Top 10 # Uống Thuốc Tránh Thai Quá Liều Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Uống Thuốc Tránh Thai Quá Liều Gây Hậu Quả Xấu

Đau tim. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 5 lần bình thường. Vì vậy, lạm dụng thuốc ngừa thai có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tim hoặc đau tim.

Chảy máu âm đạo. Đây là hiện tượng bình thường khi một người phụ nữ dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều thuốc tránh thai có thể làm loãng máu, gây chảy máu âm đạo nặng dẫn đến mất máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng da. Dị ứng da là một trong những tác dụng phụ sau khi uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, uống quá liều có thể gây sưng, phát ban, ngứa liên tục trên da.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tĩnh mạch. Các chuyên gia khuyến cáo việc uống thuốc này làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gấp 3 lần. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học làm giảm hàm lượng estrogen trong viên thuốc ngừa thai thì nhận thấy tần suất mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch ở người dùng cũng giảm theo. Các nghiên cứu cũng ghi nhận những loại thuốc ngừa thai đường uống thế hệ mới có chứa các progesterol mới cũng làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.

Nguy cơ sỏi thận. Uống quá liều thuốc ngừa thai cũng có thể dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận. Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nước sau khi uống thuốc tránh thai để phòng ngừa nguy cơ.

Trầm cảm. Trong trường hợp hiếm hoi, quá liều thuốc tránh thai có thể dẫn đến trầm cảm. Các hoạt chất trong thuốc ngừa thai có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hệ thần kinh.

Ung thư vú. Những người phụ nữ uống thuốc tránh thai thường xuyên tăng nguy cơ mắc ung thư vú 70% . Nguyên nhân là bởi các viên thuốc chứa các kích thích tố, ảnh hưởng đến các mô vú, nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư.

P.L (theo Bác sĩ Ngọc Anh)

Uống Thuốc Tránh Thai Quá Nhiều Ảnh Hưởng Rất Lớn Đến Da Và Nội Tiết

Lưu ý cho chị em: Uống thuốc tránh thai, bà mẹ này phải nằm viện 11 ngày, tổn thương gan, vàng mắt, vàng da…

Laura Hutchinson, 27 tuổi, ở Nottinghamshire, đã sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong nhiều năm. Đến tháng 9/2018, cô chuyển sang dùng loại thuốc khác có tên là Rigevidon. Cô tin rằng, so với việc dùng thuốc tiêm tránh thai thì thuốc uống tiện hơn vì ảnh hưởng của thuốc sẽ nhanh hết. Và điều này sẽ rất thuận tiện cho cô khi vợ chồng cô dự định có thêm một đứa con trong tương lai.

Sau một tháng sử dụng thuốc, Laura nhận thấy da mình rất ngứa, đến nỗi cơ thể như là “phủ đầy vẩy”, mắt chuyển sang màu vàng và cô cảm thấy như là bị sốt.

Cô được bác sĩ gia đình khuyên nên nhanh chóng đến Bệnh viện Bassetlaw ở Worksop để xét nghiệm máu.

Sau nhiều lần kiểm tra, các bác sĩ đã chết lặng. Nhân viên bệnh viện tiếp tục gửi cô đi xét nghiệm máu chi tiết hơn vì các triệu chứng của cô trở nên tồi tệ hơn trong tháng đó.

Cô Hutchinson nhận thấy nước tiểu của mình chuyển sang rất sẫm màu và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh vàng da, bao gồm cả đau bụng và mệt mỏi, thậm chí cả tròng mắt của cô bắt đầu vàng.

Laura nghi ngờ rằng đó có thể là bệnh xơ gan – bệnh thường là do tổn thương lâu dài do rượu hoặc viêm gan B, viêm gan C và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nhưng cô được nhân viên bệnh viện trấn an rằng không phải vậy.

Các triệu chứng của cô trở nên tồi tệ hơn khi cô bắt đầu chảy máu do trầy xước da.

“Đến thời điểm này, tôi đã nghỉ làm rất nhiều ngày và tôi vẫn không biết mình đang phải đối mặt với điều gì’. Sau đó tôi bắt đầu cảm thấy rất sốt và yếu, nhưng bác sĩ cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ bắt đầu xét nghiệm viêm gan và những thứ khác – thậm chí họ còn thử nghiệm xem tôi có thực sự mang thai không”, Laura Hutchinson nói.

Các bác sĩ đã cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của cô nhưng không có kết luận rõ ràng. Sau đó, đến tháng 11, cô được tiến hành sinh thiết gan và xác nhận nội tạng của cô đã bị tổn thương. Kết quả sinh thiết cho thấy nồng độ bilirubin trong gan của cô khá cao – 245. Đây là một sắc tố màu vàng trong máu được gan xử lý. Bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến chức năng của gan và ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ bilirubin khỏi máu, đều có thể khiến cho bilirubin tích tụ.

Cô Laura Hutchinson đã trải qua 11 ngày trong bệnh viện. Đến ngày thứ 11 trong phòng bệnh, cô đã cầu xin y tá cho tôi về nhà vì tôi không thể chịu đựng được sự căng thẳng nữa. Sau khi ra viện, cô đã nói: “Bác sĩ nói với tôi rằng những vấn đề đã xảy ra là do thuốc tránh thai tôi đã uống. Tôi cũng được thông báo rằng gan của mình bị thiệt hại và nó sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn tới cuối năm nay”.

Sau “sự cố” lần này, Laura Hutchinson rút ra được kinh nghiệm cho mình và cô cũng muốn chia sẻ với chị em để biết cách bảo vệ bản thân. “Điều này đã khiến tôi luôn nhớ là phải suy nghĩ 2 lần trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào vì tôi tin rằng bất cứ loại nào cũng có thể rất nguy hiểm. Chị em phụ nữ cần lưu ý rằng những tác dụng phụ này tồn tại và có thể ảnh hưởng đến mình”, cô nói.

Từ năm 2016 đã có những ý kiến kiến nghị loại bỏ thuốc tránh thai Rigvedon vì một số tác dụng phụ của nó. Tuy nhiên, theo NHS, những rủi ro này là nhỏ và đối với hầu hết phụ nữ, lợi ích của thuốc vượt trội hơn bất kỳ mối lo ngại nào.

Thuốc Rigevidon được phát triển bởi một công ty dược phẩm Hungary có tên Gedeon Richter Plc. Công ty nói rằng họ sẽ điều tra trường hợp của cô Hutchinson.

Người phát ngôn của Gedeon Richter Plc cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tổn thương gan, ví dụ như là dùng các loại thuốc khác, nhiễm virus hoặc các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn của gan. Do đó, trong trường hợp hiện tại, dựa trên thông tin rất hạn chế, mối quan hệ nhân quả giữa sản phẩm tránh thai có chứa levonorgestrel và chấn thương gan là không thể đánh giá được. Các kết luận về sản phẩm sẽ sớm được đưa ra”.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai

Ngày nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm viên thuốc tránh thai kết hợp. Khi dùng một loại thuốc tránh thai nào có nhiều tác dụng phụ có thể chuyển sang loại viên khác có thành phần hormone khác và khi đó có thể không bị tác dụng phụ đó nữa. Những phản ứng khó chịu đó chỉ là những phản ứng của cơ thể khi tự điều chỉnh cho phù hợp với các hormone trong viên thuốc.

Tuy nhiên nếu người dùng bị các bệnh về tim mạch, gan, u bướu… cần được bác sĩ tư vấn kỹ, cần hết sức cẩn trọng phần chống chỉ định của thuốc.

Viên thuốc tránh thai hàng ngày có hai loại: Loại chỉ chứa progestin dành cho phụ nữ đang nuôi con bú và loại chứa 2 hormone estrogen và progesterone hay còn gọi là viên tránh thai kết hợp. Thuốc được đóng dạng vỉ 21 viên hoặc 28 viên. Các thế hệ thuốc tránh thai mới được cải tiến rất nhiều, ít tác dụng phụ so với các thế hệ cũ.

Đối với các cặp vợ chồng chưa có con mà muốn kế hoạch dài hạn thì dùng viên thuốc tránh thai hàng ngày cũng là một lựa chọn hợp lý trong rất nhiều các biện pháp tránh thai. Khi ngừng thuốc thì chỉ cần 1-2 tháng là vòng kinh có thể trở lại như bình thường vốn có của cơ thể.

Hiệu quả tránh thai của viên thuốc tránh thai hàng ngày gần đạt 100% (98-99% tùy sản phẩm) nếu dùng đúng theo hướng dẫn.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Uống Thuốc Tẩy Giun Quá Liều Có Sao Không?

Bị nhiễm giun, sán qua quá trình ăn uống là điều mà ai cũng sẽ mắc phải. Ngoài ra, giún sán còn thể thể lây truyền qua trung gian ban tay, lây giữa các thành viên trong gia đình, vì vậy cần được tẩy giun định kì để sứ khỏe luôn được khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốn. Vậy nếu uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất cứ thời điểm nào trong ngày: Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun được bán trên thì trường, và thường được sử dụng nhất là thuốc tẩy giun mebendazol dạng polymorph C, khi uống thuốc không phải nhịn ăn hoặc dùng thuốc sổ như một số loại thuốc trị giun cũ và có thể uống thuốc khi bụng đói hoặc no đều được.

Tẩy giun định kỳ: Cần uống tẩy giun theo định kì, chu kì tẩy giun khoảng 5-6 tháng một lần. Sau khoảng thời gian này, cơ thể con người rất dễ nhiễm giun trở lại. Đặc biệt, đối với những người thường ăn những đồ tươi sống, thực phẩm ngoài đường phố, các quán ăn lề đường, ăn uống không hợp vệ sinh, ở những nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán cao, vệ sinh môi trường kém thì nên tẩy giun 3 -4 tháng một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tẩy giun cho cả gia đình: Giun sán lây nhiễm giữa những thành viên trong gia đình là rất cao, thường qua quá trình ăn uống hằng ngày trong gia đình, sử dụng chung chén bát làm tăng nguy cơ lây nhiễm giun sán. Chính vì vậy cần nên tẩy giun định kì cho các thành viên trong gia đình.

Thuốc tránh dùng cho: trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.

Uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Đối với các loại giun thông thường như giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa thì chỉ cần sử dụng với liều lượng thấp thì đã đã có thể đạt được mục tiêu điều trị giun sán.

Trường hợp nhiễm giun lươn, ấu trùng sán lợn ở não, ấu trùng giun tròn ở chó mèo… thì phải dùng tới liều cao. Tuy nhiên phải cần theo sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ, uống quá thuốc tẩy giun quá liều với hàm lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng không tốn cho sức khỏe

Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn… bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.

Trước kia, khi các biện pháp tẩy giun chưa được cải tiến, các bác sĩ thường khuyên uống thuốc tẩy giun vào lúc đi ngủ, lúc hơi đói hoặc sau khi ăn sáng bằng thức ăn có nước thì việc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, phương pháp tẩy giun đã có nhiều cải tiến. Việc uống thuốc không còn bị hạn chế bởi thời gian, các bạn có thể sử dụng vào mọi thời điểm trong ngày, dù đói hay no. Cách uống cũng rất linh hoạt, có thể nhai, nuốt chửng hoặc nghiền trộn với thức ăn.

Sau khi tẩy giun sán ra khỏi cơ thể, phải xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường vì chúng thường chứa đựng một lượng trứng rất lớn.

Đặc biệt, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, ăn uống, môi trường để phòng chống sự tái nhiễm. Do ở nước ta, môi trường ngoại cảnh bị ô nhiễm nặng tạo điều kiện để mầm bệnh giun sán phát triển trở lại.

Mong rằng qua bài chia sẽ Uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không? sẽ mang lại những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc, bất kì loại thuốc nào uống quá liều cũng có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn nên uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

vận chuyển hàng hóa từ nhật về việt nam

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc

trang web mua hàng nhật online

Hạt dẻ Cao Bằng giá bao nhiêu

Hậu Quả Khi Cho Trẻ Uống Thuốc Ho Quá Liều!!!

Thứ Hai, 29-10-2018

Tưởng như chẳng bao giờ có gì nguy hại, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường vô tình cho trẻ uống thuốc ho quá liều mà chẳng hề hay biết đến hậu quả. Để rồi khi những hiểm nguy xảy ra với sức khỏe con trẻ, đổi lại chính là sự ân hận muộn màng của ông bà, cha mẹ.

Nếu trẻ uống thuốc ho quá liều sẽ như thế nào?

Chị Vân, 30 tuổi, Gia Lai đã gửi thư về chia sẻ câu chuyện của mình như sau:

“Khi mọi chuyện đã qua đi, mình mới gom đủ bình tĩnh để ngồi viết những dòng này chia sẻ đến mọi người một chuyện làm mình cực kì ân hận: cho trẻ uống thuốc ho quá liều. Hai vợ chồng mình sinh bé Nhi xong thì ở riêng. Là đứa đầu nên nhiều khi tay chân chăm cháu cũng cứ lóng ngóng. Rồi dạo dịch viêm họng cấp xảy ra, bé Nhi tất nhiên cũng không tránh khỏi. Với tâm lí sốt sắng nghĩ rằng “càng nhiều càng tốt”, mình cho bé uống thuốc với thời gian sai lệch so với thời gian bác sĩ quy định. Thay vì một ngày chỉ chia thành 3 lần, mình bấm bụng tăng thêm 1 cữ khuya với hi vọng bé sớm ngày đỡ bệnh. Mọi chuyện bình thường cho đến khi nửa đêm, mình giật mình thức giấc thì thấy người cháu nóng bừng. Hơn nữa có dấu hiệu co giật nhẹ, hàm cắn chặt và lay mãi chẳng tỉnh. Mình ngoài việc hoảng hốt gọi ông xã thì chỉ biết ôm con và khóc. May là mình thức dậy kịp lúc. May là hôm ấy ảnh không đi công tác. May là chồng mình bình tĩnh đưa con vào viện nhanh chóng… Mình quả thực không dám nghĩ đến buổi tối hôm ấy nữa!”

Câu chuyện cho trẻ uống thuốc ho quá liều của chị Vân trên thực tế không phải điều hiếm gặp. Tại khoa nhi của nhiều bệnh viện, có không ít trường hợp trẻ phải nhập viện theo dõi điều trị dài ngày do sự thiếu hiểu biết của bậc phụ huynh. Thậm chí khi không kịp thời cấp cứu, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ và sức khỏe mãi về sau, kể cả trẻ bị tử vong vì sốc thuốc và cấp cứu muộn.

Những hậu quả khi cho trẻ uống thuốc ho quá liều

Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé gần như yếu ớt hơn rất nhiều. Vì vậy trẻ em là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm cúm, ốm sốt. Đa phần, các dấu hiệu viêm họng ở trẻ đều là bệnh thường gặp, ít gây nguy hiểm và sẽ nhanh chóng khỏi hẳn khi được chăm sóc cẩn thận. Theo đó, thói quen của không ít gia đình chính là tự mua thuốc về điều trị cho trẻ, nhất là những nhóm thuốc không cần kê đơn như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc bổ phế,…

Thế nhưng không phải ai cũng có khả năng làm bác sĩ. Không phải thuốc nào cũng có thể dùng để điều trị viêm họng cho trẻ. Bởi hầu như các loại thuốc khi sử dụng đều có thể khiến trẻ gặp các phản ứng phụ, dị ứng, sốc phản vệ,…

Đặc biệt với những trẻ uống thuốc ho quá liều, thông thường sẽ phải đối mặt với những hậu quả như:

Rối loạn cân bằng sinh học: cụ thể là rối loạn chức năng tiêu hóa, đường ruột ở trẻ. Ngoài ra sẽ làm suy kiệt hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, khiến công cuộc chữa trị phục hồi diễn ra khó khăn, trì trệ.

Tắc nghẽn hô hấp, co giật: khi thuốc ho, bổ phế dùng quá liều sẽ gây ra trạng thái co bóp mạnh ở khí quản, thậm chí là suy hô hấp, nghẽn đường thở, suy tim,…

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: dùng thuốc liều cao/quá liều sẽ tạo thành áp lực đến hệ thần kinh của trẻ, gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Có trường hợp vì uống quá liều mà trẻ bị trầm cảm hoặc biến thành ngốc nghếch.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ.

Suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày

Biểu hiện khi trẻ uống thuốc ho quá liều

Mức độ nhẹ: da ửng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn. Miệng khô lưỡi đắng, nôn mửa, đau bụng, bồn chồn, ù tai, váng đầu, sốt cao,…

Mức độ nghiêm trọng: tăng nhịp tim, nôn mửa có xen lẫn bọt máu, đồng tử mở to ( có khi trợn mắt), động kinh, co giật, líu lưỡi, thở gấp, bất tỉnh,…

Cách phòng ngừa uống thuốc quá liều ở trẻ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

Khám chữa và nhận thuốc tại bệnh viện, phòng khám “mát tay”: khi trẻ cảm thấy không khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp phù hợp, an toàn với trẻ nhất.

Uống thuốc theo toa, đơn: hầu như các bác sĩ đều sẽ đưa ra liều lượng theo đúng với thể trạng, mức độ của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh cần chia nhỏ lần thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, tránh tự ý gia giảm liều lượng.

Không gộp lần uống: nhiều cha mẹ thường không nhớ rõ thời gian cách lần uống của con và có thói quen uống “bù” cho đủ cữ. Điều này tuyệt đối không nên áp dụng vì có thể gây ra sốc thuốc ở trẻ. Nên đánh dấu, ghi chú rõ giờ giấc mỗi lần uống và thực hiện đúng để trẻ chóng lành bệnh.

Để thuốc xa tầm tay trẻ: trẻ em luôn tò mò về những điều mới lạ, nhất là hứng thú với những viên thuốc nhiều màu sắc. Hãy chắc chắn thuốc chữa viêm họng của trẻ được cất ở nơi thoáng mát, khô ráo và ở nơi trẻ không thể tìm thấy, với tới.

Khi trẻ uống thuốc ho quá liều: nếu trẻ vẫn tỉnh táo hoặc ngộ độc ở mức độ nhẹ, nên giữ trẻ ngồi thẳng, cho trẻ uống nhiều nước ấm để kích thích bài tiết lọc bớt thuốc dư thừa. Sau đó, nếu có thể nên cho trẻ ói bớt thuốc ra ngoài và đưa đến cơ sở y tế. Ở trường hợp nghiêm trọng, nên gọi xe cấp cứu hoặc lập tức đưa đến bệnh viện để súc ruột. Không nên tự ý kéo dài thời gian sơ cứu vì sẽ làm chậm trễ quá trình giải độc cho trẻ.

“Trẻ em như búp trên cành”. Bất kì sự kiện nào xảy ra với trẻ đều có thể để lại di chứng hệ lụy về sau này. Đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe, cơ thể của trẻ vẫn chưa đủ hoàn chỉnh và mạnh mẽ để chống lại những tổn thương đến từ bên ngoài. Chỉ cần “sai một li sẽ đi một dặm”, chỉ vì chủ quan của nhiều bậc phụ huynh mà đứa trẻ phải gánh nhiều hiệu quả đáng tiếc.

Vì vậy vấn đề trẻ uống thuốc ho quá liều cần được xem là một vấn đề nguy cấp và nghiêm trọng. Trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, chắc hẳn sẽ có không ít lần trẻ nhiễm bệnh. Thế nên sự quan tâm kĩ lưỡng từ phía gia đình chắc chắn là điều không thể thiếu. Đừng vì một chút lơ đễnh, một chút vô tâm mà khiến trẻ uống thuốc ho quá liều hoặc dùng thuốc sai cách. Đổi lại, đó có thể chính là sự hối hận muộn màng.

An Tư