Top 11 # Uống Thuốc Tâm Thần Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Những Rối Loạn Tâm Thần Khi Mang Thai

19-12-2008

Stress xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian phụ nữ mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh. Theo một khảo sát gần đây về một số bệnh tâm thần tại TPHCM cho thấy tần suất chung các loại bệnh tâm thần là 16% dân số

Trong nhóm này có khoảng 56% là nữ giới mà đa số nằm trong lứa tuổi sinh sản. Đặc biệt, những rối loạn tâm thần ở phụ nữ biểu hiện nhiều nhất trong giai đoạn mang thai nhưng trong thực tế ít ai quan tâm đến những ảnh hưởng của tình trạng tinh thần thai phụ đến thai kỳ.

Thai phụ stress dễ gây tác hại cho con

Các nghiên cứu cho thấy stress trong thời gian mang thai có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai. Phụ nữ có thai với thời gian thai kỳ ngắn hơn, tỉ lệ thai chết lưu cao hơn và tác động này rõ nét nhất nếu bị stress ở 3 tháng đầu thai kỳ. Còn nếu stress xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ cao nhất là thai nhẹ ký. Dù stress xảy ra ở bất cứ thời điểm nào cũng làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh. Còn tần suất rối loạn stress sau chấn thương trong thời gian thai kỳ ước tính vào khoảng 3,5% và các phụ nữ này có nguy cơ cao bị thai lạc chỗ, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.

Các rối loạn tâm thần thường gặp

Ngoài tình trạng stress và rối loạn trầm cảm thường gặp ở các phụ nữ mang thai, khảo sát còn ghi nhận phụ nữ thường bị các rối loạn tâm thần kèm theo như lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn hoảng loạn, rối loạn ăn uống… cũng ảnh hưởng không tốt lên thai nhi. Nếu bệnh nhân rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn hưng cảm mà mang thai thì có thể có các hành vi nguy cơ cao như gia tăng hoạt động tình dục, hoạt động thể lực quá mức hay lạm dụng ma túy, rượu. Rối loạn lưỡng cực cũng thường kết hợp với các bất thường về nhau thai và chảy máu trong thời gian mang thai. Còn rối loạn hoảng loạn trong thời gian thai kỳ có tỉ lệ khoảng 1% – 2%. Phụ nữ bị rối loạn hoảng loạn trong thời gian thai kỳ có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm và sinh non, thời gian mang thai tương đối ngắn, nhiều nước ối và thiếu máu.

Về các rối loạn ăn uống trong thời gian thai kỳ ước tính vào khoảng 1,4% đối với chứng chán ăn tâm thần, 1,6% đối với chứng ăn vô độ và 3,7% đối với dạng hỗn hợp của hai loại rối loạn này. Bệnh nhân đang mắc chứng ăn vô độ nếu có thai có nguy cơ sẩy thai cao gấp hai lần, nguy cơ sinh non tăng gấp ba và gấp sáu lần về đái tháo đường trong thai kỳ. Họ cũng có tỉ lệ cao bị nôn ói trong thai kỳ. Còn bệnh nhân đang mắc chứng chán ăn tâm thần mà có thai thì có nguy cơ cao bị đái tháo đường trong thai kỳ và thai nhẹ ký.

So với phụ nữ bình thường thì phụ nữ bị tâm thần phân liệt thường có thời gian thai kỳ không suôn sẻ, tỉ lệ sinh con còn sống rất thấp. Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường hay bị các bệnh lý mãn tính khác như cao huyết áp và đái tháo đường. Ước tính 1/2 bệnh nhân tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác có lạm dụng rượu hay ma túy. Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần phân liệt còn có nguy cơ cao bị sinh non, tuổi có thai quá trẻ, thai nhẹ ký, thai chết lưu, bất thường nhau hay khiếm khuyết về tim mạch ở thai nhi.

BS. LÊ QUỐC NAM

Theo Người Lao động

Bị Bệnh Zona Thần Kinh Khi Mang Thai

Mặc dù phổ biến ở những người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể là đối tượng tấn công của virus varicella zoster – tác nhân gây bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.

Bệnh zona là gì? Nguyên nhân gây bệnh zona khi mang thai

Zona thần kinh là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng phát ban trên da kèm mụn nước (tập hợp thành chùm, giống như chùm nho) và cảm giác ngứa ngáy tại các vị trí lưng, eo, mặt (miệng, mắt, đôi tai). Nguyên nhân gây bệnh được cho là nhiễm virus varicella-zoster (VZV) – đây cũng là một loại virus gây bệnh thủy đậu.

Với bệnh nhân đã từng hồi phục sau đợt thủy đậu, virus varicella-zoster vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và được kích hoạt khi gặp điều kiện phù hợp (chẳng hạn: sức đề kháng kém do già yếu, bệnh tật…). Nếu bị zona trong thai kỳ, bạn cần hết sức thận trọng.

Nguy cơ bị phơi nhiễm

Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy vậy, người bị truyền nhiễm có thể không mắc zona thần kinh mà bị thủy đậu trước.

Những người có tiền sử thủy đậu sẽ không thể bị bệnh zona thần kinh nhưng nếu đã từng bị zona thần kinh thì có thể mắc bệnh trong những lần sau.

Người bị bệnh zona chỉ có thể truyền virut sang người khác nếu người không bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với phát ban chưa lành. Nếu bạn đang mang thai và chưa bao giờ bị thủy đậu, nên hạn chế tiếp xúc với người bị zona và thủy đậu – kể cả khi họ vừa điều trị khỏi bệnh.

Triệu chứng bệnh zona khi mang thai

Trong thời gian đầu, các phụ nữ mang thai bị zona sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ran (thường là một bên) trong cơ thể hoặc khuôn mặt. Một số đối tượng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu…

Sau hai đến ba ngày, tại vị trí đau rát, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện trên da. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các chùm mụn nước (có hình dạng như chùm nho) căng cứng, khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng trên gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và biến mất sau 2 – 4 tuần.

Phát ban trên da có thể biến mất sau 2 – 4 tuần nhưng cơn đau có thể tiếp diễn nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. Hiện tượng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona).

Bị zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tấp trung bên ngoài da và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của zoan thần kinh có thể tăng lên nếu bệnh lý này phát sinh trong thai kỳ.

Virus Varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Nếu sản phụ mắc bệnh trong ba tháng đầu, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Từ tháng thứ tư trở đi, thai nhi đã dần hoàn thiện, khả năng virus ảnh hưởng hoặc gây tác động nghiêm trọng đến bào thai là rất hiếm.

Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây bệnh thủy đậu, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao. Do đó, cần có biện pháp chủ động ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực trước khi bước vào thai kỳ.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh khi mang thai

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh rất đặc trưng nên dễ dàng nhận biết. Bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng bằng cách quan sát biểu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm mẫu mô bệnh để kiểm tra sự tồn tại của virus varicella-zoster trong cơ thể, từ đó đưa ra kết luận chính xác.

Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. Việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc kháng virut như:

acyclovir (Zovirax)

famciclovir (Famvir)

valacyclovir (Valtrex)

Các loại thuốc này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng thuốc kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại thuốc kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn cho thai kỳ và biện pháp giảm đau tại nhà sau:

Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.

Mặc quần áo rộng.

Băng lại vùng da phát ban, mụn nước để hạn chế xây xác, tổn thương cơ học và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Dùng thuốc kháng histamin (chẳng hạn Benadryl), tắm bột yến mạch, bôi sản phẩm kem dưỡng da calamine để giảm ngứa).

Thuốc giảm đau không kê đơn aceminophen. Thận trọng khi dùng bất kỳ thuốc không kê đơn nào và chỉ nên sử dụng khi được chuyên gia cho phép. Phụ nữ đang mang thai không nên điều bằng NSAID trong nhưng tháng cuối của thai kỳ.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh zona khi mang thai

Trong ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona và tăng tốc độ hồi phụ. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

Vitamin B12, B6.

Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.

Thực phẩm giàu lysine. Lyssine được tìm tháy nhiều trong các loại đậu, thịt gà, sữa, pho mát.

Cam thảo (dùng với hàm lượng phù hợp).

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

Đồ uống chứa cồn: rượu, bia

Các loại hạt hoặc sản phẩm được chế biến từ yến mạch, sô cô la, đậu nành, bột mì trắng, galetin, mầm lúa mì..

Ngũ cốc tinh chế

Chất béo.

Trong sinh hoạt hằng ngày

Hạn chế gãi.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.

Có thể băng nhẹ vết thương để hạn chế ma sát.

Vệ sinh da hằng ngày bằng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn dịu nhẹ.

Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Tuy vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nếu bạn đã mang thai, hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám với chuyên gia khi có bất kỳ triệu chứng nào. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).

Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.

Có cần đi khám trước khi mang thai không?

Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?

Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.

Thứ 2, để chữa bệnh

Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.

Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.

Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.

Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.

Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp

Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.

Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.

Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.

Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.

Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.

Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.

Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?

Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).

Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.

Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?

Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.

P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.

Axit Folic

Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

Sắt

Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.

Canxi

Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Vitamin D3

Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.

DHA/EPA

DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.

Uống Amoxicillin Khi Mang Thai Có An Toàn Không?

Cơ thể em bé nhận khí oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai. Các loại thuốc bạn uống cũng có thể truyền cho bé. Mẹ bầu cần phải tuyệt đối cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Việc dùng thuốc khi mang thai là khá phổ biến. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn khi đang mang thai, bạn sẽ phải uống kháng sinh, ví dụ như amoxicillin để điều trị tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm khuẩn nhất định. Bao gồm: viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng đường tiết niệu. Amoxicillin cũng có thể dùng để điều tị viêm da, viêm họng và viêm tai. Thuốc có tác dụng làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn có hại trong cơ thể và làm giảm tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin an toàn khi mang thai

Amoxicillin thuộc họ kháng sinh nhóm penicillin. Một số kháng sinh sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng một số khác thì không.

Amoxicillin được coi là thuộc nhóm thuốc loại B theo phân loại của FDA. Điều này có nghĩa là thuốc được coi là an toàn để uống khi mang thai. Nghiên cứu trên động vật chưa thấy báo cáo lại về các ảnh hưởng xấu đến thai nhi đang phát triển do mẹ uống amoxicillin. Loại thuốc này được coi là có nguy cơ thấp nếu phụ nữ uống vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Cũng có những loại kháng sinh khác được coi là an toàn trong khi mang thai, bao gồm clindamycin và erythromycin. Cũng có những loại thuốc kháng được phân loại như amoxicilline, ví dụ như ampicilline hay penicillin. Bác sỹ sẽ là người quyết định loại thuốc nào tốt nhất và an toàn nhất cho bạn trong khi mang thai.

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khá hơn sau vài ngày bắt đầu điều trị bằng amoxicillin. Uống thuốc đúng như chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn không nên bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc một khi đã cảm thấy khá hơn. Đảm bảo rằng bạn đã kết thúc việc điều trị bằng việc uống đúng và đủ liều. Nếu bạn không uống thuốc đúng chỉ dẫn, tình trạng nhiễm trùng của bạn có thể sẽ tái phát và có thể gây là tình trạng kháng amoxicillin. Điều này có nghĩa là loại thuốc này sẽ không còn có tác dụng để điều trị một tình trạng nhiễm trùng tương tự nữa, nếu sau này bạn mắc phải.

Ảnh hưởng của Amoxicillin lên thai kỳ

Các phản ứng phụ phổ biến nhất của amoxicilline bao gồm:

Nếu thuốc làm bụng bạn khó chịu, hãy thử dùng thuốc với bữa ăn và uống nhiều nước khi uống thuốc.

Phản ứng dị ứng

Tiêu chảy có máu hoặc tiêu chảy toàn nước

Thiếu năng lượng, mệt mỏi

Bầm tím hoặc chảy máu bất thường

Co giật

Mệt mỏi bất thường

Vàng da hoặc vàng mắt

Kháng sinh có thể khiến bạn bị tiêu chảy nặng. Nếu bạn bị tiêu chảy toàn nước 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn, kéo dài trong vòng 2 ngày hoặc nếu bạn bị đau quặn bụng, hãy gọi cho bác sỹ ngay. Bạn có thể đã bị nhiễm trùng thứ cấp rất nguy hiểm trong thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn một loại khác sinh khác để điều trị tình trạng này.

Nguy cơ có thể xảy ra

Nếu bạn không điều trị tình trạng nhiễm trùng, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Chỉ có kháng sinh mới có thể chữa khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin được coi là có nguy cơ thấp nếu sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ là người quyết định liệu amoxicillin có phù hợp để sử dụng cho bạn hay không. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng bạn mắc phải và bạn đã được điều trị kháng sinh trong bao lâu.

Uống quá nhiều kháng sinh, kể cả những loại kháng sinh được coi là an toàn với thai kỳ, cũng có thể gây hại cho bạn và em bé.

Nhiễm khuẩn và mang thai

Trong khi mang thai, cơ thể sẽ bảo vệ em bé khỏi rất nhiều loại bệnh tật, bao gồm cảm lạnh thông thường và đau bụng. Nhưng một số tình trạng nhiễm trùng, bao gồm nhiễm khuẩn có thể sẽ truyền qua nhau thai và gây hại cho em bé.

Nếu tình trạng nhiễm trùng truyền qua nhau thai, có thể sẽ khiến em bé của bạn bị ốm rất nặng. Một số bệnh nhiễm trùng còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về thở hay khiến em bé không phát triển bình thường. Nếu không được điều trị, một số loại nhiễm trùng còn có thể làm bạn dễ bị sảy thai hoặc gặp các vấn đề khác với thai kỳ. Do vậy, nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng, hãy nói với bác sỹ.

Trao đổi với bác sỹ

Nếu bạn cần phải uống amoxicillin khi mang thai, hãy trao đổi với bác sỹ về các vấn đề sau:

Nói với bác sỹ về các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để tránh được các tương tác thuốc nguy hiểm

Uống thuốc đúng như chỉ định của bác sỹ cho đến khi quá trình điều trị kết thúc. Ngưng dùng thuốc sớm có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Gọi cho bác sỹ nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Không uống amoxicillin nếu bạn bị dị ứng với amoxicillin, penicillin, hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin như cefazolin, cefaclor, và cephalexin.

Tuân thủ những điều này sẽ đảm bảo cho bạn và thai kỳ khỏe mạnh.