Top 4 # Uống Thuốc Trị Mụn Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Chia Sẻ Cách Trị Mụn Khi Mang Thai Của Các Mẹ Trên Webtretho !!!!

Thứ Sáu, 20-01-2017

Trong thai kỳ của phụ nữ, sự thay đổi của nội tiết tố ảnh hưởng đến làn da. Nội tiết tố thay đổi gây ra nám da, sạm da, mụn… Da lúc này dễ bị mụn do tăng tiết bã nhờn. Tình trạng này sẽ giảm trong 3 tháng sau sinh. Trị mụn là mong muốn của tất cả phụ nữ. Tuy vậy trong thai kỳ, các mẹ không được sử dụng các loại sản phẩm trị mụn bằng thuốc uống, kem bôi vì sẽ gây ra ảnh hưởng cho bé.

Chia sẻ cách trị mụn khi mang thai của các mẹ trên WEBTRETHO !!!

1- Yến mạch và dưa chuột

Yến mạch và dưa chuột làm dịu da rất tốt. Hai loại nguyên liệu này cũng khá dễ tìm. Sử dụng các nguyên liệu này rất đơn giản: mẹ bầu chỉ cần trộn bột yến mạch và dưa chuột thái lát mỏng với nhau. Sau đó hãy đặt hỗn hợp trong ngăn đá tủ lạnh. Bột yến mạch sẽ bám đều vào dưa chuột. Khi bột đã bám đề, mẹ bầu có thể dùng đắp mặt. Thời gian từ 10 đến 15 phút.

2- Nghệ và mật ong

Nghệ là nguyên liệu thiên nhân an toàn, hiệu quả cho chị em trong thai kỳ. Hoạt chất curcumin của nghệ giúp sáng da, mờ vết thâm, diệt khuẩn gây mụn. Ngoài ra dùng nghệ còn giúp chị em dưỡng da trắng hồng tự nhiên.Mật ong cũng là nguyên liệu tốt cho da. Thành phần của mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Dùng mặt nạ bằng nghệ và mật ong Chăm sóc da mặt mụn sẽ giúp chị em làm sạch mụn, mờ vết thâm, dưỡng da sáng mịn hơn.

Bật mí với bạn rằng: trị mụn bằng nghệ có rất nhiều cách kết hợp. Và mỗi công thức từ nghệ tươi lại giúp bạn điều trị mụn tùy theo từng làn da và loại mụn.

3- Dấm táo

Bên cạnh nghệ, dấm táo cũng là một giải pháp tốt trong việc chăm sóc da. Bạn có thể dùng bông cotton sạch thấm vào nước dấm táo. Sau đó massage da nhẹ nhàng tại các vị trí có mụn. Lượng dầu dư thừa trên da mặt sẽ được dấm táo hấp thụ. Qua đó ngăn chặn đáng kể dầu dư thừa gây bít lỗ chân lông. Điều này giúp bạn giải quyết được tình trạng nổi mụn trên da. Enzyme và axit alpha hydroxy có trong dấm táo sẽ làm sạch da khá hiệu quả. Các mẹ bầu có thể hòa dấm táo vào với nước theo tỉ lệ 1:3 để sử dụng.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

– Mẹ bầu không nên rửa mặt quá nhiều để tránh là da mất độ ẩm tự nhiên.

– Không nên rửa mặt bằng nước quá nóng. Điều này cũng có thể làm da trở nên khô. Tốt nhất nên dùng sữa rửa mặt nhẹ dịu với da.

– Mẹ bầu cần tránh nặn mụn hay bóp vết mụn. Hành động này có thể làm nhiễm trùng, làm cho mụn nặng hơn và gây ra sẹo.

– Nên uống nhiều nước (2 – 2.5 lít/ngày).

– Mẹ bầu cũng nên tránh các đồ uống có ga và caffein vì vừa không tốt cho dạ mụn vừa không tốt cho sức khỏe.

– Bên cạnh đó có thể bổ sung protein thực vật, chất béo từ bơ và các loại hạt.

– Hạn chế những thực phẩm sử dụng các loại đường tinh chế.

– Chú ý nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.

– Những vật dụng tiếp xúc với da mặt thường xuyên như vỏ gối, khăn mặt cần vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.

– Hạn chế chạm tay vào vùng da mụn, đặc biệt là da mặt.

Điều Trị Trầm Cảm Khi Mang Thai

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến 1 trong 4 phụ nữ tại một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ, do đó, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi đối tượng của nó là phụ nữ mang thai. Đa số, trầm cảm không được chẩn đoán đúng trong thai kỳ vì mọi người nghĩ rằng đó chỉ là một loại mất cân bằng nội tiết tố. Giả định này có thể nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Trầm cảm trong thai kỳ là một căn bệnh có thể điều trị chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên điều quan trọng là phải được chuẩn đoán đúng bệnh và tìm sự trợ giúp từ người thân gia đình và bác sĩ hỗ trợ.

Trầm cảm trong khi mang thai, hoặc trầm cảm trước sinh, là một rối loạn tâm trạng giống như trầm cảm lâm sàng.

Các dấu hiệu của trầm cảm trong thai kỳ là gì?

Nỗi buồn dai dẳng

Khó tập trung

Ngủ quá ít hoặc quá nhiều

Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn thường thích

Suy nghĩ định kỳ về cái chết, tự tử, hoặc tuyệt vọng

Sự lo ngại

Cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị

Thay đổi thói quen ăn uống

Nguyên nhân gây trầm cảm có thể xảy ra khi mang thai là gì?

Gặp vấn đề về mối quan hệ

Tiền sử gia đình hoặc cá nhân trầm cảm

Điều trị vô sinh

Sảy thai, nạo hút thai trước đây

Sự kiện gây chấn động cuộc sống căng thẳng

Biến chứng trong thai kỳ

Lịch sử lạm dụng thuốc hoặc chấn thương

Trầm cảm không được điều trị có thể có gây nguy hiểm tiềm ẩn cho mẹ và bé. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến thai nhi khó tiếp nhận dinh dưỡng; mẹ bầu nghiện uống rượu, hút thuốc và hành vi tự tử, sau đó có thể gây ra sinh non, trọng lượng sơ sinh thấp và các vấn đề về phát triển về sau. Một phụ nữ bị trầm cảm thường không có sức mạnh hoặc không mong muốn chăm sóc đầy đủ cho bản thân và đứa con đang phát triển của mình.

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt động hơn, ít chú ý hơn và kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị trầm cảm. Đây là lý do tại sao nhận được sự giúp đỡ đúng là quan trọng cho cả mẹ và bé.

Cách điều trị trầm cảm khi mang thai là gì?

Các lựa chọn điều trị cho phụ nữ mang thai có thể bao gồm:

Có thuốc nào an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai không?

Một phụ nữ mang thai bị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình có thể kiểm soát các triệu chứng của mình với các nhóm hỗ trợ, trị liệu tâm lý và liệu pháp ánh sáng. Nhưng nếu một phụ nữ mang thai đang đối phó với trầm cảm nặng, thì sự kết hợp của tâm lý trị liệu và thuốc thường được khuyến cáo.

Phụ nữ cần phải biết rằng tất cả các loại thuốc sẽ qua nhau thai và tiếp cận với trẻ sơ sinh của họ. Không có đủ thông tin về các loại thuốc nào là hoàn toàn an toàn và những loại thuốc nào gây nguy hiểm. Nhưng khi điều trị trầm cảm nặng, các rủi ro và lợi ích cần được kiểm tra chặt chẽ. Thuốc có thể giúp đỡ nhiều nhất, với nguy cơ nhỏ nhất đối với em bé, nên được xem xét cẩn thận.

Có cách nào tự nhiên để điều trị trầm cảm trong khi mang thai?

Ngoài ra, còn có một số cách tự nhiên khác để giúp giảm các triệu chứng trầm cảm,bao gồm:

Tập thể dục – Tập thể dục tự nhiên làm tăng mức serotonin và làm giảm nồng độ cortisol.

Nghỉ ngơi đầy đủ – Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn cơ thể và tâm trạng để xử lý căng thẳng và những thách thức hàng ngày. Hãy thiết lập cho mình một lịch trình ngủ đủ giấc và thường xuyên.

Châm cứu – Các nghiên cứu mới báo cáo châm cứu là một lựa chọn khả thi trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

Axit béo Omega-3 – Trong nhiều năm được biết rằng omega-3 có thể giúp một số vấn đề về sức khỏe, nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy việc bổ sung dầu omega-3 / cá hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm.

Biện pháp thảo dược – Có một số chất bổ sung thảo dược và vitamin được biết là ảnh hưởng đến tâm trạng và serotonin hormone. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng / thảo dược của bạn về việc nên sử dụng St John’s Wort, SAM-e, 5-HTP, magiê, vitamin B6 và biện pháp khắc phục hoa. Nhiều người trong số này không thể được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm và nên được đánh giá về liều lượng cho phụ nữ mang thai.

Sử dụng probiotics chuyên biệt: nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã kiểm chứng và chứng minh một số chủng vi sinh vật trong lòng ruột có thể tác động tích cực lên chức năng não bộ thông qua trục não – ruột, giúp dung nạp stress tốt hơn và cải thiện được các triệu chứng lo âu, trầm cảm. Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ của mình về cảm giác trầm cảm, hãy tìm người thân, bạn bè để nói chuyện. Điều quan trọng là ai đó biết bạn đang làm gì và có thể giúp bạn. Không bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình. hãy nhớ rằng ” Em bé của bạn cần bạn tìm sự giúp đỡ và được điều trị “.

Có Nên Uống Thuốc Ngủ Khi Mang Thai Không?

Có nên uống thuốc ngủ khi mang thai?

Đối với phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc ngủ. Nếu trong trường hợp sử dụng phải có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, hoặc có sự chỉ định rõ ràng. Thuốc ngủ thường không được chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài các bà mẹ đang bầu có thể bị nghiện thuốc, bị phụ thuộc vào thuốc gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Những bệnh lý thường gặp khi mang thai

Đa số chị em phụ nữ đang mang thai đều bị mất ngủ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu thai kỳ và giai đoạn cuối các mẹ bầu thường dễ mắc chứng mất ngủ nhất. Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Việc này khiến cho các chị em khó vào giấc, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Một vài dấu hiệu của bệnh mất ngủ khi mang thai đó là: Khi đến khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn. Ngoài việc mất ngủ, vào thời gian cuối thai kỳ mẹ bầu còn bị sưng chân, đi tiểu nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động giảm năng suất, đau lưng và người thường xuyên cảm thấy nặng nề mệt mỏi. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra bệnh trầm cảm ở mẹ bầu và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Trầm cảm chính là hệ quả của việc mất ngủ kéo dài ở mẹ bầu. Sang chấn tâm lý, cộng thêm áp lực suy nghĩ có thể là yếu tố cộng thêm khiến mẹ bầu hay bị trầm cảm kèm theo mất ngủ. Thường các mẹ hay bị trầm cảm sau sinh hơn là khi đang mang thai. Phụ nữ khi đang mang thai hoặc sau sinh tâm lý thường khá nhạy cảm, dễ bị kích động và dễ tổn thương. Do đó gia đình và chồng nên yêu thương quan tâm hơn đến chị em phụ nữ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một vài dấu hiệu của mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm đó là:

Hay buồn bã, chán nản.

Xa cách với mọi người.

Không muốn làm việc gì, không thiết tha với điều gì.

Thường mất ngủ về đêm.

Khó vào giấc, trằn trọc.

Người nhà nên quan tâm và chú ý tới người thân đang mang bầu của mình để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị.

Động kinh ở mức độ nhẹ chỉ là đau đầu, đau bụng, mất ngủ. Thế nhưng động kinh ở mức độ nặng có thể gây ra những cơn động kinh, chân tay co giật, hành động ý thức mất kiểm soát. Thông thường trong thuốc chữa bệnh động kinh thường được kê đơn thêm thuốc ngủ. Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị bệnh động kinh cần có sự tư vấn của bác sĩ sao cho an toàn nhất.

Những ảnh hưởng của việc uống thuốc ngủ khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc trong những trường hợp bắt buộc và phải có sự kê đơn của bác sĩ. Những loại thuốc ngủ có thành phần nhóm Barbiturates và Benzodiazepines rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây ra dị tật đặc biệt. Bên cạnh đó, vào thời gian đầu của thai kỳ những ảnh hưởng này để lại hệ quả càng lớn hơn. Trong những tháng tiếp theo sau 3 tháng đầu, thuốc ngủ có thể gây ra suy hô hấp cũng như ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Hơn thế nữa, thuốc ngủ còn làm giảm chỉ số thông minh của thai nhi, tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa Bilirubin sau sinh, gây tổn thương não, vàng da nghiêm trọng.

Các loại thuốc thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược nói riêng và các loại thuốc nói chung đều không đảm bảo an toàn tuyệt đối với mẹ bầu. Chính vì thế việc dùng thuốc cho bà mẹ đang mang thai là điều cần hạn chế hết mức có thể. Để hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, nghe tư vấn của bác sĩ cũng như luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực.

Gợi ý cách trị mất ngủ cho mẹ đang mang thai

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc ngủ, các bà mẹ đang mang thai có thể tham khảo một vài bí quyết trị mất ngủ như sau:

Dùng trà thảo dược, thảo mộc từ thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa cúc,…Những loại trà này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, điều hòa tâm lý.

Sắp xếp một chu kỳ ngủ thật khoa học: Thiết lập đồng hồ sinh học giúp cơ thể làm quen và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì có thể gây mất ngủ vào ban đêm.

Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là Vitamin B. Phụ nữ đang mang thai nên tránh những thực phẩm gây mất ngủ. Chị em không nên ăn quá no trước khi ngủ vì gây đầy bụng, khó ngủ. Trước khi ngủ nên uống một ly sữa ấm để dễ ngủ hơn và thư giãn.

Thư giãn: Bạn có thể tập một vài thói quen tốt cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi ví dụ đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm chân trước khi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc yoga. Những thói quen tốt này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả, hơn thế nữa còn giúp giảm sự nặng nề đau đớn trong thời gian thai kỳ.

Không gian ngủ: Cần có một không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để thoải mái trong thời gian thai kỳ, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Như vậy có thể thấy rằng chúng ta không nên uống thuốc ngủ khi mang thaivì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ thêm cho cá mẹ bầu, những chị em đang mang thai.

Uống Amoxicillin Khi Mang Thai Có An Toàn Không?

Cơ thể em bé nhận khí oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai. Các loại thuốc bạn uống cũng có thể truyền cho bé. Mẹ bầu cần phải tuyệt đối cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Việc dùng thuốc khi mang thai là khá phổ biến. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn khi đang mang thai, bạn sẽ phải uống kháng sinh, ví dụ như amoxicillin để điều trị tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm khuẩn nhất định. Bao gồm: viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng đường tiết niệu. Amoxicillin cũng có thể dùng để điều tị viêm da, viêm họng và viêm tai. Thuốc có tác dụng làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn có hại trong cơ thể và làm giảm tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin an toàn khi mang thai

Amoxicillin thuộc họ kháng sinh nhóm penicillin. Một số kháng sinh sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng một số khác thì không.

Amoxicillin được coi là thuộc nhóm thuốc loại B theo phân loại của FDA. Điều này có nghĩa là thuốc được coi là an toàn để uống khi mang thai. Nghiên cứu trên động vật chưa thấy báo cáo lại về các ảnh hưởng xấu đến thai nhi đang phát triển do mẹ uống amoxicillin. Loại thuốc này được coi là có nguy cơ thấp nếu phụ nữ uống vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Cũng có những loại kháng sinh khác được coi là an toàn trong khi mang thai, bao gồm clindamycin và erythromycin. Cũng có những loại thuốc kháng được phân loại như amoxicilline, ví dụ như ampicilline hay penicillin. Bác sỹ sẽ là người quyết định loại thuốc nào tốt nhất và an toàn nhất cho bạn trong khi mang thai.

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khá hơn sau vài ngày bắt đầu điều trị bằng amoxicillin. Uống thuốc đúng như chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn không nên bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc một khi đã cảm thấy khá hơn. Đảm bảo rằng bạn đã kết thúc việc điều trị bằng việc uống đúng và đủ liều. Nếu bạn không uống thuốc đúng chỉ dẫn, tình trạng nhiễm trùng của bạn có thể sẽ tái phát và có thể gây là tình trạng kháng amoxicillin. Điều này có nghĩa là loại thuốc này sẽ không còn có tác dụng để điều trị một tình trạng nhiễm trùng tương tự nữa, nếu sau này bạn mắc phải.

Ảnh hưởng của Amoxicillin lên thai kỳ

Các phản ứng phụ phổ biến nhất của amoxicilline bao gồm:

Nếu thuốc làm bụng bạn khó chịu, hãy thử dùng thuốc với bữa ăn và uống nhiều nước khi uống thuốc.

Phản ứng dị ứng

Tiêu chảy có máu hoặc tiêu chảy toàn nước

Thiếu năng lượng, mệt mỏi

Bầm tím hoặc chảy máu bất thường

Co giật

Mệt mỏi bất thường

Vàng da hoặc vàng mắt

Kháng sinh có thể khiến bạn bị tiêu chảy nặng. Nếu bạn bị tiêu chảy toàn nước 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn, kéo dài trong vòng 2 ngày hoặc nếu bạn bị đau quặn bụng, hãy gọi cho bác sỹ ngay. Bạn có thể đã bị nhiễm trùng thứ cấp rất nguy hiểm trong thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn một loại khác sinh khác để điều trị tình trạng này.

Nguy cơ có thể xảy ra

Nếu bạn không điều trị tình trạng nhiễm trùng, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Chỉ có kháng sinh mới có thể chữa khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin được coi là có nguy cơ thấp nếu sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ là người quyết định liệu amoxicillin có phù hợp để sử dụng cho bạn hay không. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng bạn mắc phải và bạn đã được điều trị kháng sinh trong bao lâu.

Uống quá nhiều kháng sinh, kể cả những loại kháng sinh được coi là an toàn với thai kỳ, cũng có thể gây hại cho bạn và em bé.

Nhiễm khuẩn và mang thai

Trong khi mang thai, cơ thể sẽ bảo vệ em bé khỏi rất nhiều loại bệnh tật, bao gồm cảm lạnh thông thường và đau bụng. Nhưng một số tình trạng nhiễm trùng, bao gồm nhiễm khuẩn có thể sẽ truyền qua nhau thai và gây hại cho em bé.

Nếu tình trạng nhiễm trùng truyền qua nhau thai, có thể sẽ khiến em bé của bạn bị ốm rất nặng. Một số bệnh nhiễm trùng còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về thở hay khiến em bé không phát triển bình thường. Nếu không được điều trị, một số loại nhiễm trùng còn có thể làm bạn dễ bị sảy thai hoặc gặp các vấn đề khác với thai kỳ. Do vậy, nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng, hãy nói với bác sỹ.

Trao đổi với bác sỹ

Nếu bạn cần phải uống amoxicillin khi mang thai, hãy trao đổi với bác sỹ về các vấn đề sau:

Nói với bác sỹ về các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để tránh được các tương tác thuốc nguy hiểm

Uống thuốc đúng như chỉ định của bác sỹ cho đến khi quá trình điều trị kết thúc. Ngưng dùng thuốc sớm có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Gọi cho bác sỹ nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Không uống amoxicillin nếu bạn bị dị ứng với amoxicillin, penicillin, hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin như cefazolin, cefaclor, và cephalexin.

Tuân thủ những điều này sẽ đảm bảo cho bạn và thai kỳ khỏe mạnh.