Top 11 # Uống Thuốc Tăng Huyết Áp Nhiều Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Ngưng Uống Thuốc Huyết Áp Có Tăng Lại Không?

“Ngưng uống thuốc huyết có tăng lên lại không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Câu trả lời cho một số trường hợp là có. Tuy nhiên, chọn lựa được thuốc chữa cao huyết áp an toàn, uy tín cộng với việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên bạn sẽ không mắc kẹt vào tình thế dứt hẳn thuốc lên lại huyết áp.

Huyết áp tăng lên do phản ứng của một số thuốc khác:

Sau khi đã điều trị cao huyết áp, và người bệnh dứt hẳn thuốc nếu huyết áp lên lại có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, nhưng có nhiều trường hợp tăng huyết áp trở lại là do trước đó đã chọn nhầm thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp cấp tốc. Do đó, có thể thấy những sản phẩm này không có tác dụng điều trị huyết áp bền vững.

Ngoài ra, một số Thuốc thường ngày hay sử dụng vô tình đã làm tăng huyết áp như:

Thuốc tránh thai: Các viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp, trung bình mức độ tăng là 5/3mmHg. Cơ chế gây tăng huyết áp chưa rõ nhưng huyết áp sẽ trở về mức độ bình thường sau khi ngừng dùng thuốc, tuy nhiên cần nhiều thời gian, có khi tới 18 tháng.

Nếu quá 18 tháng mà huyết áp không trở về bình thường thì sự tăng huyết áp không phải do thuốc tránh thai. Với một số phụ nữ, sau khi dùng viên thuốc tránh thai hỗn hợp được vài tháng thậm chí vài năm, huyết áp mới bắt đầu tăng nhanh. Viên thuốc tránh thai chỉ chứa có progesteron thì không gây tăng huyết áp.

Một số thuốc giảm cân: Có thể gây tăng huyết áp, bởi vì trong thành phần của các loại thuốc này có chứa những thành phần gây tăng huyết áp như guanara, yerba… Một số loại thuốc giảm cân cũng có chứa cafein, vì vậy sẽ gây ra nhịp tim bất thường và làm tăng huyết áp.

Không nên tự ý mua các loại thuốc giảm cân để sử dụng, nhất là thuốc có chứa cafein đối với những người có khuynh hướng cao huyết áp. Bởi vì, cafein là một chất thuộc nhóm xanthin có tác dụng làm tăng khối lượng máu do tim phát ra, vì vậy là thuốc được sử dụng trong cấp cứu khi bị trụy tim mạch nhằm nâng huyết áp (làm cho huyết áp tăng lên). Với cafein, ngay cả khi uống cà phê cũng có thể làm cho huyết áp tăng.

Thuốc sủi:Thông dụng nhất là thuốc giảm đau, hạ sốt chứa thành phần paracetamol (acetaminophen) hoặc thuốc có chứa natri (thuốc điều trị bệnh dạ dày bicarbonat), trong đó chứa nhiều ion natri (Na+). Ion natri không gây co cơ trơn thành tiểu động mạch nhưng kéo ion canxi (Ca+2) vào nội bào. Chính ion canxi khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây nên co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng lên sẽ cản trở lưu thông máu dẫn tới tăng huyết áp.

Tăng huyết áp do phản ứng tự nhiên của cơ thể

Việc thừa cân sẽ làm gia tăng tổng mức cholesterol trong máu. Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác, tiền đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay đề kháng.

Một bí mật trong điều trị Cao huyết áp và bệnh tim mạch là không được ăn quá no, khi ăn quá no máu phải dồn về bao tử tiêu hóa thức ăn, tim cũng đập mạnh và nhiều hơn, do đó làm cho huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi.

Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời giúp huyết áp ổn định. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm các động mạch linh hoạt hơn.

Vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người ta đã chứng minh việc tập luyện thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người gặp căng thẳng, lo âu sẽ gây tăng nguy cơ rối loạn mỡ trong máu, một bệnh gây rối loạn các chất mỡ trong máu làm tăng hàm lượng cholesterol xấu LDL làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Làm sao để ngưng thuốc mà không tăng huyết áp trở lại ?

Điều kiện đầu tiên để ngưng thuốc mà huyết áp không tăng là chọn lựa thuốc tăng huyết áp uy tín và an toàn. Sản phẩm vừa giúp hạ và ổn định huyết áp, vừa giúp khôi phục chức năng của tim thận, tăng đề kháng cho cơ thể.

Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí, nên ăn nhiều rau xanh, uống nước vừa đủ cho cơ thể. Không sử dụng các chất kích thích có hại cho tim mạch như: Bia, rượu, café, thuốc lá, dầu, mỡ …

Vận động tường xuyên, những hoạt động thể lực làm cho các mạch máu lưu thông, đàn hồi, dẻo dai hơn, tim được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng đầy đủ hơn, các cơ quan như não, phổi, thận,gan và các cơ bắp được nuôi dưỡng tốt hơn.

Nhờ vận động thường xuyên mà khí huyết lưu thông, huyết áp không những không tăng mà còn ổn định ở trị số trung bình hoặc không tăng cao hơn nữa.

Tuy nhiên người bệnh tăng huyết áp chỉ nên tập luyện vừa sức để hệ tim mạch thích nghi được, nhưng cũng không nên tập ít quá hay nhẹ quá. Các môn như đi bộ, chạy chậm, bơi lội, khí công dưỡng sinh là phù hợp với người bệnh tăng huyết áp.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Ngưng uống thuốc huyết áp có tăng lại không? . Nếu bạn và người thân vẫn đang còn thắc mắc hoặc đang tìm giải pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 093 878 6025 – hoặc 1900 633004 để được tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Hút Thuốc Lá Nhiều Có Bị Tăng Huyết Áp Không? Đọc Ngay Để Biết!

14:36 – 19/12/2019

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực máu trong động mạch tăng cao. Đối với người lớn, huyết áp thường ở mức dưới 120/80 mmHg. Trong đó, 120 là chỉ số trên (huyết áp tâm thu), còn 80 gọi là chỉ số dưới (huyết áp tâm trương). Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên được xem là tăng huyết áp. Bệnh lý này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là gây đột quỵ, dẫn tới tử vong. Cụ thể:

– Ảnh hưởng đến tim mạch: Huyết áp tăng cao làm cho lớp trong cùng của thành động mạch bị rạn nứt, khiến bạch cầu và mỡ máu lọt xuống thành mạch. Lâu dần, thành mạch sẽ dày lên, hẹp đi, giảm đàn hồi, rất dễ bị tắc khi gặp cục máu đông. Khi đó, dòng máu mang oxy đến nuôi tim sẽ không đều, gây rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, suy tim, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, có thể gây đột tử rất nhanh. Tăng huyết áp còn có thể khiến động mạch chủ bị phình to, bóc tách và vỡ, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bệnh còn dễ gây ra biến chứng hẹp động mạch đùi, động mạch chân, động mạch chậu. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ.

– Bệnh nhân nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp thường có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cũng sẽ dẫn đến suy tim.

– Ảnh hưởng đến thận: Huyết áp tăng cao dễ làm hỏng màng lọc cầu thận, khiến bệnh nhân tiểu ra protein, lâu ngày gây suy thận. Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, khiến thận tiết ra nhiều renin, dẫn đến huyết áp tăng cao hơn.

– Ảnh hưởng đến mắt: Huyết áp tăng cao làm hư hại mạch máu võng mạc, gây xuất huyết, mờ mắt, phù đĩa thị giác, giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

– Ảnh hưởng đến não bộ: Những người bị tăng huyết áp nhẹ thường đau đầu, hoa mắt, nôn ói,… do thiếu máu não. Nguy hiểm hơn, trường hợp tăng huyết áp kịch phát có thể gây ra: Xuất huyết não, nhũn não, tai biến mạch máu não, đứt mạch máu não dẫn đến liệt nửa người, liệt hoàn toàn,… thậm chí tử vong.

Hút thuốc lá nhiều có bị tăng huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Ngoài các bệnh lý hô hấp, hút thuốc lá còn là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh động mạch vành, tăng huyết áp,… Các bệnh lý này lại tương tác lẫn nhau làm cho tình trạng sức khỏe càng thêm trầm trọng. Hút thuốc lá càng nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp càng tăng bởi:

– Khi hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy oxy ở trong hồng cầu, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Lúc này, máu được bơm đi rất nhanh và nhiều nên huyết áp tăng. Khí CO còn gây tổn thương lòng mạch, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành. Hút thuốc lá làm giảm nồng độ cholesterol tốt, tăng nồng độ cholesterol xấu và mỡ máu, dẫn tới động mạch bị xơ vữa – đây là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.

– Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Khói thuốc lá kích thích gan sản xuất ra enzyme làm hạn chế hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp.

– Nicotine trong thuốc lá có khả năng làm hỏng lớp màng lót ở thành động mạch, khiến các động mạch này bị thu hẹp lại, gây cản trở lưu thông máu,… Vì thế, áp lực của máu trên thành động mạch tăng lên, gây ra cao huyết áp.

– Hút thuốc lá trong thời gian kéo dài cũng gây tổn hại cho mạch máu một cách âm thầm. Do đó, hút thuốc lá không những gây cao huyết áp mà còn góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: Tim mạch, hô hấp,…

6 mẹo cực dễ để bỏ thuốc lá, phòng ngừa tăng huyết áp

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, bạn cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy áp dụng ngay 6 mẹo cực dễ sau:

– Vứt bỏ hết gạt tàn, bật lửa và tất cả thuốc lá. Bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng, khi dừng hút thuốc, cơ thể sẽ có cảm giác: Buồn nôn, đau đầu, lo lắng, khó chịu,… Đó là do thiếu nicotine. Các triệu chứng này có xu hướng “tệ hại” nhất sau 12 – 24 giờ, sau đó giảm dần trong 2 – 4 tuần.

– Nhai kẹo cao su không đường, đánh răng: Nhai kẹo cao su và đánh răng có thể tạm thời ngăn cản cơn thèm thuốc lá của bạn. Ngoài ra, chải răng đều đặn cũng giúp loại bỏ mảng vàng do khói thuốc lá.

– Ăn uống khoa học, lành mạnh: Khi bỏ thuốc, cảm giác thèm ăn thường gia tăng. Bạn nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ hay đường, đồ uống có ga,… Thay vào đó là nước lọc, cà rốt, cần tây, cam, quýt, quế, sữa,… bởi chúng giúp đào thải nicotine khỏi cơ thể dễ dàng hơn và khử mùi thuốc trên lưỡi.

– Nếu bạn cảm thấy thèm thuốc, hãy rắc chút xíu muối lên lưỡi để thấy hiệu quả ngay tức khắc!

– Chơi với người không hút thuốc: Thường xuyên qua lại với bạn bè hút thuốc sẽ khiến cơn thèm thuốc trỗi dậy. Hãy kết thân với những người không hút thuốc, đồng thời tự thưởng cho mình sau mỗi giai đoạn bỏ thuốc thành công.

Định Áp Vương giúp ngăn chặn tăng huyết áp hiệu quả

Ngoài việc bỏ thuốc và hướng tới một lối sống lành mạnh, bạn nên kết hợp sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng tránh tình trạng tăng huyết áp một cách an toàn và hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều người đã đặt niềm tin vào sản phẩm Định Áp Vương với thành phần chính chiết xuất từ cần tây.

Định Áp Vương không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn giúp ổn định, điều hòa huyết áp theo cơ chế 2 chiều, thông qua việc chuyển lipid và đường trong máu vào mô tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, cải thiện được tình trạng mệt mỏi khi dùng thuốc tây cho người bệnh, về lâu dài còn làm thông thoáng lòng mạch, giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch khác. Sản phẩm cũng giúp đưa huyết áp về mức bình thường một cách từ từ, không gây giảm đột ngột.

Có được những tác dụng tuyệt vời trên là nhờ các thành phần từ thảo dược quý trong sản phẩm, cụ thể là:

– Cần tây : Từ thế kỷ 16, tại châu Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rau cần tây có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ chất độc hại như: Acid uric dư thừa và urê. Thêm vào đó, các nghiên cứu khoa học hiện đại gần đây cũng khẳng định, chất apigenin trong cần tây có thể giúp giãn mạch máu tốt hơn nên ngăn ngừa không cho huyết áp tăng cao. Nhiều tài liệu còn cho biết, trong 100g cần tây có chứa 6.3% protein, 0.6% lipid, 2.1% chất khoáng tố vi lượng. Chính vì vậy, cần tây luôn đứng đầu danh sách những thực phẩm giúp ổn định huyết áp.

– Cao tỏi: Tỏi chứa 1 hợp chất từ lưu huỳnh là allicin có tác dụng tích cực trong bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh về hệ thống tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Không những thế, tỏi cũng tăng cường cung ứng oxit nitric, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Do thành phần của tỏi chứa chất chống oxy hóa (vitamin C và selen) nên có tác dụng làm sạch máu, giảm cholesterol “xấu”, hạn chế tối đa nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giảm sức cản động mạch ngoại vi, giúp huyết áp luôn được ổn định.

– Cao lá dâu tằm: Y học cổ truyền cũng dùng dâu tằm trong nhiều bài thuốc hoặc món ăn chữa tăng huyết áp. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, dịch chiết vỏ rễ cây dâu tằm giúp hạ huyết áp, giãn mạch,… trên động vật thí nghiệm.

– Cao hoàng bá: Berberin – hoạt chất chứa trong cao hoàng bá có tác dụng hạ cholesterol máu nên phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm thông thoáng lòng mạch, giúp hạ áp.

– Nattokinase: Có khả năng làm giảm sự kết dính của các tế bào máu, do đó giảm độ nhầy của máu và nồng độ fibrinogen nên giúp hạ huyết áp. Nattokinase còn là enzyme thuộc nhóm serine protease chứa 275 loại axit amino, có tác động trực tiếp làm tan các sợi tơ huyết, phá vỡ cục máu đông trong cơ thể.

Định Áp Vương có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong khoảng thời gian dài để phòng ngừa tăng huyết áp từ các yếu tố nguy cơ một cách hiệu quả.

Chia sẻ của bạn Chu Minh Thú y

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

GIẢI THƯỞNG UY TÍN CỦA ĐỊNH ÁP VƯƠNG

Định Áp Vương vinh dự nhận giải thưởng và cúp danh giá do người tiêu dùng bình chọn “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”:

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng tăng huyết áp do hút thuốc lá và đặt mua sản phẩm Định Áp Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006105 hoặc (Zalo/ Viber) hotline: 0902.207.739

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bỏ Thuốc Lá Có Tăng Huyết Áp Không?

Nicotine trong thuốc lá là hoạt tính gây hưng phấn thần kinh, nó kiểm soát các chức năng của não bộ và cơ. Sau khi bỏ thuốc lá, nội tiết trong cơ thể có sự thay đổi, tốc độ chuyển hóa của cơ thể giảm dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giữa năng lượng đầu vào và năng lượng tiêu hao.

Sự mất cân bằng giữa năng lượng hập thụ với năng lượng tiêu hao khiến cơ thể người bỏ thuốc lá có nguy cơ tăng huyết áp, béo phì đột ngột. Thêm nữa sau khi bỏ thuốc lá cơ thể vẫn chưa quen sự vắng mặt của chất nicotine. Khiến người cai vẫn có cảm giác thèm hút thuốc và lúc này tâm trí phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, cũng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Hiện tượng tăng huyết áp sau khi cai thuốc lá sẽ dần ổn định sau 9 tháng đến 1 năm kể từ ngày bỏ thuốc đối với người khỏe mạnh.

Bản chất hiện tượng tăng huyết áp sau khi bỏ thuốc lá là do rất nhiều nguyên nhân. Bởi vậy nếu như sau khi bỏ thuốc nếu sức khỏe không ổn, khó thở huyết áp tăng, thì có thể là do tổn thương nội tạng trong quá trình hút thuốc trước đó hoặc cơ thể bạn đang mắc bệnh nào đó chứ không hoàn toàn do bỏ thuốc lá tăng huyết áp.

Vậy với những phân tích trên chắc chắn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bỏ thuốc lá có tăng huyết áp không? Bạn yên tâm, tăng huyết áp chỉ là một trong số những tác dụng phụ sau khi cai thuốc lá và nó chỉ mang tính tạm thời, sau một thời gian ngắn hiện tượng này sẽ giảm dần. Trường hợp sau 1 năm từ ngày cai thuốc lá mà huyết áp vẫn tăng cao thì bạn cần đi khám để tìm xem có mắc bệnh nào không. Từ đó có biện pháp nhằm khống chế tình trạng tăng huyết áp trong mức cho phép, nhằm giảm tối đa những tổn thương cho cơ thể.

2. Một số cách khắc phục tăng huyết áp sau khi cai thuốc lá

Để khắc phục tình trạng tăng huyết áp sau khi cai thuốc lá chúng ta hãy áp dụng các biện pháp sau:

Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Luyện tập thể dục thể thao rèn luyện hệ tuần hoàn…là những biện pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng tăng huyết áp sau bỏ thuốc lá.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn đồ dầu mỡ. Tránh để tăng cân quá mức trong thời gian ngắn.

Tránh căng thẳng thần kinh

Giải tỏa stress bằng cách thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè, đi siêu thị, công viên…

Tăng huyết áp rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, trong thời gian cai thuốc lá cần theo dõi chặt chẽ tình trạng huyết áp, để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu huyết áp tăng bất thường hãy đến trung tâm y tế để được theo dõi điều trị chăm sóc từ những người có chuyên môn y khoa.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá an toàn, phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có một sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá an toàn, không gây tác dụng phụ sau khi cai thuốc được đông đảo mọi người sử dụng đó là nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị.

Đây là sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá đang được đánh giá hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay. Chỉ một liều duy nhất sau 3-5 ngày tùy vào cơ địa và mức độ nghiện thuốc lá của mỗi người đã mất cảm giác thèm thuốc, chán ghét khói thuốc dần dần bỏ được thuốc lá hoàn toàn.

Thuốc Trị Tăng Huyết Áp Dễ Gây Ho, Vì Sao?

Thuốc trị tăng huyết áp thường gây một số tác dụng phụ cho người dùng, một trong số đó là thuốc gây tắc nghẽn đường hô hấp trên và gây ho mạn tính dai dẳng, rất khó chịu.

Những nhóm thuốc hạ huyết áp có thể gây ho

Tác dụng phụ gây ho khan của thuốc hạ huyết áp thường tập trung ở ba nhóm thuốc là: nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc chẹn bêta và nhóm thuốc chẹn kênh calci.

Nhóm thuốc ức chế men chuyển, gồm: captopril, enalapril, benazepril, lisinopril… Thuốc làm giãn mạch máu, giúp tim dễ dàng bơn máu qua mạch máu, tác dụng hạ huyết áp tốt, làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch và cải thiện chức năng thận (đây là một điều mà các nhà điều trị luôn mong muốn).

Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên men chuyển angiotensin (viết tắt ACE). Chính ACE xúc tác mà chất sinh học có trong cơ thể là angiotensin I biến thành angiotensin II, gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Nếu ACE bị thuốc ức chế sẽ không sinh ra angiotensin II và có hiện tượng giãn mạch, làm hạ huyết áp. Thuốc gây ho khan vì ACE còn có vai trò trong sự phân hủy chất sinh học có tên bradykinin, nếu thuốc ức chế ACE, bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết sẽ thừa gây kích thích ho ở đường hô hấp. Tỷ lệ gặp biến chứng ho do thuốc ức chế men chuyển vào khoảng 5-30%. Thuốc có thể gây ho mà không phụ thuộc vào liều dùng. Nghĩa là nếu như ai đó đã mẫn cảm với thuốc thì có thể bị ho ngay từ liều hết sức thông thường. Sau khi đã bị ho, người bệnh cũng không ho tăng thêm khi tăng liều điều trị. Nhưng chỉ cần dừng thuốc từ 3-5 ngày là cơn ho tự hết. Một số trường hợp ho kéo dài và phải sau 2 tháng ngừng thuốc, cơn ho mới chấm dứt.

Thuốc thứ hai có thể gây ho khan thuộc nhóm thuốc chẹn bêta, gồm: propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol… Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể bêta giao cảm ở tim mạch, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu, chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm. Đa số thuốc chẹn bêta không chỉ ức chế thụ thể bêta-1 chọn lọc tác động trên tim mạch mà còn ức chế thụ thể bêta-2 gây co thắt phế quản. Cho nên nhiều thuốc chẹn bêta ngoài hạ huyết áp có thể gây phản xạ ho (do co thắt phế quản, chính vì vậy người bị hen là đối tượng tuyệt đối không được dùng thuốc chẹn bêta). Tỷ lệ bị ho do dùng thuốc chẹn bêta ít hơn so với thuốc ức chế men chuyển, nhưng gây nhiều phiền toái cho người sử dụng.

Người bệnh cần làm gì khi bị ho do thuốc?

Nhóm thuốc chẹn kênh calci (còn gọi thuốc đối kháng calci), gồm: nifedipin, nicardipin, amlodipin, felidipin, isradipin, verapamil, diltiazem… Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Các thuốc nhóm này dùng tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. Tỷ lệ bị ho do dùng thuốc chẹn calci thấp, khoảng 1-6%. Đặc biệt, đây là thuốc thường phối hợp với thuốc ức chế men chuyển trị tăng huyết áp nên phản xạ ho gây ra phần nhiều bởi thuốc ức chế men chuyển chứ không phải do thuốc chẹn kênh calci. Tuy nhiên, tác dụng phụ gây ho của thuốc chẹn calci cũng cần ghi nhận để bệnh nhân nắm được và tránh việc bỏ thuốc điều trị giữa chừng tùy tiện.

Không ít trường hợp gặp biến chứng ho do thuốc điều trị tăng huyết áp đã phải uống “oan” rất nhiều kháng sinh, thuốc ho, xông họng vì cứ ngỡ bị ho do viêm họng hoặc co thắt phế quản, mà các cơn ho vẫn không dứt. Đáng ngại hơn, khi bị ho nhiều người bệnh dùng thuốc long đờm, khiến cơn ho ngày càng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt.

Ho có thể do thuốc trị tăng huyết áp nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác. Vì vậy, khi bị ho, nên thử tìm nguyên nhân vì sao bị ho (có thể bị cảm lạnh, dị ứng thời tiết, hay nguyên nhân nào khác…). Trường hợp ho nhiều có thể dùng thuốc trị ho thông thường trong vài ngày, nếu sau vài ngày không đỡ ho và nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên đến bác sĩ khám chữa bệnh tăng huyết áp trước đây kể rõ triệu chứng ho. Khi khẳng định là ho do thuốc, bác sĩ sẽ cho dùng liều thấp nhất có hiệu quả, hoặc đổi thuốc điều trị khác phù hợp hơn. Ngoài việc thay thế thuốc, bác sĩ còn hướng dẫn người bệnh các biện pháp làm giảm các yếu tố tiềm tàng kích thích phản xạ ho ở đường hô hấp. Một điều đặc biệt lưu ý là người bệnh không được tự ý bỏ thuốc trị tăng huyết áp đang dùng, vì người bị tăng huyết áp rất cần dùng thuốc đều đặn để kiểm soát, nếu ngưng dùng thuốc, huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm.