Top 5 # Zona Thần Kinh Có Cần Uống Thuốc Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Bị Zona Bôi Thuốc Gì? Zona Thần Kinh Uống Thuốc Gì?

Bị zona bôi thuốc gì? Zona thần kinh uống thuốc gì? là những câu hỏi được rất đông độc giả gửi đến Cẩm nang bệnh da liễu, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bác như sau:

Đa số các trường hợp bị zona thần kinh đều có thể tự khỏi sau khoảng 2-3 tuần, tuy nhiên, việc dùng thuốc là cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da và rút ngắn thời gian điều trị. Các nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị zona thần kinh gồm có: Thuốc kháng virút, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đa, hạ sốt, chống viêm và làm dịu da. Cụ thể, các tên thuốc và cách dùng như sau:

Zona thần kinh uống thuốc gì?

– Nhóm thuốc kháng virus

Là thuốc uống được dùng trong điều trị zona thần kinh ở giai đoạn cấp tính.

+ Tác dụng: Rút ngắn thời gian bài xuất virút, làm ngưng nhanh sự hình thành vết thương mới, đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giảm đau hiệu quả.

Một trong những thuốc uống Valacyclovir

+ Tên thuốc: Các thuốc thường được sử dụng gồm một trong 3 thuốc sau Acyclovir, Valacyclovir, Famcilovir.

+ Cách dùng: Uống Valacyclovir mỗi 8 giờ/ 1.000 mg sẽ có hiệu quả bằng Acyclovir 4 giờ một lần 800mg. Tốt nhất nên dùng sớm trong vòng 24-48 giờ ngay khi có triệu chứng, liều cao.

+ Tác dụng phụ: Chưa ghi nhận tác dụng phụ tuy nhiên nên cẩn thạn với người suy thận bằng cách giảm liều dùng. Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Thuốc giảm đau

Là nhóm thuốc giảm các cảm giác khó chịu như nhức nhối, rát bỏng do zona thần kinh gây ra. Cảm giác này có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm vì thế khi đau bệnh nhân cần dùng đến loại thuốc này ngay cả khi đã khỏi bệnh.

+ Tên thuốc: Các thuốc giảm đau thường dùng gồm acetaminophen và ibuprofen, naproxen…

+ Tác dụng: Dùng khi bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển hoặc sau sau 30-60 ngày sau khi nổi phát ban và liền sẹo.

– Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng

+ Cách dùng: Dùng từ liều thấp sau tăng dần, chia thành 3 lần uống trong ngày.

+ Tác dụng phụ: Có thể gây lú lẫn, bí tiểu, khô miệng, loạn nhịp tim…

– Thuốc kháng histamin

Một số thuốc kháng histamin như clopheniramin, diphenhydramin, promethazin… cũng rất tốt cho người bị zona thần kinh.

Bị zona bôi thuốc gì?

Một trong những thuốc bôi trị zona thần kinh

Kem chống ngứa

Lotion calamin

Thuốc corticoid dạng bôi

Khi tổn thương da bị ướt, tiết dịch nhiêu có thể bôi các loại mỡ kháng sinh, hoặc các chế phẩm dạng dung dịch sát khuẩn.

Kem acyclovir dùng khi tổn thương da khô hơn.

Thuốc mỡ kháng khuẩn chứa acid fusidic 2%, mupirocine trong trường hợp có nhiễm trùng.

Lời khuyên: Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chỉ định kê đơn và hướng dẫn để bệnh nhanh khỏ, tránh biến chứng. Không nên tùy ý mua thuốc bôi, uống vì dùng sai cách có thể gây bội nhiễm da, mụn mủ loét sâu, sưng bóng, viêm màng não…Việc dùng không đùng thuốc hoặc dùng không đủ liều sẽ coi như chưa điều trị.

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Zona Thần Kinh

Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Ngay cả sau khi bạn đã hết thủy đậu, virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh trong nhiều năm trước khi tái hoạt lại gây ra bệnh zona thần kinh.

Nguyên nhân bệnh zona

Bệnh zona thần kinh là một bệnh do virus varicella-zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Bất kỳ ai bị bệnh thủy đậu có thể mắc bệnh zona. Sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus sau đó có thể xâm nhập vào hệ thần kinh và ngủ trong đó nhiều năm. Cuối cùng, nó có thể kích hoạt lại và đi dọc theo đường thần kinh đến da và tạo ra các bóng nước.

Cho đến nay, nhà khoa học vẫn chưa biết được lý do bệnh tái hoạt lại là gì, có thể là do khả năng miễn dịch phản ứng với nhiễm trùng bị suy giảm khi bạn già đi. Varicella-zoster là một phần của một nhóm vi khuẩn được gọi là virus herpes, bao gồm các loại virus gây mụn rộp và herpes sinh dục. Vì vậy, bệnh zona còn được gọi là herpes zoster. Tuy nhiên, virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh không phải là virus gây ra mụn rộp hoặc herpes sinh dục, một tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Triệu chứng bệnh zona

Có rất nhiều người khi đã phải tới bệnh viện để can thiệp điều trị do bệnh tình quá nặng rồi thì họ mới biết mình bị bệnh zona thần kinh. Bởi những biểu hiện của nó rất giống với nhiều căn bệnh da liễu khác mà không có kiến thức và sự “va chạm” với bệnh lý thì bệnh nhân sẽ rất khó để nhận biết. Theo đó bệnh nhân bị bệnh zona thần kinh sẽ có các triệu chứng sau:

Khu vực vùng da bị virus tấn công sẽ mẩn đỏ và cảm giác hơi đau rát nhẹ như bị kim châm

Tiếp theo người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, vùng da bị bệnh căng bỏng, người bệnh có dấu hiệu đau đầu, sốt nhẹ.

Từ 24 – 48 tiếng tiếp theo người bệnh sẽ xuất hiện các dải ban đỏ nổi phồng lên mặt da có hình dạng như một ổ trứng ốc biêu vàng, bên trong là các bọc nước nhỏ li ti.

Khi bệnh nặng hơn thì các mụn nước này bắt đầu vỡ ra khiến lây lan ra toàn cơ thể người bệnh sẽ ngứa ngáy, đau rát toàn thân thậm chí có thể bị sốt cao, hôn mê…

Bệnh zona có lây không?

Câu trả lời là có. Tuy là căn bệnh lành tính, nếu không biến chứng thì có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần và chỉ để lại những vết thẫm màu trên da, nhưng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc, bệnh có thể gây nhiều biến chứng và đặc biệt là có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Theo lý giải của các bác sỹ, bệnh zona có thể lây từ người bệnh qua người lành thông qua việc tiếp xúc thông thường như việc dùng chung khăn mặt, khăn tắm… với người bệnh. Bệnh có thể phát triển thành dịch vào các mùa hè, mùa mưa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh zona thần kinh có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác. Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm bệnh zona thần kinh, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây nhiễm được nữa.

Cách chữa bệnh zona

1. Thuốc trị bệnh zona

Đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa cho bệnh zona thần kinh nhưng việc điều trị kịp thời bằng các thuốc kháng virus theo toa có thể tăng tốc độ lành bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Những thuốc này bao gồm:

Acyclovir (Zovirax®);

Valacyclovir (Valtrex®);

Famciclovir (Famvir®).

Bệnh zona thần kinh có thể gây ra cơn đau nặng, do đó bác sĩ có thể kê đơn:

Kem capsaicin;

Thuốc chống co giật, như gabapentin (Neurontin®);

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline;

Thuốc tê như lidocain, dạng kem, gel, thuốc xịt hay miếng dán;

Các chế phẩm có chứa chất ma tuý như codeine;

Thuốc tiêm bao gồm corticosteroid và thuốc tê tại chỗ.

2. Cách trị bệnh zona dân gian

Củ tỏi được biết tới là một gia vị vô cùng quen thuộc có trong căn bếp của mọi nhà. Bạn chỉ cần cắt khoảng 2 đến 3 nhanh tỏi, sau đó đắp nó lên vị trí bị bệnh zona thần kinh trong khoảng 15 phút. Rồi rửa sạch mặt với nước. Cùng với chất kháng sinh có ở trong củ tỏi sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm lành vết zona thần kinh nhanh chóng.

Nha đam có tác dụng trong việc giảm triệu chứng ngứa rát và khó chịu gây ra bởi bệnh zona thần kinh. Bạn dùng nha đam để chế thành nước uống hoặc bôi trực tiếp lên vết zona.

Đắp ngoài: Sử dụng 1 nhánh nha đam và xay nhỏ, tiếp đến bạn cho vào bát và trộn cùng đậu xanh nghiền nhỏ. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vết zona, khi nào thấy da khô thì bỏ ra đắp tiếp, chỉ cần thực hiện liên tục trong 5 ngày là bệnh sẽ khỏi và đặc biệt sẽ không để lại sẹo.

Mật ong có công dụng trong việc kháng virus, tiêu diệt vi khuẩn, chính vì thế nó rất tốt cho người đang bị bệnh zona thần kinh. Bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh để khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước. Áp dụng hàng ngày bạn sẽ không thấy cảm giác ngứa rát do bệnh gây ra, đồng thời bệnh cũng mau khỏi hơn.

Bệnh zona cần kiêng gì?

Thực phẩm giàu arginine: Arginine là axit amin có thể thúc đẩy sự phát triển virus gây bệnh zona thần kinh, đặc biệt các thực phẩm giàu arginine, ít lysine. Tránh ăn các thực phẩm giàu arginine như chocolate, lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng…

Thực phẩm chế biến: Các chất béo trong thực phẩm chế biến khi kết hợp với virus zona làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt nếu chế độ ăn của bạn ít trái cây và rau quả. Vì thế bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa ít vitamin và khoáng chất như đồ ngọt, đồ uống giàu carbohydrate, các thực phẩm chiên, rán.

Ngũ cốc tinh chế: Ngũ cốc tinh chế là loại thực phẩm đường huyết cao có chứa đường mà cơ thể dễ dàng hấp thụ, làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể được liên kết với chất lỏng và rối loạn điện giải và gia tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng, làm các vết thương do virut zona gây nên lâu lành hơn.

Rượu bia: Cần phải được hạn chế vì thực phẩm và đồ uống chứa cồn có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và làm cho virut zona lây lan nhanh hơn.

Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Có Sao Không, Nên Bôi Thuốc Gì Thì Tốt?

Bà bầu bị zona thần kinh có sao không?

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo, bệnh do virus gây phát ban và đau đớn, virus gây bệnh thuộc họ Herpes simplex gây nên, virus này gây bệnh thủy đậu và bị các bạch cầu kiềm chế. Sau khi đã bị bệnh thủy đậu, virus này nằm không hoạt động trong mô thần kinh gần tủy sống và não, và nhiều năm sau, virus có thể kích hoạt lại gây bệnh zona thần kinh.

Khi mắc bệnh zona thần kinh sẽ có các triệu chứng đầu tiên là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở một phía của cơ thể, những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.

Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện được 1 – 3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó, những dải ban này sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày. Thường sau khoảng 2 – 3 tuần, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.

Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mắc bệnh zona thần kinh cũng có thể gây ra các vấn đề cho thai nhi, nhưng nguy cơ ít hơn so với bệnh thủy đậu.

Tuy không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, mẹ bầu cũng lưu ý cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mẹ như:

Có thể gây nên những bệnh lý ở mắt như viêm, sẹo, sưng phồng mí mắt thậm chí là đau mắt đỏ nếu không may bệnh xuất hiện ở vùng mặt nhất là gần đôi mắt, thậm chí bệnh nhân có thể dẫn tới tăng áp và về sau có thể dẫn tơi mù lòa.

Có thể gây đau dây thần kinh herpes, biến chứng này chiếm khoảng 1/5 số bệnh nhân mắc bệnh. Ngay cả khi phát ban biến mất, đau dây thần kinh sau herpes có thể tồn tại, đôi khi trong nhiều năm.

Đặc biệt, mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu có khả năng dẫn đến nhiễm bệnh thủy đậu hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, bệnh zona thần kinh cũng có thể gây ra vấn đề cho thai nhi, nhưng nguy cơ ít hơn so với bệnh thủy đậu, nếu có thai tháng thứ 6 mẹ bầu mới bị bệnh zona thần kinh thì khả năng ảnh hưởng tới thai nhi là rất thấp.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh zona ở bà bầu

Theo các chuyên gia y tế thì tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai là rất thấp, tuy nhiên việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu lưu ý tuân thủ những thói quen lành mạnh và kịp thời báo cho bác sĩ biết nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, việc phát hiện và và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho mẹ và con.

Bệnh zona thần kinh có khả năng lây lan cao, vì vậy các mẹ bầu nên tránh những chỗ đông người.

Khi nghi ngờ mình bị zona, các mẹ bầu nên sớm gặp bác sĩ và bắt đầu dùng một trong các loại thuốc đặc trị trong vòng một vài ngày bùng phát bệnh để có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu lưu ý phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai.

Mẹ lưu ý nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, sạch. Mẹ vẫn có thể kỳ cọ vùng da bị bệnh. Khi mụn nước chưa vỡ thì bôi các thuốc làm dịu da, mụn vỡ thì rửa bằng nước muối sinh lý 9‰, chấm khô và bôi xanh methylen, mẹ lưu ý không để dịch từ mụn nước lây sang vùng da lành.

Mẹ lưu ý không được bôi các loại thuốc tự chế theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương nặng thêm.

Tiêm phòng vacxin phòng bệnh zona thần kinh là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên các chị em lưu ý phải chờ ít nhất 3 tháng sau khi chủng ngừa mới nên có thai.

Thuốc Trị Zona Thần Kinh Hiệu Quả Cao

THUỐC TRỊ ZONA THẦN KINH HIỆU QUẢ CAO

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Ngay cả sau khi bạn đã hết thủy đậu, virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh trong nhiều năm trước khi tái hoạt lại gây ra bệnh zona. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là làn da phát ban đỏ, đau và rát.

Khi bị virus xâm nhập triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng đau rát ở vùng da và các dây thần kinh bị tổn thương. Người bệnh đau nhức dữ dội hơn khi va chạm hoặc cọ xát.

Khi bị zona thần kinh, da sẽ bị đỏ, dần dần xuất hiện những đám mụn nước căng bóng, khó vỡ.

Bệnh nhân cảm thấy sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt và làm việc.

Zona thần kinh có thể gây viêm loét da, giảm thị lực, thích lực,… nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu,… đây đều là những bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Nếu bệnh nhân phát hiện những triệu chứng bất thường trên cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín và chất lượng để được kiểm tra và điều trị hiệu quả bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cũng như bài thuốc điều trị bệnh zona tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng mang lại hiệu quả.

Phòng Khám Da Liễu thăng long đang áp dụng những phương thuốc trị zona thần kinh mang lại hiệu quả cao với nhiều ưu điểm vượt trội như:

♦ Dùng thuốc: Được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể kết hợp thuốc uống với thuốc bôi ngoài da để cho hiệu quả cao. Các bài thuốc đông y hầu hết đều sử dụng dược liệu từ thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, phục hồi chức năng da.

♦ Sử dụng liệu pháp miễn dịch: Dựa trên tác nhân gây ra mẩn đỏ, ngứa, các bác sĩ sẽ áp dụng các loại thuốc đặc biệt để giúp cơ thể người bệnh chống lại tác nhân gây hại, mang lại kết quả điều trị dài lâu.

♦ Sử dụng vật lý trị liệu: Trong trường hợp biến chứng kèm theo các triệu chứng viêm da thì bác sĩ sẽ kết hợp giữa thuốc tây y và điều trị bằng các máy trị liệu như chiếu sóng ngắn, chiếu đèn hồng quang,…

ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA HIỆU QUẢ TẠI DA LIỄU THĂNG LONG

Phòng Khám Da Liễu thăng long (số 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, chúng tôi ) được biết đến là địa chỉ y tế có uy tín và chất lượng hàng đầu tại chúng tôi Hằng năm phòng khám đã tiếp nhận và điều trị thành công cho hàng nghin ca bệnh da liễu nặng nhẹ khác nhau.

♦ Môi trường y tế hiện đại: Phòng khám chữa sạch sẽ, tiện nghi, thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài… hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh chính xác, hiệu quả, an toàn.

♦ Bác sĩ giỏi, tận tâm: Phụ trách chẩn đoán và điều trị đi cầu ra máu là những bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh… đảm bảo chất lượng điều trị.

♦ Hệ thống tư vấn: Xây dựng tổng đài hoạt động 24/24 giúp các bệnh nhân ở xa, có công việc bận rộn tư vấn bệnh lý và đặt lịch hẹn trước hiệu quả ngay tại nhà.

♦ Chi phí hợp lý, rõ ràng: Bảng giá điều trị bệnh được niêm yết rõ ràng, trao đổi cụ thể với bệnh nhân về mọi khoản thu trước khi điều trị, không phí phát sinh… theo đúng qui định.