Top 12 # Viêm Amidan Uống Thuốc Kháng Sinh Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Viêm Amidan Uống Kháng Sinh Gì? Nguyên Nhân Uống Thuốc Không Khỏi?

Thuốc iba-mentin 250mg; Acid cluvulanic 31,25mg với liều lượng sử dụng cho người lớn từ 250 – 500mg/ lần, uống 3 lần/ngày. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi liều lượng sử dụng an toàn là 20mg/kg/ngày, mỗi ngày 3 lần;

Thuốc Amoxicilin 250mg dạng gói với người lớn là 50mg/kg/ngày; trẻ em dưới 20kg sử dụng với liều lượng 20-30mg/kg/ngày;

Thuốc Amoxicilin 500mg dạng viên dành cho người lớn là 1000mg/ lần, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Trẻ em là 40 – 60mg/kg/ngày, chia 3 lần.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh chữa viêm amidan nhóm beta lactam còn có cephalecin người lớn với liều dùng là: 50 – 80mg/kg/ngày, trẻ em dưới 12 tuổi liều dùng chỉ định là 30 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

Thuốc Erythromycin 500mg với liều dùng người lớn từ 1 – 2g/ngày, trẻ em từ 30-50mg/ngày chia 2 – 4 lần uống;

Thuốc Roxithromycin 150mg với người lớn 300mg/ngày, trẻ em là 5-8mg/ngày;

Thuốc Clarythromycin 250mg với liều dùng 250mg x 2 lần/ngày, lưu ý thuốc chỉ nên dùng với người lớn.

Nhóm thuốc kháng sinh này chỉ nên dùng trước các bữa ăn trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Đối với trẻ em không dùng quá 10 ngày.

Nhóm thuốc kháng sinh đặc trị viêm amidan toàn thân kể trên đều được xếp vào thuốc kháng sinh liều cao. Vì thế việc sử dụng nhóm thuốc này cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Nguyên nhân viêm amidan uống kháng sinh không khỏi

Trên thực tế không ít bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm họng nhưng vẫn không khỏi mà còn khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Tình trạng này có thể là do một số nguyên nhân gây ra sau đây:

Bệnh viêm amidan là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn và virút. Vì vậy với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có các đơn thuốc khác nhau để chữa trị. Tuy nhiên, nhiều người đã sử dụng chung một loại thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hầu hết mọi người mắc bệnh viêm amidan đều sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với giảm đau, hạ sốt để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, loại thuốc này lại không có tác dụng đối với nấm, vi rút, liên cầu tan huyết nhóm A. Vì vậy nếu bệnh nhân sử dụng nhiều sẽ tăng khả năng nhờn thuốc, hệ miễn dịch của người bệnh cũng yếu dần, niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn.

Với những bệnh nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan dù đã uống nhiều thuốc kháng sinh. Các loại vi khuẩn, vi rút và nấm sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn khi niêm mạc họng có quá nhiều chất bẩn được từ vùng mũi di chuyển xuống.

Hơn nữa môi trường ô nhiễm còn khiến cho vi khuẩn bên ngoài có cơ hội tích tụ vào trong họng, làm cho niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng, do đó người bệnh sẽ thường xuyên bị đau rát cổ họng, ngứa họng, nuốt nghẹn, ho khan,… Chính vì vậy, người bệnh viêm amidan có nhiều thuốc kháng sinh vẫn không khỏi bệnh.

Viêm Amidan Có Cần Uống Kháng Sinh Không?

Thứ Tư, 30-05-2018

Bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không?

Để việc điều trị viêm amidan được hiệu quả triệt để tránh tình trạng tái phát thì các bạn nên xác định rõ nguyên nhân gây nên viêm amidan là gì từ đó có biện pháp điều trị viêm amidan hiệu quả. Thường thì bệnh viêm amidan do 2 yếu tố chính gây ra như: do virus và do vi khuẩn (như vi khuẩn liên cầu, tụ cầu…). Các yếu tố như thời tiết, thức ăn, môi trường cũng là nguyên nhân quan trọng làm bệnh viêm amidan xuất hiện. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh. Tương tự như vậy không được tự ý dùng kháng sinh bừa bãi trong việc điều trị viêm amidan. Cần phải đi khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn, được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Chính vì vậy, khi bị viêm amidan cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thì mới có biện pháp điều trị phù hợp.

– Trường hợp không nên dùng kháng sinh: Trường hợp người bệnh mắc viêm amidan nhưng không phải do vi khuẩn. Tác nhân gây bệnh có thể và virus hoặc các yếu tố khác thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị bệnh. V ới những trường hợp viêm amidan do virus gây ra, thường chỉ sau 4-5 ngày là bệnh tự khỏi mà không phải dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt, giảm ho theo cân nặng, từ 4-6 tiếng một lần khi sốt cao 39 độ C trở lên. Người bệnh cần súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng diệt khuẩn, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng hợp lý… bệnh sẽ lui nhanh chóng.

Hầu hết những trường hợp bệnh viêm amidan bị viêm nhiễm nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị giảm viêm. Tuy nhiên, loại thuốc nào cũng đều có 2 mặt của chúng. Nếu như sử dụng không đúng cách chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể:

Gây ra tình trạng nhờn thuốc, lần sau sử dụng sẽ không đem lại hiệu quả trị bệnh.

Làm giảm hệ tiêu hóa đường ruột, gây ra các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày.

Có nhiều trường hợp có nguy cơ gây dị ứng và phản ứng thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan

– Cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.

– Không nên ngưng thuốc giữa chừng vì không những bệnh không khỏi mà còn khiến bệnh nặng hơn.

– Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ thăm khám và xác định tác nhân gây bệnh viêm amidan là do vi khuẩn gây nên.

– Nếu bệnh nhân mắc viêm amidan do liên cầu b tan huyết nhóm A thì cần điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như thuốc Pennicilin G trong vòng ba tuần.

Khi có dấu hiệu viêm amidan, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng theo chỉ định của thầy thuốc, tránh lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết. Viêm amidan và biến chứng của bệnh thường rất phức tạp nên bạn cần nắm rõ để không dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

Uống Kháng Sinh Có Chữa Khỏi Viêm Amidan Hốc Mủ Không?

Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi uống kháng sinh có chữa khỏi viêm amidan hốc mủ không vậy ạ? Tôi nghe nói uống nhiều thuốc kháng sinh là không tốt, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Cháu nhà tôi năm nay mới được 10 tuổi, bé thường hay bị đau cổ họng, nên tôi đưa bé đi khám và được chẩn đoán là mắc bệnh viêm amidan hốc mủ. Tôi có ra tiệm thuốc tây mua thuốc thấy dược sĩ kê đơn thuốc có tới 3 loại thuốc kháng sinh. Vậy không biết uống thuốc kháng sinh có chữa khỏi viêm amidan hốc mủ không ạ? Mong bác sĩ tư vấn.

Uống kháng sinh có chữa khỏi viêm amidan hốc mủ không?

Chào chị! Trường hợp chị thắc mắc chúng tôi xin trả lời như sau: Khi bị viêm amidan hốc mủ uống thuốc kháng sinh là hoàn toàn đúng theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, dùng kháng sinh như thế nào cho đúng cách, ít tác hại nhất đối với cơ thể của trẻ thì cần cân nhắc hàm lượng, nồng độ nhất định. Khi mắc bệnh viêm amidan hốc mủ uống thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng giúp kháng viêm và giảm cơn đau. Hoặc có thể chữa được bệnh trong trường hợp bệnh mới bắt đầu trổ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái phát sau một thời gian sau đó.

Chế độ sinh hoạt giúp phòng ngừa viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là một chứng bệnh thường hay gặp ở chúng ta. Bệnh viêm amidan hốc mủ có thể dẫn tới một số chứng bệnh khác như: Viêm xoang, viêm mũi họng cấp . Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ bạn nên thực hiện một số chế độ sinh hoạt sau đây:

+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao hàng ngày, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

+ Hạn chế dùng đá lạnh và các loại nước uống có ga, rượu bia, thuốc lá, thay vào đó nên uống nhiều nước ép trái cây tươi, uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.

+ Khi ra ngoài nên mang khẩu trang để tránh bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh viêm họng, chú ý giữ ấm vùng cổ và vùng mũi.

+ Nên đi khám tai mũi họng định kì để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để khi trổ bệnh đi khám thì bệnh đã quá nặng rất khó chữa.

Bé Bị Viêm Amidan Có Cần Uống Kháng Sinh? Loại Nào Tốt?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng viêm nhiễm làm cho amidan của trẻ sưng to, dẫn đến việc nuốt thức ăn, nước uống trở nên khó khăn. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Vậy, khi bé bị viêm amidan như thế, có cần thiết phải sử dụng đến thuốc kháng sinh không?

Bé bị viêm amidan có cần uống thuốc kháng sinh không?

Hiện tượng vi khuẩn, virus gây hại tấn công mạnh mẽ đến đường hô hấp có thể khiến amidan bị viêm. Đặc biệt, đối tượng trẻ nhỏ rất dễ gặp phải vấn đề này, do sức đề kháng yếu. Amidan bị sưng tấy gây ra cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng của bé.

Trường hợp bệnh mới khởi phát, phụ huynh kịp thời nhận biết có thể giúp bé cải thiện bằng các biện pháp tại nhà mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Bởi, thuốc tân dược trên thực tế mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng phụ.

Chính vì thế, khi thấy trẻ em bị viêm amidan, bố mẹ không cần vội vã cho con sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc điều trị khác. Thay vào đó, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị viêm amidan bằng thảo dược thiên nhiên, thay đổi chế độ dinh dưỡng,…

Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm chuyển biến nặng, lúc này bắt buộc phải cho bé sử dụng thuốc điều trị. Để đảm bảo an toàn, trước khi cho con sử dụng, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng. Tránh tình trạng tự ý cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi thấy con có các biểu hiện sau đây, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị:

Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao bất thường, có dấu hiệu sốt, nhiệt độ cao 38.5 đến 40 độ C.

Amidan bị sưng đỏ, có lớp phủ màu trắng, trường hợp còn xuất hiện mủ khiến bé khó chịu dữ dội.

Amidan sưng to gây khó thở, bé bị rối loạn nhịp thở. Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn, kể cả khi bé chỉ nuốt nước bọt cũng khiến cơn đau hoành hành.

Họng bị đau rát, bé ho khan hoặc ho có đờm.

Cơ thể bé mệt mỏi, không có sức lực, không muốn ăn.

Thông qua thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của từng bé và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Trong đó, thuốc kháng sinh cũng sẽ được kê toa để khắc phục các triệu chứng cho bé. Bố mẹ nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Các loại kháng sinh tốt cho bé bị viêm amidan

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bé bị viêm amidan cấp tính, trường hợp chỉ khởi phát các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng chăm sóc tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh càng diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhi.

Thuốc kháng sinh Cephalexin – Nhóm Beta Lactam

Thuốc kháng sinh Cephalexin được sử dụng khá phổ biến. Tác dụng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại cho cơ thể là vi khuẩn và virus. Giúp người bệnh ngăn cản sự tiến triển của bệnh.

Ngoài sử dụng cho bé bị viêm amidan, thuốc kháng sinh Cephalexin còn phù hợp cho người đang gặp vấn đề về đường hô hấp, viêm bàng quang, viêm tai giữa, bệnh giang mai hoặc viêm nhiễm phụ khoa,…

Cách sử dụng:

Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Sử dụng liều 125mg/lần.

Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Sử dụng liều 250mg/ lần, uống ngày 3 lần.

Trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng liều 500mg/ lần, uống ngày 3 lần.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên tự ý cho trẻ sử dụng. Tốt nhất nên sử dụng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho bé như buồn nôn, tiêu chảy. Do đó, phụ huynh nên lưu ý. Nếu con có biểu hiện bất ổn cần ngưng sử dụng và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Trường hợp bé bị dị ứng với thành phần thuốc không nên cho bé sử dụng.

Thuốc kháng sinh Augmentin

Cách sử dụng: Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời phụ thuộc vào tuổi và số cân của bệnh nhân:

Trẻ dưới 12 tuổi, nặng dưới 40kg: Sử dụng 40mg/5mg/kg/ngày hoặc 80mg/10mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống. Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng phù hợp, tuy nhiên không vượt quá 3000mg/375mg/ngày.

Trẻ trên 14 tuổi, nặng trên 40kg: Sử dụng liều lượng như người trưởng thành.

Cho trẻ sử dụng thuốc tốt nhất là trước mỗi bữa ăn.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số hiện tượng ở bé như ngứa, nổi ban, khó thở,…Phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.

Trường hợp không nên sử dụng thuốc khi bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Nếu bé đang sử dụng thuốc hoặc vitamin khác nên cung cấp thông tin cho bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng kết hợp. Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của người có chuyên môn.

Thuốc kháng sinh Zinnat

Thuốc kháng sinh Zinnat là thuốc được sử dụng phổ biến điều trị bệnh viêm amidan cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng đối với các vấn đề hô hấp khác.

Cách sử dụng: Cũng giống như các loại thuốc kháng sinh kể trên. Thuốc kháng sinh Zinnat được chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của trẻ. Liều dùng thông thường là:

Trẻ nặng dưới 40kg: Sử dụng liều 10mg/kg cho một lần uống, mỗi ngày uống 2 lần. Không sử dụng liều lượng vượt quá 125mg/ lần.

Trẻ nặng trên 40kg: Sử dụng 250mg/ lần, uống mỗi ngày 2 lần.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu,…Nếu bé xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được hổ sợ.

Không sử dụng thuốc nếu bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Lưu ý với đối tượng trẻ có tiền sử mẫn cảm với thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta lactam. Bởi sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat có thể gây ra tình trạng dị ứng chéo.

Loại 500mg giá 250.000 VNĐ hộp 10 viên.

Loại 250mg giá 125.000 VNĐ hộp 10 viên.

Thuốc có dạng siro hoặc bột với giá bán tùy nơi.

Thuốc kháng sinh Oxacillin

Thuốc kháng sinh Oxacillin là một chế phẩm của Penicillin. Công dụng chống lại hoạt động của vi khuẩn gây hại, giúp bé cải thiện các triệu chứng do viêm amidan gây ra.

Cách sử dụng:

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Sử dụng liều từ 90mg cho đến 200mg/kg/ngày.

Trẻ từ 3 tháng – 2 tuổi: Sử dụng liều 1g/kg/ngày.

Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Sử dụng 2g/kg/ngày.

Người lớn nên cho bé sử dụng thuốc mỗi 4 – 6 tiếng một lần trong vòng 1 tuần cho đến 10 ngày.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể bé như: buồn nôn, đau đầu, ngứa, phát ban,…Tùy theo cơ địa của mỗi bé mà các hiện tượng sẽ không giống nhau. Phụ huynh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ xảy đến với con.

Chống chỉ định sử dụng cho bé bị dị ứng với bất kể thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, cũng nên thận trọng trước khi sử dụng đối với người đang mắc bệnh gan, thận, hen suyễn hoặc từng có tiền sử bị dị ứng.

Thuốc kháng sinh Clamoxyl

Thuốc kháng sinh Clamoxyl cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh viêm amidan. Được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng đối với một số vấn đề khác về đường hô hấp, hỗ trợ điều trị bệnh về đường tiết niệu,…

Cách sử dụng: Tương tự như các loại thuốc kể trên, bác sĩ sẽ dựa theo số tuổi và cân nặng của bé để đưa ra liều lượng sử dụng cho phù hợp. Cụ thể:

Trẻ dưới 40kg: Sử dụng liều từ 20mg đến 50mg/kg/ngày, chia thành các liều nhỏ để uống.

Trẻ trên 40kg: Sử dụng liều 750mg cho đến 3g một ngày, chia thành các liều nhỏ để uống.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc kháng sinh Clamoxyl cũng gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như nổi mẩn ngứa, mề đay, rối loạn tiêu hóa, sốc phản vệ,…Nếu bé có nhiều biểu hiện bất thường sau khi sử dụng cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.

Chống chỉ định đối với người bị dị ứng với thành phần thuốc hoặc người có tiền sử quá mẫn.

Thuốc kháng sinh Erythromycin

Thuốc kháng sinh Erythromycin sử dụng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Để thuốc hấp thụ vào cơ thể tốt nhất, người ta thường khuyên người bệnh sử dụng loại này trước khi ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ để tránh tình trạng đau bao tử, nôn, phụ huynh nên cho con sử dụng sau khi ăn.

Cách sử dụng: Dựa trên chỉ số cân nặng và độ tuổi của mỗi bé mà liều lượng sẽ khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng từ 40mg cho đến 50mg/kg/ngày. Không vượt qua 2g/ngày. Thuốc kháng sinh Erythromycin không phù hợp cho đối tượng bệnh nhi nhỏ hơn 1 tháng tuổi.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ, phát ban, mề đay, mệt mỏi cơ thể,….Không sử dụng đối với bé có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc. Tuyệt đối không sử dụng chung với các thuốc khác như pimozide, cisaprid,…Thông báo với bác sĩ để nhận được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý khi cho bé sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan

Bé bị viêm amidan có nên uống thuốc kháng sinh không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, như đã đề cập, việc sử dụng thuốc tân dược nói chung chỉ thật sự cần thiết nếu bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bé. Trường hợp mới khởi phát có thể khắc phục bằng các biện pháp không sử dụng thuốc khác.

Tuy nhiên, nếu cần sử dụng, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Không tự ý mua và cho bé sử dụng thuốc Tây khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, cơ thể bé xuất hiện những biểu hiện bất thường. Đặc biệt là tình trạng sốt cao, buồn nôn, nhức đầu,…bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Hàng ngày, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, họng cho con. Việc này cũng là cách giúp ngăn chặn tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần.

Tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại ra khỏi cơ thể.

Khi bé bệnh, nên để con có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời, cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu vitamin, omega 3, kẽm,…để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ.

Không nên để trẻ uống nước ngọt có ga, ăn đồ lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…để bảo vệ cổ họng, tránh những tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ nuốt, không gây áp lực thêm cho cổ họng và hệ thống tiêu hóa của con.

Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để cung cấp vitamin, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể trẻ.

Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ khi thời tiết chuyển lạnh. Vệ sinh không gian sống, hạn chế bé tiếp xúc với bụi bẩn, chất độc hại. Khi đi ra ngoài, tập cho bé thói quen đeo khẩu trang để hạn chế lây lan bệnh cũng như tránh dị nguyên xâm nhập làm bệnh nghiêm trọng hơn.