Top 9 # Vị Thuốc An Thần Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Bài Thuốc Bát Vị An Thần Hoàn Gia Vị

Nguyên bản bài thuốc

Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng.

Lý Văn Lượng

Ích tinh, Bổ thận, ích khí, sinh huyết, dưỡng tâm, an thần. Trị chứng tim đập nhanh.

Vị thuốc:

Câu kỷ tử ………. 15g

Chích thảo ………..9g

Cửu tiết xương bồ ………….12g

Hổ phách ………. 12g

Long cốt …………30g

Nhân sâm ……… 12g

Nhục thung dung …………..12g

Phục thần ……… 15g

Sa táo nhân …… 30g

Sơn thù nhục ………15g

Thục địa …………15g

Tán bột, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 9g.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả

Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô

Thục địa kỵ các thứ huyết, Củ cải, Hành. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ

Đang tiếp tục cập nhật

Tham khảo mua bán bài thuốc:

(Phần dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Bát Vị An Thần Hoàn Gia Vị gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Bát Vị An Thần Hoàn Gia Vị (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:gọi 18006834 để báo giá

Giá bán Bài thuốc Bát Vị An Thần Hoàn Gia Vị (Tiêu chuẩn GACP-WHO) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: sẽ có giá cao hơn giá trên (liên hệ để biết thêm chi tiết)

Cập nhật ngày 16/1/2017

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các lương y, hoặc gọi 18006834 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 18006834 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…

Thaythuoccuaban.com tổng hợp

****************************

Vị Thuốc Giảm Cân Thần Kỳ

TUY XÙ XÌ XẤU XÍ NHƯNG LẠI LÀ THẦN DƯỢC GIẢM CÂN VÔ CÙNG HIỆU QUẢ

Vị “thần dược” được nhắc đến ở đây chính là quả táo khô, được nhiều người gọi là “táo tàu”. Khác với dạng táo tàu đen thui mà ta thường gặp trong hộp mứt, quả táo tàu đỏ này có nhiều công dụng giúp cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Một trong những công dụng được nhiều người “thổi tai nhau” chính là hỗ trợ giảm cân và làm thon gọn vóc dáng. Vậy tại sao táo đỏ lại có khả năng kỳ diệu như thế và làm cách nào sử dụng táo đỏ đúng cách? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. VÀI NÉT VỀ VỊ “THẦN DƯỢC” TỰ NHIÊN – TÁO ĐỎ

Táo đỏ là được xem là vị thuốc đầu bảng trong Đông Y vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng. Táo đỏ còn được gọi là Đại táo, Táo tàu, … giúp bồi bổ sức khỏe và sắc đẹp rất tốt. Loại táo này là quả đã chín được phơi hoặc sấy khô của cây Đại táo (tên khoa học là Ziziphus jujuba), họ Táo ta (Rhamnaceae).

Táo đỏ hiện nay được nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc vì hiện nay chưa có nơi nào khác trồng được loại “thần dược” này. Tại Trung Quốc, Đại táo có nhiều nhất ở nhiều nhất Hà Bắc, Hà Nam, Phúc Kiến, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây.

Táo đỏ có hình dạng bầu dục, dài 2 – 3.5 cm, gốc quả lõm và cuống ngắn. Vỏ ngoài nhăn nheo, dai, có màu đỏ hoặc hồng hơi tối. Phần quả giữa mềm và xốp, ngọt và dầu, có màu vàng hoặc nâu nhạt. Hạt của của táo đỏ có hình dạng giống quả hạch, hình thoi dài. Táo đỏ có mùi vị rất đặc trưng, hương vị ngọt dịu và thơm.

2. Vì sao lại gọi táo đỏ là “thần dược giảm béo” vạn người mê

Một quả táo đỏ rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E, canxi, axit malic. Những thành phần này không những bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa đến 30%. Do đó, táo đỏ không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn giúp giảm cân hiệu quả nhờ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu mà không cần nạp nhiều thức ăn. Bên cạnh đó, axit malic có trong táo đỏ giúp tác động lên các tế bào mỡ ở toàn cơ thể, hình thành nhiệt lượng giúp tiêu hao lượng calo dư thừa một cách nhanh chóng.

Chỉ 100g táo đỏ mà đã rất giàu các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, chất xơ, calo, vitamin các nhóm B và C không những giúp hỗ trợ giảm cân mà còn cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh ung thư và có lợi cho trí não

Ngoài tác dụng giảm béo, táo đỏ còn có các công dụng tuyệt vời giúp bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh về tim mạch, đột quỵ hay thiếu máu. Sử dụng táo đỏ đều đặn giúp giảm đáng kể hàng lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó tránh được tình trạng xơ vữa động mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông của cơ thể.

Hơn nữa, táo đỏ còn có tác dụng an thần giúp hỗ trợ giấc ngủ vô cùng hiệu quả, từ đó chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện và giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Tâm trạng của chúng ta rất có ảnh hưởng đến cân nặng. Khi cơ thể thoải mái, vui vẻ thì việc ăn uống và giữ sức khỏe luôn được đảm bảo. Bởi lẽ đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, khi cơ thể bị stress chúng ta sẽ có xu hướng ăn uống nhiều hơn và việc nạp thức ăn nhiều hơn tiêu thụ dẫn đến cân nặng không được kiểm soát.

Đây là cách đơn giản nhất mà chúng ta có thể sử dụng “thần dược” này. Mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 5 quả táo đỏ sấy khô là đã có thể góp phần vào quá trình giảm cân cũng như bồi bổ sức khỏe.

Bạn nên lựa chọn những nơi cung cấp sản phẩm táo đỏ uy tín, tránh những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bảo vệ sức khỏe. Hãy ăn táo đỏ một cách vừa phải, tuy được mệnh danh là “thần dược” nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiêu hóa,… Nên lựa chọn kỹ những quả táo còn mới, có vị ngon ngọt và tránh những quả bị mốc hoặc có vị lạ để đảm bảo an toàn.

Uống trà táo đỏ thảo mộc thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như tăng cường trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, khi kết hợp với những loại thảo mộc khác thì còn có công dụng làm đẹp da, an thần, thanh lọc cơ thể,… giúp bạn luôn trong trạng thái vui khỏe.

Cách pha trà táo đỏ thảo mộc giảm cân:

+ Chuẩn bị sẵn các loại thảo mộc như cam thảo, táo đỏ, lá trà,… ,ấm pha trà, nước nóng

+ Tráng ấm trà sạch bằng nước nóng trước khi pha

+ Cho các loại thảo mộc vào ấm, thêm nước nóng vào ngập vừa đủ

+ Lắc nhẹ khoảng vài lần rồi đổ nước ấm đi (đây là bước đánh thức thảo mộc của trà)

+ Đổ thêm nước nóng đầy ấm trà và đợi khoảng 5 – 10 phút

+ Rót ra ly hoặc chén và thưởng thức

Với hương vị ngọt thanh và bùi ngậy rất hấp dẫn, táo đỏ là một nguyên liệu trong nấu ăn rất được ưa chuộng. Khi kết hợp với những nguyên liệu mang tính thanh đạm như mộc nhĩ, nấm tuyết, hạt sen,… sẽ tạo thành một món canh giảm cân vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Canh táo đỏ có chức năng giảm cân rất hiệu quả do kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và các chất chống oxy hóa giúp thân hình cân đối, đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách chế biến canh táo đỏ:

+ Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như táo đỏ, mộc nhĩ, nấm, gia vị, lườn gà (kèm xương)

+ Luộc thịt gà để lấy nước cốt, vớt bỏ phần mỡ gà trong nước cốt

+ Thêm táo đỏ và nấm hòa vào để tạo nước dùng

+ Vớt gà ra ngoài để nguội, xé miếng vừa ăn

+ Mộc nhĩ thái nhỏ, sau đó cho vào nước dùng đang sôi

+ Thêm gia vị vào nước dùng, nêm nếm cho vừa ăn

+ Cho thịt gà vào chén, múc thêm canh táo đỏ với nước dùng và thưởng thức

Với liệu trình siêu giảm béo Lipo Max Slim tại Viện thẩm mỹ RINA, những lớp mỡ cứng đầu sẽ nhanh chóng được phá hủy, giúp giữ phom dáng thon gọn. Bạn sẽ cảm nhận được cơ thể nhẹ đi từng ngày khi mỡ được đào thải qua hệ bài tiết, giúp giảm từ 15 – 20cm vùng bụng. Ngoài ra, liệu trình Lipo Max Slim còn có tác dụng tiêu diệt triệt để các nguy cơ gây ra bệnh huyết áp, tim mạch, mỡ nội tạng, máu nhiễm mỡ. Đặc biệt, liệu trình sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đẳng cấp Quốc tế, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp ở các bệnh viện, thẩm mỹ viện trong và ngoài nước

Hãy đến ngay Viện thẩm mỹ RINA trải nghiệm liệu trình Lipo Max Slim siêu giảm béo và tận hưởng chất lượng làm đẹp chuẩn 5 sao. Gọi ngay đến số: 091 699 2999 để được tư vấn miễn phí.

Thuốc Bắc Là Gì? Phân Loại Các Vị Thuốc, Tác Dụng, Cách Dùng

Sử dụng thuốc Bắc để điều trị bệnh là một trong những biện pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt kết quả như mong muốn, người bệnh cần nắm rõ tác dụng, cách dùng và những kiêng kị của loại thuốc này.

Thuốc Bắc là gì?

Thuốc Bắc tên tiếng anh là Chinese Herbs. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các bài thuốc, vị thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc, một quốc gia ở phía Bắc nước ta.

Thành phần chính của các vị thuốc Bắc là thảo mộc tự nhiên lành tính, được bào chế dưới dạng xử lý phần thừa, làm sạch và phơi khô. Có một số vị thuốc có thể dùng dưới dạng tươi như nhân sâm, hoặc một số lại có nguồn gốc từ động vật như vây cá mập, rượu tắc kè, rượu cá ngựa, cao hổ cốt, cao khỉ,…

Các bài thuốc này được sử dụng rộng rãi ở các nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.

Phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam

Cả thuốc Bắc và thuốc Nam đều là những cây thuốc, vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. Cả hai nhóm thuốc này đều thuộc nhóm thuốc Đông y. Sở dĩ cần dùng tên gọi là thuốc Nam, Bắc bởi đây là cách gọi để phân biệt 2 nhóm thuốc này dựa vào nguồn gốc xuất xứ của thảo dược.

Thuốc Nam: Là những cây thuốc, vị thuốc từ dược liệu được trồng, phát triển hay mọc hoang dại tại Việt Nam. Theo đánh giá của những chuyên gia Đông y, thuốc Nam phát triển, sinh trưởng trên lãnh thổ Việt Nam nên phù hợp với cơ địa người Việt nhất.

Thuốc Bắc: Là những cây thuốc, vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực tế thì các vị thuốc Nam hay thuốc Bắc cùng có những công dụng trị bệnh tốt. Tuy nhiên, nhiều loại khi du nhập hay được vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam phải trải qua quá trình vận chuyển dài, điều kiện bảo quản hạn chế hoặc nhập lậu… Vì vậy, để bảo quản thuốc người ta phải sử dụng diêm sinh, lưu huỳnh hay thậm chí là thuốc chống mối, mọt… Do đó, nhiều người Việt đều tỏ ra e ngại về chất lượng của loại thuốc này.

Phân loại các vị thuốc Bắc

Thông thường có 4 cách để phân loại các vị thuốc Bắc.

Phân loại theo tính: Có 5 tính có bản là tính hàn (hay còn gọi là lạnh), tính lương (mát), tính nhiệt (nóng), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định).

Phân loại theo vị. Thuốc Bắc cũng có thể được phân loại theo 5 vị: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.

Phân loại theo nguyên liệu: Có 3 loại nguyên liệu từ động vật, thực vật và nguyên liệu khác. Trong các bài thuốc Bắc, thầy thuốc có thể lấy các bộ phận của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, lá, hoa; hoặc bộ phận của động vật như: xương, da, nội tạng thậm chí là sừng, vây, móng. Ngoài ra các thầy thuốc cũng có thể sử dụng các khoáng chất, tinh thể như thạch tín, băng phiến, hoàng thổ để làm thuốc chữa bệnh.

Phân loại theo cách bào chế. Nhằm giúp cho người bệnh có thể tiện lợi trong quá trình sử dụng, các thầy thuốc ngày càng đa dạng cách bào chế bài thuốc của mình như: Thuốc dạng thang (đun, sắc hàng ngày); dạng bột tán (có thể hòa uống với nước trực tiếp hoặc bôi trực tiếp nếu gặp các bệnh về da); dạng viên hoàn tán, dạng cao…

Cách dùng thuốc Bắc hiệu quả

Tùy vào bệnh lý cần điều trị mà mỗi người sẽ có cách dùng thuốc Bắc khác nhau.

Dùng lúc thuốc nóng hay uống lạnh?

Theo các chuyên gia, cách dùng thuốc Bắc tốt nhất là nên dùng khi thuốc còn ấm vì khi đó cơ thể sẽ hấp thụ thuốc tốt nhất đồng thời không gây tình trạng đầy bụng.

Tuy nhiên với những bệnh nhân thể hàn như: cảm lạnh, phong hàn,… thì nên uống khi thuốc còn nóng để nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc.

Với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như: sốt cao, khô họng, miệng lở loét, đại tiện táo thì nên chờ thuốc nguội hãy dùng để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc của thuốc

Các bệnh lý cần uống thuốc ấm thì khi sắc cần vặn nhỏ lửa. Ngược lại đối với bệnh lý cần uống nóng thì khi sắc cần lửa to và đối với vị thuốc cần uống lạnh thì cần kéo dài thời gian sắc.

Dùng thuốc Bắc vào thời điểm nào?

Thuốc Bắc có hiệu quả hay không ngoài việc phải vào dùng đúng bệnh, sắc đúng cách thì còn phải uống đúng giờ.

Những người chữa bệnh về gan, thận, dạ dày hoặc những bệnh từ lưng trở xuống nên uống trước ăn từ 30 -60 phút để cơ thể hấp thụ thuốc tốt.

Những người muốn bồi bổ sức khỏe thì nên ăn uống vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì.

Những người mắc các bệnh ở phía trên như tâm, ngực, phế… thì nên uống uống sau bữa ăn từ 20-30 phút.

Uống thuốc Bắc có tốt không?

Hầu hết các bài thuốc Bắc đều có công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe của mỗi người. Do được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên nên chúng khá an toàn, lành tính, giúp cải thiện tình trạng bệnh từ sâu bên trong.

Tuy nhiên để thuốc thực sự phát huy được hết công dụng của mình thì người bệnh cần phải điều trị đúng thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi vì chúng có thể gây ra những phản ứng phụ cho cơ thể. Tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám, bắt mạch và cắt thuốc tại các cơ sở chuyên sâu, uy tín, đảm bảo nguồn gốc dược liệu rõ ràng.

Cần lưu ý: Mỗi bài thuốc đều có công dụng, liều dùng, cách sử dụng khác nhau vì vậy trong quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc tránh làm mất dược tính của thuốc khiến bệnh dai dẳng kéo dài.

Uống thuốc Bắc có tác dụng gì? Bao lâu thì có tác dụng?

“Uống thuốc Bắc có tác dụng gì, bao lâu thì có tác dụng?” là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm.

Như đã nói ở trên, mỗi một vị thuốc Bắc đều có công dụng, tính năng riêng của mình. Khi kết hợp với nhau theo liều lượng phù hợp, chúng sẽ giúp phát huy tối đa dược tính chữa bệnh: tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, an thần, chữa mất ngủ, chữa các bệnh về da, bệnh dạ dày, gan, thận, giúp lợi tiểu, giảm đau nhức do thoái hóa khớp, chữa ho, sốt, gout, các bệnh về tai- mũi-họng, các bệnh sinh lý, làm đẹp, tăng cân,…

Tuy có công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh nhưng thời gian mang lại hiệu quả của thuốc Bắc sẽ không nhanh chóng, tức thì như thuốc Tân dược. Theo các chuyên gia:

Hiệu quả của thuốc Bắc thông thường sẽ đến sau 2-3 tháng điều trị vì vậy khi sử dụng người bệnh cần kiên trì, sử dụng liên tục, đều đặn.

Ngoài ra tác dụng của thuốc Bắc còn phụ thuộc vào cơ địa, thể chất và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó thời gian thuốc phát huy tác dụng ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Trong trường hợp đã sử dụng thuốc một thời gian dài mà không thấy sức khỏe cải thiện, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được đưa lời khuyên kịp thời.

Ưu, nhược điểm của thuốc Bắc

Cũng giống như Tây Y phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc Bắc cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Dùng thuốc Bắc an toàn và lành tính: Hầu hết các vị thuốc Bắc đều là các thảo dược tự nhiên, sử dụng rễ, lá, hoa, quả của các cây thuốc quý sơ chế thủ công, không ngâm hóa chất nên rất lành tính với người bệnh, phù hợp mọi độ tuổi.

Hiệu quả bền vững: Các bài thuốc Đông y đều tác dụng sâu vào lục, phủ, ngũ, tạng của người bệnh nên sẽ có hiệu quả cao, bền vững, ngứa tái phát.

Ít gây tác dụng phụ: Sử dụng các bài thuốc Bắc sẽ hiếm khi gây tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày như Tây y.

Nhược điểm

Tác dụng chậm: Do các bài thuốc Bắc tập trung chủ yếu vào cải thiện tận gốc bệnh nên tác dụng đến sẽ chậm hơn các loại thuốc Tân dược. Thông thường phải sau khoảng thời gian từ 2-3 tháng người bệnh mới cảm nhận được tác dụng của các bài thuốc này.

Mất thời gian khi sử dụng: Việc sắc thuốc thường tốn khá nhiều thời gian từ 1-2 tiếng, quá trình sắc cũng cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc nên nhiều người sẽ cảm thấy rắc rối và mất thì giờ.

Uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kết hợp rượu với các thảo dược quý và sử dụng chúng một cách hợp lí thì chúng lại có giá trị cao trong việc phòng tránh và điều trị bệnh.

Hiểu được điều đó, nên thuốc Bắc ngâm rượu đang trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả và tiện dụng của nó.

Theo các chuyên gia Đông Y ngâm thuốc Bắc với rượu sẽ giúp nâng cao dược tính chữa bệnh. Bởi rượu chính là vị thuốc dẫn tốt nhất để đưa thuốc vào địa chi của bệnh ở lục phủ, ngũ tạng nhằm điều hòa khí huyết, đả thông kinh mạnh, nâng cao hiệu quả chữa bệnh lên gấp đôi.

Các thầy thuốc Đông y sẽ sử dụng rượu để tẩm, ngâm với các vị thuốc nhằm điều trị một số chứng bệnh như: khí huyết không lưu thông, ăn uống không tiêu hóa, tỳ vị hàn ăn uống kém, phong thấp nhức mỏi, yếu sinh lý,….

Dù có công dụng tốt giúp điều trị bác bệnh tuy nhiên nếu không biết cách ngâm và dùng rượu thuốc đúng thì chúng sẽ trở thành con dao hai lưỡi gây hại cho sức khỏe của người dùng.

Người bệnh nên dùng rượu thuốc trong bữa ăn để tránh tổn thương dạ dày, đồng thời dùng với một liều lượng vừa phải, đều đặn mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng rượu thuốc quá nhiều.

Tốt nhất khi sử dụng rượu thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc chuyên gia để hạn chế thấp nhất tác hại của rượu mang lại.

Các vị thuốc Bắc thường sử dụng

Hiện nay, có hàng ngàn vị thuốc Bắc được sử dụng trong điều trị bệnh. Tùy theo từng bệnh lý, triệu chứng hay nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuốc sẽ có những bài thuốc trị bệnh khác nhau như:

Thuốc Bắc tái tạo da

Thuốc Bắc trị mụn

Thuốc Bắc tăng cân, giảm cân

Thuốc Bắc hầm gà

Thuốc Bắc xông vùng kín

Uống thuốc Bắc để nhanh có thai

Uống thuốc Bắc sau sinh bồi bổ cơ thể

Thuốc Bắc điều kinh

….

Linh chi: Vị thuốc bắc tái tạo da số một

Nấm Linh chi là một vị thuốc Bắc vô cùng quý hiếm giúp trị được bách bệnh. Chính vì thế từ xưa người ta đã ưu ái gọi nó với cái tên là nấm trường thọ, thuốc thần tiên, cỏ trường sinh…

Ngoài công dụng giúp tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể, giảm cholesterol trong máu, điều hòa và ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, dạ dày,…

Linh chi còn được biết đến với công dụng làm đẹp da, chống lão hóa, loại trừ nám, tàn nhang là một trong những vị thuốc Bắc tái tái tạo da được nhiều phụ nữ ưa chuộng nhất.

Vì thế từ xưa người ta không chỉ dùng linh chi như một vị thuốc quý để trị bệnh cho vua chúa mà còn dùng để làm đẹp cho các phi tần, phu nhân, cung nữ trong triều.

Người bệnh có thể dùng linh chi dưới dạng sắc nước uống, nấu món ăn hoặc sử dụng dạng bột.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo chính là dạng nấm kí sinh trên cơ thể ấu trùng trước khi thành bướm. Sở dĩ được gọi là Đông trùng hạ thảo là bởi hình dạng của nó mùa đông thì giống con sâu, còn mùa hè thì lại giống một loài thực vật.

Đông trùng hạ thảo thường được dùng để điều trị các bệnh sinh lý như: rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm; hỗ trợ cải thiện chức năng thận, chống viêm, sát khuẩn, chống ung thư và phóng xạ tốt.

Tùy vào vai trò của đông trùng hạ thảo trong từng bài thuốc mà người ta sẽ sử dụng nó theo các cách khác nhau nhưng cách phổ biến nhất vẫn là ngâm rượu.

Nhân sâm: Thuốc Bắc tăng cân hiệu quả

Nhân sâm cũng là một trong những vị thuốc Bắc quý và hiếm đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại các nước Châu Á.

Vị thuốc quý này thường được dùng để làm thuốc bổ với tác dụng tăng lực, tăng trí nhớ, tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng, kéo dài tuổi thọ,…

Trong nhân sâm có rất nhiều chất dinh dưỡng, yếu tố vi lượng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sử dụng Nhân sâm sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, ngủ ngon, tăng cân tự nhiên.

Cách dùng: Tùy vào cơ địa của mỗi người, mà các thầy thuốc sẽ chỉ định và hướng dẫn cách dùng nhân sâm khác nhau.

Bồ công anh: Vị thuốc bắc trị mụn nổi tiếng

Bồ công anh là loại cây thân thảo, thuộc họ nhà cúc và có màu vàng.

Bồ công anh thường được dùng để chữa các bệnh về mụn nhọt, mụn trứng cá, đinh râu; hỗ trợ cải thiện bệnh tắc tia sữa, sưng vú,….

Tam thất

Tam thất có vị đắng hơi ngọt, thường dùng để trị các bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu.

Vị thuốc này còn thường dùng để tăng cường sức khỏe cho người mới ốm, người già yếu, phụ nữ sau sinh. Người ta có thể dùng tam thất tươi để đắp lên vết thương, hoặc dùng tam thất khô để sắc thuốc, tán bột, nấu ăn.

Nhân trần

Nhân trần là một vị thuốc khá quen thuộc với mọi người. Nhờ tính mát, vị ngọt nên nhân trần thường được dùng để làm nước uống hàng ngày, hoặc dùng để chữa các bệnh: tiểu tiện vàng, hoàng đản, nhức đầu, cảm cúm,…

Khi uống thuốc Bắc nên kiêng gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên kiêng và hạn chế các điều sau để tránh tiền mất tật mang.

Tuyệt đối không cho đường vào trong các bài thuốc

Một số người có thói quen cho đường vào thuốc Bắc để tăng vị ngọt, nhằm dễ uống. Tuy nhiên cách làm này lại để lại những tác hại khôn lường. Lý do là các thành phần trong thuốc bắc khá phức tạp.

Việc cho đường với nhiều nguyên tố sắt, canxi và tạp chất có thể khiến các thành phần trong thuốc sinh ra các phản ứng hóa học, làm mất dược tính của thuốc, xuất hiện tình trạng kết tủa, vẩn đục. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn sinh hại với sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây ngộ độc.

Vì vậy, thay vì cho đường, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc, bác sĩ để sử dụng nguyên liệu khác thêm vào bài thuốc cho dễ uống. Chẳng hạn như thay vì dùng đường trắng, bạn có thể dùng mật ong, đường phèn. Việc dùng nguyên liệu nào sẽ phụ thuộc vào từng dược tính, tác dụng của bài thuốc. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng mà phải hỏi ý kiến chuyên gia.

Không sử dụng thuốc Bắc với thuốc Tây

Với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh, rất nhiều người thường tự ý kết hợp dùng cả thuốc Tây và thuốc Bắc.

Tuy nhiên điều này là không nên, bởi các thành phần của hai nhóm thuốc này có kỵ nhau, làm thay đổi tác dụng của thuốc thậm chí là đe dọa đến tính mạng người dùng. Vì vậy khi dùng thuốc Bắc người bệnh không nên tự ý kết hợp với các loại thuốc Tây khác.

Hạn chế sử dụng với các thuốc tiêu hóa

Các loại thuốc trợ tiêu như Pepsin, Pancreatin không thể kết hợp với đại hoàng vì chúng sẽ gây ức chế nhau.

Đồng thời những loại thuốc trợ tiêu này cũng không thể dùng chung với ngũ bội tử, hổ trưởng, tử kim đỉnh vì khi kết hợp chúng sẽ phản ứng với nhau gây ra hiện tượng kết tủa và làm mất hiệu quả của thuốc Bắc.

Vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi đang sử dụng thuốc tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc Bắc mà muốn dùng thêm nhóm thuốc này. Tốt nhất, bạn hãy liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn cách xử lý hiệu quả nhất.

Đối với các vị thuốc giải cảm

Trong quá trình dùng thuốc Bắc để giải cảm người bệnh cần kiêng kị những thứ sau:

Kiêng những đồ ăn chua, mặn vì có thể gây phản tác dụng thuốc.

Nếu trong thuốc có mật ong thì không nên ăn hành thì có thể gây ra phản ứng bất lợi giữa các chất.

Khi dùng các vị điều trị dị ứng

Nếu đang sử dụng các loại thuốc Bắc để điều trị tình trạng dị ứng, người bệnh cần kiêng kỹ những thực phẩm sau:

Tuyệt đối kiêng các loại hải sản như: cá biển, cua, mực, tôm,…

Hạn chế ăn nhộng, lòng trắng trứng,.. vì đây đều là những thực phẩm giàu chất đạm và dễ gây kích ứng.

Khi dùng các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc

Đối với nhóm thuốc này, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm.

Không nên ăn quá nhiều các đồ ăn có cay, nóng như: rượu, ớt, thịt chó,… vì chúng có thể sinh nhiệt nặng hơn.

Những bệnh nhân bị thổ huyết, chảy máu cam thì nên dùng nước thuốc đặc và ấm không nên dùng nóng vì chúng ảnh hưởng đến quá trình cầm máu.

Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá sau khi dùng thuốc xong.

Khi dùng thuốc chống nôn

Người bệnh nên uống thuốc Bắc khi ấm, không nên uống nóng hoặc lạnh quá.

Nếu xuất hiện tình trạng nôn mửa người bệnh nên lấy 2-3 lát gừng, giã nát đun với nước sôi rồi uống.

Tuyệt đối kiêng những đồ ăn tanh, đồ ăn lạnh như: cá, tôm, kem,… vì chúng có thể khiến tình trạng nôn nặng hơn

Đối với thuốc phong thấp

Cần kiêng những đồ ăn có chua chát như: sung, chuối xanh.

Đối với thuốc điều hòa khí huyết

Cần lưu ý khi đun thuốc, vặn lửa nhỏ tránh bay hết khí vị của thuốc

Kiêng ăn đồ sống, đồ lạnh, đồ có vị tanh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bắc

Để việc chữa bệnh đạt kết quả như mong đợi, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi kinh doanh thuốc Bắc kém chất lượng, ngâm tẩm hóa chất. Vì vậy người bệnh cần tỉnh táo lựa chọn những cơ sở y học cổ truyền uy tín để đảm bảo trị đúng bệnh đúng thuốc.

Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng, thời gian dùng, chế độ ăn uống, kiêng khem để thuốc phát huy tối đa dược tính.

Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, chuyên gia trước khi dùng thuốc Bắc để điều trị bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe.

Một số bài thuốc chữa ngoài da như: thuốc bắc tái tạo da, thuốc trị mụn,…có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm, chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ.

Uống thuốc Bắc tăng cân sẽ giúp kích thích ngon miệng, cân bằng hoạt động của dạ dày chứ không hề gây tích nước.

Trong quá trình sử dụng nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ thì cần dừng thuốc và đến gặp bác sĩ sớm.

Các vị thuốc Bắc đều có công dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Tĩnh Tâm An Thần Với Những Vị Thuốc Đông Y

Những vị thuốc giúp cho trí nhớ minh mẫn

Nhân sâm, vị thuốc với công năng “Ích khí, ích huyết, sinh tân, định thần ích trí…”, giúp cho tâm thần minh mẫn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, dễ gây mất ngủ, khi uống vào ban tối. Có thể thái lát mỏng, hãm vào nước sôi, nhiều lần, uông, ngày 4 – 6g. hoặc ngâm vào rượu 30-35%, khoảng 2-3 tuần, uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml. Không nên dùng cho những người huyết áp tăng.

Viễn chí, làm cho trí nhớ bền, chống bệnh đãng trí, hay quên. Y dược học Việt Nam khuyên bạn cũng cần biết thêm, thành phần chính của vị thuốc, là các hợp chất saponin. Do đó, tốt để trừ đờm, trị ho, song lại tăng co bóp cơ trơn tử cung. Do vậy, có thai không được dùng. Thường dùng viễn chí với cam thảo. Để trị chứng tim hồi hộp, lo sợ, nói mê sảng, có thể dùng phương viễn chí thang: Viễn chí, nhân sâm, bạch thược, đương quy, mạch môn, cam thảo, mỗi thứ 4g, bạch phục linh 6g, sắc uống, ngày một thang.

Long nhãn vừa bổ huyết, lại an thần ích trí, được dùng khi trí nhớ suy giảm, hay quên, huyết hư, khó ngủ, hay lo âu, phiền muộn. Có thể dùng phương với long nhãn, phục thần, hoàng kỳ, mỗi thứ 30g, nhân sâm, mộc hương, mỗi thứ 15g, hắc táo nhân, đương quy, viễn chí, mỗi thứ 3g, cam thảo 8g. Ngày một thang, dưới dạng thuốc sắc.

Những vị thuốc giúp ngủ ngon

Lá vông (vông nem) lấy lá vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.

Ngải tượng: Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này là do thành phần ancaloid: L-Tetrahydropalmatin đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.

Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất, cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng. Sắc uống, ngày 8 – 12g để trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.

Một số bài thuốc

Thiên vương bổ tâm đan: Đan sâm, đảng sâm, huyền sâm, viễn chí, cát cánh , bạch linh, mỗi vị 20g, hắc táo nhân, bá tử nhân, ngũ vị tử, mạch môn, thiên môn, đương quy, mỗi vị 40g, sinh địa 160g, dùng dưới dạng thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g, trị các chứng tim loạn nhịp, tinh thần bất an, mất ngủ, khó ngủ, Bệnh người già trí nhớ giảm, hay quên, cơ thể suy nhược.

Toan táo nhân thang: Hắc táo nhân, bạch linh, mỗi vị 12g, tri mẫu, xuyên khung, mỗi vị 8g, cam thảo 4g, ngày một thang dưới dạng thuốc sắc, trị chứng tinh thần bất an, âm hư, ho, đờm, mất ngủ, khó ngủ.

Nguồn: Blog sức khỏe