đã toàn bộ ngay lập tức sẹo.

Thuốc bôi đặc trị zona thần kinh hiệu quả nhất

Điều trị bằng thuốc là cách điều trị phổ biến đối với bệnh Zona thần kinh. Các loại thuốc bôi thường gặp là:

Hồ nước giúp sát trùng tổn thương da

Hồ nước là thuốc bôi có tác dụng sát trùng nhẹ thường được kê toa lúc những tổn thương nhô lên khỏi da vừa mới bùng phát. Talc, Glycerin cũng như Kẽm oxyd là một số thành phần chính trong hồ nước không chỉ giúp sát trùng mà còn khiến dịu và săn da.

Khi dùng thuốc, người bệnh buộc phải chú ý vệ sinh ở vùng da buộc phải trị liệu với nước muối trước lúc bôi thuốc. Điều này sẽ phòng tránh nguy cơ kích hoạt bội nhiễm ở khu vực da bị thuốc che phủ.

Với dòng thuốc này thì chuyên gia có thể kê toa sử dụng với tần suất 1 – 2 lần mỗi ngày, không dùng đối với tình trạng ở vùng da thương tổn có bội nhiễm kèm theo.

Thuốc mỡ Foban

Thuốc mỡ Foban được chỉ định đói với các tổn thương do zona thần kinh có nhiễm khuẩn đi kèm. Thuốc mỡ Foban có khả năng đáp ứng tốt với tất cả những chủng ký sinh trùng có phản ứng với hoạt chất Fusidic acid.

Chú ý ngưng thuốc khi sử dụng trong liên tục 7 ngày nhưng biểu hiện bề mặt da không phải dấu hiệu giảm hay trở nên nặng nề hơn. phải chú ý bởi dòng thuốc này có khả năng gây mẫn cảm lúc sử dụng cho con nít. nếu như muốn điều trị cho trẻ, hãy hỏi kỹ ý kiến bác sĩ.

Thuốc Acyclovir cream

Acyclovir cream là dòng thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng virus hoạt động hao hao như nucleotide tổng hợp. Nó có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, khiến tăng tốc độ chữa trị lành vết loét cũng như tư vấn cải thiện các dấu hiệu đau rát cũng như ngứa ngáy.

Thuốc bôi ngoài da này có thể phát huy tốt tác dụng khi được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh zona thần kinh. Đáp ứng rất tốt với hiện tượng triệu chứng bệnh mới bùng phát. song không dùng được cho phụ nữ mang thai, con nít dưới 12 tuổi hoặc một số người bị suy giảm miễn dịch.

Capsaicin cream gây tê tại chỗ

Thành phần chính trong thuốc là Capsaicin – một hoạt chất có nguồn gốc từ quả ớt. Cơ chế bớt đau và chống nhiễm trùng của hoạt chất này là hạn chế lượng canxi đi vào tiền synap, từ đó làm dây thần kinh không thể dẫn truyền cảm giác đau tới não bộ. tuy khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp buộc phải cảm giác châm chích và nóng ở vị trí sử dụng thuốc.

Xanh methylen 1% hoặc tím metyl 1%

Là một số dung dịch có thể sát khuẩn nhẹ và được sử dụng trực tiếp lên tổn thương da. tuy nhiên một số dung dịch này thường để lại màu xanh cũng như tím rất đậm trên da, do đó có thể gây hậu quả đến tính thẩm mĩ. Dung dịch này có thể dùng cho trẻ nhỏ cũng như phụ nữ có thai nhưng bắt buộc thận trọng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline hỗ trợ miễn phí: 02862857515