Top 5 # Vị Thuốc Đông Y Bổ Thận Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Top 6 Vị Thuốc Đông Y Giúp Bổ Thận Tráng Dương

Có nhiều cách để bổ thận tráng dương an toàn và hiệu quả vẫn là bồi bổ chức năng thận bằng thảo dược thiên nhiên. Đây 7 cây thuốc bổ thận tráng dương trong tự nhiên, được đánh giá cao về công dụng.

Nhục thung dung

Nhục thung dung là một cây thuốc nằm trong top những cây thuốc nam giúp bổ thận tráng dương và tăng cường sinh lí cho nam giới rất hiệu quả. Tuy nhiên cây thuốc này không mọc ở nước ta, nên phần lớn phải nhập từ nước ngoài nên ít ai biết đến.

Để bổ thận tráng dương bằng Nhục thung dung, người ta thường phối hợp với các vị thuốc khác để tạo thành bài rượu thuốc cho công hiệu tốt nhất.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có khả năng điều trị thận hư là nguyên nhân gây ra vấn đề suy giảm chức năng sinh li của phái mạnh. Chính vi thế hãy sử dụng đông trùng hạ thảo để điều trị thận hư, tăng cường chức năng sinh lí, bồi bổ cơ thể, cường dương và chống liệt dương…Cải thiện và phòng chống các bệnh rối loạn tình dục, giúp cho “đời sống chăn gối” được tốt hơn.

Đông trùng hạ thảo thường được sử dụng bằng cách ngâm rượu, hãm trà, nấu cháo, hầm chung với ba ba, gà, vịt…

Dâm dương hoắc

Nghe cái tên thôi bạn cũng có thể mường tượng ra được tác dụng của vị thuốc này rồi phải không? Đó là vị thuốc kích thích tình dục, đồng thời chúng còn giúp bạn giải tỏa mệt mỏi để “chuyện chăn gối” trọn vẹn hơn.

Theo Y học cổ truyền, dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính ấm; có tác dụng ôn thận, tráng dương, cường gân tráng cốt và khử trừ phong thấp. Dân gian thường dùng để chữa các chứng bệnh như di tinh, tinh lạnh, liệt dương, hiếm muộn, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, phong thấp, tay chân yếu lạnh…

Để bồi bổ cho “chuyện chăn gối” có thể sử dụng Dâm dương hoắc ngâm rượu hoặc phối hợp với một số vị thuốc nam khác để gia tăng công hiệu.

Để sử dụng vị thuốc viagra tự nhiên này, có thể dùng ba kích khô sắc nước uống hoặc hầm cùng thịt gà. Hoặc thường dùng nhất là lấy ba kích bỏ lõi đem ngâm rượu dùng hàng ngày.

Sâm cau thường được gọi với các tên khác như: Ngải cau, tiên mao, là vị thuốc có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ có tác dụng ôn thận, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.

Dân gian thường sử dụng sâm cau như vị thuốc bổ thận tráng dương, điều trị yếu sinh lý, liệt dương, tinh lạnh, chân tay, lưng lạnh và tiểu tiện không cầm được bằng cách ngâm rượu thuốc

Nam giới yếu sinh lý nên sử dụng bạch tật lê phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng cường chức năng của thận hiệu quả nhất.

Thuốc Bổ Thận Tráng Dương Đông Y

Trong y học cổ truyền, thuốc bổ thận là những thuốc thường dùng để chữa các bệnh lý do thận hư. Chữ hư ở đây có nghĩa là thiếu hụt, không đầy đủ chứ không có nghĩa là hư hỏng như chúng ta thường nghĩ. Vì vậy khi đông y định nghĩa thận hư thì bạn nên hiểu là chức năng thận yếu hay chức năng suy giảm chứ không phải quả thận bị hư hại như định nghĩa của tây y.

Có rất nhiều bệnh nhân hỏi chúng tôi rằng chức năng thận suy yếu là do thận âm hay do thận dương. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

Trên lâm sàn đông y chia thận ra làm nhiều phần như thận tinh, thận khí, thận âm, thận dương… Mỗi phần chứa một công năng nhất định là để giải độc cho cơ thể hay thực hiện các chức năng sinh sản. Để biết dùng thuốc bổ thận nào cho phù hợp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là thận tinh, thận khí, thận âm, thận dương.

Nguyên tắc bổ thận tráng dương đông y

Đông y cho rằng thận tàng tinh, tinh hóa thành khí rồi phân tán toàn thân để nuôi dưỡng và thúc đẩy hoạt động chức năng của tạng thận và các tạng khác. Thận tinh tán thành thận khí, thận khí lại nhưng tụ thành thận tinh tạo thành một vòng tuần hoàn liên tục.

Thận tinh và thận khí cùng tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau là gốc của mọi hoạt động sinh lý. Ở trạng thái bình thường tinh khí được tàng trữ ở thận sung túc cơ thể sẽ cường tráng, sức khỏe tình dục tốt và có đầy đủ các chức năng mà thận chủ quản.

Thận hư là khi tinh khí ở tàng thận bị thiếu hụt khi thận tinh hoặc thận khí hư vì cả hai cùng tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau. Khi đó người bệnh sẽ gặp các triệu chứng của chức năng thận suy giảm như là giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tinh trùng yếu, đau mỏi lưng gối…

Thận âm, thận dương là gì?

Trong tất cả mọi sự vật đều gồm hai phần ức chế và chuyển hóa lẫn nhau. Theo đó thận âm có tác dụng tu dưỡng và nhu nhuận là gốc rễ của âm dịch. Thận dương có tác dụng thúc đẩy, ôn chiếu là gốc rễ của dương khí.

Thận âm, thận dương cùng tồn tại ức chế lẫn nhau để duy trì trạng thái cân bằng sinh lý của cơ thể. Xuất hiện bệnh lý ở thận là do một nguyên nhân nào đó làm trạng thái cân bằng giữa hai tạng thận bị phá vỡ mà cơ thể không phục hồi được từ đó xuất hiện chứng thận hư.

Học thuyết tạng tự của đông y cho rằng thận chủ bế tàng vì vậy tinh khí ở thận nên được tàng trữ đầy đủ thì chức năng của thận mới được hoàn chỉnh. Khi tinh khí ở thận xuất tiết ra ngoài quá nhiều sẽ gây ra thiếu hụt tinh khí và gây nên các bệnh lý sinh dục..

Phương pháp điều trị

Khi thận tinh, thận khí hư: thận hư mà không có hiện tượng hàn hay nhiệt, do thận tinh và thận khí chuyển hóa lẫn nhau nên thận tinh hư lâu ngày cũng dẫn tới thận khí hư. Đa phần người thận yếu thuộc nhóm này khi đó người bệnh sẽ điều trị bệnh bằng thuốc có tác dụng bổ thận tinh và ích thận khí sẽ giúp cho chức năng của thận được phục hồi.

Thận âm hư: đông y có câu âm hư sinh nội nhiệt có nghĩa là âm hư sẽ không khống chế được dương làm cho cơ thể bốc hỏa gây nên bệnh thuộc chứng hư nhiệt. Thận âm hư là khi có các triệu chứng như suy giảm khả năng sinh lý, tiểu đêm nhiều, đau mỏi lưng gối… kết hợp với các triệu chứng như nóng, bốc hỏa từng cơn, gò má đỏ, mồ hôi trộm, miệng khô họng táo… Khi đó sẽ dùng các bài thuốc có tác dụng bổ thận âm để điều trị.

Thận dương hư: lý luận đông y cho rằng dương hư tắc hàn nghĩa là dương hư sẽ không khống chế được âm làm phần âm thiên thịnh mà gây nên chứng hư hàn. Thận dương hư gồm có các biểu hiện bệnh sinh dục đi kèm các triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện lỏng nát… Khi đó sẽ dùng các thuốc có tác dụng bổ thận dương, ích thận khí để điều trị

– Top 3 thuốc bổ thận tráng dương tốt nhất hiện nay

– Biểu hiện của thận yếu là gì?

Các Món Ăn, Bài Thuốc Bổ Thận Đông Y

Chăm sóc thận nghĩa là dưỡng sinh mệnh, hãy thử món ăn dưỡng thận của đông y. Theo đông y muốn sống thọ thì thận phải khỏe. Đây là các món ăn bổ thận đơn giản nhưng được các chuyên gia đông y rất ưa chuộm. Với nguyên liệu đơn giản và cách nấu nhanh chóng.

Các món ăn, bài thuốc bổ thận đông y

Đông y quan niệm, thận là gốc của tuổi thọ, thận khỏe thì tuổi thọ sẽ cao, thận yếu thì sức sống sẽ ngắn lại. có một món ăn giúp bổ thận được đông y sử dụng phổ biến. Thành phần đơn giản, cách nấu nhanh chóng bạn nên biết để sử dụng khi cần thiết.

Món ăn này phù hợp với cả nam và nữ, thực phẩm tốt, lành, hoàn toàn tự nhiên, không có tác dụng phụ. Ăn đều đặn trong tuần và kéo dài đều được.

Nguyên liệu:

Óc chó: 3 quả.

Khoai từ/khoai mỡ.

Khoai lang: 4 miếng nhỏ.

Đậu đen: 1 nắm.

Vừng (mè) đen: 1 nắm.

Hạt kê: 1 nắm.

Gạo đen/gạo lức: 1 nắm.

Kỷ tử: 1 nắm nhỏ.

Như chúng ta đã biết, quả óc chó và hạt vừng đen là các loại thực phẩm tự nhiên tốt nhất cho việc bổ thận. Bên cạnh đó đậu đen được xem là lương thực của thận. Có tác dụng bổ thận cố tinh, làm cho tóc mọc đen dày và óng mượt.

Gạo lức hay gạo đen nói chung là thực phẩm bổ âm, ích thận, kiện tì ích khí. Khi nấu đậu đen với gạo đen thành món cháo, kết hợp các loại thực phẩm trên với nhau thì món ăn sẽ trở nên ngon tuyệt hảo.

Nếu bạn nấu vào ban ngày: đậu đen, gạo đen, khoai nên ngâm ít nhất khoảng 40 – 50 phút. Sau đó cho đậu đen, gạo đen, kê, khoai vào nồi. hạt óc chó đập dập vỡ hỏ rồi cho vào nồi và nấu đun sôi, vặn lửa nhỏ tiếp tục đun trong khoảng 20 – 30 phút. Tiếp tục cho vừng đen, kỷ tử vào nấu sôi thêm 20 – 30 phút nữa. Khi cháo đã chín nhừ thành dạng hồ thì thêm đường.

Nếu nấu vào buổi đêm: sau khi ăn trưa hoặc vào bữa ăn tối, bạn ngâm các loại hạt như kể trên. Đến trước lúc đi ngủ thì thêm vừng và kỷ tử vào nồi, bật lửa to nấu sôi, sau đó tắt bếp, không nên mở vung nồi. Vào sáng sớm hôm sau thêm một chút nước và đường, tiếp tục đun sôi chờ nguội bớt là có thể sử dụng.

Món ăn với giá đỗ

Giá đỗ từ lâu được xem là cây thuốc giúp bổ thận tráng dương. Gía đỗ rất lành tính giúp nhuận trường nhiều vitamin C giúp giải độc gan thận. Giá đỗ khi được kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng khác cho kết quả bất ngờ.

Bài 1: giá đỗ xanh 100 – 200g rửa sạch ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút ăn sống 15 – 30 ngày.

Bài 2: giá đỗ xanh, sò huyết mỗi thữ 200 – 300g. Giá đỗ rửa sạch chần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.

Bài 3: giá đỗ xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch chần tái ăn liên tục trong 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.

Bài 4: giá đỗ xanh 100 – 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng. Tất cả đem xào ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại ăn liên tục 2 – 3 liệu trình.

Bài 5: giá đỗ xanh 200g, trứng gà ta 3 quả. Giá đem chần tái, trứng luộc lòng đào ăn liên tục 7 – 10 ngày. Nghỉ 2 – 3 ngày ăn nhắc lại liên tục từ 3 – 4 liệu trình.

Món ăn từ lá hẹ

Lá hẹ từ lâu đã được đông y sử dụng để điều trị yếu sinh lý. Lý do là hẹ có tính bình đi vào hai kinh can thận giúp giải độc và phục hồi chức năng thận. Lá hẹ có chứa mùi thơm đặc trưng giàu dược tính. Trong thành phần có chứa vitamin C, chất xơ, carotene, methylanin, alinin, sulfide…

Có khả năng kích thích sự hưng phấn. Vì thế lá hẹ được sử dụng để giã lấy nước uống hoặc làm các món ăn bổ thận rất tốt.

Bài 1: hẹ 50g, hến 300g, gia vị đủ dùng. Hẹ rửa sạch hến luộc chín gỡ thịt rồi lọc lấy nước. Đem nấu canh ăn với cơm ăn từ 2 – 3 bữa liên tục trong 1 tháng.

Bài 2: hẹ 200g, tôm thịt 100g, gia vị đủ dùng. Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, ăn liên tục 2 – 3 tháng.

Trong Đông Y Ngân Hạnh Được Xem Là Vị Thuốc Giúp Bổ Tỳ Phế

Ngân hạnh còn gọi là bạch quả là vị thuốc trong Đông Y giúp bổ tỳ phế, điều trị các bệnh đái són, hen phế quản, đại tiện ra máu,…

Ngân hạnh có tên là Semen Ginkgo, cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Triều Tiên , Nhật,…, ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Tất cả thân cây đều là những vị thuốc quý.

Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh – Trung Hoa đã viết: “Ngân hạnh ăn chín ấm phổi ích khí, chữa bạch đới, trị ho hen, bớt đi đái nhiều, di tinh. Ăn sống hạ đờm, sát khuẩn, tiêu độc,…”. Trong phương pháp điều trị của y học cổ truyền, ngân hành được sử dụng để chữa các bệnh đái són, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, di tinh, đại tiện ra máu, hen phế quản, bạch đới…

Những nghiên cứu và phân tích trong y học hiện đại cũng cho biết: thành phần hóa học trong 100g ngân hạnh thấy chứa glucid 71,2g, tro 3,4g, chứa lipid 3g, protein 13,4g, chất xơ 1g, các khoáng chất như kali, phospho, sắt, calcium, vitamin B1, B2…, cung cấp 365 calo. Bên cạnh đó ngân hạnh còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Do đó trước khi ăn ăn hạnh, người dùng chú ý cần loại bỏ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không cho dùng.

Bài thuốc trong Đông Y có dùng ngân hạnh

Bài thuốc trong Đông Y có dùng ngân hạnh

Chữa váng đầu chóng mặt: Ngân hạnh 3 hạt, thiêm ma 3g, cùi nhãn 8 quả, dùng vào lúc đói buổi sáng.

Điều trị bạch đới quá nhiều: Nhân ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30g, sắc uống ngày 2 lần vào buổi sang và chiều.

Chữa đầu mặt lở ngứa: Ngân hạnh sống 10 hạt, đêm giã nát rồi bôi.

Chữa ho hen có đờm, bổ phế: Hạt ngân hạnh 200g, ngân hạnh bóc bỏ vỏ ngoài, hồng táo 100g, hồng táo bỏ hạt thái mỏng. Cho các tất cả các nguyên liệu cùng 1 lít nước bỏ ngân hạnh vào đun sôi đến khi ngân hạnh có màu trong suốt thì cho hồng táo, đường trắng 150g rồi khuấy đều, một ít tinh bột, nấu thành chè sử dụng cho 3 đến 4 người ăn.

Hoặc bài thuốc: Ngân hạnh 9g đập vỡ, ma hoàng 6g, cam thảo 3g, khoản đông hoa 9g, sắc uống.

Ngân hạnh hiện được rất nhiều các y sĩ y học cổ truyền đánh giá cao trong tác dụng điều trị. Có thể nói, đây là vị thuốc khá được ưu ái nhưng không vì thế mà bạn tùy ý sử dụng, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để có thể khám và điều trị chính xác nhất.