Top 9 # Viên Thuốc Xông Hơi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Xông Hơi Là Gì Và Một Số Bài Thuốc Xông Hơi Trong Dân Gian

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau, ngoài ra nó cũng giúp làm đẹp da, sáng da, sạch da, kháng khuẩn và tái tạo tế bào mới trên da.

Về cơ bản có 2 loại xông hơi thông dụng nhất đó là xông hơi mặt và xông hơi toàn thân.

Trước đây người ta thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt. Ngày nay, có nhiều phương pháp xông hơi hiện đại hơn bằng các loại máy xông, lều xông, hoặc phòng xông hơi cao cấp. Việc xông hơi mặt cũng được các chị em phụ nữ ngày càng ưa chuộng và áp dụng nhiều do sử dụng các loại máy xông mặt mini rất tiện lợi, phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp của các chị.

Ngày nay việc tìm kiếm các loại lá này có thể khó khăn hơn, bạn nên có thể thay chúng bằng các loại Một số bài thuốc xông hơi thông dụng mà dân gian xưa hay dùng:

Bài thuốc trị cảm nóng: lá bạc hà, lá cúc tần, lá dâu, lá hương nhu, rửa sạch, đun nóng và đem xông hơi khoảng 20-30p đến khi nước ấm thì tắm lại bằng nước xông này.

Trị cảm lạnh: lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh

Bài thuốc dùng chung cho cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 – 1000 gr.

Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới…

tinh dầu cũng rất tốt và tiện lợi. Tinh dầu và các chất bay hơi trong thảo dược được kéo theo hơi nước nóng, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu, và sát khuẩn đường hô hấp, qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.

Lưu ý:

Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.

Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.

Xông Hơi Bằng Lá Lốt

Lá lốt – Vị thuốc từ xa xưa

từ xa xưa đã là vị thuốc hiệu quả được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Lá và thân cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh…

Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị lạnh. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân…

Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc sức khỏe đơn giản

Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperin, là một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rõ rệt với căn bệnh viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp tương đối đơn giản mà lại dễ dàng thực hiện.

Chỉ sau 2,3 lần xông hơi lá lốt là có hiệu quả, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước để đạt được hiệu quả tốt nhất

Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi từ 10 – 15 lá, rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút

Sau đó cho lá lốt vào nồi đun sôi để khoảng 10 phút, đậy kín nắp

Sau khi đợi đủ 10 phút tắt bếp bắt đầu tiến trình xông hơi,

Sử dụng chăn chùm qua đầu, phủ kín người, đặt nồi nước vào giữa, tập trung hít thở sâu, từ từ để hơi nước chứa tinh dầu lá lốt đi sâu vào các hốc xoang có tác dụng làm loãng mủ, đẩy các chất dịch ra ngoài, làm thông thoáng và sạch xoang mũi.

Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã có nhiều chuyển biến sang nặng, sử dụng phương pháp xông lá lốt không hiệu quả người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện

Khi xông hơi bằng lá lốt, hơi nóng có thể gây bỏng rát nên cần chú ý chỉ nên hé mở vung nồi để hơi nước thoát ra vừa đủ

2. Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc vùng kín chị em

Tương tự như xông hơi trị viêm xoang, chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả. Xông hơi lá lốt cho vùng kín có thể cải thiện và chữa trị bệnh lành tính và an toàn, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng cách!

Chuẩn bị : 20g phèn chua, 40g nghệ, và 50g lá lốt

Lá lốt mua về đem rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vò nát cho vào nồi

Thêm phèn chua và nghệ tươi đập rập vào, sau đó đổ ngập nước khoảng 2 đốt tay, cuối cùng cho thêm 1,5 thìa muối tinh

Đun sôi hỗn hợp từ 10-15p, sau đó tắt bếp

Lấy ra một bát nước để nguội rồi rửa nhẹ nhàng vùng kín, đun tiếp phần còn lại đến khi sôi thì đổ ra chậu nhỏ để bắt đầu xông vùng kín. Đặt chậu xông ở vị trí phù hợp để có hiệu quả tốt, mỗi lần xông khoảng 5- 10 phút.

Hoặc chị em có thể xông hơi lá lốt vùng kín trước, sau khi nước nguội thì lấy để rửa vùng kín rồi lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện đều đặn 2,3 lần / tuần để thấy được hiệu quả.

Trước khi sử dụng, các nguyên liệu phải được sơ chế và rửa sạch, không thực hiện xông hơi bằng lá lốt quá nhiều lần trong tuần hoặc trong ngày. Ngoài ra cần kết hợp hài hòa chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình dục để đạt được hiệu quả tốt nhất

3. Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Ngoài những công dụng trị các bệnh về hô hấp, lá lốt cũng được áp dụng nhiều vào bài thuốc dân gian trị các bệnh về xương khớp.

Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương

Chuẩn bị: Lá lốt 40g, Hoắc hương 30g, tía tô 30g, Quế chi 15g, ngải cứu 30g, chó đẻ hoa vàng 30g, xấu hổ 40g, đơn tướng quân 30g

Sơ chế nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào nồi nước khoảng 2 đến 3 lít,

Tiếp đó đun sôi khoảng 10 – 15p

Tắt bếp, chùm chăn kín người đặt nồi nước vào giữa tiến hành xông như bình thường

Xông hơi lá lốt trị đau nhức xương khớp khoảng 15 phút 1 lần, và không quá 3 lần/1 tuần. Một liệu trình xông hơi liên tục trong khoảng 2 tuần, nếu tình trạng đau nhức chưa hết thì nghỉ một tuần rồi qua liệu trình mới hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Xông hơi mặt bằng lá lốt trị mụn, trắng da

Xông hơi mặt bằng lá lốt giúp da được thư giãn, lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp đẩy các tạp chất và bụi bẩn, cặn trang điểm ra ngoài trả lại làn da sáng mịn, ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng viêm rất tốt có khả năng trị mụn, đẩy mụn.

Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch và 2 thìa muối tinh

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi tầm 10 phút

Skincare da mặt trước khi xông, sau khi đun sôi tắt bếp, dùng khăn mặt hoặc chăn mỏng trùm kín đầu

Nên để nồi nước cách mặt khoảng 25cm tránh hơi nước nóng làm tổn thương da.

Chỉ xông hơi trong vòng 7-10 phút, 2 lần /1 tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất.

Lưu ý tùy cơ địa mà cách xông hơi bằng lá lốt đem lại hiệu quả nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà!

Xông Hơi Bằng Lá Trầu Không

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể, cụ thể là tại vùng kín của phụ nữ sau khi sinh, những thành phần của lá trầu không hình thành lớp màng bảo vệ cho khu vực nhạy cảm này, vi khuẩn khó có thể xâm nhập vào sâu bên trong. Các mẹ thử sử dụng biện pháp xông hơi bằng lá trầu không như sau:

Lá trầu không (tên khoa học là Betel pepper) là loại cây dây leo, sống lâu năm được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Mẹ bầu sau sinh nên xông hơi bằng lá trầu không để làm sạch vùng kín, giúp mẹ bầu có được làn da mịn màng.

Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau) lá trầu không còn được sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da …

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, v.v … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như : Làm thuốc giảm đau, trị táo bón, khắc phục tình trạng khó tiêu, hạn chế các con đau do đầy hơi, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, bảo vệ sức khỏe răng miệng, chữa ho, khử trùng … và đặc biệt là trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể, cụ thể là tại vùng kín của phụ nữ sau khi sinh, những thành phần của lá trầu không hình thành lớp màng bảo vệ cho khu vực nhạy cảm này, vi khuẩn khó có thể xâm nhập vào sâu bên trong. Các mẹ thử sử dụng biện pháp xông hơi bằng lá trầu không như sau:

Chuẩn bị lá trầu không và 2 muỗng muối.

Trước tiên đun sôi nước rồi cho tiếp lá trầu không vào, để nước sôi với lửa nhỏ 15 phút liền.

Thời điểm chuẩn bị tắt bếp bạn cho hết muối vào khuấy nhẹ để chúng hòa tan hoàn toàn.

Nồi nước để dưới, bạn cẩn thận ngồi cao hơn để phần hơi bốc lên vùng kín, hơi nước dễ thấm vào da hơn.

Lợi ích của việc xông hơi bằng lá trầu không này chính là diệt nấm, khuẩn ở sâu bên trong đồng thời loại bỏ mọi mùi hôi khó chịu.

Thời gian xông hơi trị ngứa vùng kín là 10 phút. Khi nước xông nguội hoàn toàn thì lấy chúng rửa vùng kín lần nữa.

Tác hại của việc xông hơi bằng lá trầu không:

Chỉ dùng nước lá trầu không để dội rửa bên ngoài, tránh tường hợp ngâm hẳn vùng kín trong chậu nước vì như vậy vi khuẩn rất dễ bị đẩy ngược vào sâu, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Nên tự trông lá để sử dụng để tránh mua phải lá có thuốc bảo vệ thực vật hay các chất hóa học khác, chúng có thể gây dị ứng, bỏng rát da.

Làn da ở vùng kín khá mỏng và nhạy cảm nên hết sức cẩn thận để tránh bị phỏng, dùng tay thử nước thấy nguội hẳn mới lấy dọi rửa.

Lá trầu không giúp trị ngứa rất hiệu quả và lại tiết kiệm chi phí nhưng khi áp dụng chị em cần kiên trì. Sau nhiều lần triệu chứng ngứa vùng kín mới có thể khỏi dứt.

Tùy vào triệu chứng và bệnh lí mà chị em phụ nữ kết hợp phương pháp điều trị. Không phải trường hợp nào bị ngứa, viêm cũng vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không. Có nhiều mẹ cũng xông hơi bằng lá trầu không, thời gian đầu tình trạng ngứa có dịu đi, không còn cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bệnh nấm không khỏi hẳn, khí hư ra nhiều hơn, lau khô thì lại ngứa. Đối với những trường hợp này, các mẹ cần đến bác sỹ chuyên khoa để được điều trị hợp lý.

Bài Thuốc Xông Hơi Giải Độc,Trừ Phong Thấp

Trước hết cần một cái nồi chứa từ bốn đến năm lít nước. Một khăn lông lau mồ hôi. Một đôi đũa gỗ xốc lá cây trong nồi. Một chăn rộng đủ phủ kín người. Lá cây tươi khoảng từ 600g đến 800g.

Lá cây có công dụng chính giữ hơi nóng trong nồi được lâu. Do đó nếu chỉ cần dùng hơi nước nóng để ra mồ hôi thì có thể tận dụng lá cây có sẵn quanh nhà.

Thông thường nồi xông có thể sử dụng một vài loại lá có tinh dầu thơm để cảm thấy dễ chịu và thêm tính sát trùng đường hô hấp qua hơi thở. Nếu chọn được các loại lá có tính cay, ấm như bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, tre, bưởi, chanh, tràm… mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.

Để trừ phong thấp có thể chọn những loại lá có tính khu phong như vòi voi, lá lốt, cây cứt lợn… Nếu không có sẵn, có thể đến tiệm thuốc bắc mua một thang lá khô xông giải cảm sẽ được bán khoảng 150g gồm một số lá cây như hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà, ngủ trảo…

Đổ nước vào nồi vừa ngập phủ lá cây. Đậy kín, nấu sôi. Người xông mặc quần áo lót hoặc cởi trần ngồi trên một ghế thấp. Đặt nồi nước xông trước mặt, giữa hai chân. Trùm kín người và nồi xông bằng chăn.

Lúc đầu chỉ mở hé nấp nồi để hơi nóng xông đến phần bụng và chân. Khi quen với sức nóng, mở nấp nồi rộng hơn để hơi nóng bốc lên nhiều tuỳ sức chịu đựng của người xông.

Khi hơi nóng giảm, dùng đôi đũa gỗ xốc lá cây để hơi nóng tiếp tục bốc lên. Khi thấy mồ hôi tiết ra đã đủ hoặc nồi xông không còn hơi nóng thì tung chăn ra và dùng khăn lau khô khắp người trước khi thay quần áo sạch.

Xông hơi “đánh tan” nhiều bệnh Bên cạnh giải cảm, hạ sốt, xông hơi còn làm giãn nở mạch máu ngoại biên, vừa tăng tiết mồ hôi để thông thoát bớt nước ra khỏi cơ thể. Cả hai yếu tố này đều có tác dụng giảm nhẹ áp lực lên tim và thành mạch, điều hoà thần kinh giao cảm, giải toả căng thẳng, giảm stress và làm hạ huyết áp cao.

Xông hơi bằng nồi xông còn giúp giải độc cho nhiều trường hợp. Trước hết là giúp trục thuỷ giải độc có hiệu quả trong các chứng sưng phù. Nhiệt độ tăng dần khiến cơ thể phân huỷ một lượng mỡ nhất định để điều hoà thân nhiệt nên xông hơi phối hợp ăn uống và vận động hợp lý cũng hữu ích cho việc chống béo phì.

Dân gian còn có kinh nghiệm dùng nồi xông để giải độc và phục hồi sức khoẻ khi thấy mệt mỏi sau mỗi lần đi rừng núi ẩm thấp về, đi thăm bệnh hoặc viếng đám ma. Liệu pháp xông hơi cũng có thể dùng giải độc ma tuý sau cai nghiện.

Ngoài xông hơi toàn thân, có thể xông hơi cục bộ để điều trị riêng lẻ. Xông vào mũi với nước xông có thêm cây cứt lợn, bồ kết, tế tân… chữa viêm mũi, viêm xoang. Xông vào vùng mặt làm nở lỗ chân lông, tăng tiết bả nhờn trong trị mụn hoặc tăng cường lưu thông khí huyết ra vùng mặt làm đẹp da.

Xông hơi vùng lưng, vùng hạ thể (từ lưng xuống chân), hoặc hai tay, hai chân, hai khớp gối để chữa đau nhức trong các chứng phong thấp, thấp khớp. Để xông vào mũi hoặc mặt có thể dùng một bìa cứng làm phễu có phần miệng lớn vừa đủ phủ kín miệng nồi. Phần đáy phễu nhỏ hơn, đủ bao kín hai mũi hoặc khuôn mặt để hứng lấy hơi nóng từ nồi bốc lên. Theo – SGTT

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác