Top 9 # Vị Thuốc Bổ Khí Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Bạch Truật Vị Thuốc Bổ Khí

Bạch Truật (Radix Atractyloidis macrocephalae), là rễ của cây bạch truật (Atractyloides macrocephala Koidz.), họ cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, được di thực vào Việt Nam, có ở vùng núi và trung du phía Bắc nước ta.

Bạch truật là vị thuốc được Đông y sử dụng từ lâu đời. Trước khi sử dụng có thể sao vàng, sao cám, sao cháy, sao đất, chích mật ong… Về mặt hoá học, rễ bạch truật có tinh dầu, chủ yếu là atractylon, acetoxy atractylon, hydroxy atractylon…; các dẫn chất lacton như atractylolid I, II, III.

Về mặt sinh học, nước sắc bạch truật có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm dịch vị, nhưng không giảm độ acid tự do của dịch vị, chống viêm, giảm đau, hạ đường huyết và bảo vệ gan, lợi tiểu. Bạch truật còn có tác dụng làm hạ lượng bạch cầu khi bị tăng cao, chống đông máu và ức chế một số nấm thường gặp ngoài da. Tinh dầu bạch truật có tác dụng trấn tĩnh.

Bạch Truật Vị Thuốc Bổ Khí:

Bạch truật là vị thuốc bổ khí, có tên khoa học: Rhizoma Atractylodes Macrocephalae, tức bộ phận thân, rễ đã phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Bạch truật còn nhiều tên gọi khác nhau như ư truật, đông truật, triết truật…

Theo Đông y thì bạch truật có vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay, đi vào các kinh tỳ và vị nên dùng trong kiện tỳ rất tốt. Thuốc có tác dụng bổ nhiều hơn tán.

Bụng đau, đầy trướng, buồn nôn, tiêu chảy: bạch truật (sao cám), hậu phác, trần bì, đại phúc bì, tử tô, bạch chỉ, bạch linh, bán hạ (chế), cát cánh, cam thảo mỗi vị 8g; hoắc hương 12g. Tất cả tán thành bột mịn, chia làm 2-3 lần uống với nước gừng tươi trong ngày, trước bữa ăn. Uống liền vài ba thang đến khi hết các triệu chứng.

Kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy yếu: bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g; đương quy, cam thảo, viễn chí mỗi vị 4g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần, sau bữa ăn từ 1,5 đến 2 tiếng. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín:

Siêu Thị Trà Việt Phân Phối Bạch Truật Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

Bồ Câu Ra Ràng: Vị Thuốc Bổ Tỳ, Tăng Cường Khí Huyết

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi.

– Thịt chim: Chứa trên 22 % protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

– Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.

Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non (ra ràng) 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc.

Trong đời sống thường ngày ta có thể hầm chim bồ câu với đỗ xanh, nếp hương, mộc nhĩ, và các da vị thông thường cho ta được món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho mọi lứa tuổi.

Theo: Soha

Thuốc Bổ Khí Thông Huyết

Thuốc Bổ khí thông huyết – BVP là gì?

Thông tin thuốc

Tên thuốc: Bổ khí thông huyết – BVP

Thành phần hoạt chất: Mỗi viên chứa 240 mg cao khô toàn phần chiết từ 1590 mg các dược liệu khô sau: Hoàng kỳ 760 mg; Đào nhân 70 mg; Hồng hoa 70 mg; Địa long 160 mg; Nhân sâm 50 mg; Xuyên khung 60 mg; Đương quy 140 mg; Xích thược 140 mg; Bạch thược 140 mg

Nồng độ, hàm lượng:

Số đăng ký: VD-22084-15

Quy cách đóng gói: Hộp 4 vỉ x 18 viên, hộp 3 vỉ, 6 vỉ x 10 viên (vỉ nhôm – PVC); Hộp 3 vỉ, 6 vỉ x 10 viên (vỉ nhôm – nhôm)

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần BV Pharma

Nhà phân phối: Công ty liên doanh BV Pharma

Tác dụng, công dụng

Tác dụng của thuốc Bổ khí thông huyết – BVP là gì?

Nhóm sản phẩm Chỉ định

Thuốc có tác dụng gì? Chữa trị bệnh gì?Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Liều dùng

Liều dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP cho người lớn như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng, cách dùng thuốc cho người lớn trên tờ hướng dẫn sử dụng

Liều dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP cho trẻ em như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng, cách dùng thuốc theo độ tuổi trẻ em trên tờ hướng dẫn sử dụng

Cách dùng

Nên dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP như thế nào?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong các trường hợp sử dụng thuốc quá liều hay uống quá nhiều thuốc phải cấp cứu, người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn. Uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm tác dụng của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu, không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Tác dụng phụ có thể không giống nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Lưu ý, thận trọng, cảnh báo

Lưu ý trước khi dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Tốt nhất cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng của bản thân như tình trạng bệnh hiện tại, tiền sử bệnh, dị ứng, mang thai, cho con bú….

Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc để tránh tác hại của thuốc

Lưu ý dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP khi đang mang thai

Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ dùng thuốc khi đang mang thai

A = Không có nguy cơ;

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu

C = Có thể có nguy cơ;

D = Có bằng chứng về nguy cơ;

X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Lưu ý dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP khi cho con bú

Thông thường bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ đang cho con bú không nên uống thuốc. Chính vì vậy người mẹ sẽ phải thật cân nhắc việc dùng thuốc khi đang cho con bú. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng những tờ giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp thuốc. Chú ý các mục “Chống chỉ định” và “Sử dụng trong lúc có thai hoặc cho con bú”.

Lưu ý dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP cho người cao tuổi

Thận trọng dùng thuốc với người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn với người lớn bình thường.

Lưu ý chế độ ăn uống khi dùng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Đọc kỹ lưu ý về chế độ ăn uống trên tờ hướng dẫn.

Cần thận trọng trong việc dùng thuốc. Cần đọc kỹ hướng dẫn có trong hộp đựng, hoặc chỉ dẫn của bác sĩ

Tương tác thuốc

Thuốc Bổ khí thông huyết – BVP có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược và các loại thuốc do các bác sĩ khác kê toa. Hãy luôn tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Thuốc Bổ khí thông huyết – BVP có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Bảo quản thuốc

Nên bảo quản thuốc Bổ khí thông huyết – BVP như thế nào?

Nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

Giá thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Giá bán thuốc Bổ khí thông huyết – BVP có thể không giống nhau ở các nhà thuốc. Muốn biết chính xác giá bán lẻ thuốc Bổ khí thông huyết – BVP cần liên hệ hoặc đến trực tiếp các nhà thuốc gần nhất.

Tham khảo giá thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Giá niêm yết công bố (giá bán sỉ): 2000VNĐ/Viên

Nơi bán thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Thuốc Bổ khí thông huyết – BVP bán ở đâu?

Tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Hình ảnh thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Tổng hợp ảnh về thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Video thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Tổng hợp video về thuốc Bổ khí thông huyết – BVP

Đánh giá

Đánh giá của bác sĩ về thuốc Bổ khí thông huyết – BVP?

Đánh giá của bệnh nhân về sử dụng thuốc Bổ khí thông huyết – BVP?

Thông tin dược chất chính

Dược lý và cơ chế

Dược động học

chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Các thông tin chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm trong trường hợp người bệnh tứ ý dùng thuốc khi chỉ dựa vào những thông tin ở đây.

Các Bài Thuốc Bổ Khí Huyết

Những bài thuốc bổ khí huyết là những bài thuốc có tác dụng bổ khí và bổ huyết chữa các chứng khí huyết đều hư, thường gồm các vị thuốc bổ khí như: Đảng sâm, Nhân sâm. Bạch truật, Chích thảo, Hoàng kỳ và bổ huyết như Hà thủ ô, Đương quy, thục địa, Kỷ tử…

Cách dùng: Sắc nước uống.

Tác dụng: Ích khí bổ huyết.

Giải: Bài thuốc gồm 2 bài là Tứ vật và Tứ quân hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết. Trong bài này, Tứ quân bổ khí mà tứ vật bổ huyết; Sinh khương, Đại táo dùng để điều hòa vinh vệ.

Ứng dụng trên lâm sàng để chữa:

Chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có hội chứng bệnh lý khí hư và huyết hư.

Bài này gia thêm 2 vị Hoàng kỳ và Nhục quế gọi là bài Thập toàn Đại bổ thang (Y học Phát minh), trị chứng khí huyết hư thiên về hư hàn.

Nếu bỏ Xuyên khung mà gia Hoàng kỳ, Nhục quế, Ngũ vị tử, Viễn chí, Trần bì, Khương , Táo thì gọi là Bài Nhâm sâm dưỡng sinh thang (hòa tễ cục phương). Trị bệnh giống như Thập toàn đại bổ lại có thêm tác dụng dưỡng tâm an thần.

THẬP TOÀN BỔ CHÍNH THANG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Cách dùng: Sắc uống.

Chủ trị: Các chứng tâm tỳ dương hư, khí huyết 5 tạng đều tổn thương, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, mình nóng, lưng đau:

Nếu tâm nhiệt gia Đăng tâm, tâm huyết hư gia Thục địa.

Trường hợp ngoại cảm bỏ Sâm thêm Sài hồ, Gừng sống.

Khí trệ thêm Mộc hương, ho thêm Sâm, Kỳ, Mạch môn.

Bài này là bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo gia Táo nhân, Đỗ trọng, Ngưu tất, tục đoạn.

TƯ BỔ KHÍ HUYẾT PHƯƠNG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Có tác dụng Bổ khí huyết. Sắc nước uống.

TUẤN BỔ TINH HUYẾT CAO (Hải thượng Y tôn Tâm lĩnh).

Thành phần: Thục địa 12g; Nhâm sâm 4g; Câu kỷ tử 4g; Lộc giao 4g; Nhục quế (bỏ vỏ, tán bột) 80g;

Cách dùng: Thục địa, Nhân sâm, Câu kỷ mỗi vị đều nấu riêng thành cao rồi đổ lẫn vào trong nồi đất đun sôi gia thêm 1 cân mật ong khuấy đều, cuối cùng cho bột Nhục quế vào hòa đều, rồi đổ vào lọ sành bịt kín để dùng. Mỗi lần uống vài muỗng trước khi bụng đói ngậm tan nuốt dần.

Tác dụng: Bồi bổ tinh huyết hư tổn. Chữa trị các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận).

THẤT BẢO MỸ NHIỆM ĐƠN (THIẾT ỨNG THIẾT)

Cách dùng: Hà thủ ô trộn với đậu đen, 9 lần chưng, 9 lần phơi; Bạch linh trộn với sữa, sao. Ngưu tất tẩm rượu chưng cung với Hà thủ ô ở lần thứ 7 về sau; Phá cố chỉ trộn với mè đen sao qua. Tất cả đều sao tán nhỏ, luyện mật làm hoàn, làm thuốc tễ 10g/1 hoàn. Mỗi lần uống 2 hoàn trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh bổ khí huyết.

Giải: Trong bài Hà thủ ô bổ khí, ích tinh huyết là chủ dược. bạch phục linh giao tâm thận kiện tỳ trừ thấp. Ngưu tất bổ ích can thận làm mạnh gân cốt, hoạt huyết. Câu kỷ tử tư can thận ích tinh huyết. Thổ ty tử bổ ích can thận trợ dương ích tinh; Phá cố chỉ bổ thận tráng dương. Các vị hợp lại thahf bài thuốc bổ thận tráng dương, ích bổ khí huyết rất tốt.

Ứng dụng trên lâm sàng: bài thuốc được dùng chữa các chứng khí huyết bất túc sau khi mắc bệnh lâu ngày:

Trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chân tay tê dại, phụ nữ băng huyết, đới hạ, khí huyết hư nhược, nam giới suy sinh dục không có con, di tinh, hoạt tinh đều dùng có hiệu quả.

Bài này dùng chữa chứng tiêu khát có hiệu quả tốt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp