Top 9 # Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Uống Thuốc Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tốt Nhất

Hiện tại xoay quanh các bệnh về đường hô hấp có rất nhiều người tìm kiếm thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tốt nhất cũng như thắc mắc về căn bệnh này có chữa trị dứt điểm được không. Viêm mũi dị ứng là một mãn tính thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng. Để có hiệu quả tốt nhất cần sử dụng thuốc và cách chữa trị phù hợp kết hợp với phòng tránh bệnh đúng cách.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một bệnh về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay tại nước ta do những ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu 4 mùa mưa nắng thất thường. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa cũng đồng thời tạo ra các hệ lụy là môi trường ô nhiễm, hóa chất,… tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng bùng phát và phát triển. Bạn nên tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng để xác định chính xác mình có mắc phải căn bệnh này không?

Ở những người có cơ địa dị ứng dễ phản ứng lại các tác động từ bên ngoài môi trường dễ bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra và tái phát bất cứ lúc nào. Các biểu hiện đặc trưng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,… xảy ra quanh năm và nặng hơn khi thời tiết thay đổi. Bệnh rất dễ tái phát do điều kiện môi trường. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm cho căn bệnh này. Các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây, thuốc Đông y mới chỉ có tác dụng làm giảm và ngăn chặn tình trạng bệnh. Trong đó, người bệnh thường ưu tiên sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để chữa viêm mũi dị ứng do có thể áp dụng trong thời gian dài mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Cách 1: lấy một lượng hoa cứt lợn đem rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt để nhỏ mũi ngày 3 lần.

Cách 2: kết hợp dùng hoa cứt lợn với lá khế tươi và lá bạc hà tươi đem rửa sạch, giã nát, gói vào miếng gạc hoặc vải sạch để nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

– Dùng tỏi: lấy nước ép tỏi (hoặc kết hợp với mật ong) để nhỏ mũi mỗi ngày 3 lần sẽ có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch mũi, chống viêm rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian dùng tỏi có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh chóng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng y học cổ truyền

– Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng: theo y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rất tốt nên thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm đau hiệu quả.

Hoặc bạn có thể dùng kết hợp gừng với củ hành ta đem giã nhuyễn rồi cho thêm giấm ăn vào trộn đều, pha với nước nóng dùng để xông hơi chữa viêm mũi dị ứng sẽ rất hiệu quả.

– Kết hợp dùng bài thuốc từ hạt hẹ và thiên niên kiện, mỗi thứ 30g đem giã nhỏ, trộn đều rồi cho vào cốc nước nóng dùng để xông hơi.

– Dùng thương nhĩ tử, tân di hoa mỗi thứ 10g; bạc hà, bạch chỉ, trà diệp mỗi thứ 5g; củ hành tươi 3g. Tất cả các nguyên liệu đem đun sôi với khoảng nửa lít nước dùng để uống trong ngày.

– Dùng dây mướp (đoạn gần gốc), vỏ bí đao tươ, ý dĩ mỗi thứ 50g đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.

Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mẩn Đỏ Uống Thuốc Gì?

Với những người có da quá nhạy cảm thì khi thay đổi thời tiết da hay bị nổi mẩn đỏ. Tình trạng này sẽ càng gia tăng nếu chúng ta không tiến hành các biện pháp điều trị. Vậy dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài viết hôm nay. Đây cũng là một trong những kiến thức mà bạn cần biết để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Tại sao khi dị ứng thời tiết da lại nổi mẩn đỏ ?

Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh dị ứng thời tiết, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng rối loạn phản ứng miễn dịch khi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường. Lúc này các phản ứng trong có thể tăng lên, sinh ra chất kháng histamin gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ. Ngoài ra hiện tượng nổi mẩn đỏ có thể được lý giải là do tình trạng xung huyết, tập trung ở vùng mặt, tay, tiếp đó tới lưng và chân.

Khi dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì ?

Chúng ta không được chủ quan trước những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Thông thường có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách dùng thuốc Tây y và Đông y

1/ Thuốc Tây y

Để sử dụng các loại thuốc này, chúng ta cần phải xác định được mức độ bệnh qua các biện pháp kiểm tra. Sau khi xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sao cho phù hợp. Thông thương bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc chống mẫn cảm đặc hiệu dùng để hạn chế phản ứng nhạy cảm của cơ thể trước sự tác động của thời tiết. Loại thuốc này sẽ làm ngưng hoạt động của các kháng thể igE tự do. Nhờ đó mà giảm được các triệu chứng mẫn cảm với thời tiết. Loại thuốc được dùng nhiều nhất là thuốc Omalizumab.

Thuốc kháng histamin: được dùng để ngăn ngừa quá trình phản ứng của cơ thể, ngăn chặn sự hình thành chất trung gian gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ. Thông thường bác sĩ hay chỉ định dùng các thuốc thuộc nhóm ethanolamin, nhóm piperazin, nhóm alkylamin, nhóm phenothiazin…

Thuốc kháng leukotrien: dùng để điều trị bệnh ở mức độ mãn tính, thường cho hiệu quả nhanh nhưng vẫn có tính an toàn cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: thuốc zafirlukast, thuốc zileuton, thuốc montelukast.

Việc sử dụng các loại thuốc trên tuyệt đối phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đưa ra. Không được tự ý mua và thay đổi liều lượng của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào cũng phải liên hệ với bác sĩ để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Việc dùng sai thuốc, sai liều lượng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước được.

2/ Thuốc Đông y

Nếu bạn không biết khi dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì thì chúng ta có thể uống các loại thuốc Đông y. Các bài thuốc này có nguồn gốc từ tự nhiên nên khá an toàn, ngay các khi sử dụng trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp tăng cường chức năng của gan, thận. Nhờ đó mà ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Nhưng hiện nay việc dùng thuốc Đông y cũng cần hết sức thận trọng. Chúng ta nên đến các cơ sở thuốc uy tín để được thăm khám và kê đơn. Tránh tình trạng mất tiền mua thuốc mà bệnh vẫn không được chữa khỏi.

Cho các nguyên liệu trên trong 1 thang thuốc và dùng để uống trong ngày.

Trong một thang thuốc sẽ bao gồm các vị thuốc sau: 6g cam thảo, 6g kinh giới, 6g phòng phong, 6g thuyền thoái, 10g đại thanh diệp, 10g sinh địa, 10g bèo cái, 10g lá đơn, 10g ngưu bàng, 10g ngân hoa, 20g liên kiều.

Đem thang thuốc này sắc và dùng để uống mỗi ngày 1 thang.

Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của việc sử dụng thuốc, người bệnh phải có một chế độ ăn uống điều độ kết hợp với việc chăm sóc da hợp lý.

Những thông tin trên đã trả lời được thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc khi dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì? Chúng ta cần phải tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt nếu không bệnh sẽ chuyển sang bệnh mãn tính, gây khó khăn hơn cho việc điều trị.

Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Các triệu chứng của bệnh lý tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tác động trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bởi các biểu hiện đặc trưng như nhức đầu, hắt hơi, chảy dịch mũi màu vàng xanh, hơi thở hôi tanh, mất khứu giác,…

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trường hợp của bệnh viêm mũi dị ứng, các triệu chứng bệnh lý thường có xu hướng khởi phát ở những đối tượng mẫn cảm với các tác nhân như độ ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, nhiệt độ,…Sau khi bị các yếu tố tác động người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như hắt hơi, sưng tấy mũi, khó thở, viêm nhiễm,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi, đối tượng nào nhưng thường tập trung ở phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em, người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết thường bùng phát theo mùa, đặc biệt là thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, bệnh lý còn bị tác động bởi phấn hoa bay trong không khí và nấm mốc,…

Khi bị dị nguyên tấn công, lúc này cơ thể sẽ có xu hướng tạo ra các kháng thể chống lại nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, hoạt chất histamin cũng được phóng thích, đây là nguyên nhân gây khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng thời tiết có thể khởi phát bởi các yếu tố sau:

Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, áp suất sẽ thay đổi đột ngột. Hiện tượng này có thể gây khởi phát các biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết.

Yếu tố cơ địa: Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, có hệ miễn dịch suy giảm. Do đó khi bị dị nguyên tấn công, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể phản ứng lại với tác nhân gây bệnh từ đó sinh ra các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,…

Mục đích để loại bỏ các dị nguyên lạ ra khỏi niêm mạc mũi. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng thời tiết có khả năng di truyền, khi ba mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái gặp phải bệnh lý này sẽ cao hơn người bình thường.

Dị nguyên trong không khí: Nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… lẫn trong không khí cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết.

Cơ thể nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài: Một số trường hợp có tình trạng sức khỏe bình thường nhưng khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột như ngồi trước quạt hay máy điều hòa sẽ gây hắt hơi, sổ mũi ngay lập tức.

Các yếu tố khác: Bên cạnh các tác nhân trên, bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có thể dễ khởi phát và tiến triển nặng hơn do một số bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, nổi mề đay mãn tính, hen suyễn, chàm.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng thời tiết

Các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, nên rất nhiều người bệnh nhầm lẫn và hệ quả là áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc không đúng cách khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn, kéo dài thời gian chữa trị.

Khi cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của thời tiết và yếu tố môi trường, lúc này niêm mạc mũi sẽ bị kích thích và hình thành những cơn ngứa mũi kéo dài dai dẳng gây khó chịu.

Hắt hơi là một trong những biểu hiện điển hình khi bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Đây được xem là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân vừa xâm nhập.

Chảy nước mũi có dịch loãng, nhầy và có thể bị nhầm lẫn với bệnh sổ mũi thông thường.

Đau đầu, nghẹt mũi, ngứa đau họng, ho khan có thể kèm theo sốt nhẹ, khứu giác bị giảm.

Ngứa mắt, chảy nước mắt, hốc mắt bị đau nhức.

Viêm mũi dị ứng thời tiết còn gây giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đi kèm với hen suyễn,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát bởi nguyên nhân chính là sự thay đổi thời tiết. Đây là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách có thể chuyển biến thành các biến chứng mãn tính nguy hiểm như:

Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng thời tiết thường khởi phát ở những người có cơ địa dị ứng và do yếu tố di truyền do đó việc điều trị dứt điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc và phòng ngừa đúng cách sẽ kiểm soát tốt hơn, hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của viêm mũi dị ứng thời tiết, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng thời tiết

Khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định chính xác bệnh có phải viêm mũi dị ứng thời tiết hay không, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng quan sát các biểu hiện bệnh lý, hỏi về tiền sử bệnh lý người thân trong gia đình và bệnh nhân để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh, đồng thời xác định các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát thành từng đợt hay quanh năm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thiện hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như:

Kỹ thuật xét nghiệm da: Bác sĩ sẽ dùng dị nguyên thử nghiệm trên một góc nhỏ của da và kiểm tra phản ứng của da sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Xét nghiệm máu: Kỹ thuật xét nghiệm máu được thực hiện nhằm đánh giá chính xác mức độ dị ứng ảnh hưởng đến cơ thể, từ đó có các phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện xét nghiệm hình ảnh khi các triệu chứng bệnh lý có xu hướng ảnh hưởng đến hốc mắt, tai giữa, khoan xoang.

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, xác định được nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý. Dựa vào kết quả và đối tượng, độ tuổi mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết nhanh chóng và hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc Tây chứa các hoạt chất ức chế các tác nhân gây bệnh, thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi, thuốc uống,…

Các loại thuốc chứa Decongestants

Nhóm thuốc này có tác dụng giúp thông mũi, giảm áp lực lên những vùng xung quanh mũi như họng, tai, xoang,…Các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong thời gian ngắn trong vòng 3 ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn phát sinh. Thuốc không dùng cho những trường hợp mắc bệnh vấn đề về tim mạch, tiết niệu, huyết áp, đột quỵ.

Một số thuốc chứa Decongestants thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng như Phenylephrine, Pseudoephedrine. Lưu ý tránh tự ý sử dụng thuốc, cần tuân thủ liều dùng, thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi

Nhóm thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi nhanh chóng. Các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi có chứa thành phần corticoid, đây là chất tăng cường miễn dịch và chống viêm hiệu quả.

Thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị trong thời gian ngắn giúp kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ quá trình chữa trị viêm mũi dị ứng thời tiết đạt được kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, người bệnh lưu ý tránh sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi chứa corticoid vì có thể gây kích ứng niêm mạc họng, mũi và phát sinh một số tác dụng phụ khác.

Nhóm thuốc kháng histamin

Các loại thuốc kháng histamin có khả năng kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết như đau nhức mũi, hắt hơi, sổ mũi hiệu quả.

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý ngưng điều trị, thêm bớt liều thuốc, lạm dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần gây phát sinh các biến chứng mãn tính.

Đặt thuốc ngậm ở dưới lưỡi

Biện pháp này chỉ được bác sĩ áp dụng đối với các trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết ở mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một lượng thuốc thích hợp đặt dưới lưỡi giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Trong thời gian sử dụng thuốc ngậm có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đau rát họng, ngứa miệng, đau, sưng lưỡi,…

Thuốc tiêm chống dị ứng

Tương tự với thuốc đặt dưới lưỡi, thuốc tiêm chống dị ứng được chỉnh định khi các loại thuốc điều trị không đáp ứng. Thuốc tiêm dị ứng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, do đó người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng điều trị.

Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà

Bên cạnh điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp tận dụng các thảo dược tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, tăng hiệu quả điều trị.

Đặc tính của các mẹo dân gian là lành tính, an toàn, hạn chế các tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, việc áp dụng các bài thuốc chữa dân gian vào điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết còn hạn chế được tình trạng lạm dụng thuốc Tây.

Dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng thời tiết:

Hoạt chất Allicin có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nguyên liệu này thường được tận dụng trong chữa trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…giúp sát khuẩn, giảm viêm hiệu quả.

Chuẩn bị 1 tép tỏi và 1 ít mật ong nguyên chất

Tỏi tách vỏ đập dập và pha với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:2

Sau khi vệ sinh vùng mũi, bạn dùng tăm bông thấm dung dịch tỏi mật ong vào niêm mạc mũi

Áp dụng thực hiện mỗi ngày 3 lần giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả

Lưu ý: Tránh sử dụng nhiều tỏi vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi

Sử dụng gừng tươi:

Theo ghi nhận của YHCT gừng có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng sát khuẩn hiệu quả, làm nóng đường thở, hỗ trợ lưu thông máu, giúp cải thiện các biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết.

Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mang đi rửa sạch, gọt sạch vỏ sau đó thái thành lát mỏng và nhai chậm để những hoạt chất trong vị thuốc này thông lên mũi, thấm vào niêm mạc.

Gừng sẽ kháng lại histamin, từ đó làm giảm cơn hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi nhanh chóng, mẹo chữa này không gây không miệng hay phát sinh các tác dụng phụ trong quá trình thực hiện.

Ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng thời tiết:

Ngải cứu là vị thuốc có nhiều công dụng và được dùng trong điều trị các bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng do thời tiết gây ra. Người dân thường sử dụng lá ngải cứu xông mũi giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi.

Chuẩn bị 30 gam lá ngải cứu

Mang lá rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất rồi rửa lại lần nữa với nước sạch

Phơi lá ngải cứu trong bóng râm đến khi vừa héo

Kế đến bạn vò lá cho mềm và cuộn thành hình điếu như thuốc lá

Đốt ngải cứu để ngửi, có thể kết hợp hơ ở giữa đỉnh đầu giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở, thông mũi, dị ứng,…

Mỗi lần xông đốt từ 2 – 3 điếu

Áp dụng thực hiện liên tục trong vòng 15 ngày thì ngưng lại

Áp dụng các mẹo chữa dân gian thường có tính an toàn, lành tính và hạn chế được các tác dụng phụ nếu thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiệu quả từ các bài thuốc chữa chỉ có tính chất hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.

Phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và tùy thuộc vào cơ địa mỗi người sẽ phát huy tác dụng khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian phát huy hiệu quả điều trị của các mẹo chữa dân gian sẽ chậm hơn so với thuốc Tây, do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nếu gặp phải điều kiện thuận lợi. Do đó, việc thực hiện cách biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát là điều cần thiết.

Trường hợp chủ quan, không điều trị hoặc điều trị và chăm sóc không đúng cách có thể khiến bệnh trở thành mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích thích dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bụi bẩn,…

Chú ý giữ ấm đường thở, không để niêm mạc mũi bị khô, tránh ngồi trước máy quạt hay điều hòa quá lâu.

Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn thường xuyên, đồng thời bỏ thói quen đưa tay lên mũi nhằm tránh làm niêm mạc mũi bị tổn thương và hạn chế đưa vi khuẩn vào mũi

Viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, do đó người bệnh cần giữ ấm cơ thể, hạn chế di chuyển khi trời lạnh, giai đoạn chuyển mùa.

Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn trong không khí, hạn chế bệnh tái phát.

Luôn che chắn, mang khẩu trang khi ra đường hay đến những nơi đông người để tránh các nhân gây kích ứng xâm nhập cũng như các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đồng thời cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bổ sung nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ bù nước, làm ẩm lớp niêm mạc mũi, các dịch nhầy ở mũi cũng sẽ loãng dần, từ đó cải thiện chứng nghẹt mũi, khó thở.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh lý về đường hô hấp không đe dọa tính mạng của người bệnh. Nhưng các triệu chứng của bệnh lý có xu hướng tái phát nhiều lần, nếu không chữa trị và chăm sóc, phòng ngừa đúng cách sẽ tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng mãn tính. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Top 10 Loại Thuốc Chữa Dị Ứng Thời Tiết

Thuốc Telfast BD chữa dị ứng thời tiết

Telfast BD là một loại thuốc chống dị ứng được nhiều người biết đến và sử dụng. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần Sanofi. TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Thành phần: Fexofenadine hydrochloride 60mg và tá dược.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi bị nổi mề đay, ngứa da, dị ứng.

Chống chỉ định với:

Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ: Tức ngực, khó thở, có thể bị sưng vùng cơ mặt, mí mắt, bộ phận sinh dục…

Cách dùng và liều dùng:

Giá thành: 35.000 đồng/hộp.

Thuốc chữa dị ứng thời tiết Zyrtec

Thuốc chống dị ứng Zyrtec là một loại thuốc kháng Histamin, kháng dị ứng da. Sản phẩm sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm zyrtec-D và Zyrtec.

Thành phần: Cetirizine dihydrochloride 10mg và tá dược.

Đối tượng sử dụng: Người bị dị ứng theo mùa, nổi mề đay dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các bệnh về ngứa da do dị ứng…

Chống chỉ định với người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, nôn ói, đau bụng…

Cách dùng và liều dùng:

Giá thành: 80.000 đồng/hộp.

Thuốc Clarityne

Clarityne cũng là loại thuốc chữa dị ứng và bệnh lý ngoài da phổ biến. Thuốc có dạng viên nén, sản xuất bởi Công ty MSD (Mỹ). TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Thành phần: Loratadine 10 mg

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi bị dị ứng, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.

Chống chỉ định với

Tác dụng phụ: Đau đầu, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, căng thẳng…

Cách dùng và liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ngày/

Trẻ em dưới 30kg: 1 ngày uống ½ viên.

Giá thành: 75.000 VNĐ/hộp

Thuốc Cezil 10mg chữa dị ứng thời tiết

Là một trong những loại thuốc được sử dụng để chống dị ứng nhất hiện nay. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Alkem Laboratories của Ấn Độ. TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Thành phần: Cetirizine hydrochloride 10mg và tá dược.

Đối tượng sử dụng: Người bị dị ứng, phát ban, mề đay mãn tính, viêm mũi dị ứng…

Chống chỉ định với

Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, lo âu, gây ảo giác…

Cách dùng và liều dùng:

Giá thành: Dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Clorpheniramin 4

Clorpheniramin 4 được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Mekophar. Đây là loại thuốc chống dị ứng rất thông dụng và được nhiều người sử dụng. TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Thành phần: Clorpheniramin maleat 4mg và tá dược khác.

Thuốc còn giúp chống tiết Acetylcholin.

Đối tượng sử dụng: Người bị bệnh nổi mề đay, dị ứng do thời tiết, thức ăn, viêm mũi dị ứng, phù Quincke, viêm xoang ngứa do sởi hoặc thủy đậu…

Chống chỉ định với:

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Phụ nữ mang thai và cho con bú,

Người bị tắc cổ bàng quang, người bị loét dạ dày, tắc môn vị tá tràng.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, khô miệng…

Cách dùng và liều dùng:

Giá thành: 30.000 đồng/hộp.

Siro Tiêu ban thủy

Tiêu ban thủy là sản phẩm Đông y, giúp hỗ trợ chữa dị ứng, nổi mề đay hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH dược phẩm Hoa Sen. TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Thành phần trong 1 chai siro Tiêu ban thủy 150ml gồm:

Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, mát huyết, giảm dị ứng.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em bị dị ứng do cơ địa, thời tiết, thức ăn… Người bị mề đay, mẩn ngứa.

Chống chỉ định với:

Người có tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng, tự ra nhiều mồ hôi.

Cách dùng và liều dùng:

Trẻ em dưới 1 tuổi: Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 3ml. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho bé.

Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 3 – 5ml.

Trẻ em từ 4 – 6 tuổi: Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 5 – 8ml.

Trẻ em từ 7 – 10 tuổi: Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 8 – 10ml.

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 20 – 30ml.

Giá thành: 45.000 đồng/chai 150ml.

Tiêu ban giải độc thang

Tiêu ban giải độc thang là bài thuốc Đông y giúp điều trị dị ứng, nổi mề đay triệt để. Bài thuốc đã được kiểm chứng hiệu quả và nhân được nhiều đánh giá cao của chuyên gia. Bài thuốc được bào chế bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Giải độc hoàn: Bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ và một số loại thảo dược khác

Giúp thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ.

Tiêu viêm, tiêu sưng, giảm triệu chứng ngứa ngáy, dị ứng.

Bổ gan, hoạt huyết, thông mật.

Nâng cao vệ khí, cải thiện cơ địa,

Nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát.

Đối tượng sử dụng: Người bị nổi mề đay, dị ứng. Có thể sử dụng cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Cách dùng và liều dùng: Theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Nếu bệnh nhân ngại đun sắc và có yêu cầu, nhà thuốc sẽ giúp bào chế sẵn thành dạng cao, tiện lợi sử dụng.

Giá thành: Tùy theo liệu trình.

Bài thuốc Nam gia truyền chữa dị ứng thời tiết của Đỗ Minh Đường

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh là một trong những phương được rất nhiều chuyên gia đầu ngành da liễu đánh giá cao và khuyên dùng. Bài thuốc đặc trị các bệnh: Dị ứng thời tiết, dị ứng do các nguyên nhân khác, nổi mề đay, mẩn ngứa… TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Bài thuốc chữa dị ứng của Đỗ Minh Đường kết hợp 3 phương thuốc nhỏ, với thành phần gồm 20 – 30 vị thuốc quý:

Thuốc bổ gan giải độc : Bồ công anh, sài hồ nam, ngải cứu, lá chanh, cà gai, xích đồng đỏ…

Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Hoàng kỳ, xích đồng, hạnh phúc, nhân trần…

Giảm triệu chứng ngứa ngáy, dị ứng.

Mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng gan.

Ích tủy sinh huyết, bổ thận, tăng cường chức năng thận

Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát.

Đối tượng sử dụng: Tất cả các đối tượng bị dị ứng, nổi mề đay. Bao gồm cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Cách dùng và liều dùng: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Giá thành: Tùy theo liệu trình.

Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang bào chế bởi Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Vinacare. Phương thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, có tác dụng trị bệnh dị ứng, nổi mề đay hiệu quả. TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết

Thành phần: Thuyền thoái, đơn đỏ, kinh giới, sinh địa, ngưu bàng tử, tang điệp, cát cánh, phù bình và một số thảo dược khác.

Công dụng:

Tiêu viêm sưng, giải độc, thanh nhiệt, khai thông phế khí.

Nhuận phế, lương huyết, giải dị ứng.

Bổ gan thận, tăng cường chức năng gan, thận.

Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Đối tượng sử dụng: Người bị dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa. Sử dụng cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh.

Cách dùng và liều dùng: Theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Giá thành: Tùy theo liệu trình.

Macoxen

Macoxen là sản phẩm Đông y giúp hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay. Sản phẩm thuộc công ty Cổ phần Hakaco.

Thành phần: Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng kỳ, kinh giới, sinh địa và một số thảo dược khác.

Có tác dụng giải độc, giảm nổi mề đay.

Giúp tái tạo cơ địa, hạn chế tái phát.

Thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan, thận, tăng cường hệ miễn dịch.

Đối tượng sử dụng:

Người bị mề đay, người có chức năng gan kém.

Cách dùng và liều dùng:

Giá thành: 550.000 đồng/hộp

Có Thể Bạn Quan Tâm:

TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

[Đã Kiểm Chứng] Bác sĩ chữa mề đay khi mang thai “mát tay” tại Hà Nội và Hồ Chí Minh