Top 5 # Uống Thuốc Trị Mụn Bị Khô Môi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Phun Môi Xong Bị Khô, Rát, Bôi Thuốc Mỡ Kháng Sinh Nổi Mụn Phồng Rộp?

“Chào bác sĩ, bác sĩ giúp em với ạ, em đang hoang mang vô cùng vì cái môi mới phun xong ở địa chỉ gần nhà. Em phun được 2 ngày thấy khô rát quá. Em ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống và họ đưa cho em 1 tuýp Tetracylin về bôi. Không hiểu sao ngày hôm sau môi em đã phồng rộp mụn nước. Giờ em phải làm sao ạ?” (Dương Thu Lương- 28 tuổi- Hà Nội).

Bác sĩ tư vấn: Phun môi xong về bị khô, rát, bôi thuốc mỡ kháng sinh nổi mụn phồng rộp?

Chào bạn Dương Thu Lương, về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:Trước hết phải chia sẻ về trường hợp môi của bạn và khẳng định địa chỉ mà bạn phun môi đã thiếu trách nhiệm khi không hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc môi sau phun xăm. Chăm sóc môi sau khi phun cẩn thận, chuẩn Y khoa sẽ hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra như khô, rát hay bị lên mụn nước. Nó cũng giúp kích thích quá trình bong vảy và lên màu tốt hơn.Đúng như bạn chia sẻ như phun môi được 2 ngày mà không dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng môi nào thì sẽ dẫn tới tình trạng khô rát. Còn sau khi bạn bôi Tetracylin mà bị mụn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do:+ Thiết bị phun xăm chưa tiệt trùng cẩn thận+ Chuyên viên thực hiện chưa có tay nghề nên dẫn tổn thương nhiều+ Sau phun xăm không chăm sóc và bảo vệ môi ngay từ ban đầuTetracylin được biết đến là thuốc mỡ kháng sinh, tuy có thể phần nào bảo vệ bên ngoài cho da nhưng không thích hợp dùng cho da môi. Chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên màu của môi.Với tình trạng hiện tại, trước hết bạn ngưng sử dụng thuốc Tetracylin và mua một số loại thuốc kháng sinh uống và thoa sau:

Thuốc uống

Cephaxilin 500mg: 4 viên/2 lần/ ngày

Alphachoay: 6 viên/ 2 lần/ ngày

Vitamin C: 4 viên/ 2 lần/ ngày

Acyclovir 200mg: 3 viên/ ngày

Uống từ 3-5 ngày hoặc đến khi thấy hết hiện tượng trên

Thuốc bôi

+ Dùng Acyclovir dạng kem. Trước khi bôi, bạn dùng nước muối sinh lý làm sạch da+ Bôi kem dưỡng môi Power Repair CSLand Complex. Đây là sản phẩm kem bôi phục hồi tái tạo da được dùng trong ngành thẩm mỹ phun xăm. Kem được chiết xuất từ 14 loại thảo dược có tác dụng phục hồi, tái tạo da, và lên màu chuẩn nhất.Bạn kết hợp bôi kem dưỡng ở vùng môi, còn Acyclovir ở vùng bị mụn nước.

Chế độ dinh dưỡng

+ Uống nhiều các loại nước cam, dừa, dứa, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C, E…để khử thâm và giúp lên màu nhanh hơn.+ Kiêng các thực phẩm như đồ nếp, đồ tanh, thịt bò, hải sản, thịt gà, trứng, rau muống…ít nhất trong 1 tháng đầu.Bạn chú ý chăm sóc môi trong 1 tháng đầu. Nếu mà môi không lên màu được như ý thì qua bên thẩm mỹ viện Ý Lan để giám đốc Trần Ngọc Lan trực tiếp tư vấn và xử lý môi cho bạn.Với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề, phun xăm thẩm mỹ Ý Lan mang lại vẻ đẹp tự nhiên nhất cho khách hàng cả môi, lông mày, mí. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng ở đây.

Nổi Mụn Nước Ở Môi Là Bị Gì? Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi?

1. Bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng khởi phát do bị nấm Candida xâm nhập và phát triển. Bình thường, loại nấm này sẽ tồn tại ở miệng với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm Candida sẽ phát triển mạnh và dẫn đến bùng phát các triệu chứng nấm miệng.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nấm miệng bao gồm:

Xuất hiện những mảng màu trắng đục ở cổ họng, trên lưỡi, mặt trong hai bên má

Nổi các mụn nước li ti, có màu đỏ và nứt ở khóe miệng

Có cảm giác khó chịu trong miệng hoặc mất vị giác

Cảm giác đau khi nuốt hoặc ăn

Bệnh nấm miệng có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp người có hệ thống miễn dịch suy giảm thường có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn những người bình thường. Hiện nay, các triệu chứng bệnh nấm miệng có thể kiểm soát hiệu quả bằng các loại thuốc kháng nấm.

2. Viêm da cơ địa

Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở vùng mặt và môi. Tổn thương điển hình viêm da cơ địa là gây nổi các mụn nước tương tự như mụn trứng cá ở môi hoặc mặt. Ngoài ra, bệnh có thể gây nổi sẩn đỏ, khiến da sần sùi ngứa ngáy khó chịu.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc sử dụng các mỹ phẩm chứa corticoid, dùng kem đánh răng có chứa Fluoride có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước ở môi.

3. Bệnh Herpes ở miệng

Nguyên nhân phổ biến có thể gây nhiễm trùng và hình thành các mụn nước ở môi và miệng và do virus Herpes Simplex. Các mụn nước này thường có kích thước nhỏ và chứa dịch tiết. Những mụn này thường sẽ khiến người bệnh đau rát, khó chịu, tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Khi các mụn nước do virus này gây ra bị vỡ, dịch tiết ra có thể gây loét ở vùng miệng và môi khiến bạn đau rát. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh lý này thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau 1 -2 tuần nếu kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách và điều trị cải thiện theo chỉ định của bác sĩ.

4. Bệnh giang mai

Đây là bệnh lý nhiễm vi khuẩn lây qua đường tình dục. Khi khởi phát, bệnh thường xuất hiện các vết đỏ lở loét, không gây ra đau rát ở bộ phận sinh dục hay hậu môn. Tuy nhiên, những mụn nước này có thể phát sinh ở bên trong miệng và môi trên.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh giang mai thường có các triệu chứng nhận biết ban đầu nhẹ. Do đó nên nhiều người rất khó nhận ra dấu hiệu của bệnh lý và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, y học sử dụng các loại thuốc kháng sinh để kiểm soát các triệu chứng bệnh giang mai.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên môi, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị vì bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5. Bệnh lở miệng

Bệnh lở miệng đặc trưng bởi các vết loét nhỏ, phản xuất hiện bên trong môi, miệng, hai bên má hoặc nướu răng. Các vết loét thường chứa các dịch lỏng hoặc dịch mủ gây đau rát, khó chịu. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát ở thanh thiếu niên và có nguy cơ tái lại.

Các mụn nước do bệnh lở miệng gây ra khiến người bệnh đau rát nhưng không có khả năng lây nhiễm. Những yếu tố dẫn đến tình trạng này thường do các chấn thương ở miệng, dung nạp những thực phẩm như đậu phộng, cà phê, chocolate, cà chua, dâu tây.

Hiện tượng nổi mụn nước ở môi do bệnh lở miệng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có xu hướng thuyên giảm sau một tuần nếu bạn có các biện pháp chăm sóc đúng cachs, hạn chế dung nạp các thực phẩm cay nóng.

6. Phản ứng dị ứng

Trong một số trường hợp các phản ứng dị ứng có thể gây ra tình trạng sưng môi, viêm môi, nổi mụn nước nhỏ ở môi. Các yếu tố có thể gây kích phản ứng dị ứng ở môi bao gồm:

Những phản ứng dị ứng này thường không có mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp khắc phục và chăm sóc đúng cách tình trạng dị ứng sẽ kéo dài và gây ra các rủi ro. Do đó, khi bị dị ứng bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.

7. Hạt bã nhờn

Hạt bã nhờn mọc thành cụm có màu trắng hoặc vàng khu trú ở gần môi. Những hạt bã nhờn thường không gây ra cảm giác đau đớn và không có nguy cơ lây nhiễm. Hạt bã nhờn thường có kích thước rất nhỏ, bên trong có chứa dịch nước.

Một số trường hợp tuyến bã nhờn này có xu hướng lan rộng trên môi và các vùng da lân cận. Các hạt bã nhờn thường tập trung ở những mô ẩm như bên trong miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục.

Nổi mụn nước ở môi do hạt bã nhờn hầu hết không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này cũng sẽ cải thiện sau một thời gian mà không cần đến sự can thiệp y khoa.

8. Mụn trứng cá

Tình trạng nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá. Mụn thường nổi ở đường viền môi và môi. Trong những nốt mụn thường chứa các dịch lỏng có mủ hoặc không và có xu hướng dễ vỡ khi tác động.

Mụn trứng cá ở môi có thể gây đỏ và đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ăn uống của người bệnh. Vệ sinh kém, rối loạn nội tiết tố và lạm dụng mỹ là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở môi.

Mụn trứng cá nếu không được điều trị kịp thời sẽ tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe, để lại sẹo thâm khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra, mụn trứng cá khi tiến triển ở mức độ nặng có thể ăn sâu vào tế bào và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết.

9. U nang nhầy ở môi

U nang nhầy ở môi là hiện tượng nổi một mụn nước chứa dịch lỏng xuất hiện dưới môi, niêng mạc bên trong miệng hoặc nướu. U nhầy này có thể gây đau rát nhưng thường lành tính và không tác động đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến hình thành u nhầy ở môi chủ yếu là tắc nghẽn tuyến nước bọt hoach sau chấn thương ở môi. Phần lớn các trường hợp bị nổi mụn nước ở môi do u nhầy thường có thể tự thuyên giảm mà không cần đến can thiệp y tế.

10. Bệnh hạt kê

Bệnh hạt kê là tình trạng xuất hiện các khối nang nhỏ có màu trắng, có thể chứa dịch hoặc không nổi trên bề mặt da. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tập trung ở vùng má, cằm và mũi. Tuy nhiên, hạt kê cũng xuất hiện xung quanh đường viền môi.

Bệnh lý là hệ quả của các tuyến bã nhờn bị bí tắc và các tế bào chết của da. Các triệu chứng bệnh hạt kê thường không gây đau nhức và không cần can thiệp y tế, những khối nang này sẽ tự biến mất sau vài tháng.

11. Bệnh ung thư miệng

Mặc dù rất ít xảy ra nhưng hiện tượng nổi mụn nước ở môi cũng có thể là biểu hiện của ung thư miệng. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện một khối u phát triển ở niêm mạc miệng hoặc niêm mạc môi.

Các tác nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư miệng bao gồm:

Khi mới khởi phát, ung thư miệng thường gây ra các mụn nước nổi trên môi hoặc các vết loét nhỏ. Những vết loét này sẽ có xu hướng phát triển và lan rộng trong nướu, miệng, lưỡi, hàm. Một số trường hợp mụn nước có thể chuyển sang màu đỏ.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường mà bạn nghi ngờ là ung thư miệng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm và điều trị phù hợp.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hầu hết những trường hợp bị nổi mụn nước ở môi đều không gây nguy hiểm và có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

Mụn nước xuất hiện trên môi một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm

Ngứa ngáy hoặc kích thích vùng da bị tổn thương

Có dấu hiệu sưng miệng hoặc sưng mặt

Khó thở hoặc khó nuốt

Xuất hiện những vết vón cục ở miệng, môi hoặc nướu

Đau nhức, tê, hoặc chảy máu ở môi, miệng hoặc nướu

Thay đổi giọng nói

Răng bị tổn thương

Viêm họng, đau họng

Những mụn nước ở môi có xu hướng lây lan nhanh chóng

Các biện pháp cải thiện nổi mụn nước ở môi

Các liệu pháp tự nhiên

Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ tái tạo các tế bào mới. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ áp dụng cho những trường hợp nổi mụn nước ở môi không có triệu chứng viêm nhiễm, có dịch mủ.

Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi

Rửa sạch, gọt sạch vỏ và lấy lần gel

Dùng muỗng cạo lấy phần gel thoa lên vùng da bị tổn thương sau khi đã làm sạch

Sau 15 phút dùng nước sạch rửa lại

Dùng mật ong nguyên chất:

Các biện pháp này cũng rất phù hợp để dưỡng da môi sau quá trình điều trị. Áp dụng thường xuyên không chỉ cung cấp độ ẩm cho môi mà có giúp môi trở nên sáng và khỏe hơn.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Đối với các trường hợp không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và sử dụng thuốc điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Nổi mụn nước ở môi do nhiễm trùng:

Nổi mụn nước ở môi do lở miệng:

Nổi mụn nước ở môi do viêm da quanh miệng:

Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống đối với các trường hợp nặng.

Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng như: Tetracycline, Doxycycline, Erythromycin hoặc Minocycline.

Nổi mụn nước ở môi da dị ứng hoặc viêm:

Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Trường hợp nổi mụn nước ở môi do ung thư miệng:

Các phương pháp trị liệu đối với trường hợp bị ung thư miệng thường phức tạp và bắt buộc can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu bằng một số biện pháp tại nhà như sau:

Vệ sinh răng miệng và vùng môi cẩn thận khi bị nổi mụn nước ở môi. Mỗi ngày đánh răng ba lần, dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, sử dụng các sản phẩm tẩy răng môi phù hợp, tránh gây kích ứng môi sẽ khiến tình trạng nổi mụn nước trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh làm tổn thương da môi hoặc kích ứng môi. Đặc biệt không sử dụng son môi và mặt nạ dưỡng môi trong thời gian điều trị.

Sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh môi giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và kích ứng.

Bạn có thể chườm mát để làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát do nhiễm virus, mụn sưng trên môi.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có trong rau củ, trái cây để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương do các bệnh lý gây ra.

Tránh chạm, chà xát hoặc cào gãi vào vùng da bị nổi mụn nước vì có thể khiến da bị tổn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Chen chắn và sử dụng kem chống nắng khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thường xuyên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập dẫn đến nổi mụn nước ở môi.

Tình trạng nổi mụn nước ở môi thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở môi, lúc này nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Làm Sao Điều Trị Mụn Nước Rộp Ở Môi?

Thứ Hai, 28-03-2016

Biểu hiện của mụn rộp nước

– Người bệnh thấy đau, ngứa rát và nóng đỏ ở vùng da môi và xuất hiện những mụn đỏ có nước tập trung ở môi hoặc quanh môi, đôi khi lan sang các vùng da lận cận như cằm, mũi, má…

– Mụn chứa chất dịch mủ, nếu mụn vỡ làm dịch chảy ra ngoài thì rất dễ lây bệnh và gây vết loét trên da.

– Một số các triệu chứng kèm theo như nổi hạch sưng to ở cổ, dưới hàm khiến người bệnh bị sốt nhẹ, đau đầu, đau họng, người mệt mỏi…

– Khoảng 10-15 ngày thì các mụn nước này sẽ tụ mủ, tự khô và đóng vảy và dần biến mất sau 2-3 tuần và có thể để lại vết sẹo nếu người bệnh không cẩn thận trong quá trình điều trị.

Điều trị mụn nước rộp ở môi như thế nào?

1- Điều trị mụn nước rộp ở môi bằng thuốc

– Thuốc kháng virus: Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh trong vòng 48 giờ thì tốt nhất nên dùng một trong 3 loại thuốc kháng virus là acyclovir (Zovirax) , famciclovir (Famvir), valacyclovir (Valtrex) để giảm các triệu chứng đau ngứa rát và rút ngắn thời gian của bệnh, giảm tái phát và mức độ trầm trọng…

Có thể dùng acyclovir với liều cao mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 400 mg. Một đợt điều trị kéo dài 5 ngày.

– Thuốc bôi tại chỗ: dùng kem kháng virus acyclovir 5%, kem làm giảm đau xylocain, thuốc chống bội nhiễm như dung dịch povidin, dung dịch milian… để bôi ngoài vết thương giúp trị mụn, nhanh khô và đóng vảy.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Liệu pháp trị mụn không dùng thuốc

– Tắm nước ấm pha muối hoặc dung dịch thuốc tím thật loãng, giữ da khô thoáng và sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi.

– Hạn chế tiếp xúc và tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu, đang mắc bệnh hoặc chưa bị thủy đậu để tránh lây lan sang họ.

– Dùng son dưỡng môi chứa vaseline và chất chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên để giúp làm dịu các vết nứt. Chú ý không dùng mỹ phẩm trên vùng da bị mụn để tránh bị nhiễm trùng.

– Tránh lo lắng, căng thẳng, giữ tinh thần được thoải mái.

– Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất arginine như đậu nành, đậu phộng, cà rốt, dừa, chocolate…vì có thể thúc đẩy quá trình sản sinh virus herpes.

– Ăn thức ăn mềm, bổ sung rau củ quả, trái cây, thịt bò, thịt gà…để tránh ảnh hưởng đến vết thương quanh môi hoặc các vùng da khác.

Đối với một số trường hợp đặc biệt như người bệnh là trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người bị HIV/AIDS… thì khi mắc bệnh không nên tự ý điều trị mà cần có sự theo dõi của bác sĩ.

4 Bước Trị Mụn Nước Ở Môi Bạn Phải Xem Ngay

Mụn nước ở môi gây đau rát và mất thẫm mỹ trầm trọng. Áp dụng 4 cách điều trị mụn nước ở môi sau đây, bạn sẽ loại bỏ chúng cực dễ dàng đấy!

Khi bị mụn nước ở môi, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng, rát, đỏ da rất khó chịu và có cảm giác lăn tăn. Sau đó xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti, tập trung lại thành từng đám trên môi hoặc xung quanh môi (có nhiều trường hợp còn phát triển lên má, cằm, mũi). Những mụn nước ở môi này chứa đầy dịch bên trong, khi bị vỡ, chất dịch chảy ra ngoài khiến chúng lây lan nhanh hơn.

Vậy làm thế nào để điều trị mụn nước ở môi hiệu quả và vẫn đảm bảo an toàn?

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Đối với những người bị mụn nước ghé thăm ở môi thì nên tránh các loại thức ăn giàu arginine (chất cần thiết trong chu kỳ tái sinh của loại virus herpes), có nhiều trong các loại thực phẩm như dừa, đậu nành, chocolate, lạc và cà rốt. Và nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các loại thực phẩm mềm, nhạt và chứa nhiều vitamin như rau quả, trái cây, thịt bò, cá, gà, giá,… để tránh kích thích vết lở thêm nghiêm trọng và vùng da nhạy cảm xung quanh.

Bạn nên tham khảo các công thức chữa trị mụn nước từ thiên nhiên tại nhà để hạn chế và xoa dịu, hỗ trợ làm lành nhanh hơn. 3. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên để làm dịu các nốt mụn

Các nguyên liệu thiên nhiên luôn mang đến cho chúng ta những cách chữa trị các vấn đề trên da hiệu quả tuyệt vời và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Có thể sử dụng tinh dầu trà xanh thoa lên vết thương để sát trùng nhẹ trước mỗi lần đi ngủ. Hay một vài viên đá lạnh cũng có tác dụng tức thì, làm dịu cảm giác đau rát đối với những vết mụn nước. Hoặc mật ong, tỏi,… cũng là phương thuốc tự nhiên có hiệu quả cao trong việc điều trị các vết mụn nước và hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Tại sao phải sử dụng kết hợp cả viên uống và kem thoa đặc trị mụn bên ngoài da. Bởi nguyên nhân gây mụn nước ở môi là từ bên trong cơ thể nên cần phải có một chế độ ăn uống khoa học cùng liệu pháp thoa ngoài uống trong. Một trong những dòng sản phẩm viên uống giảm mụn mang lại hiệu quả cao nhất, tiêu diệt tận gốc mụn nước ở môi chính là 4. Sử dụng đồng thời viên uống và thuốc đặc trị mụn

Murad Pure Skin Clarifying Dietary Supplement.

Là sản phẩm của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hoa Kỳ – Murad, viên uống Pure Skin Clarifying Dietary Supplement đã được chứng minh lâm sàng: Giảm 55% mụn từ bên trong dù cứng đầu nhất chỉ trong 6 tuần sử dụng. Bên cạnh đó, viên uống giảm mụn Murad còn có tác dụng tăng khả năng tự kháng khuẩn, kháng viêm giúp ngăn ngừa mụn hình thành mới hoặc tái phát, hỗ trợ đào thải độc tố làm cân bằng hệ nội tiết và giảm mụn do rối loạn nội tiết tố và bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV làm giảm sạm nám và ngăn ngừa lão hóa.

Viên uống giảm mụn từ bên trong Murad

Đối với kem thoa bên ngoài ra thì chỉ có thể lựa chọn gel giảm mụn trong 4 giờ Murad Rapid Relief Acne Spot Treatment. Chiết xuất từ thành phần chính là Salicylic acid, gel giảm mụn Murad sẽ làm xẹp và giảm sưng tấy từ mụn trứng cá, mụn bọc đến các loại mụn cứng đầu như mụn viêm sưng chỉ sau 4h sử dụng. Gel trị mụn 4h Murad còn kiểm soát lượng dầu trên da giúp ngăn ngừa mụn hình thành hay tái phát.

Chị Thanh Thùy – khách hàng thân thiết của Mai Hân đã sử dụng bộ trị mụn Murad chia sẻ:

“Cách đây 1 tháng, da mặt tôi xuất hiện nhiều mụn nước ở môi, nhưng do chủ quan tôi không tìm cách điều trị ngay. Cho đến khi những nốt mụn nước lan khắp vùng môi gây ra cảm giác đau rát và khó chịu tôi mới để ý đến làn da của mình và tôi tìm đến bộ trị mụn Murad . Sử dụng đều đặn uống trong, thoa ngoài thì sau 1 tuần mụn nước đã xẹp và khô dần. Hiện tại mụn nước đang trong quá trình bong vảy. Đặc biệt, da mặt tôi cũng đẹp hơn ít mụn và mịn màng.