Top 5 # Viêm Họng Rát Cổ Uống Thuốc Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Đau Rát Cổ Họng Phải Làm Sao

Kính gửi Ban biên tập. Khoảng 2 tuần nay em thấy cổ họng đau rát có kèm theo ho. Em đi khám và uống thuốc theo đơn bác sĩ kê nhưng không khỏi hẳn. Trước đấy em cũng đã uống 1 đợt kháng sinh chữa viêm họng rồi, đã khỏi rồi và giờ bị lại. Cả 2 lần uống thuốc em đều thấy người nôn nao rất khó chịu, còn da mặt thì bị nổi mụn sần. Em tìm hiểu thì được biết đó là ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nên em rất lo, và lần này em không muốn dùng kháng sinh nữa. Rất mong ban biên tập chỉ cho em phương pháp khác hiệu quả nhưng an toàn hơn, không ảnh hưởng tới sức khỏe ạ! Em cám ơn BBT.

Trả lời:

Chào Mai, cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc đến cho ban biên tập chúng tôi . Sau khi nhận được câu hỏi của bạn, chúng tôi đã liên hệ với chúng tôi Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng Khoa Nội, trưởng Khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT trung ương và xin được đưa ra câu trả lời cho bạn như sau:

Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan

Có thể nói, hiện nay việc sử dụng thuốc Tây y bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ là thực trạng chung của đa số người bệnh bởi những loại thuốc này có thể cắt giảm triệu chứng đau rát cổ họng, hoặc ho một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc này gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Việc bạn uống kháng sinh và có hiện tượng nôn nao, khó chịu, da nổi mụn sần cũng chính là những tác dụng phụ của thuốc đã gây ảnh hưởng tới dạ dày và chức năng gan. Đó cũng là lý do khiến nhiều người vẫn ưu tiên lựa chọn các bài thuốc Đông y hoặc áp dụng các mẹo y học dân gian vì tính hiệu nghiệm và độ an toàn khi sử dụng.

Do trong câu hỏi bạn không nêu rõ kết quả bạn đã đi khám, vì vậy tôi xin được đưa ra 2 trường hợp như sau, bạn có thể áp dụng đúng với trường hợp của mình.

Thứ nhất, trong trường hợp kết quả chẩn đoán bạn mới bị chớm viêm họng hoặc viêm amidan, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây cho hiệu quả rất tốt:

*Mật ong và gừng: Gừng và mật ong đều có tác dụng tốt trong điều trị ho hay viêm họng. Vì thế, kết hợp gừng với mật ong sẽ cho tác dụng rất tốt. Cách này thực hiện rất đơn giản. Bạn lấy củ gừng rửa sạch, đem đập ra và trộn với một muỗng mật ong cho thấm đều. Sau đó ngậm gừng và mật ong trong miệng một lát rồi nuốt từ từ. Thực hiện vài lần cách này sẽ làm giảm cơn đau rát cổ họng của bạn.

*Mật ong và chanh: chanh có tác dụng diệt khuẩn tốt.

Bạn hãy lấy một ly nước ấm pha với nước cốt chanh và mật ong, khuấy đều rồi uống tầm 2 – 3 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ làm dịu cổ họng của bạn.* Mật ong, bột quế và hạt tiêu: Bạn đun sôi 1 muỗng bột quế với 1 ly nước, cho thêm 2 muỗng mật ong và chút hạt tiêu. Uống nước này khi còn ấm sẽ khắc phục được cơn đau rát họng. Tuy nhiên, hỗn hợp này hơi khó uống bạn cần kiên trì áp dụng để có được hiệu quả.

Tỏi là một loại thảo dược được sử dụng hằng ngày trong thực phẩm gia đình và mang lại rất nhiều công dụng chữa bệnh.

Để chữa đau rát cổ họng, hàng ngày bạn hãy chịu khó nhai tỏi sống trong miệng và từ từ nuốt. Cách này giúp bạn giảm đau họng rất hiệu quả. Trong trường hợp bạn không ăn được tỏi sống thì hãy đập giập 4 – 5 tép tỏi đem hấp với mật ong. Ăn 2 lần một ngày sẽ giúp giảm đau và sưng họng.

Đông y cho rằng húng quế vị cay, nóng, thơm dịu có tác dụng giảm đau. Nhai lá húng quế vào buổi sáng và buổi tối hoặc uống trà hãm với lá húng quế trong 3 – 4 ngày thì chứng đau rát cổ họng của bạn sẽ khỏi.

Đau rát họng do bị ho: lấy 1 – 2 quả khổ qua, chẻ làm đôi đem nấu nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm ho.

Đau rát họng do bị viêm họng: nhai sống quả khổ qua, nuốt nước từ từ, còn xác mướp đem chà xung quanh vùng cổ. Cách này có tác dụng hiệu nghiệm nhanh chóng.

Thành phần bài thuốc bao gồm: Trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo, mạch môn, ngũ vị tử, cát cánh, tang bạch bì, huyền sâm, kha tử, sa sâm, bồ công anh, kim ngân hoa, đơn đỏ, bạch quả, thương tử… và rất nhiều thảo dược quý khác được kết hợp, gia giảm phù hợp theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Sử dụng Ích phế chỉ khái thang bạn sẽ điều trị trong khoảng thời gian 2-3 tháng hoặc hơn tùy vào khả năng đáp ứng thuốc và mức độ bệnh. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ. Hơn nữa, trong quá trình điều trị các bác sĩ sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ bạn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Không những vậy, bài thuốc rất an toàn, không gây bất cứ ảnh hưởng không tốt nào tới sức khỏe vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

11 Cách Trị Đau Họng Rát Cổ Dứt Điểm, An Toàn Nhất

Để tìm được cách chữa trị đau rát cổ họng phù hợp, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân chính gây bệnh gồm:

Viêm nhiễm khu vực vùng họng

Bao gồm viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm lợi, viêm họng… đều là những bệnh dẫn tới đau họng rát cổ. Bởi các loại vi khuẩn gây viêm có thể lan xuống vùng vòm họng và phát triển gây đau rát, khó chịu cổ họng. Một số yếu tố gây nên vấn đề này gồm:

Thường xuyên ăn đồ lạnh như kem, nước đá… khiến vùng họng yếu, vi khuẩn dễ xâm nhập

Do hút thuốc lá

Môi trường ô nhiễm

Thay đổi thời tiết

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm, phát ban, lên sởi đều là những trường hợp khiến cổ họng bị khàn tiếng, khô, có đờm… Là nguyên nhân thường gặp dẫn đến chứng đau rát cổ họng.

Nhiều người có cơ địa dị ứng với một số thực phẩm như tôm, cua, sò… hoặc dị ứng với các yếu tố như bụi vải, nấm mốc, lông động vật, dị ứng thời tiết. Khi tiếp xúc với các dị nguyên này sẽ gây ra nhiều triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, ngứa cổ.

Môi trường ô nhiễm

Các yếu tố môi trường như khói bụi, mùi hóa chất, mùi thuốc lá… cũng gây kích ứng cổ họng dẫn đến đau rát họng. Những người tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan.

Môi trường không khí khô

Tiếp xúc với không khí khô như vào mùa đông hoặc trong phòng sử dụng điều hòa không tốt cho hệ hô hấp. Điều này khiến cổ họng khô và rát.

Thở bằng miệng trong khi ngủ

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ kéo dài ở một số người có thể gây đau rát cổ họng và các bệnh đường hô hấp. Để nhận biết mình có bị thói quen này hay không, hãy nhờ người khác chú ý khi bạn đi ngủ hoặc kiểm tra miệng có bị khô khi ngủ dậy hay không.

Cách trị đau họng rát cổ hiệu quả

Điều trị bằng thuốc tây

Các bác sĩ kê thuốc theo nguyên nhân, thời gian, mức độ đau họng rát cổ của người bệnh. Trong đó, một số loại thuốc phổ biến gồm:

Thuốc kháng viêm

Các loại thuốc kháng viêm trị đau họng rát cổ như Advil, Aleve là thuốc không steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Vì vậy, các bác sĩ thường kê những loại thuốc này để giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh, giúp cổ họng dễ chịu hơn, giảm viêm sưng.

Trong trường hợp người bệnh đau họng rát cổ kéo dài dẫn đến sốt, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như Paracetamol, Brufen…

Thuốc kháng sinh

Trường hợp nguyên nhân gây đau họng rát cổ do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh trị đau họng phổ biến gồm: clarithromycin, penicillin, clavulanic, amoxicillin, cephalexin. Lưu ý, do kháng sinh có nhiều tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày… nên người bệnh chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Viên ngậm, thuốc xịt giảm đau họng rát cổ

Các loại viên ngậm thành phần từ tinh dầu bạc hà giúp làm dịu cổ họng hiệu quả. Viên ngậm giúp kích thích cổ họng tiết nước bọt để giữ ẩm, nhờ đó giảm cảm giác đau rát. Các loại thuốc xịt như Chloraseptic, Anginovag giúp giảm đau tạm thời, khử khuẩn vòm họng.

Súc miệng bằng nước muối

Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để giảm triệu chứng đau họng rát cổ. Đồng thời nước muối còn giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm triệu chứng bệnh nặng hơn.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Điều trị bằng phương pháp dân gian đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Một số cách trị đau họng rát cổ bằng bài thuốc dân gian được đánh giá cao về hiệu quả gồm:

Gừng và mật ong

Gừng là dược liệu có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt. Mật ong giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Gừng kết hợp mật ong là cách trị đau họng rát cổ hiệu quả. Cách thực hiện: Cho gừng vào cốc nước ấm, thêm mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống hai lần sáng – tối.

Tỏi tươi

Ăn tỏi sống giúp giảm sưng, đau rát cổ họng nhanh chóng. Bởi trong tỏi có chứa hoạt chất allicin được ví như kháng sinh tự nhiên chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh không nên ăn tỏi lúc đói hoặc ăn quá nhiều ảnh hưởng đến dạ dày.

Chanh tươi trị đau rát cổ họng

Trong chanh tươi chứa nhiều vitamin C giúp trị đau họng rát cổ hiệu quả. Cách thực hiện: Vắt nước chanh vào ly nước ấm, khuấy đều rồi uống (có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả). Ngoài ra, người bệnh có thể hấp cách thủy chanh với mật ong và ngậm khoảng 15 phút.

Dùng húng chanh

Tinh dầu húng chanh có chứa hợp chất phenol, salicylate eugenol giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm triệu chứng đau họng, rát cổ hiệu quả. Cách thực hiện: Dùng một nắm lá húng chanh, 4 quả quất, 2 thìa đường phèn. Lá húng chanh rửa sạch, quất cắt đôi cho vào hấp cách thủy cùng đường phèn sau đó chắt lấy uống 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt.

Lá tía tô chứa citral và acid nicotinic giúp tiêu viêm, giải cảm, giảm đau rát họng hiệu quả. Hoa đu đủ đực và hoa khế giúp làm dịu cổ họng nhanh. Cách trị đau họng rát cổ bằng lá tía tô được thực hiện như sau: Dùng một nắm lá tía tô, 3 hoa đu đủ đực, 2 chùm hoa khế rửa sạch hấp cách thủy. Dùng nước hấp cách thủy uống 2 muỗng mỗi ngày.

Lá bạc hà

Lá bạc hà giúp thông mũi, kháng khuẩn, giảm viêm, rát họng. Cách thực hiện: Dùng một nắm lá bạc hà rửa sạch nấu với đường phèn cùng nước đun sôi trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống ngày 2 lần.

Đau họng rát cổ nếu kèm theo tình trạng khó khăn khi nuốt nước bọt có thể do nhiễm trùng, bệnh lý về dây thần kinh hoặc có khối u ác tính. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Để hiểu hơn về chứng bệnh này, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Nuốt nước bọt đau họng.

Nhìn chung, có rất nhiều cách trị đau họng rát cổ đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp tình trạng bệnh không chuyển hướng tích cực, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị chuyên khoa tốt nhất. Đừng quên chú ý chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe để tăng sức đề kháng.

Đau Rát Họng Uống Thuốc Gì? Dùng Tiêu Khiết Thanh Có Cải Thiện Không?

21:31 – 22/09/2019

Nguyên nhân gây tình trạng đau rát cổ họng

Ai cũng có thể bị đau rát cổ họng

Dù là nguyên nhân gì thì đa phần mối quan tâm trước mắt của người bệnh khi gặp phải vấn đề này là đau rát họng uống thuốc gì sao cho nhanh chóng đẩy lùi cảm giác khó chịu.

Đau rát cổ họng uống thuốc gì?

Những thuốc thường được sử dụng để khắc phục tình trạng đau rát họng có thể kể tới bao gồm:

Kháng sinh chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau rát họng tạm thời

Trong trường hợp đau rát họng do vi khuẩn, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị bằng các loại kháng sinh như: Amoxicillin, penicillin,…

Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau rát họng phần lớn do virus tấn công, vì vậy chỉ khi xác định nguyên nhân đau họng là do vi khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh mới đem lại hiệu quả. Mặt khác, việc lạm dụng kháng sinh giảm đau họng còn có thể gây ra những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, gia tăng khả năng mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, ảnh hưởng tới gan và thận, tăng men gan… đặc biệt nhất là có thể dẫn đến nhờn thuốc.

Ho khan, ho có đờm dai dẳng khiến niêm mạc bị tổn thương nặng hơn cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến đau rát họng trở nặng hơn. Vì thế nhiều người lựa chọn các loại siro ho để làm giảm kích ứng ho, dịu họng, giúp giảm đau rát tạm thời. Nhưng việc dùng siro sẽ cho tác dụng rất chậm.

Một phương pháp nữa cũng được nhiều người lựa chọn đó chính là kẹo ngậm thảo dược. Đây được xem là cứu tinh của nhiều người bị đau rát họng. Các loại kẹo này thường có thành phần chính là các hoạt chất như tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu tràm (eucalyptol) hoặc dextromethorphan là chất ức chế phản xạ ho hoặc tinh dầu bạch đàn, mật ong, gừng, chanh… giúp giảm ho, đau họng, làm dịu thanh quản tức thời khiến ta lầm tưởng rằng mình đã khỏi bệnh.

Ngay khi dừng sử dụng, các triệu chứng lại nhanh chóng quay trở lại. Bệnh cứ mãi không cải thiện, lặp đi lặp lại nhiều lần rất dễ trở thành mạn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này. Không chỉ vậy, nếu sử dụng kẹo ngậm trong thời gian dài còn có thể làm khô niêm mạc họng hoặc táo bón.

Đau rát họng nên uống Tiêu Khiết Thanh

Ngoài rẻ quạt, các thảo dược khác trong Tiêu Khiết Thanh như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng cũng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng và phục hồi niêm mạc họng, nâng cao sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập trở lại của các tác nhân gây bệnh, hạn chế tái phát.

Tiêu Khiết Thanh dạng viên nén

Đặc biệt hơn, mới đây, Tiêu Khiết Thanh còn có thêm dạng bào chế mới là cốm hòa tan, rất phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ. Ngoài phát huy công dụng của các dược liệu quý kể trên, dạng cốm này còn bổ sung thêm 2 dược liệu nữa là kinh giới và cỏ lào cùng vitamin C, vitamin D3, kẽm tạo thành một công thức toàn diện giúp giảm sưng viêm, kích ứng và tăng sức đề kháng.

Tiêu Khiết Thanh dạng cốm thích hợp cho trẻ nhỏ

Một số lưu ý giúp bạn tránh bị đau rát họng

Ngoài việc dùng Tiêu Khiết Thanh, với những người đang bị đau rát họng, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi:

– Không được sử dụng nước đá và một số loại thực phẩm lạnh, gây ảnh hưởng đến vòm họng.

– Khi thời tiết lạnh, người bệnh nên sử dụng các vật dụng khác nhau để giữ ấm cho cơ thể và bảo vệ vòm họng tránh ảnh hưởng của không khí lạnh.

– Bổ sung cho cơ thể các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin từ rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là cách giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn trong vòm họng phát triển, khiến cho tình trạng đau họng trầm trọng hơn.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để phòng tránh bị đau rát họng

– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến họng.

– Uống nhiều nước mỗi ngày để làm tan đờm và dịu vòm họng, ngăn ngừa đau rát họng, khản tiếng.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Khi đi ra ngoài, người bệnh cần phải sử dụng khẩu trang để bảo vệ họng trước khói bụi ô nhiễm của môi trường.

– Bệnh nhân nên vệ sinh phòng sạch sẽ và sống ở môi trường thoáng đãng để dễ dàng cải thiện tình trạng bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1979, trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với chứng viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Chị tâm sự:

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh

Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được chuyên gia Trần Hữu Tuân đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng và các bệnh đường hô hấp:

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bệnh Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu bệnh viêm họng cấp tính là gì?

Bệnh viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng. Bệnh viêm họng khi mới phát triển gọi là viêm họng cấp hay viêm họng cấp tính. Khi bệnh không được điều trị triệt để, kéo dài dẫn đến tái phát thì trở thành viêm họng mãn tính, kèm theo nhiều triệu chứng viêm họng nặng hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp tính là do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và do một số các yếu tố khác gây ra.

Viêm họng cấp tính thường kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày sẽ tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và được điều trị đúng cách.

Bệnh viêm họng cấp uống thuốc gì?

Điều trị viêm họng cấp tính theo Đông y hay Tây y sẽ có phương pháp chữa trị và các loại thuốc chữa viêm họng khác nhau:

Theo Tây y, người bị bệnh viêm họng cấp tính thường sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, đau rát họng, kèm theo ho khan có đờm, chảy nước mũi…Lúc này bệnh nhân cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 9%, bù nước và chất điện giải do bị sốt bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) hoặc ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em.

Sử dụng ORS theo công thức sau:

Trẻ sơ sinh dùng 50ml/lần, mỗi ngày 2-3 lần

Trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, mỗi ngày 2 -3 lần

Trẻ trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, mỗi ngày 2 -3 lần

Người lớn cũng sử dụng ORS 2-3 lần trong ngày với dung tích nhiều hơn.

Đối với trẻ em thì bôi họng bằng glyxerin borat 5%, và nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%.

Ðông y cho rằng , viêm họng cấp tính nguyên nhân do cảm phong hàn và đàm nhiệt tích tụ bên trong cơ thể gây ra ra. Đối với viêm họng cấp tính, Đông y có các bài thuốc chữa viêm họng hạt , viêm họng cấp tính hiệu quả như:

Thành phần: kim ngân 12g, bạc hà 8g, kinh giới 16g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi 8g, xạ can 4g, tang bạch bì 8g, sinh địa 12g.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Thành phần: bạc hà 6g, kinh giới 12g, cát cánh 4g, kim ngân 20g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, liên kiều 12g, cương tàm 12g.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

* Bên cạnh uống thuốc, người bệnh còn nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao nhất và phòng ngừa ngừa các biến chứng của bệnh. Vị trí các huyệt cần biết:

– Huyệt liêm tuyền: chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.

– Huyệt phong trì: ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

– Huyệt dũng tuyền: dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

– Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền trong vòng 3 phút. Sau đó, dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống trong 3 phút. Cuối cùng, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, rồi lại sang trái khoảng 30 lần.

– Xoa huyệt phong trì: dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day trong 2 phút.

– Xoa huyệt dũng tuyền: để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.