Top 6 # Viêm Họng Uống Thuốc Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Trẻ Em Viêm Họng Uống Thuốc Gì?

Bác sĩ cho tôi hỏi vấn đề: Trẻ em viêm họng uống thuốc gì? Bé nhà tôi 3 tuổi, mấy ngày gần đây khi trời chuyển lạnh bé đột nhiên bị sổ mũi, khàn tiếng và kêu là hay bụ đau rát họng,… Sau khi tìm hiểu, tôi được biết đây là triệu chứng của bệnh viêm họng. Lần đầu tiên làm mẹ và cũng là lần đầu bé bị như thế này, nhà lại ở xa trạm xá bệnh viện ngại thăm khám nên chưa biết phải làm thế nào cả. Mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ! Tôi xin cảm ơn! (Trần Thư, 28 tuổi – Bạc Liêu)

Viêm họng là bệnh đường hô hấp thường gặp hiện nay, là tình trạng cổ họng bị đau rát, sưng đỏ, ngứa rát rất khó chịu. Mọi đối tượng đều có thể mắc phải nhưng với người già và trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng cơ thể yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ như vi khuẩn, vi rút xâm nhập, môi trường sống quá ô nhiễm,… Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể trẻ thường xuyên bị nóng, sốt, chán ăn, không nói được, lúc nào cũng mệt mỏi. Với bệnh viêm họng, việc điều trị bệnh dứt điểm là rất cần thiết.

1/ Thuốc Tây y

Với căn bệnh viêm họng ở trẻ em do vi khuẩn gây ra, các bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh như: spiramycin, amocillin, augmentin, nhóm kháng sinh bezylpenicillin,…

Bị trẻ bị viêm họng kèm theo tình trạng sốt: Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng penacitanol, efferalgan, aspegic,… trong khoảng 4 – 6 tiếng một lần để hạ sốt. Thuốc này chỉ sử dụng khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C.

Bị viêm họng kèm ho: Có thể dùng các dạng siro hỗ trợ điều trị ho như atussin, ho bổ phế, siro phenergan, theralen,…

2/ Sử dụng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh những cách chữa bệnh viêm họng được nêu trên, nếu trẻ bị viêm họng ở mức độ nhẹ, các mẹ cũng có thể sử dụng một số bài thuốc chữa viêm họng bằng dân gian cho trẻ. Thông thường những người trong dân gian sẽ sử dụng các cách như: Quất hấp đường phèn, lá diếp cá – nước vo gạo, gừng – mật ong,… Đây là những phương pháp có thể giúp loại bỏ nhanh và an toàn các triệu chứng viêm họng khó chịu mà không cần dùng thuốc.

Thuốc cân bằng độ pH trong vòm họng của trẻ: siro, rhinathiol viên, các loại thuốc ngậm như oropivalon, thuốc phun, xịt mũi họng cho trẻ như locatiotal,…

Thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh phù nề, kháng viêm và chống khuẩn: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval,…

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Quất hấp với đường phèn là một trong những phương pháp được áo dụng khá phổ biến hiện nay. Khi trẻ mắc bệnh viêm họng, các mẹ có thể sử dụng quả quất, rửa sạch và bổ bên các cạnh. Sau đó, cho đường phèn vào hấp trong khoảng 15 phút.

Một trong những phương pháp chữa trị bệnh viêm họng ở trẻ khá đơn giản nữa đó là sử dụng gừng và mật ong để giảm nhanh tình trạng ngứa rát, khó chịu ở cổ họng cho trẻ. Các mẹ đem gừng tươi rửa sạch và gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng.

Đây là cách chữa bệnh viêm họng áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Lá diếp cá có chứa chất kháng viêm cao, có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát ở cổ họng. Bên cạnh đó, nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, giúp làm dịu vòm họng.

LƯU Ý: Không dễ dàng để nhận biết được triệu chứng viêm họng do vi khuẩn và virus thông qua các biểu hiện bên ngoài. Do đó, tốt nhất các mẹ cần phải đưa trẻ tiến hành xét nghiệm để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của căn bệnh này. Với trẻ nhỏ bị viêm họng kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ C cần được thăm khám kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị và chữa bệnh viêm họng cho trẻ. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì, cha mẹ nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh nên chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ để nhanh chóng cải thiện bệnh tốt nhất.

Bệnh Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu bệnh viêm họng cấp tính là gì?

Bệnh viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng. Bệnh viêm họng khi mới phát triển gọi là viêm họng cấp hay viêm họng cấp tính. Khi bệnh không được điều trị triệt để, kéo dài dẫn đến tái phát thì trở thành viêm họng mãn tính, kèm theo nhiều triệu chứng viêm họng nặng hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp tính là do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và do một số các yếu tố khác gây ra.

Viêm họng cấp tính thường kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày sẽ tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và được điều trị đúng cách.

Bệnh viêm họng cấp uống thuốc gì?

Điều trị viêm họng cấp tính theo Đông y hay Tây y sẽ có phương pháp chữa trị và các loại thuốc chữa viêm họng khác nhau:

Theo Tây y, người bị bệnh viêm họng cấp tính thường sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, đau rát họng, kèm theo ho khan có đờm, chảy nước mũi…Lúc này bệnh nhân cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 9%, bù nước và chất điện giải do bị sốt bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) hoặc ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em.

Sử dụng ORS theo công thức sau:

Trẻ sơ sinh dùng 50ml/lần, mỗi ngày 2-3 lần

Trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, mỗi ngày 2 -3 lần

Trẻ trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, mỗi ngày 2 -3 lần

Người lớn cũng sử dụng ORS 2-3 lần trong ngày với dung tích nhiều hơn.

Đối với trẻ em thì bôi họng bằng glyxerin borat 5%, và nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%.

Ðông y cho rằng , viêm họng cấp tính nguyên nhân do cảm phong hàn và đàm nhiệt tích tụ bên trong cơ thể gây ra ra. Đối với viêm họng cấp tính, Đông y có các bài thuốc chữa viêm họng hạt , viêm họng cấp tính hiệu quả như:

Thành phần: kim ngân 12g, bạc hà 8g, kinh giới 16g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi 8g, xạ can 4g, tang bạch bì 8g, sinh địa 12g.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Thành phần: bạc hà 6g, kinh giới 12g, cát cánh 4g, kim ngân 20g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, liên kiều 12g, cương tàm 12g.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

* Bên cạnh uống thuốc, người bệnh còn nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao nhất và phòng ngừa ngừa các biến chứng của bệnh. Vị trí các huyệt cần biết:

– Huyệt liêm tuyền: chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.

– Huyệt phong trì: ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

– Huyệt dũng tuyền: dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

– Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền trong vòng 3 phút. Sau đó, dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống trong 3 phút. Cuối cùng, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, rồi lại sang trái khoảng 30 lần.

– Xoa huyệt phong trì: dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day trong 2 phút.

– Xoa huyệt dũng tuyền: để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.

Bé Bị Viêm Mũi Họng Uống Thuốc Gì?

Khi bị viêm mũi dị ứng bé thường có biểu hiện hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi, bị ngạt mũi, mắt đỏ, ngứa mắt và khô họng. Đôi khi vì nghẹt mũi nên bé khó thở và thường xuyên quấy khóc, ăn kém, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi…

Để biết chính xác được bé nên uống thuốc gì mẹ nên cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Tại đây, bác sỹ sẽ kiểm tra và xác định tình trạng bệnh của con, căn cứ vào đó mà có chỉ định dùng thuốc cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Tuyệt đối không tự ý cho con dùng bất cứ loại thuốc nào, nhất là thuốc kháng sinh. Bởi vì việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí nếu dùng đúng cũng không tốt vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc ảnh hưởng đến việc điều trị sau này của bé

Mẹ cần cho trẻ đi khám khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Tuy nhiên trước khi cho con đi đến cơ sở y tế để khám và được kê đơn điều trị thì mẹ nên áp dụng một số cách dân gian như:

– Vệ sinh mũi đều đặn hàng ngày cho con bằng dung dịch nước muối ấm. Đây cũng thường là cách mà các bác sỹ chuyên khoa khuyên nên áp dụng, trừ trường hợp nếu bệnh nặng hơn mới cần tới thuốc. Mẹ có thể ra hiệu thuốc mua nước muối pha sẵn rồi rửa mũi cho con, mỗi ngày rửa 2-3 lần để làm sạch mũi, loại bỏ dịch mũi và giúp con mau khỏi.

– Bên cạnh đó mẹ nhớ chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho con, không để bé tiếp xúc với bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

– Nên giữ ấm cơ thể cho con, nhất là vào lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh

– Với những bé mà đang còn bú mẹ thì hãy cho con bú nhiều hơn để giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó con chống chọi với bệnh.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì?

Mẹ không nên cho con dùng thuốc uống mà có thể dùng thuốc xịt vào mũi để làm sạch niêm mạc mũi và chống viêm tốt hơn.

Tuy nhiên dùng thuốc gì thì vẫn phải do bác sỹ chỉ định chứ không nên tự ý dùng để tránh hiệu quả không đáng có.

Thay vì dùng thuốc kháng sinh luôn thì mẹ có thể cho con dùng một số thảo dược khi con mới có các triệu chứng sổ mũi như:

– Uống nước hoa kinh giới: loại hoa này có khả năng ức chế các phản ứng của cơ thể đối với những tác nhân gây dị ứng. Vì thế để giúp con mau hết bệnh mẹ chỉ cần dùng 1 nắm hoa kinh giới sắc lấy nước cho bé uống là sẽ khỏi.

– Kim ngân hoa: theo đông y loại hoa này có tác dụng chống viêm kháng khuẩn, chống virus nên loại thuốc nam này có tác dụng chữa viêm nhiễm rất tốt, vì thế mẹ có thể đem sắc lấy nước cho thêm 1 chút đường để bé dễ uống.

– Qủa ké đầu ngựa: quả ké khô đem nghiền thành bột mịn, mẹ lấy 1 – 2 thìa bột pha cùng một cốc nước ấm, khuấy đều rồi cho bé uống.

Kim ngân hoa có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt.

Ngoài ra thì mẹ có thể cho con xông hơi bằng lá ngải cứu, xông hơi với cây hoa ngũ sắc… sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nhưng nhớ không nên lạm dụng quá mức, chỉ nên áp dụng 1 ngày 1 lần tới khi khỏi thì dừng lại.

Viêm Họng Uống Thuốc Kháng Sinh Gì? Cần Lưu Ý Những Gì?

Nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng viêm họng chỉ là một triệu chứng thường gặp ở những người thường xuyên uống nước đá, ăn đồ lạnh và có thể dễ dàng khỏi bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia y tế, nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời, viêm họng rất dễ trở thành một bệnh mãn tính, là nguyên nhân dẫn đến hội chứng áp xe, viêm mũi, viêm xoang hay một số loại bệnh nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm phế quản cấp,… Khi bị viêm họng, bạn có thể tham khảo một số loại kháng sinh thường được các bác sĩ kê đơn sau:

Augmentin

Augmentin từ lâu đã được biết đến là một trong những loại thuốc kháng sinh có hiệu quả cao trong điều trị viêm họng. Với thành phần chính là acid clavulanic và amoxicillin, Augmentin có tác dụng kháng viêm, nhờ đó tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho vòm họng. Tuy vậy, loại thuốc này thường chỉ được sử dụng cho người lớn do kích thước viên thuốc khá lớn.

Roxithromycin

Amoxicillin

Amoxicillin được đánh giá là loại thuốc kháng sinh tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất khi điều trị viêm họng. Bằng việc sử dụng Amoxicillin với liều lượng thích hợp, bạn có thể đẩy lùi các vi khuẩn gây viêm họng trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bệnh nhân có biểu hiện dị ứng với penicillin nên hạn chế việc sử dụng amoxicillin vì có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực với thuốc.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh loại nào, với liều lượng như thế nào cần phải tùy thuộc vào mức độ, tình trạng của bệnh. Do đó, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Khi chọn sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng, người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng được kê để có thể điều trị bệnh dứt điểm, tránh tình trạng viêm họng tái đi tái lại dẫn đến mãn tính.

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng

Mặc dù được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị viêm họng khá hữu hiệu nhưng trên thực tế, sử dụng kháng sinh không hợp lý cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người. Vì vậy, khi chọn sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý như sau:

Hiện nay, các loại thuốc kháng sinh trên thị trường chủ yếu có tác dụng là tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Do đó, thuốc kháng sinh chỉ có thể phát huy tốt hiệu quả khi bạn bị viêm họng do vi khuẩn gây ra. Đối với các trường hợp viêm họng do virus, do dị ứng hay do căng cơ cổ họng, hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Đối với các trường hợp viêm họng không thể dùng kháng sinh, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác. Trong đó, lựa chọn hàng đầu là Cúc Lục Lăng – thảo dược thuộc vùng núi cao Tả Phìn Hồ – Hà Giang. Theo đánh giá, nghiên cứu từ các chuyên gia viện Y Học Bản Địa, Cúc Lục Lăng có khả năng bất hoạt virus, vi khuẩn gây viêm họng rất mạnh. Từ đó, tăng hiệu quả xử lý chứng viêm họng cấp và mãn tính.

Trên là những thông tin bạn nên tham khảo trước khi sử dụng thuốc kháng sinh. Bất kể khi nào cần dùng thuốc, cần có sự tư vấn từ các bác sĩ, các thông tin bên trên chỉ nên tham khảo.