Top 12 # Zona Thần Kinh Bôi Thuốc Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Bị Zona Bôi Thuốc Gì? Zona Thần Kinh Uống Thuốc Gì?

Bị zona bôi thuốc gì? Zona thần kinh uống thuốc gì? là những câu hỏi được rất đông độc giả gửi đến Cẩm nang bệnh da liễu, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bác như sau:

Đa số các trường hợp bị zona thần kinh đều có thể tự khỏi sau khoảng 2-3 tuần, tuy nhiên, việc dùng thuốc là cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da và rút ngắn thời gian điều trị. Các nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị zona thần kinh gồm có: Thuốc kháng virút, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đa, hạ sốt, chống viêm và làm dịu da. Cụ thể, các tên thuốc và cách dùng như sau:

Zona thần kinh uống thuốc gì?

– Nhóm thuốc kháng virus

Là thuốc uống được dùng trong điều trị zona thần kinh ở giai đoạn cấp tính.

+ Tác dụng: Rút ngắn thời gian bài xuất virút, làm ngưng nhanh sự hình thành vết thương mới, đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giảm đau hiệu quả.

Một trong những thuốc uống Valacyclovir

+ Tên thuốc: Các thuốc thường được sử dụng gồm một trong 3 thuốc sau Acyclovir, Valacyclovir, Famcilovir.

+ Cách dùng: Uống Valacyclovir mỗi 8 giờ/ 1.000 mg sẽ có hiệu quả bằng Acyclovir 4 giờ một lần 800mg. Tốt nhất nên dùng sớm trong vòng 24-48 giờ ngay khi có triệu chứng, liều cao.

+ Tác dụng phụ: Chưa ghi nhận tác dụng phụ tuy nhiên nên cẩn thạn với người suy thận bằng cách giảm liều dùng. Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Thuốc giảm đau

Là nhóm thuốc giảm các cảm giác khó chịu như nhức nhối, rát bỏng do zona thần kinh gây ra. Cảm giác này có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm vì thế khi đau bệnh nhân cần dùng đến loại thuốc này ngay cả khi đã khỏi bệnh.

+ Tên thuốc: Các thuốc giảm đau thường dùng gồm acetaminophen và ibuprofen, naproxen…

+ Tác dụng: Dùng khi bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển hoặc sau sau 30-60 ngày sau khi nổi phát ban và liền sẹo.

– Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng

+ Cách dùng: Dùng từ liều thấp sau tăng dần, chia thành 3 lần uống trong ngày.

+ Tác dụng phụ: Có thể gây lú lẫn, bí tiểu, khô miệng, loạn nhịp tim…

– Thuốc kháng histamin

Một số thuốc kháng histamin như clopheniramin, diphenhydramin, promethazin… cũng rất tốt cho người bị zona thần kinh.

Bị zona bôi thuốc gì?

Một trong những thuốc bôi trị zona thần kinh

Kem chống ngứa

Lotion calamin

Thuốc corticoid dạng bôi

Khi tổn thương da bị ướt, tiết dịch nhiêu có thể bôi các loại mỡ kháng sinh, hoặc các chế phẩm dạng dung dịch sát khuẩn.

Kem acyclovir dùng khi tổn thương da khô hơn.

Thuốc mỡ kháng khuẩn chứa acid fusidic 2%, mupirocine trong trường hợp có nhiễm trùng.

Lời khuyên: Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chỉ định kê đơn và hướng dẫn để bệnh nhanh khỏ, tránh biến chứng. Không nên tùy ý mua thuốc bôi, uống vì dùng sai cách có thể gây bội nhiễm da, mụn mủ loét sâu, sưng bóng, viêm màng não…Việc dùng không đùng thuốc hoặc dùng không đủ liều sẽ coi như chưa điều trị.

Zona Thần Kinh Bôi Thuốc Gì Thì Hiệu Quả

Bệnh Zona thần kinh là gì

Zona thần kinh được biểu hiện ở việc các mụn nước trên da, sau đó chúng vỡ ra gây tổn thương da, nước mụn có thể lan ra và mở rộng vùng tổn thương trên da.

Những vết thương này khiến cho da bị tổn thương, gây ngứa rát cho người bệnh. Đặc biệt bệnh còn gây sốt hoặc đau mắt cho người bệnh cùng những biến chứng nguy hiểm khác.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh xuất hiện vào thời kì ẩm thấp, khi không khí ẩm tạo điều kiện cho các virut tấn công da, xâm nhập vào tế bào biểu bì và gây tổn thương cho da. Do đó, các bạn cũng nên chú ý đến việc bảo vệ da của mình để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Kem bôi ngoài da

Các loại kem bôi có tác dụng chữa lành bệnh zona

Đối với bệnh nhân không may gặp vấn đề với da do bệnh zona gây ra thì bạn đừng nên lo lắng quá vì trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc để bạn tham khảo, bôi ngoài da và nhanh chóng chữa lành vết thương.

Khi được hỏi bệnh zona thần kinh bôi thuốc gì thì hiệu quả các bác sĩ chuyên khoa tư vấn bạn có thể chọn mua các sản phẩm thuốc dạng kem bôi, đem lại hiệu quả nhanh chóng do chúng có khả năng diệt vi khuẩn, virut gây bệnh rất hiệu quả. Các sản phẩm thuốc có bán rộng rãi trên thị trường và sẽ cho hiệu quả ngay sau 2 – 3 ngày sử dụng.

Bài thuốc bôi dân gian

Thuốc bôi zona theo kinh nghiệm dân gian

Mật ong được cho là có khả năng kháng virut rất tốt, trong mật ong có chất tương tự như thuốc kháng sinh giúp cho da sạch và loại bỏ các vi khuẩn có hại.

Cách làm cũng cực kì đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chút mật ong rừng nguyên chất bôi lên vùng da bị tổn thương do zona rồi sau đó rửa sạch với nước. Bạn chỉ cần chăm chỉ làm đều đặng hằng ngày, mỗi ngày 1- 2 lần các vết loét sẽ nhanh chóng biến mất mà bạn khôn thể ngờ được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nha đam và nhiều bài thuốc dân gian khác để điều trị zona đơn giản, hiệu quả, an toàn và cũng khá tiết kiệm chi phí.

Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Có Sao Không, Nên Bôi Thuốc Gì Thì Tốt?

Bà bầu bị zona thần kinh có sao không?

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo, bệnh do virus gây phát ban và đau đớn, virus gây bệnh thuộc họ Herpes simplex gây nên, virus này gây bệnh thủy đậu và bị các bạch cầu kiềm chế. Sau khi đã bị bệnh thủy đậu, virus này nằm không hoạt động trong mô thần kinh gần tủy sống và não, và nhiều năm sau, virus có thể kích hoạt lại gây bệnh zona thần kinh.

Khi mắc bệnh zona thần kinh sẽ có các triệu chứng đầu tiên là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở một phía của cơ thể, những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.

Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện được 1 – 3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó, những dải ban này sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày. Thường sau khoảng 2 – 3 tuần, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.

Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mắc bệnh zona thần kinh cũng có thể gây ra các vấn đề cho thai nhi, nhưng nguy cơ ít hơn so với bệnh thủy đậu.

Tuy không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, mẹ bầu cũng lưu ý cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mẹ như:

Có thể gây nên những bệnh lý ở mắt như viêm, sẹo, sưng phồng mí mắt thậm chí là đau mắt đỏ nếu không may bệnh xuất hiện ở vùng mặt nhất là gần đôi mắt, thậm chí bệnh nhân có thể dẫn tới tăng áp và về sau có thể dẫn tơi mù lòa.

Có thể gây đau dây thần kinh herpes, biến chứng này chiếm khoảng 1/5 số bệnh nhân mắc bệnh. Ngay cả khi phát ban biến mất, đau dây thần kinh sau herpes có thể tồn tại, đôi khi trong nhiều năm.

Đặc biệt, mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu có khả năng dẫn đến nhiễm bệnh thủy đậu hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, bệnh zona thần kinh cũng có thể gây ra vấn đề cho thai nhi, nhưng nguy cơ ít hơn so với bệnh thủy đậu, nếu có thai tháng thứ 6 mẹ bầu mới bị bệnh zona thần kinh thì khả năng ảnh hưởng tới thai nhi là rất thấp.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh zona ở bà bầu

Theo các chuyên gia y tế thì tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai là rất thấp, tuy nhiên việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu lưu ý tuân thủ những thói quen lành mạnh và kịp thời báo cho bác sĩ biết nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, việc phát hiện và và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho mẹ và con.

Bệnh zona thần kinh có khả năng lây lan cao, vì vậy các mẹ bầu nên tránh những chỗ đông người.

Khi nghi ngờ mình bị zona, các mẹ bầu nên sớm gặp bác sĩ và bắt đầu dùng một trong các loại thuốc đặc trị trong vòng một vài ngày bùng phát bệnh để có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu lưu ý phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai.

Mẹ lưu ý nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, sạch. Mẹ vẫn có thể kỳ cọ vùng da bị bệnh. Khi mụn nước chưa vỡ thì bôi các thuốc làm dịu da, mụn vỡ thì rửa bằng nước muối sinh lý 9‰, chấm khô và bôi xanh methylen, mẹ lưu ý không để dịch từ mụn nước lây sang vùng da lành.

Mẹ lưu ý không được bôi các loại thuốc tự chế theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương nặng thêm.

Tiêm phòng vacxin phòng bệnh zona thần kinh là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên các chị em lưu ý phải chờ ít nhất 3 tháng sau khi chủng ngừa mới nên có thai.

Top Các Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Zona Thần Kinh Hiệu Quả An Toàn Nhất

Dung dịch sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,… là một trong những loại thuốc bôi trị zona thần kinh được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn, cải thiện triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và đau nhức trên da.

Những loại thuốc bôi trị zona thần kinh được sử dụng phổ biến

Zona thần kinh là một dạng nhiễm trùng da cấp tính, gây ra do sự tái hoạt động của virus gây bệnh thủy đậu – Varicella Zoster.

Triệu chứng trên da của bệnh lý này có thể gây đau và ngứa ngáy. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài để kiểm soát triệu chứng.

1. Thuốc sát trùng và kháng khuẩn

Bệnh zona phát sinh do virus nên thuốc sát trùng và kháng khuẩn tại chỗ thường được ưu tiên sử dụng. Tác dụng của những loại thuốc này là ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng lây lan tổn thương trên da.

Một số loại thuốc sát trùng và kháng khuẩn tại chỗ được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Hồ nước (thành phần: Kẽm oxit, glycerin, nước cất, calcium carbonate và talc): Hồ nước là dung dịch kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh tác dụng trên, dung dịch này còn hỗ trợ giảm sưng viêm và đau do tổn thương da gây ra.

Acyclovir cream: Kem bôi da này có chứa hoạt chất chống virus – Acyclovir. Hoạt chất này hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp DNA, từ đó hạn chế quá trình nhân đôi của virus gây bệnh.

Loại thuốc bôi da này phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng sớm, ngay khi triệu chứng mới bùng phát. Tuy nhiên Acyclovir cream không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch.

Xanh methylene 1% hoặc tím methyl 1%: Là các dung dịch có khả năng sát khuẩn nhẹ và được dùng trực tiếp lên tổn thương da. Tuy nhiên các dung dịch này thường để lại màu xanh và tím rất đậm trên da, vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ. Dung dịch này có thể sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nhưng cần thận trọng.

2. Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh được sử dụng trong trường hợp tổn thương da kèm nhiễm khuẩn. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn và cải thiện tổn thương trên bề mặt da.

Tuy nhiên không sử dụng thuốc mỡ kháng sinh đơn lẻ trong điều trị zona. Nếu dùng nhóm thuốc này bắt buộc phải phối hợp với thuốc chống virus.

Thuốc mỡ Foban:

Thuốc mỡ Foban chứa hoạt chất Acid fusidic – nhạy cảm với hầu hết vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chủng kháng penicillinase và Staphylococcus.

Tuy nhiên loại này có khả năng gây mẫn cảm với trẻ nhỏ, vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc mỡ Bactroban:

Chứa hoạt chất kháng khuẩn Mupirocin. Hoạt chất này nhạy cảm với hầu hết các khuẩn gây bệnh trên da như chủng kháng methicilline, Staphylococcus – đặc biệt là Staphylococcus aureus.

Tuy nhiên loại thuốc này không thích hợp sử dụng ở những vùng da nhạy cảm như miệng hoặc mắt. Nếu bạn bị zona ở những vị trí này, hãy trao đổi với bác sĩ để lựa chọn các loại thuốc phù hợp hơn.

3. Thuốc gây tê tại chỗ

Bệnh zona không chỉ gây ra các triệu chứng trên da mà còn làm tổn thương dây thần kinh và phát sinh các cơn đau ở những vị trí này. Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau đường uống, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài.

Thuốc gây tê tại chỗ là nhóm thuốc giảm đau sử dụng bên ngoài da. Trong điều trị zona thần kinh, thuốc chỉ được dùng khi tổn thương da đã liền sẹo.

Capsaicin cream: Hoạt chất chính trong thuốc là Capsaicin – một thành phần có nguồn gốc từ quả ớt. Cơ chế giảm đau và chống viêm của hoạt chất này là hạn chế lượng canxi đi vào tiền synap, từ đó khiến dây thần kinh không thể dẫn truyền cảm giác đau đến não bộ. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải cảm giác châm chích và nóng tại khu vực dùng thuốc.

Lidocain gel: Được sử dụng để giảm ngứa và đau do một số tổn thương da gây ra. Lidocain được thẩm thấu qua niêm mạc và có khả năng gây tê. Nhờ vào khả năng này mà thuốc có thể giảm các triệu chứng ở vị trí da tổn thương như đau, ngứa và khó chịu.

Trong trường hợp phạm vi ảnh hưởng rộng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc uống để kiểm soát hoạt động của virus.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị zona thần kinh

Thiếu thận trọng khi sử dụng các loại thuốc bôi trị zona thần kinh có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tự ý sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc mỡ kháng sinh có thể bào mòn da và tăng số lượng vi khuẩn không nhạy cảm.

Tuyệt đối không sử dụng đơn lẻ thuốc mỡ kháng sinh. Phải dùng kết hợp với thuốc chống virus để tránh nguy cơ tổn thương da lan rộng.

Thuốc gây tê tại chỗ chỉ được sử dụng trong trường hợp tổn thương da đã liền sẹo. Dùng lên vùng da còn lở loét có thể gây kích ứng và chảy dịch ở vùng da này.

Cần duy trì việc sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc bôi kháng khuẩn ngay cả khi triệu chứng đã chấm dứt. Ngưng thuốc sớm có thể khiến tổn thương da tái phát.

Thuốc mỡ kháng sinh có thể gây teo và bào mòn da khi sử dụng. Vì vậy chỉ nên dùng khi có yêu cầu từ bác sĩ. Đồng thời cần thực hiện những biện pháp chống nắng và bảo vệ da trong thời gian điều trị.

Hầu hết các loại thuốc bôi đều được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương. Vì vậy cần vệ sinh tay và vùng da điều trị trước khi sử dụng thuốc.

Tránh sử dụng thuốc bôi trị zona lên những vùng da nhạy cảm như vùng da gần mắt, miệng và bẹn.

Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ đang có thai và cho con bú.

Tránh gãi, cào lên da, điều này có thể khiến da lở loét, chảy máu và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Chủ động ngưng thuốc nếu nhận thấy da kích ứng hoặc cơ thể phát sinh phản ứng quá mẫn.

Mặc dù các loại thuốc bôi trị zona thần kinh có thể giúp cải thiện và kiểm soát triệu chứng tốt, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách bạn có thể gặp phải một số tình huống rủi ro.

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng những loại thuốc này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!