Top 5 # Vị Thuốc Đông Y An Thần Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Bài Thuốc Đông Y Bình Vị Thần Hiệu Thang

Bình Vị Thần Hiệu Thang là bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc đã chữa khỏi bệnh dạ dày cho rất nhiều người, được bệnh nhân và đặc biệt là những bác sĩ, lương y đầu ngành đánh giá rất cao.

Bài thuốc giúp bệnh nhân bị bệnh dạ dày có được cuộc sống khỏe mạnh, không phải kiêng khem khổ sở hay vật vã vì những cơn đau bụng thường xuyên xảy ra. Nhờ những cố gắng, nỗ lực của các lương y, bác sĩ thuộc Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, bài thuốc Đông y trị bệnh dạ dày Bình Vị Thần Hiệu Thang đã được nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển thành công, mang lại hiệu quả điều trị cao cho các bệnh nhân. Bài thuốc cũng là niềm tự hào của các lương y, bác sĩ tại Trung tâm, là một phương pháp chữa bệnh dạ dày đáng tin cậy cho bệnh nhân và các lương y, bác sĩ khác.

Để hiểu thêm về hiệu quả điều trị bệnh của bài thuốc, chúng ta cùng tham khảo ý kiến đánh giá chuyên môn của các chuyên gia trong ngành có mặt trong buổi lễ công bố Công trình nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh dạ dày của bài thuốc Đông y Bình Vị Thần Hiệu Thang.

GS. TS Trương Văn Nam, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: Bình Vị Thần Hiệu Thang là một trong số những bài thuốc Đông y trị bệnh dạ dày hiệu quả nhất hiện nay. Bài thuốc là sự kết hợp của những thành phần thảo dược tự nhiên như: bạch linh, bạch truật, hoàng kỳ, ô dược, hoài sơn, hương phụ, hậu pháp, yên nhục… Đây đều là các thành phần đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước công bố về công dụng cũng như hiệu quả điều trị đối với bệnh dạ dày. Bài thuốc hướng tới điều trị căn nguyên của bệnh, giúp các triệu chứng ợ hơi, đau bụng, buồn nôn không còn ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Hơn thế nữa, các thành phần thảo dược thiên nhiên không ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể, đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh.

Ths. BS Nguyễn Văn Công, Trung tâm Phát triển Thuốc Đông Y đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc Bình Vị Thần Hiệu Thang: Trong quá trình khám chữa bệnh dạ dày, tôi đánh giá cao hiệu quả điều trị bệnh của bài thuốc này. Đối với nhiều bệnh nhân bị bệnh dạ dày lâu năm, các thuốc Tây y hầu như chỉ điều trị triệu chứng bệnh, giảm thiểu quá trình phá triển của bệnh mà không thể điều trị tận gốc, khiến bệnh nhân luôn phải sống chung với bệnh, kiêng khem rất nhiều làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đây là một trong những bài thuốc Đông y trị bệnh dạ dày hiệu quả nhất mà tôi được biết.

Bác sĩ Lê Thị Tâm, bệnh viện y học cổ truyền Bến Tre đã không quản đường xá xa xôi tìm đến Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam để tìm hiểu, trao đổi về bài thuốc. Bà nhận định: Bình Vị Thần Hiệu Thang là một trong những bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả toàn diện nhất mà tôi được biết. Đối với các phương pháp chữa bệnh dạ dày hiện nay, điều trị bằng Đông y là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất bởi phương pháp này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân cũng như không có tác động có hại nào đối với các bộ phận khác trên cơ thể người. Hơn thế nữa, Bình Vị Thần Hiệu Thang sử dụng các thảo dược thiên nhiên có dược tính tốt đối với bệnh viêm đau dạ dày đã được công bố qua các công trình nghiên cứu như: bạch linh, bạch truật, hoàng kỳ, ô dược… Đây đều là các thảo dược có dược tính cao, kết hợp với nhau sẽ tạo được hiệu quả điều trị các bệnh viêm đau dạ dày. Các bệnh nhân được tôi giới thiệu sử dụng bài thuốc này đều có kết quả rất tốt sau 3-5 tháng kiên trì sử dụng.

Lương y, Bác sĩ Lê Thị Phương thuộc Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, là người trực tiếp tham gia nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển bài thuốc Bình Vị Thần Hiệu Thang cho biết: Bài thuốc là tâm huyết của rất nhiều bác sĩ, lương y thuộc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Chúng tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và phát triển cách kết hợp các thành phần cũng như hiệu quả điều trị của bài thuốc đối với bệnh viêm đau dạ dày. Trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển, chúng tôi tìm và gia giảm các thành phần với dược tính khác nhau, tạo ra bài thuốc với hiệu quả đã được công nhận qua thực tế điều trị.

Nhờ hiệu quả điều trị an toàn, bền vững mà Bình Vị Thần Hiệu Thang luôn được các bệnh nhân và các bác sĩ, lương y đánh giá rất cao. Đây là bài thuốc đáng tin cậy cho những bệnh nhân bị bệnh dạ dày

Tĩnh Tâm An Thần Với Những Vị Thuốc Đông Y

Những vị thuốc giúp cho trí nhớ minh mẫn

Nhân sâm, vị thuốc với công năng “Ích khí, ích huyết, sinh tân, định thần ích trí…”, giúp cho tâm thần minh mẫn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, dễ gây mất ngủ, khi uống vào ban tối. Có thể thái lát mỏng, hãm vào nước sôi, nhiều lần, uông, ngày 4 – 6g. hoặc ngâm vào rượu 30-35%, khoảng 2-3 tuần, uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml. Không nên dùng cho những người huyết áp tăng.

Viễn chí, làm cho trí nhớ bền, chống bệnh đãng trí, hay quên. Y dược học Việt Nam khuyên bạn cũng cần biết thêm, thành phần chính của vị thuốc, là các hợp chất saponin. Do đó, tốt để trừ đờm, trị ho, song lại tăng co bóp cơ trơn tử cung. Do vậy, có thai không được dùng. Thường dùng viễn chí với cam thảo. Để trị chứng tim hồi hộp, lo sợ, nói mê sảng, có thể dùng phương viễn chí thang: Viễn chí, nhân sâm, bạch thược, đương quy, mạch môn, cam thảo, mỗi thứ 4g, bạch phục linh 6g, sắc uống, ngày một thang.

Long nhãn vừa bổ huyết, lại an thần ích trí, được dùng khi trí nhớ suy giảm, hay quên, huyết hư, khó ngủ, hay lo âu, phiền muộn. Có thể dùng phương với long nhãn, phục thần, hoàng kỳ, mỗi thứ 30g, nhân sâm, mộc hương, mỗi thứ 15g, hắc táo nhân, đương quy, viễn chí, mỗi thứ 3g, cam thảo 8g. Ngày một thang, dưới dạng thuốc sắc.

Những vị thuốc giúp ngủ ngon

Lá vông (vông nem) lấy lá vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.

Ngải tượng: Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này là do thành phần ancaloid: L-Tetrahydropalmatin đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.

Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất, cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng. Sắc uống, ngày 8 – 12g để trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.

Một số bài thuốc

Thiên vương bổ tâm đan: Đan sâm, đảng sâm, huyền sâm, viễn chí, cát cánh , bạch linh, mỗi vị 20g, hắc táo nhân, bá tử nhân, ngũ vị tử, mạch môn, thiên môn, đương quy, mỗi vị 40g, sinh địa 160g, dùng dưới dạng thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g, trị các chứng tim loạn nhịp, tinh thần bất an, mất ngủ, khó ngủ, Bệnh người già trí nhớ giảm, hay quên, cơ thể suy nhược.

Toan táo nhân thang: Hắc táo nhân, bạch linh, mỗi vị 12g, tri mẫu, xuyên khung, mỗi vị 8g, cam thảo 4g, ngày một thang dưới dạng thuốc sắc, trị chứng tinh thần bất an, âm hư, ho, đờm, mất ngủ, khó ngủ.

Nguồn: Blog sức khỏe

Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt

Đậu sị được chế biến từ hạt đậu đen sau khi đã lên men và phơi khô. Có tên gọi khác là đỏ đậu sị, đạm đậu sị.

Đậu sị là dạng đã phơi khô từ hạt của cây đậu đen. Đậu sị có màu đen, vỏ ngoài nhăn lại do phơi khô, có mùi lên men đặc trưng, có vị đắng.

Bộ phận dùng để làm đậu sị chính là phần hạt của cây đậu đen sau khi được phơi khô rồi ủ lên men với các dược liệu và phơi khô tiếp lần nữa.

Cây đậu đen được trồng rất nhiều ở khắp các vùng đồng bằng, miền núi của nước ta với mục đích chính là làm ngũ cốc và chế biến thành các thực phẩm hàng ngày. Đây là giống cây trồng phổ biến ở Châu Phi và Châu Á.

Mùa thu hái đậu đen thường vào mùa hè. Sau khi quả già sẽ có màu nâu. Thu hái quả mang về phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô sau đó tách lớp vỏ bên ngoài để lấy hạt bên trong.

Có nhiều cách chế biến hạt đậu đen thành đậu sị như sau:

Đậu đen rửa sạch, vẩy nước cho ẩm sau đó đựng vào các vật dụng thoáng khi như thúng hoặc nong nia. Phủ kín lá dâu tằm lên trên cho đến khi đậu lên mốc vàng đều rồi lại mang ra phơi khô, sau đó lại vẩy nước và phủ lá dâu tằm cho lên mốc lại lần nữa. Lặp lại quy trình này đến khi nào chất lượng đậu sị như mong muốn.

Ngoài ra còn có phương pháp ngâm đậu đen qua một đêm cho nở ra sau đó đồ chín đậu đen, rải đều ra mặt phẳng thoáng khí cho ráo nước rồi lấy lá chuối phủ kín. Sau 2-3 ngày kiểm tra mốc vàng đều thì mang phơi khô.

Đậu sị được bào chế dưới dạng tán thành bột mịn nhỏ. Hoặc có thể xao hoặc đốt cháy thành than chữa một số bệnh ngoài da. Có một cách bào chế đậu phụ là nấu nhừ lên dùng làm thuốc.

Đậu sị được dùng trong các trường hợp bị ho, cảm ,mạo, hen suyễn, thương hàn.

Trẻ em và người lớn bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, mụn đầu đinh.

Đậu sị 40g, khô phàn 12g, thạch tín 4g tán thành bột mịn rồi nặn thành viên bằng hạt đậu xanh. Trước khi đi ngủ uống từ 7-9 viên. Do vị thuốc này có thạch tín nên tuyệt đối không được dùng quá liều để tránh bị ngộ độc hoặc gặp phải tác dụng phụ không tốt.

Đậu sị 20-24g tán thành bột hoặc sắc nước uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Với trẻ em bị di ứng mẩn ngứa dùng đậu sị xao vàng cho cháy khét, sau đó tán mịn thành dạng bột. Trộn cùng dầu lạc hoặc đầu vừng rồi bôi lên vùng bị bệnh.

Đậu sị 40-50g, địa cốt bì 20g, lộ thông thông 40g, sắc nước uống hàng ngày đến khi bệnh dứt điểm.

Đậu sị, chi tử mỗi loại 12g, gừng tươi ba lát sắc cùng với nước uống đến khi thuyên giảm và khỏi hẳn.

Đậu sị có công hiệu rất tốt nhưng không nên dùng quá nhiều và chỉ dùng trong vòng 7-8 ngày.

Trị Cảm Cúm Bằng Các Vị Thuốc Đông Y An Toàn, Hiệu Quả

Theo Y học cổ truyền, cảm cúm có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính khí suy yếu, tà khí thâm nhập vào cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi kèm theo ho và sổ mũi.

Khi thời tiết thay đổi nhất là vào những lúc giao mùa vi khuẩn thường xuất hiện nhiều hơn, công thêm việc tiết khí trời độc và sức đề kháng suy yếu, là nguyên nhân khiến cớ thể mắc bệnh. Trong đó bệnh cảm cúm là bệnh phổ biến thường gặp hơn cả nhất là ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh hơn người lớn và những người cao tuổi.

Nguyên liệu bao gồm lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 20 g hoặc một nắm to. Cách nấu lá xông, tất cả rửa sạch cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút thì bắc ra, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp khoảng 2 phút. Chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, không nên để quá đột ngột cơ thể dễ bị sốc, xông trong 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy mước tắm nhanh rồi lau khô, chú ý nên để nước tắm ở nhiệt độ ấm, sau đó mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.

Mỗi cây thuốc quý lại có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Lá tre giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt. Sảl àm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu. Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu. Ngải cứu cầm máu, điều hòa khí huyết. Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi. Bạc hà sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang công tác tại Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho rằng, trước khi xông múc để riêng một cốc nước để khi xông xong uống, giúp phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông trong thời gian quá dài gây mất tân dịch gây hiện tượng ngộ hãn, nguy hại cho sức khỏe. Do thành phần dược liệu chứa nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Lưu ý không xông khi đang sốt cao hoặc đang bị hôn mê. Không sử dụng cách này cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Bệnh cảm cúm là bệnh rất dễ mắc chính vì thế để ngăn ngừa bệnh, bạn nên chú ý giữ gì sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Nguồn: chúng tôi