Top 4 # Viêm Mũi Dị Ứng Xịt Thuốc Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Aladka

Thành phần:

Mỗi lọ (15ml) dung dịch thuốc xịt mũi chứa:

Neomycin (dưới dạng Neomycinsulfat)………………………………….52.500IU

Dexamethason phosphat (dưới dạng Dexamethason natri phosphat)…………15mg

Xylometazolinhydroclorid…………………………………………………7,5mg

Nước cất và tá dược vừa đủ…………………………………………………..15ml

(Tá dược gồm: Kali hydrophosphat, Dinatri hydro phosphate, natri metabisulfit, natri edetat)

Tính chất:

Dung dịch thuốc xịt mũi ALADKA điều trị chống sung huyết niêm mạc, chống dị ứng và kháng khuẩn tại chỗ trong các bệnh lý vùng mũi họng do thành phần có chứa Neomycin sulfat 0,5%, Dexamethason natriphosphat 0,1%, Xylometazolin 0,05%. Thuốc được bào chế dưới dạng phun sương,các hạt nhỏ li ti thấm sâu vào các khe, hốc nơi bị bệnh nên hiệu quả vượt trộiso với các dạng thuốc nhỏ khác.

Các đặc tính dược lực học:

-Neomycin sulfat: Là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có cơ chế diệt khuẩn do ức chế quá trình sinh tổng hợp protein vi khuẩn. Những vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như:Staphylococcus aureus, Escherichia coli,Haemophilus influenzae, Klebisella, Enterobactercác loại, Neisseria các loại.

-Dexamethason natri phosphat: Là fluomethyl prednisolon, glucocorticoid tổng hợp. Các glucocorticoid tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó tác động đến một số gen được dịch mã. Các glucocorticoid cũng còn một số tác dụng trực tiếp,có thể thông qua trung gian gắn kết vào thụ thể. Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Về hoạtlực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơnprednisolon 7 lần.

-Xylometazolin hydroclorid thuộc nhóm các aryl alkylimidazolin có tác dụng giống thần kinh giao cảm, tương tự như naphazolin. Thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưngvà sung huyết khi tiếp xúc với niêm mạc. Xylometazolin tác dụng trực tiếp lên thụ thể alpha-adrenergic ở niêm mạc mũi gây co mạch nên giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết.

Các đặc tính dược động học:

– Neomycin sulfat và Dexamethasonnatri phosphat: Hấp thu tại chỗ nơi xịt thuốc, hấp thu tăng khi niêm mạc bị tổn thương.

– Xylometazolin: Sau khi dùng tại chỗ dung dịch Xylometazolin ở niêm mạc mũi, tác dụng co mạch đạt được trong vòng 5-10 phút và kéo dài trong khoảng 10 giờ.

Chỉ định:

Thuốc điều trị tại chỗ các bệnh viêm và dị ứng vùng mũi họng: Ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi sunghuyết, viêm mũi vận mạch, viêm xoang cấp và mãn tính.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi:Ngày xịt 2-4 lần. Mỗi lần 1-2 nhát xịt.

Cách dùng:

– Lắc mạnh lọ thuốc, mở nắp bảo vệ.

– Cầm lọ thuốc theo phương thẳng đứng xịt thử vào không khí, sau đó hướng thẳng vào mũi xịt dứt khoát đồng thời hít nhẹ.

– Đậy nắp bảo vệ sau khi dùng

Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với Xylometazolin,Dexamethason, Neomycin, Aminoglycosid hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc,người có tiền sử mẫn cảm với thuốc adrenergic.

– Người bị glôcôm góc đóng, người đang dùng các thuốc trầm cảm 3 vòng, trẻ em dưới 6 tuổi.

– Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thểnão, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốckháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng, trong nhãn khoa do nhiễm virus (Herpessimplex mắt thể hoạt động), nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn lao ở mắt.

– Tắc ruột, bệnh viêm – loét đườngtiêu hóa.

Thận trọng:

* Dexamethason: Dexamethason dùng nhỏ mũi có thể thấm xuống họng gây tác dụng toàn thân do đó: ở người bệnh nhiễmkhuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác dụng ức chế miễn dịch nên dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn. Ở ngườiloãng xương, hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, thủng giác mạc, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao thì cần phảitheo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh đó nếu cần phải dùngdexamethason.

* Neomycin: Vì độc tính cao, không nên dùng neomycin để tưới các vết thương hoặc các khoang thanh mạc như màng bụng.

Đã có hiện tượng kháng chéo nhiều giữa neomycin với kanamycin, framycetin, và gentamicin. Tránh dùng tại chỗ lâuvì có thể gây mẫn cảm trên da và dễ mẫn cảm chéo với các kháng sinhaminoglycosid khác. Có thể bị điếc sau khi dùng thuốc ở tai (nhĩ thủng) hoặc vết thương rộng.Thận trọng vì thuốc có tác dụng chẹn thần kinh – cơ nên có thể gây ức chế hô hấp và ngừng hô hấp.

Phải rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có bệnh thận hoặc gan hoặc thính lực bị giảm.

* Xylometazolin: Thận trọng khi dùng cho những người cường giáp, bệnh tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch,phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái tháo đường, người đang dùng các thuốc ức chế monoaminoxydase. Chỉ dùng các chế phẩm xylometazolin cho trẻ em dưới 6 tuổi khi có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc cho điều trị sung huyết mũi nặng trongthời gian ngắn mà không đáp ứng với thuốc nhỏ mũi natri clorid hoặc xông hơi ẩm ấm.

Không nên dùng nhiều lần và liên tục để tránh sung huyết trở lại. Nếu tự ý dùng thuốc, không dùng quá 3 ngày. Khidùng thuốc liên tục 3 ngày không thấy đỡ,cần ngừng thuốc và đi khám bác sỹ.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

– Không nên dùng cho phụ nữ mang thai

– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn:

Phản ứng phụ nghiêm trọng ít khi xảy ra khi dùng tại chỗ thuốc xịt mũi 3 thành phần Dexemethason, Xylometazolin, Neomycin ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp nhưng thoáng qua có thể gây kích ứng tạm thời tại chỗ, nóng rát ở mũi, buồn nôn, nhức đầu, khô niêm mạc mũi hoặc có thể gây các phản ứng mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.Một số phản ứng toàn thân xảy ra do thuốc nhỏ mũi thấm xuống họng gây:

Dùng tại chỗ: Phản ứng tăng mẫn cảm như viêm da, ngứa, sốt do thuốc và phản vệ.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tăng enzym gan và bilirubin, loạn tạo máu, thiếu máu tan máu, lú lẫn, dị cảm, mất phương hướng, rung giật nhãn cầu,tăng tiết nước bọt, viêm miệng.

Dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới chóng mặt, rung giật nhãn cầu và điếc, ngay cả sau khi đã ngừng thuốc.

* Dexamethason:

Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết,giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề.

Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rốiloạn kinh nguyệt.

Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãngxương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn.

Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng,loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp.

Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.

Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái.

-Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ,tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc,áp xe vô khuẩn.

– Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc: Giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn tới suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết. Ngừng thuốc đôi khi giống như tái phát bệnh.

* Xylometazolin Hcl

Phản ứng phụ nghiêm trọng ít khi xảy ra khi dùng tại chỗ xylometazolin ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc ở nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi, phản ứng xung huyết trở lại có thể xảy ra khi dùng dài ngày. Một số phản ứng toàn thân xảy ra do thuốc nhỏ mũi thấm xuống họng gây nên tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp.

– Ít gặp: 1/1000 < ADR <1/100: Cảm giác bỏng rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi, xung huyết trở lại với biểu hiện đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên dài ngày.

– Hiếm gặp: ADR < 1/1000: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch chậm và loạn nhịp.

– Hướng dẫn xử lý ADR với các triệu chứng nhẹ, theo dõi và thường hết. Đặc biệt chú ý khi xảy ra phản ứng hấp thụ toàn thân, chủ yếu là điều trị triệu chứng và bổ trợ. Tiêm tĩnh mạch phentolamin có thể có hiệu quả trong điều trị tác dụng bất lợi nặng của thuốc.

*Ghi chú: Thông báo chp bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác với thuốc khác, các dạng tương tác khác:

-Sử dụng các thuốc chống giao cảm nói chung cũng như Naphazoin cho người bệnh đang dùng cá thuốc ức chếMonoaminoxydase, Maprotilin hoặc các thuống chống trầm cảm 3 vòng có thể gây phản ứng tăng huyết áp nặng.

– Mặc dù ít quan trọng, cũng nên cân nhắc các tương tác thuốc đã biết với các Corticoid dùng toàn thân.

Hạn dùng: 24 tháng tính từ ngày sảnxuất. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Khi thấy thuốc có biểu hiện biếnmàu, vẩn đục, nhãn thuốc in số lô mờ, hạn dùng mờ… hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trongđơn.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 15ml

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 25 độC.

Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

“ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SỸ”

6 Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn

Thuốc được bào chế dưới dạng phun sương với các hạt nước nhỏ li ti, chứa các thành phần chính như 0,5 % Neomycin sulfat, 0,1% Dexamethason natriphotphat, 0,05% Xylometazolin.

Thuốc được chỉ định để điều trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi sung huyết, viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng, chống dị ứng, kháng khuẩn vùng mũi họng. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi,… Thận trọng khi sử dụng thuốc Aladka đồng với các loại thuốc khác như: thuốc điều trị trầm cảm, thuốc trị viêm loát dạ dày,… tốt nhất không nên sử dụng thuốc Aladka để điều trị.

Liều dùng – Cách dùng:

Lắc mạnh lọ thuốc theo chiều hướng lên xuống rồi mở nắp thuốc xịt thử vài lần vào không khí. Đặt thuốc hướng thẳng vào lỗ mũi và xịt dứt khoát và hít nhẹ, đầu hơi ngẩn lên trời để xuống không bị nhiễu xuống. Đậy lại nắp thuốc để bào quản thuốc sử dụng cho các lần sau.

Thực hiện mỗi ngày 2 – 4 lần, mỗi lần xịt 1 – 2 nhát.

Thuốc xịt mũi Coldi – B là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Nam Hà, được Bộ Y tế và tổ chức AFAQ (Pháp) công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Thuốc Coldi – B được chỉ định để điều trị các chứng sổ mũi, ngạt mũi, cảm cúm do viêm xoang, viêm mũi, hắt xì hơi do thay đổi thời tiết. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi. Khuyến cáo khi sử dụng đồng thời thuốc xịt mũi Coldi – B với thuốc IMAO, Glôcôm góc đóng.

Liều dùng – Cách dùng:

Lắc mạnh chai thuốc rồi xịt thử vào không khí vài lần trước khi xịt thuốc vào mũi. Đặt lọ thuốc theo chiều thẳng đứng, nghiêng vào lỗ mũi một gốc 45°, xịt dứt khoát rồi hít nhẹ để thuốc thấm sâu.

Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần và không được sử dụng thuốc liên tục trong 3 ngày liền.

Trong quá trình sử dụng thuốc xịt mũi Coldi – B để điều trị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải các tác dụng phụ như: khô mũi, mất ngủ, nhức đầu, đau tức ngực,… bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và báo cáo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Thuốc xịt mũi Flixonase được chỉ định để điều trị các vấn đề viêm mũi dị ứng cho thời tiết, phòng chống và kiểm soát viêm mũi dị ứng. Không được sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, trẻ em dưới 4 tuổi. Không sử dụng thuốc với mục đích điều trị bệnh hen, co thắt phế quản ở mức độ nặng hoặc nghiêm trọng. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người mới phẫu thuật mũi, loét vách mũi, chấn thương mũi, bệnh nhân nhiễm lao thể ẩn.

Liều dùng – Cách dùng:

Lắc mạnh lọ thuốc để dung dịch trong thuốc được trộn đều, xịt thử lên không khí vài lần rồi xịt dứt khoát vào mũi và hít sâu để thuốc thấm vào khoang mũi.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Xịt 2 nhát vào mỗi bên mũi, thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi sáng sớm. Đối với các trường hợp nặng, thực hiện xịt thuốc vào mũi mỗi ngày 2 lần.

Trẻ em trên 4 tuổi và dưới 12 tuổi: Xịt 1 nhát vào mỗi bên mũi, mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Flixonase có thể gặp phải các triệu chứng của tác dụng phụ như: đau đầu, ngứa mũi, khô mũi, chạy máu mũi, viêm họng,… Bệnh nhân không nên quá lo lắng, các triệu chứng ấy có thể biến mất sau vài giờ đồng hồ, tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan với sức khỏe của mình.

Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Flixonase với những thuốc có chứa hoạt chất Corticosteroid, có thể làm tăng nguy cơ cường vỏ tuyến thượng thận.

Thuốc xịt tai, mũi, họng Hadocort – D được chỉ định để điều trị các bệnh lý về mũi – xoang như viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ngạt mũi, điều trị viêm họng cấp và mãn tính, điều trị viêm tai giữa, viêm tai trong. Bên cạnh đó, thuốc được sử dụng để ngăn chặn tình trạng viêm hoặc sưng vùng tai, mũi và họng.

Thuốc xịt tai, mũi, họng Hadocort – D chống chỉ định với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, trẻ em dưới 6 tuổi. Thận trong khi sử dụng thuốc cho các đối tượng mắc các bệnh về tim, bướu cổ, tiểu đường,… không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Liều dùng – Cách dùng:

Lắc mạnh thuốc để dung dịch trong thuốc được đầu, mở nắp bảo vệ rồi đặt đầu thuốc vào lỗ mũi, nhấn dứt khoát để thuốc chạy thẳng vào sâu lỗ mũi rồi hít nhẹ.

Thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

Thuốc xịt mũi Otrivin được chỉ định để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị viêm xoang và viêm mạc mũi họng, giúp đào thải các dịch tiết ở vùng bị tổn thương. Bên cạnh đó, thuốc Otrivin còn được dùng trong nội soi mũi.

Ngoài chống chỉ định với các đối tượng dị ứng với một số thành phần có trong thuốc, thuốc còn chống chỉ định sử dụng với các đối tượng bị viêm mũi khô, glôcôm góc đóng, phẫu thuật cắt tuyến yên qua đường xương bướm, phẫu thuật bộc lộ màng cứng qua đường mũi. Thận trọng khi sử dụng thuốc xịt mũi Otrivin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người mắc các bệnh lý về tim, tăng huyết áp. Thận trọng khi điều trị bằng thuốc này đồng thời với thuốc điều trị trầm cảm.

Liều dùng – Cách dùng:

Trước khi sử dụng thuốc cần vệ sinh sạch sẽ vùng mũi – xoang. Lắc nhẹ ống xịt, mở nắp rồi xịt vài lần vào không khí đến khi xuất hiện các hạt nước li ti là được. Đưa đầu uống thuốc vào lỗ mũi rồi ấn nhẹ và hít sâu. Đậy kín nắp để sử dụng cho các lần sau.

Trẻ em sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi: Xịt mỗi bên mũi 1 phát thuốc Otrivin 0,05% cho mỗi bên mũi, thực hiện 3 lần/ ngày.

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Xịt mỗi bên mũi 1 nhát thuốc Otrivin 0,1%, thực 4 lần/ ngày.

Thời gian sử dụng tối đa 1 tuần.

Thuốc xịt mũi Thái Dương là sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm nhanh các cơn ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, giảm tối đa các cơn hắt hơi.

Thuốc xịt mũi Thái Dương chống chỉ định với mọi đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, không sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Thuốc xịt mũi không các tác dụng trong việc điều trị viêm do nhiễm khuẩn, polyp mũi, viêm mũi thể dày niêm mạc, phì đại cuống mũi,…

Liều dùng – Cách dùng:

Tương tự như cách dùng của các thuốc xịt mũi trên, người bệnh cần lắc nhẹ và xịt vài lần vào không khí trước khi sử dụng, rồi đặt đầu ống vào lỗ mũi ấn dứt khoát và hít sâu để thuốc thấm vào. Cuối cùng, đậy kín nắp để bảo quản thuốc cho các lần dùng tiếp theo.

Thực hiện mỗi bên mũi 1 – 2 nhát thuốc, khoảng cách giữa các liều thuốc là 1 – 3 giờ đồng hồ.

Đối với viêm mũi dị ứng cấp: Thời gian sử dụng tối thiểu là 3 – 5 ngày và cần được sử dụng liên tục đến khi bệnh tình thuyên giảm.

chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn đọc có thể chưa biết: Chi tiết cách sử dụng thuốc xịt mũi bạn cần nắm rõ

Thuốc Xịt Mũi Budesonede Trị Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Budesonide là thuốc thuộc nhóm

Tên thương hiệu: Rhinocort Allergy, Rhinocort, Rhinocort Aqua, Childrens Rhinocort Allergy.

Phân nhóm: Thuốc Corticoid.

Budesonide đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt vào năm 1994 dưới thương hiệu Rhinocort, và được sản xuất bởi AstraZeneca.

1. Tác dụng

Budesonide là một corticoid có công dụng giảm sưng, viêm ở mũi dựa trên cơ chế làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thuốc được dùng để điều trị một số triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, mũi, họng, hắt hơi của bệnh dị ứng theo mùa. Budesonide cũng được chỉ định cho bệnh nhân mới thực hiện phẫu thuật polyp mũi.

Ngoài ra, Budesonide cũng được chỉ định điều trị một số bệnh đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, phổi tắc nghẹn mãn tính ().

Budesonide cũng có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác không liệt kê trên.

2. Dạng và liều lượng

Thuốc xịt

3. Thành phần

Budesonide

Chống chỉ định thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với Budesonid hoặc với những thành phần khác của thuốc.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.

5. Chống chỉ định

6. Cách sử dụng và liều dùng

# Liều dùng: + Liều dùng dành cho người lớn:

64 mcg (32 mcg cho mỗi bên mũi)/ ngày.

Liều dùng tối đa không được quá 256 mcg (tương đương với 4 lần xịt).

+ Liều dùng dành cho trẻ em:

64 mcg (32 mcg cho mỗi bên mũi)/ ngày.

Liều dùng tối đa không được quá 128 mcg mỗi ngày (tương đương với 2 nhát xịt/ ngày). Với trẻ lớn hơn 6 tuổi, liều dùng không được quá 256 mcg (tương đương với 4 lần xịt).

Không dùng thuốc liên tục trong vòng 14 ngày.

Dùng thuốc đúng như mô tả của nhà sản xuất hoặc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng thuốc quá liều hoặc ít hơn liều nhà sản xuất khuyến cáo. Đôi khi, bác sĩ có thể căn cứ vào tình trạng bệnh mà chỉ định cho bạn liều dùng phù hợp nhất.

# Hướng dẫn sử dụng thuốc:

Lắc đều trước khi sử dụng

Vệ sinh sạch mũi. Giữ cho đầu thẳng đứng, đưa đầu xịt vào trong cánh mũi, tay còn lại giữ chặt cánh mũi còn lại, bấm nút, hít thở sâu để luồng hơi thẩm thấu nhanh. Thực hiện tương tự đối với bên còn lại.

Không hỉ mũi sau vài phút xì mũi.

Rửa ngay với nước nếu thuốc dây vào mắt hoặc miệng.

Không sử dụng Budesonide sau khi bạn đã xịt được 120 nhát kể cả khi thuốc vẫn còn trong chai.

Khuyến khích bệnh nhân dùng đúng liều lượng để hạn chế tác dụng phụ. Khi triệu chứng bệnh được kiểm soát, bạn có thể cân nhắc đến việc giai giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ do thuốc gây nên.

Trong quá trình dùng thuốc trị bệnh, nếu có bất kì thắc mắc nào, nên sớm tham khảo với người có chuyên môn để sớm được giải đáp những thắc mắc.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thuốc nơi ẩm thấp như nhà tắm, tránh để nơi có ánh sáng trực tiếp. Khi phát hiện thuốc có dấu hiệu ẩm, mốc, tuyệt đối không sử dụng.

Tránh xa tầm tay của trẻ em.

7. Bảo quản

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Budesonide

Trong quá trình điều trị các triệu chứng ở mũi bằng Budesonide, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

1. Thận trọng

Nguyên tắc chung khi dùng thuốc tây trị bệnh đó là hạn chế uống thuốc khi mang thai để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Nếu việc chữa bệnh bằng Budesonide là giải pháp bắt buộc trong thai kì, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để được chỉ định liều lượng phù hợp.

Không có nghiên cứu chứng minh Budesonide có thể bài tiết trực tiếp vào sữa mẹ. Tuy vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn đang cho con bú.

Các loại thuốc Steroid nói chung đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cân nặng và thượng thận của trẻ. Vì thế, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu như con bạn gặp bất kì vấn đề gì khi dùng thuốc điều trị.

Người có tiền sử mắc bệnh lao

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm nghiêm trọng

Mắc bệnh gan

Bị tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể

Hệ miễn dịch suy yếu (do bệnh tật hoặc do hệ quả của dùng thuốc).

Lỡ loét bên trong mũi

Bệnh nhân phẫu thuật polyp mũi.

Ngoài ra, những đối tượng sau cũng cần đặc biệt thận trọng khi dùng Budesonide điều trị:

2. Tác dụng phụ

Phát ban

Khó thở

Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng…

Đau họng, ho

Kích thích trong mũi

Xuất hiện vết loét hoặc mảng trắng bên trong hoặc xung quanh mũi.

Budesonide có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể đối mặt với một số tác dụng phụ như sau:

Chảy máu cam nghiêm trọng

Thở khò khè, khó thở

Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các biểu hiện của cảm cúm

Chảy máu cam

Vết loét ở mũi không lành

Ở một số đối tượng, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn, gồm:

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra hướng giải quyết kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Advair Diskus (fluticasone / salmeterol)

Allegra (fexofenadine)

Aspirin

Dầu cá (axit béo không bão hòa omega-3)

Benadryl (diphenhydramine)

Vitamin B12 (cyanocobalamin), Vitamin C (axit ascorbic), Vitamin D3 (cholecalciferol)

Celebrex (celecoxib)

Claritin (loratadine)

Flonase (fluticasone mũi)

Paracetamol (acetaminophen)

Cymbalta (duloxetine)

ProAir HFA (albuterol)

MiraLax (polyethylene glycol 3350)

Lipitor (atorvastatin)

Singulair (montelukast)

Symbicort (budesonide / formoterol)

Ventolin HFA (albuterol)

Zyrtec (cetirizine)

Budesonide có thể tương tác với một số thuốc, làm tăng hay giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị. Hỏi thăm ý kiến của dược sĩ, bác sĩ nếu bạn đang dùng một trong những loại thuốc (bao gồm thuốc kê toa và thuốc không kê toa) được liệt kê ngay sau đây:

5. Cách xử lý khi dùng thiếu liều, quá liều

Trong trường hợp bỏ quên liều, nên bổ sung chúng ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều bỏ lỡ gần với liều kế hoạch thì hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng lịch trình.

Dùng Budesonide quá liều không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài có thể gây các triệu chứng như da mỏng, da bị bầm tím, thay đổi vị trí mỡ trên da (nhất là ở cổ, eo, lưng), mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt, mất hứng thú khi quan hệ, bất lực… Do đó, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý.

Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì?

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng có mang lại hiệu quả không?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất Histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Hiện nay, khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh thường tự điều trị bằng các các loại thuốc Đông – Tây y.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Cường cho biết, điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông – Tây y chỉ có tác dụng tạm thời, chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn ở một số nơi chứ không thể chữa trị dứt điểm được bệnh.

Có thể người bệnh nghĩ việc điều trị viêm mũi dị ứng dễ dàng và thường tự điều trị. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, việc chữa trị không đúng cách khiến bệnh tái phát liên tục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Hiện nay, Hồng Cường đang áp dụng phương pháp DNR – Plasma nhiệt độ thấp công nghệ Mỹ trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng với hiệu quả cao, không đau, phục hồi nhanh chóng và hạn chế tái phát đến 98%.

Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả ở đâu?

Hiện nay, chuyên khoa tai mũi họng của Phòng Khám Đa Khoa Hồng Cường đang điều trị thành công hàng nghìn trường hợp mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng.

**Phòng khám được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn là nhờ những ưu điểm như:

Toàn bộ quá trình điều trị viêm mũi dị ứng đều do các bác sĩ có chuyên môn – kỹ thuật cao, nhiều năm kinh nghiệm, cẩn thận đảm nhiệm giúp quá trình điều trị diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, chính xác.

Trang thiết bị y tế hiện đại, được khử trùng sạch sẽ, giúp quá trình điều trị diễn ra an toàn.

Chi phí điều trị đảm bảo hợp lý, được niêm yết công khai và thông báo đến từng bệnh nhân trước khi điều trị theo đúng quy định Sở Y Tế đề ra.

Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, thủ tục hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, thời gian linh hoạt từ 8h – 20h hằng ngày, giúp bệnh nhân thuận tiện sắp xếp thời gian khám chữa bệnh.

Nếu còn gì thắc mắc người bệnh có thể nhấp vào bảng chat hoặc có thể liên hệ qua số (028) 3863 9888 để được các tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.