Top 9 # Uống Thuốc Tẩy Giun Xong Bị Đi Ngoài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Mèo Tẩy Giun Xong Bị Tiêu Chảy

Mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy là tình trạng bình thường và không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe của thú cưng. Tuy nhiên, người nuôi cần nắm bắt được nguyên nhân và theo dõi các triệu chứng để đảm bảo vấn đề tiêu chảy sau tẩy giun vẫn trong tầm kiểm soát. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách xử lý và những lưu ý cần biết khi mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun.

1. Nguyên nhân mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy

Mèo sau khi tẩy giun có thể bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc. Đây là tình trạng bình thường và không nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thú cưng.

Tình trạng mèo bị tiêu chảy sau khi sổ giun có thể kéo dài khoảng 1 – 2 ngày tùy theo thể trạng của mèo. Một số tác dụng phụ khác thường thấy sau khi mèo tẩy giun như:

Tiết nhiều nước bọt: Đây là phản ứng sinh lý bình thường do mùi vị của thuốc tẩy giun khiến mèo khó chịu. Bạn có thể cho mèo uống nước đun sôi để nguội để loại bỏ mùi vị của thuốc vẫn còn trong khoang miệng.

Nôn và buồn nôn: Thường xảy ra sau khoảng 30 – 60 phút khi uống thuốc. Nếu mèo nôn ngay sau khi uống thuốc bạn nên hỏi bác sĩ thú y để thay loại thuốc tẩy giun khác cho mèo.

Tiêu chảy: Mèo sau tẩy giun tiêu chảy là triệu chứng thường gặp. Đây có thể là lượng giun chết hoặc bị tê liệt thải ra khỏi cơ thể mèo qua đường phân.

Cơ thể lừ đừ: Mệt mỏi không muốn vận động

Co giật, mất nước hay say thuốc: Đây là triệu chứng nghiêm trọng rất hiếm xảy ra. Nếu có thì đa phần là do mèo đã dùng thuốc quá liều. Khi nhận thấy những biểu hiện này thì bạn cần đưa mèo đến cơ sở thú y ngay để khám và điều trị kịp thời.

2. Cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun

Tuy mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun là hiện tượng bình thường nhưng bạn vẫn cần chú ý theo dõi tình trạng mèo bị tiêu chảy để đảm bảo an toàn cho thú cưng.

Ngoài ra, nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh và nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho mèo để giảm tiêu chảy.

Bên cạnh đó bù nước là điều nên làm giúp cân bằng điện giải và giảm thiểu tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy ở mèo.

Trường hợp mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun kéo dài quá 2 ngày kèm những dấu hiệu bất thường nên mang mèo đến ngay cơ sở thú y để được chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.

3. Lưu ý cần biết tránh mèo bị đi ngoài sau sổ giun

Mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy cần được quan tâm nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc. Một số vấn đề bạn cần lưu ý để tránh mèo bị tiêu chảy kéo dài sau tẩy giun:

Chú ý tiệt trùng khu vực ăn uống và đi vệ sinh của thú cưng

Tránh cho mèo ăn những đồ ăn khó tiêu hóa và lạ vì có thể khiến mèo đi ngoài kéo dài

Theo dõi phân và tình trạng tiêu chảy của mèo thường xuyên

Nhìn chung, mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy là hiện tượng không quá lo ngại. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng bạn cần chú ý theo dõi và đưa mèo đến phòng khám thú y uy tín nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường như mèo bị co giật hay mất nước.

Trẻ Uống Thuốc Tẩy Giun Bao Lâu Có Tác Dụng, Có Đi Ngoài Ra Giun?

Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng?

– Trẻ bị nhiễm giun kim thường có triệu chứng ngứa ở hậu môn vào buổi tối, nguyên nhân là do giun bò ra hậu môn và đẻ trứng. Khi trẻ bị nhiễm giun, mẹ nên cho uống thuốc tẩy giun Fugacar, thuốc được chỉ đinh điều trị nhiễm các loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim,… hiệu quả.

– Vậy hiệu quả sau khi sử dụng thuốc tẩy giun Fugacar là bao lâu? Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được sau khoảng 4 giờ uống thuốc, thời gian bán thải khoảng 1 giờ, thuốc đào thải chủ yếu qua gan. Thuốc làm tê liệt và làm giun giảm hấp thu dinh dưỡng khiến giun bị chết và thải ra ngoài theo đường phân. Các triệu chứng thông thường sẽ hết trong vòng 1 tuần khi sử dụng thuốc.

Các loại thuốc tẩy giun hiệu quả cho trẻ em và người lớn

Lứa tuổi được các bác sĩ khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên, định kỳ 6 tháng một lần. Có rất nhiều loại thuốc tẩy giun thế hệ mới, được bán ở các hiệu thuốc, cha mẹ có thể mua các loại thuốc tẩy giun hiệu quả sau để tẩy giun cho con:

– Fugacar 500mg: thuốc chỉ định điều trị nhiễm giun chỉ, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, với liều lượng cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là 500 mg/ngày (liều duy nhất). Lưu ý thuốc chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.

– Mebendazole viên 500 mg: thuốc được chỉ định khi nhiễm một hoặc nhiều loại giun như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi đều như nhau là một viên duy nhất. Lưu ý không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan.

– Albendazole viên 200 mg: thuốc có tác dụng tương tự thuốc tẩy giun Mebendazole, ngoài ra còn có tác dụng cả với sán lá, sán dây, ấu trùng sán lợn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi như nhau là 2 viên mỗi ngày, dùng trong ba ngày. Lưu ý không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.

Phòng chống nhiễm giun sán cho trẻ

Để phòng ngừa nhiễm giun hiệu quả cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Trước hết, cha mẹ cần làm gương và hướng dẫn trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ như: rửa tay trước và sau khi ăn.

Giúp bé vệ sinh cá nhân thường xuyên như: cắt móng tay cho bé, tắm rửa sạch sẽ, nhất là vệ sinh hậu môn sau mỗi lần bé đi tiêu.

Dạy trẻ phải thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng đít để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc.

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi.

Hơn nữa, cha mẹ nên tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần khi bé bắt đầu được 24 tháng tuổi.

Trẻ Uống Kháng Sinh Bị Đi Ngoài: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

Đi ngoài hay tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, do nhiễm ký sinh trùng, do ngộ độc thực phẩm, do chế độ dinh dưỡng,… trong đó trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài là tình trạng rất phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý đúng cách.

Biểu hiện trẻ sơ sinh đi ngoài do uống kháng sinh

Trẻ dưới 2 tuổi thường bị đi ngoài do uống kháng sinh nhiều hơn so với trẻ lớn. Tình trạng đi ngoài thường kéo dài từ 1-7 ngày, bắt đầu từ giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng có thể bị đi ngoài ngay trong ngày đầu tiên, thậm chí kéo dài vài tuần sau khi đã ngừng uống thuốc.

Các biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài do uống thuốc kháng sinh gồm có:

Trẻ bị đau bụng.

Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày (có bé đi tới 15-20 lần/ngày).

Phân lỏng, có lẫn nhầy mũi.

Trẻ đi ngoài có màu xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối.

Phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, có thể lẫn cả máu và mũi.

Mỗi lần đi ngoài trẻ phải rặn.

Vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.

Vì sao trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi sinh vật bao gồm vi khuẩn có lợi với nhiều loài khác nhau cùng với vi khuẩn có hại. Trong đó lợi khuẩn làm chức năng duy trì hệ vi sinh ở mức cân bằng, nhằm tăng cường tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh là một chất mà khi đi vào cơ thể dù ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược có tác dụng diệt các loại vi khuẩn khác nhau.

Các loại thuốc kháng sinh cho trẻ em được sản xuất dưới dạng viên uống, bột hoặc tiêm để điều trị những trường hợp viêm nhiễm và nhiễm trùng. Khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, các loại thuốc kháng sinh trẻ em dùng bổ sung thường ở dạng viên nén để uống.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng sinh cho trẻ em được bác sĩ kê đơn. Tùy vào độ tuổi và cơ địa của trẻ mà cha mẹ sử dụng các loại thuốc khác nhau cho bé.

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều trước đây và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp như: amoxicillin, ampicillin, cephalexin hay erythromycin, augmentin…

Theo các chuyên gia, bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhất là các kháng sinh phổ rộng.

Kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là khi dùng với liều cao và kéo dài, lúc này các loài vi khuẩn có lợi cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ sự cân bằng vốn có gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột. Cùng với đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy .

Trẻ sơ sinh uống kháng sinh bị đi ngoài có nguy hiểm không?

Tiêu chảy thường xuất hiện trong và sau mỗi đợt dùng kháng sinh. Mỗi lần đi đại tiện trẻ phải rặn nhiều và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ thường bị hăm đỏ.

Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy do uống kháng sinh với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Đối với những trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp phải như tiêu chảy, phân nhiều nước, có thể có máu, đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt,…

Trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh thường không gây sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng kháng sinh trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn trẻ đều có hiện tượng sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn và kèm theo các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác như nôn, đau bụng.

Trẻ dưới 2 tuổi thường bị đi ngoài do uống kháng sinh nhiều hơn so với trẻ lớn. Tình trạng đi ngoài thường kéo dài từ 1-7 ngày, bắt đầu từ giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị bằng kháng sinh.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng có thể bị đi ngoài ngay trong ngày đầu tiên, thậm chí kéo dài vài tuần sau khi đã ngừng uống thuốc.

Trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh phải làm sao?

Vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh cho trẻ dùng.

Chính vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sỹ, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng rối loạn tiêu hóa thuyên giảm rõ rệt.

Một vài giải pháp hữu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh :

Bổ sung kẽm

Khi trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy thường xuyên sẽ khiến vi nhung mao ruột bị tổn thương, một lượng lớn kẽm sẽ bị mất qua chất thải. Do đó, cha mẹ nên tăng cường bổ sung kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm như thịt, cua, sò, tôm, nấm, ngũ cốc, rau chân vịt,… để giúp tái tạo và phục hồi vi nhung mao ruột, trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc bổ sung kẽm, mẹ nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để trẻ không bị thiếu chất và cung cấp đầy đủ năng lượng và các thành phần để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Mẹ cần hiểu rõ nguyên tắc dinh dưỡng cho bé trong thời gian bé bị bệnh:

– Ăn đủ 4 nhóm: đạm – tinh bột – chất béo – chất xơ và vitamin.

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, nước giải khát đóng chai, thức ăn khô.

– Nên chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho bé dễ tiêu hóa như bột, súp, cháo,…

– Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ nếu là tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài để tránh tình trạng mất nước.

– Không cho uống các đồ uống có gas vì những thứ này có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn.

– Thực hiện chế độ ăn bình thường nhưng không cho con ăn các loại đậu hạt vì thực phẩm này có thể sinh nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều gia vị.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng men vi sinh

Để ngăn ngừa chứng tiêu chảy rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh, tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đồng thời nên dùng kết hợp thêm men vi sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh.

Lời khuyên từ bác sĩ mẹ cần biết:

Không tự sử dụng thuốc chữa đi ngoài cho trẻ em, trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu. Vì các thuốc này có thể khiến tình trạng viêm ruột ở trẻ nặng hơn, cản trở loại bỏ độc tố và gây biến chứng nguy hiểm.

Thông báo ngay cho bác sĩ biết loại thuốc kháng sinh khiến trẻ bị đi ngoài để bác sĩ thay thế loại thuốc khác.

Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi thực sự cần thiết và phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh theo đúng đơn, không tăng liều, không giảm liều và dùng kéo dài so với chỉ định của bác sĩ.

Các loại vi khuẩn có lợi được bổ sung sẽ thường trú tại ruột già, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hoá và bảo vệ đường ruột. Tại đây, các lợi khuẩn lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Đồng thời chúng có thể hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột khoẻ mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Himita bổ sung 8 chủng lợi khuẩn có khả năng sống cao trong ruột, tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự phát triển, gây hại của vi khuẩn có hại.

Với những lợi ích này, men vi sinh Himita có khả năng khắc phục tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh dài ngày hoặc do chế độ ăn chưa phù hợp, do nhiễm khuẩn,…

Trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài do bất cứ nguyên nhân nào cha mẹ cũng nên cẩn trọng khi điều trị và chăm sóc để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm này, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 18001125 để được các chuyên gia, dược sỹ tư vấn miễn phí.

Uống Thuốc Phá Thai Xong Bị Đau Bụng

Sau khi phá thai bằng thuốc, bạn sẽ thấy ra máu âm đạo nhiều, tính chất máu như máu chu kỳ kinh nguyệt, trong máu có lẫn mô nhau thai hay cục máu. Hiện tượng này kéo dài khoảng 5-7 ngày, thậm chí là 10 ngày đồng thời lượng máu ra nhiều vào 1-2 ngày đầu sau đó giảm dần và hết hẳn.

Một dấu hiệu điển hình thứ hai sau khi phá thai bằng thuốc đó là xuất hiện tình trạng đau bụng như khi đến ngày “đèn đỏ”. Một số trường hợp gặp phải những tác dụng phụ của thuốc như: nổi mề đay, tiêu chảy, người mệt mỏi, sốt nhẹ… đây có thể là phản ứng của cơ thể với thuốc phá thai. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bình thường cho thấy bạn đã phá thai thành công nên bạn không nên quá lo lắng.

Để cơ thể nhanh chóng phục hồi, bạn cần ghi nhớ thực hiện những lưu ý sau:

* Chườm ấm bụng dưới để giảm cơn đau.

* Tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh.

* Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, thay băng vệ sinh thường xuyên.

* Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau khi phá thai bằng thuốc.

* Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là sắt để cơ thể nhanh hồi phục, chống thiếu máu. Tránh ăn hải sản, đồ chua cay…

* Giữ tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực.

* Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Đau bụng – dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc phá thai

Trường hợp ra máu nhiều kéo dài hơn 10 ngày không thuyên giảm kèm theo đau bụng dữ dội kéo dài, sốt cao, chóng mặt, ngất… thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của sót thai, sót nhau thai hay nhiễm trùng… nếu không được xử lý kịp thời thì không chỉ sức khỏe và sức khỏe sinh sản của bạn bị ảnh hưởng mà tính mạng của bạn cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ việc bạn ngại đến các cơ sở y tế để phá thai mà tự ý mua thuốc phá thai về dùng. Việc tự ý dùng thuốc phá thai khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dẫn đến dùng sai thuốc, sai liều lượng, sai cách sử dụng hay uống thuốc khi chưa đảm bảo điều kiện sức khỏe. Hoặc do bạn điều trị tại địa chỉ không đảm bảo, dùng thuốc phá thai kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay thuốc đã quá hạn sử dụng… dẫn đến những nguy hiểm khôn lường.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của phá thai bằng thuốc, đảm bảo sức khỏe về sau, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện phá thai an toàn.

Một trong những địa chỉ được nhiều người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận tin tưởng để phá thai đó là Nhà Hộ Sinh A – TTYT Hoàn Kiếm, địa chỉ 36A Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Nhà Hộ Sinh A là cơ sở y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản với hơn 50 kinh nghiệm trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, được Bộ Y tế cấp phép thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp phá thai an toàn: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không.

Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại (024) 38.255.599 – 083.663.3399 hoặc chat trực tuyến với các chuyên gia để được tư vấn miễn phí bất cứ lúc nào.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích dành cho bạn!