Top 9 # Zolpidem Thuốc Biệt Dược Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Tác dụng

Tác dụng của amlodipine + atorvastatin là gì?

Sản phẩm này chứa 2 loại thuốc: amlodipine và atorvastatin. Amlodipine là thuốc chặn kênh canxi và được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc ngăn ngừa đau thắt ngực. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giãn mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và giúp tim không hoạt động quá mức. Giảm huyết áp trong bệnh tăng huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu tim và các vấn đề về thận. Việc ngăn ngừa đau thắt ngực giúp cải thiện khả năng rèn luyện thể thao của bạn.

Atorvastatin được dùng kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp giúp hạ lượng cholesterol “xấu” và chất béo (như LDL, triglyceride) đồng thời làm tăng lượng cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Thuốc này thuộc nhóm thuốc “statin”. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm lượng cholesterol do gan tạo ra. Giảm lượng cholesterol “xấu” và triglyceride, tăng lượng cholesterol “tốt” giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống thích hợp (ví dụ như chế độ ăn uống ít chất béo, ít cholesterol), các thay đổi khác trong sinh hoạt hằng ngày giúp thuốc hoạt động hiệu quả hơn bao gồm tập thể dục, giảm cân nếu thừa cân, và ngưng hút thuốc lá. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Bạn nên dùng uống amlodipine + atorvastatin như thế nào?

Sử dụng thuốc bằng đường uống kèm hoặc kèm với thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần mỗi ngày.

Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, đáp ứng với việc điều trị, tuổi tác, và các loại thuốc khác mà bạn có thể dùng. Hãy nói với bác sĩ và dược sĩ về tất cả các sản phẩm bạn dùng (bao gồm cả thuốc kê theo toa, thuốc không kê toa, và các thảo dược).

Tránh ăn hoặc uống nước bưởi chùm khi dùng thuốc này, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Nếu bạn đang dùng một thuốc khác để hạ cholesterol máu (nhựa resin gắn vào axit mật như cholestyramin hoặc colestipol), dùng thuốc này ít nhất 1 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng các thuốc trên. Những thuốc trên có thể tương tác với atorvastatin, ngăn ngừa sự hấp thụ đầy đủ của atorvastatin.

Dùng thuốc đều đặn đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy dùng thuốc trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Có thể cần đến 2 tuần trước khi amlodipine phát huy đầy đủ tác dụng, và cần đến 4 tuần để atorvastatin phát huy đầy đủ tác dụng.

Phải tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Hầu hết những người bị tăng huyết áp hoặc nồng độ cholesterol/triglyceride cao không cảm thấy bị bệnh.

Nếu bạn dùng thuốc này để điều trị đau thắt ngực, hãy dùng thuốc đều đặn để đạt được hiệu quả tốt. Không nên sử dụng thuốc để điều trị đau thắt ngực khi xảy ra cơn đau thắt ngực. Dùng kết hợp với các thuốc khác (như nitroglycerin đặt dưới lưỡi) để giảm cơn đau thắt ngực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở xấu (như huyết áp vẫn ở mức cao hoặc tăng, cơn đau thắt ngực xảy ra thường xuyên hơn).

Bạn nên bảo quản amlodipine + atorvastatin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng amlodipine + atorvastatin cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn bị tăng huyết áp

Liều khởi đầu: Liều lượng thuốc được cá thể hóa dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân đối với mỗi thành phần thuốc. Thông thường, liều khởi đầu cho mỗi thành phần là: amlodipine 5 mg uống mỗi ngày một lần và atorvastatin 10, 20, hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: amlodipine 5 mg đến 10 mg uống mỗi ngày một lần, và atorvastatin 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều thông thường cho người lớn bị đau thắt ngực

Liều khởi đầu: Liều lượng thuốc được cá thể hóa dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân đối với mỗi thành phần thuốc. Thông thường, liều khởi đầu cho mỗi thành phần là: amlodipine 5 mg uống mỗi ngày một lần và atorvastatin 10, 20, hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: amlodipine 5 mg đến 10 mg uống mỗi ngày một lần, và atorvastatin 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng amlodipine + atorvastatin cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Amlodipine + atorvastatin có những dạng và hàm lượng nào?

Amlodipine + atorvastatin có những dạng và hàm lượng sau:

Thuốc uống: viên bao phim phối hợp atorvastatin 2,5 mg và amlodipine 5 mg màu trắng đến trắng ngà, viên bao phim phối hợp atorvastatin và amlodipine 10 mg màu trắng đến trắng ngà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng amlodipine + atorvastatin ?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng amlodipine và atorvastatin, gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

Các cơn đau cơ, căng cơ, hoặc yếu cơ không rõ lí do.

Sốt, mệt mỏi bất thường, và nước tiểu có đậm màu.

Sưng phù, tăng cân, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu tiện.

Buồn ngủ dữ dội, cảm thấy muốn ngất xỉu.

Nhịp tim đập mạnh hoặc đập thình thịch trong lồng ngực.

Cơn đau thắt ngực trở nặng.

Cơn đau thắt ngực lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác bị bệnh thông thường.

Buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên, ngứa ngáy, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

Đau đầu;

Đau cơ nhẹ;

Tiêu chảy;

Buồn nôn nhẹ;

Đau bụng hoặc khó tiêu;

Chóng mặt;

Đau khớp;

Đỏ bừng mặt (mặt nóng ấm hoặc đỏ bừng).

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng amlodipine + atorvastatin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng amlodipine + atorvastatin, bạn nên:

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong amlodipine/atorvastatin.

Báo với bác sĩ nếu bạn có các vấn đề về gan hoặc kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không rõ nguyên nhân.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có thể có thai, hoặc đang cho con bú.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng cimetidine, cyclosporine, gemfibrozil, ketoconazole, mibefradil, spironolactone, telaprevir, hoặc tipranavir kết hợp ritonavir.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng conivaptan hoặc đã dùng conivaptan trong vòng 7 ngày qua.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc X đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ;

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;

C = Có thể có nguy cơ;

D = Có bằng chứng về nguy cơ;

X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Amiodarone, thuốc kháng nấm nhóm azole (ví dụ, fluconazole, itraconazole, voriconazole), cobicistat, colchicine, conivaptan, cyclosporine, daptomycin, delavirdine, diltiazem, các thuốc nhóm fibrate (ví dụ như fenofibrate, gemfibrozil), axit fusidic, chất ức chế virus viêm gan C (HCV) (ví dụ như boceprevir, telaprevir), chất ức chế protease HIV (ví dụ, nelfinavir, ritonavir), chất ức chế HMG-CoA reductase khác (như các thuốc nhóm statin) (ví dụ, simvastatin), imatinib, kháng sinh nhóm macrolid (ví dụ, clarithromycin, erythromycin), mibefradil, mifepristone, nefazodone , niacin, quinine, streptogramin (ví dụ, dalfopristin), telithromycin, hoặc verapamil bởi vì nguy cơ tăng mắc các tác dụng phụ, ví dụ như có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về cơ hoặc thận.

Sildenafil bởi vì có thể tăng nguy cơ bị hạ huyết áp.

Bosentan, carbamazepine, efavirenz, các kháng sinh nhóm rifamycin (ví dụ, rifampicin), hoặc St. John’s wort vì các thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của amlodipine/atorvastatin.

Cimetidine, digoxin, một số biện pháp tránh thai nội tiết tố (ví dụ, thuốc tránh thai), ketoconazole, sirolimus, spironolactone, hoặc tacrolimus do làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của amlodipine / atorvastatin.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

Nghiện rượu, hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Có tiền sử bệnh gan.

Động kinh (co giật), không được kiểm soát.

Rối loạn/thiếu hụt chất điện giải hoặc enzyme chuyển hóa.

Hạ huyết áp (huyết áp thấp).

Nhiễm trùng, nặng.

Bệnh thận, nặng.

Đại phẫu thuật hoặc chấn thương, gần đây – Bệnh nhân mắc những tình trạng này có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về cơ và thận.

Bệnh tắc nghẽn động mạch vành, nghiêm trọng – Sử dụng các thuốc này có thể dẫn đến các vấn đề khác về tim.

Tiểu đường.

Các vấn đề về tuyến giáp – Sử dụng thuốc thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng này tồi tệ hơn.

Bệnh tim (ví dụ, hẹp động mạch chủ) -Sử dụng thuốc thận trọng. Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc này.

Bệnh gan, hoạt động.

Tăng men gan – Không nên sử dụng thuốc ở những bệnh nhân mắc tình trạng này.

Đột quỵ, gần đây.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), gần đây – Atorvastatin có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết (đột quỵ do chảy máu trong não).

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

chúng tôi chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thuốc Homtamin Ginseng Thuốc Biệt Dược Bổ Sung Vitamin A

Homtamin ginseng thuốc biệt dược bổ sung vitamin A

Thành phần:

1 viên nang mềm chứa:

– Cao Nhân sâm 40 mg, Cao Lô hội 5 mg, Vitamin A 5000 IU, Vitamin D2 400 IU, Vitamin E 45 mg, Vitamin B1 2 mg, Vitamin B2 2 mg, Vitamin B6 2 mg, Vitamin C 60 mg, Vitamin PP 20 mg, Ca pantothenate 15.3 mg, Vitamin B12 6 mcg, Fe fumarat 54.76 mg, Cu sulfat 7.86 mg, Mg oxid 66.34 mg, Zn oxid 5 mg, Ca hydrogen phosphat 307.5 mg, Mn sulfat 3 mg, K sulfat 18 mg.

– Tá dược vừa đủ: Dầu cọ, Lecithin, Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin đậm đặc, Para-hydroxy methylbenzoat, Para-hydroxy propylbenzoat, Ethyl Vanillin, Màu xanh số 1, Màu vàng số 5, Màu đỏ số 40, Nước cất. , Sáp ong trắng, Titan oxyd.

Mô tả: Viên nang mềm màu socola.

Chỉ định Homtamin ginseng:

Bổ sung sinh tố & muối khoáng trong trường hợp : thể chất yếu, chán ăn, loạn dưỡng, gầy mòn, mệt mỏi, stress, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ đang tuổi phát triển, người đang bệnh hoặc trong giai đoạn hồi phục.

Liều dùng:

1 viên x 1 lần/ngày.

Chống chỉ định Homtamin ginseng:

Người dùng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

Thận trọng:

+ Phụ nữ mang thai. Vì ở nước ngoài, đã có báo cáo cho thấy về tính sinh quái thai ở người và bị nghi ngờ do mẹ thường xuyên dùng Vitamin A liều cao (hơn 10.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày) trong hoặc trước 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy khi phụ nữ có thai hoặc có khả năng có thai dùng phải cẩn trọng về liều lượng và cách dùng.

Dùng vitamin trong chế phẩm này cũng phải được hạn chế 5000 đơn vị quốc tế mỗi ngày.

+ Với trẻ em dưới 4 tuổi. Ở trẻ em, uống thuốc cần dưới sự giám sát và theo dõi của người lớn.

+ Người đang điều trị liệu pháp đặc biệt

Bởi vì Vitamin A cũng được bổ sung trong những đồ ăn hàng ngày, không nên dùng nhiều hơn 5000 đơn vị quốc tế mỗi ngày

Tác dụng phụ:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngứa, táo bón, nổi mẩn (ngưng dùng thuốc và cần hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ.

Lưu ý khác:

– Nếu sau 1 tháng sử dụng thấy có hiệu quả kém nên hỏi vấn đề này với dược sĩ hoặc bác sĩ.

– Lưu ý giữ xa tầm tay nhỏ.

Bảo quản:

– Giữ thuốc trong hộp kín, tránh ánh sáng.

– Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

– Không cất giữ trong một loại hộp khác để đảm bảo chất lượng và tránh sử dụng nhầm.

Hạn dùng:

3 năm kể từ ngày sản xuất.

Đóng gói:

5 Viên nang mềm/ vỉ x 6 vỉ/ túi nhôm x 2 túi nhôm/ hộp.

Số đăng ký:

VNB- 1481-04

Nhà sản xuất:

Công ty TNHH Korea United Pharm. Int’ L Inc Việt Nam

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thuốc An Thần Gây Ngủ Zolpidem

Hoạt chất : Zolpidem

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N05CF02.

Brand name:

: Zolpidem, Ambinox; SaVi Zolpidem 10; Stilnox; Zoltsan

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén, viên bao phim 5 mg và 10 mg (zolpidem tartrat).

Viên giải phóng chậm 6,25 mg và 12,5 mg (zolpidem tartrat).

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Điều trị ngắn ngày chứng mất ngủ không thường xuyên (như khi đi du lịch).

Điều trị ngắn chứng mất ngủ tạm thời (do stress).

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Uống thuốc ngay trước khi đi ngủ. Viên giải phóng chậm phải nuốt toàn viên, không được nhai hoặc chia nhỏ.

Liều dùng:

Liều dùng thay đổi tùy từng người, phải dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả (đặc biệt đối với người cao tuổi, người suy nhược, người có bệnh gan). Tránh điều trị kéo dài.

Người lớn: Liều thường dùng: Viên nén thông thường: 10 mg trước khi đi ngủ. Hoặc viên giải phóng kéo dài: 12,5 mg. Trong tất cả các trường hợp, không được vượt quá liều 10 mg mỗi ngày.

Người cao tuổi, người suy nhược: Liều khởi đầu 5 mg (viên nén thông thường) hoặc 6,25 mg (viên giải phóng kéo dài) trước khi đi ngủ; điều chỉnh liều nếu cần thiết.

Người suy gan: Liều khởi đầu 5 mg (viên nén thông thường) hoặc 6,25 mg (viên giải phóng kéo dài) trước khi đi ngủ; điều chỉnh liều nếu cần thiết.

Người suy thận: Ý kiến chưa thống nhất. Nhà sản xuất cho là không cần điều chỉnh nhưng phải giám sát chặt. Một số khác cho là cần phải giảm liều vì tốc độ đao thải zolpidem chậm hơn và có những thay đổi khác về dược động học ở người suy thận không thấm phân máu và có thấm phân máu.

Thời gian điều trị: Càng ngắn càng tốt, nếu có thể, từ vài ngày đến 4 tuần, kể cả thời gian giảm liều. Cần hướng dẫn thời gian điều trị cho người bệnh như mất ngủ không thường xuyên (thí dụ như đi du lịch): 2 – 5 ngày; mất ngủ tạm thời (stress tinh thần): 2 – 3 tuần. Nếu điều trị rất ngắn, không cần giảm dần liều. Nếu phải điều trị lâu dài, cần phải đánh giá nhiều lần và chính xác tình trạng của người bệnh. Cần giảm liều ở người bệnh có dùng đồng thời thuốc ức chế thần kinh trung ương khác do tăng khả năng tác dụng.

Liều cũng cần giảm ở người bệnh suy gan: Liều uống khởi đầu là 5 mg khi đi ngủ, liều có thể tăng lên 10 mg, nếu cần, ở người dưới 65 tuổi.

Sự an toàn và hiệu lực của thuốc với trẻ dưới 18 tuổi chưa được xác minh; không có khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em..

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Chứng ngừng thở khi ngủ. Suy hô hấp cấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chứng nhược cơ.

Suy gan, suy thận nặng.

Loạn thần.

Người mang thai và người cho con bú.

4.4 Thận trọng:

Vì mất ngủ có thể là một biểu hiện của một bệnh thực thể và/hoặc một bệnh tâm thần, nên trước khi điều trị triệu chứng mất ngủ, phải thăm khám cấn thận người bệnh. Nếu sau 7 – 10 ngày điều trị bằng zolpidem mà không đỡ, cần phải đánh giá lại, có thể do một bệnh tâm thần hoặc một bệnh nội khoa cần phải điều trị căn nguyên. Không nên dùng thuốc ngủ quá 2 – 3 tuần.

Vì zolpidem tác dụng nhanh nên chỉ uống ngay trước khi đi ngủ. Cần phải cảnh báo cho người bệnh biết thuốc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động đòi hỏi khéo léo, phối hợp như lái xe, vận hành máy móc. Người bệnh cũng không được dùng thuốc nếu không thể được ngủ đầy đủ suốt đêm liên tục trong nhiều giờ (7 – 8 giờ) và thuốc đao thải ra khỏi cơ thể trước khi trở lại hoạt động và làm việc vì có thể xảy ra giai đoạn quên.

Thận trọng khi kết hợp với các thuốc ức chế hệ TKTW và rượu vì có cộng hợp hoặc tăng tác dụng.

Tránh ngừng zolpidem đột ngột hoặc giảm liều quá nhanh ở người bệnh dùng thuốc kéo dài (như trên 1 – 2 tuần) vì có thể thúc đấy các biểu hiện của triệu chứng cai thuốc. Triệu chứng này tương tự như khi kết hợp với các thuốc an thần gây ngủ khác. Triệu chứng cai thuốc kết hợp với các thuốc an thần gây ngủ đi từ trạng thái khó chịu mất ngủ đến hội chứng cai thuốc gồm có co cứng cơ và bụng, nôn, vã mồ hôi, run và co giật hoặc mệt mỏi, buồn nôn, bừng đỏ mặt, chóng mặt, khóc không kiềm chế, đau bụng, hoảng sợ xảy ra trong vòng 48 giờ sau liều cuối cùng.

Thuốc nên sử dụng thận trọng ở người bệnh suy giảm chức năng hô hấp do các thuốc an thần gây ngủ có khả năng ức chế hô hấp. Phải ngừng thuốc khi có phản ứng dị ứng như phát ban ngứa mày đay, nhất là phù mạch.

Dùng thuốc thận trọng ở người trầm cảm, người có tiền sử nghiện thuốc, người bệnh bị tổn thương chức năng hô hấp, nghiện rượu, suy gan (trường hợp nặng không được dùng), suy thận và người cao tuổi.

Tránh dùng thuốc kéo dài. Cần giải thích rõ ràng thời gian dùng thuốc cho người bệnh, tùy theo loại mất ngủ. Khi dùng thuốc từ 1 – 2 tuần trở lên, phải giảm liều dần dần trước khi ngừng để tránh hội chứng cai thuốc.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Các thuốc ngủ và an thần bao gồm cả zolpidem có khả năng làm thay đổi nghiêm trọng cách ứng xử và tâm trạng bất thường như lái xe khi ngủ (nghĩa là lái xe trong khi không hoàn toàn tỉnh sau khi uống thuốc an thần gây ngủ mà không nhớ sự kiện đã xảy ra). Không sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B3

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Người mang thai không nên dùng zolpidem bất kỳ thời điểm nào.

Thời kỳ cho con bú:

Zolpidem phân bố vào sữa mẹ một lượng nhỏ, ảnh hưởng của thuốc trên trẻ bú mẹ chưa rõ. Tuy nhiên, để tránh ADR đối với trẻ, trong thời kỳ cho con bú người mẹ không nên dùng thuốc này hoặc ngừng cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích của việc dùng thuốc cho mẹ

Cơ: Đau cơ, khớp.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Ức chế tâm thần, lo âu, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, dị cảm, đau nửa đầu, vô cảm, đau dây thần kinh, viêm thần kinh, bại não, giảm dục cảm, nhức nửa đầu, run, khó nói.

Ngoài ra có thể gặp: Khó nuốt, rối loạn vị giác, đầy hơi, ho, khó thở, chuột rút, viêm phế quản.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Thần kinh: Ảo giác, kích thích, mất ngủ, khuynh hướng tự sát, co giật, đau dây thần kinh tọa.

Phản ứng dị ứng: Sốc phản vệ, dị ứng da và mẫn cảm với ánh sáng. Khác: Tắc ruột, chảy máu trực tràng, chảy máu cam, co thắt phế quản, yếu cơ, viêm gân, thoái khớp, tăng enzym gan, hạ huyết áp.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Do thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt và giảm trí nhớ nên uống thuốc vào buổi tối khi đi ngủ; không nên uống trong khi làm việc, nhất là người lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.

Mặc dầu các thử nghiệm lâm sàng đối với zolpidem không thấy rõ khả năng gây lệ thuộc thuốc nhưng có một số báo cáo về hội chứng cai thuốc của zolpidem. Vì vậy, sau khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao cần giảm liều dần dần trước khi ngừng hẳn.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Zolpidem được chuyển hóa chính bởi CYP3A4 và ở một mức độ ít hơn bởi CYP1A2 và CYP2D6.

Thuốc tác động đến enzym vi tiểu thể ở gan: Có tiềm năng tương tác về dược động học.

Các azol chống nấm (ketoconazol, fluconazol…) ức chế chuyển hóa, làm tăng nồng độ và tăng tác dụng của zolpidem. Vì vậy, khi dùng đồng thời với các azol chống nấm cần giảm liều zolpidem. Rifampicin: Làm tăng chuyển hóa qua cytochrom P 450 CYP3A4, làm giảm nồng độ trong huyết tương và giảm tác dụng của zolpidem. Vì vậy, khi dùng đồng thời với rifampicin cần tăng liều zolpidem.

Ritonavir và thuốc cùng nhóm: Ức chế chuyển hóa qua gan, làm tăng nồng độ của zolpidem dẫn đến gây tác dụng an thần mạnh và ức chế hô hấp. Vì vậy các nhà sản xuất khuyên không nên dùng đồng thời hai loại thuốc đó.

Thuốc ức chế hấp thu serotonin (fluoxetin, paroxetin…) ức chế chuyển hóa làm tăng tác dụng của zolpidem.

Flumazepin: Làm đảo ngược tác dụng an thần gây ngủ của zolpidem

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Tính mạng có thể bị đe dọa, nhất là khi dùng nhiều thuốc bao gồm các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (kể cả rượu). Nếu chỉ nhiễm độc duy nhất zolpidem, tiên lượng thường tốt với liều lên tới 400 mg. Các dấu hiệu quá liều (zolpidem duy nhất hay nhiều thuốc) chủ yếu là ức chế hệ TKTW đi từ buồn ngủ đến hôn mê, tùy theo lượng uống. Trường hợp nhẹ: Lú lẫn, ngủ li bì. Trường hợp nặng hơn: Mất điều phối động tác, giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, suy thở, hãn hữu tử vong.

Xử trí: Nếu quá liều do uống trước 1 giờ, gây nôn nếu người bệnh tỉnh, nếu mê, tiến hành rửa dạ dày kèm bảo vệ đường hô hấp. Quá thời gian đó, cho than hoạt tính có thể làm giảm hấp thu. Phải đặc biệt theo dõi chức năng tim mạch hô hấp ở đơn vị chăm sóc tăng cường. Có thể dùng flumazenil để chấn đoán và/hoặc điều trị quá liều do cố ý hoặc ngẫu nhiên các loại benzodiazepin. Tính đối kháng của flumazepin đối với tác dụng của benzodiazepin có thể làm xuất hiện các rối loạn thần kinh (co giật), chủ yếu ở người bị bệnh động kinh. Không thấm phân được zolpidem.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy zolpidem có tác dụng gây ngủ lớn hơn giả dược và thường tương tự các benzodiazepin khi so sánh. Đã có báo cáo về lạm dụng thuốc. về phương diện tác dụng còn dư lại ngày sau, hội chứng cai thuốc hoặc lệ thuộc thuốc, zolpidem không hơn so với các benzodiazepin tác dụng ngắn. Nghiên cứu ở trẻ em và thiếu niên từ 6 – 17 tuổi bị mất ngủ kèm giảm chú ý/tăng hoạt động cho thấy tác dụng của zolpidem không tác dụng hơn giả dược, ngoài ra còn có một số ADR như chóng mặt, nhức đầu, ảo giác. Do đó, không nên dùng thuốc này cho trẻ em và thiếu niên.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Hấp thu: Zolpidem hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu thuốc. Sau khi uống từ 30 phút đến 2 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương (sau 30 phút khi uống liều 20 mg zolpidem, nồng độ đỉnh trong máu đạt được khoảng 200 nanogam/ml). Zolpidem chuyển hóa bước đầu, sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 70%.

Phân bố: Thể tích phân bố khoảng 0,54 lít/kg. Zolpidem qua được sữa mẹ (3 giờ sau khi uống liều 20 mg, nồng độ trong sữa đạt từ 0,004 – 0,019%). Liên kết với protein huyết tương khoảng 92%. Chưa biết zolpidem có qua nhau thai không.

Thải trừ và chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ cytochrom P 450 tạo chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Những chất chuyển hóa không còn hoạt tính được thải trừ chủ yếu qua thận (48 – 67% đào thải qua nước tiểu) và phân (29 – 42%). Zolpidem có nửa đời thải trừ trung bình 2,5 giờ (từ 1,4 đến 4,5 giờ); nửa đời thải trừ của thuốc kéo dài ở người cao tuổi, kéo dài hơn ở người suy gan (9,9 giờ) và suy thận. Không loại zolpidem được bằng thấm phân lọc máu.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Trừ những chỉ dẫn khác của nhà sản xuất, thuốc bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 25 o C; trong bao bì kín.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Thuốc Zolpidem Tartrate 5Mg/1 Là Gì?

Thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 là gì? Tác dụng thuốc Zolpidem Tartrate, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Zolpidem Tartrate bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Zolpidem Tartrate. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam – Bộ Y tế mới nhất, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các nguồn y khoa uy tín khác.

Zolpidem Tartrate là thuốc gì?

Thuốc Zolpidem Tartrate 5 mg/1 là Thuốc kê đơn – ETC sản xuất bởi Proficient Rx LP. Thuốc Zolpidem Tartrate chứa thành phần Zolpidem Tartrate và được đóng gói dưới dạng Viên nén, Bao phin

Tên thuốc

Thuốc Zolpidem Tartrate ®(Proprietary Name)

Tên biệt dược

Thuốc zolpidem tartrate (Nonproprietary Name)

Dạng thuốc và hàm lượng

Những dạng và hàm lượng thuốc Zolpidem Tartrate

Thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 dưới dạng Viên nén, Bao phin

Chỉ định

Đối tượng sử dụng thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng Zolpidem Tartrate 5mg/1

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Zolpidem Tartrate ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Quá liều, quên liều và xử trí

Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường

Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều

Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được dùng thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi dùng Zolpidem Tartrate 5mg/1

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction – ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Thận trọng và lưu ý

Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày

Lưu ý thời kỳ mang thai

Bà bầu mang thai uống thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 được không?

Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ dể bảo vệ cho mẹ và em bé

Tương tác thuốc

Thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 có thể tương tác với những thuốc nào?

Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Tương tác thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 với thực phẩm, đồ uống

Dược lý và cơ chế

Tương tác của thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 với các hệ sinh học

Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.

Dược động học

Tác động của cơ thể đến thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1

Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý…)

Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1 như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zolpidem Tartrate 5mg/1. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Tổng kết

Dược thư quốc gia Việt Nam

https://www.fda.gov/drugs/drug-approvals-and-databases/national-drug-code-directory

https://www.cms.gov/medicare-coverage-database/indexes/ncd-alphabetical-index.aspx

Drugbank.vn

thuốc Zolpidem Tartrate là gì cách dùng thuốc Zolpidem Tartrate tác dụng thuốc Zolpidem Tartrate công dụng thuốc Zolpidem Tartrate thuốc Zolpidem Tartrate giá bao nhiêu liều dùng thuốc Zolpidem Tartrate giá bán thuốc Zolpidem Tartrate mua thuốc Zolpidem Tartrate