Top 3 # Uống Thuốc Sốt Rét Phòng Covid Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Suýt Chết Vì Uống 15 Viên Thuốc Chữa Sốt Rét Để Phòng Bệnh Covid

Nghe theo tin đồn thuốc chữa bệnh sốt rét có tác dụng phòng bệnh COVID-19, một người đàn ông đã uống khoảng 15 viên thuốc này. Kết quả phòng bệnh chưa thấy đâu nhưng bệnh nhân đã rơi vào tình trạng ngộ độc, nôn trớ, tụt huyết áp… và phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh nhân là nam, 44 tuổi, Hà Nội được chuyển vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện của Hà Nội với những dấu hiệu của ngộ độc như tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Bệnh nhân đã uống khoảng 15 viên thuốc sốt rét để “dự phòng COVID-19” do nghe theo mách bảo trên mạng. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu, rửa ruột và sử dụng than hoạt tính sau khi ổn định thì chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên với mục đích dùng cho bản thân và những người trong gia đình. Đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan y tế y ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt rét do uống để dự phòng COVID-19.

Theo Dược sĩ Bùi Sỹ Thành, việc người dân tìm mua thuốc này về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm. Vì, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được hoàn toàn công nhận là đặc hiệu với COVID-19. Thông tin về tác dụng chữa COVID-19 của hai thuốc này mới chỉ là thông tin sơ bộ về kết quả nghiên cứu bước đầu, trên quy mô nhỏ và vẫn đang tiếp tục phải nghiên cứu kỹ thêm. Hydroxychloroquine vẫn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế công nhận và chính thức đưa vào phác đồ điều trị và khuyến cáo sử dụng.

Cho dù khi thuốc này được công nhận và được khuyến cáo sử dụng trong điều trị COVID-19, thì cũng chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định và có liều lượng sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả đối với từng trường hợp bệnh nhân. Vì vậy, nếu người dân có sẵn thuốc này thì cũng không được tự ý dùng được. Vì có thuốc trong tay mà dùng không đúng, bệnh không khỏi mà còn gặp bất lợi do thuốc, nguy cơ khó lường.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đồng nghiệp là dược sĩ Hà Quang Tuyến cũng đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc trị sốt rét (hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine). Cụ thể, hydroxycloroquin/cloroquin từ trước đến nay vẫn thường được biết đến và sử dụng trong điều trị các bệnh lý sốt rét, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ…

Hydroxycloroquin là Cloroquin có gắn thêm nhóm (-OH) để giảm các tác dụng phụ so với Cloroquin thông thường cho dù vậy thuốc vẫn có rất nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, mắt có thể bị phù, teo điểm vàng, rối loạn màu sắc, mất phản xạ hố võng mạc; ảnh hưởng đến thị trường mắt dẫn đến khó nhìn, khó đọc, sợ ánh sáng. Những tổn thương này có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng dùng thuốc.

Nó cũng gây ra các rối loạn tạo máu khác nhau như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Trong đó tác dụng phụ với tim mạch là nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến xoắn đỉnh, rung thất và đột tử.

Còn theo chúng tôi Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có khuyến cáo một cách chính thức về việc sử dụng thuốc này cho dự phòng hay chữa bệnh COVID-19. Hydroxycloroquin/cloroquin là thuốc phải kê đơn, việc sử dụng thuốc như thế nào cho có hiệu quả (liều bao nhiêu, thời gian bao lâu) phải do bác sĩ quyết định.

“Chúng tôi khuyến cáo cộng đồng cần tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế, khi có bệnh, nghi ngờ có bệnh cần tư vấn thầy thuôc, tuyệt đối không tự ý mua thuốc Hydroxycloroquin để uống nhằm mục đích dự phòng hoặc điều trị tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.” chúng tôi Hoàng Bùi Hải chia sẻ.

Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam

Link: https://suckhoedoisong.vn/suyt-chet-vi-uong-15-vien-thuoc-chua-sot-ret-de-phong-benh-covid-19-n170696.html

Ngộ Độc Vì Tự Ý Uống Thuốc Sốt Rét Để Dự Phòng Covid

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết Trung tâm vừa điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi uống 10 viên thuốc chloroquine để phòng bệnh Covid-19 theo lời đồn trên mạng internet.

Theo lời kể của người nhà, vào khoảng 12h ngày 7/3/2020, bệnh nhân V.V.T (nam 43 tuổi, quê ở Đan Phượng, Hà Nội) đã tự uống 10 viên thuốc chloroquin 250mg để phòng dịch Covid-19. Sau uống khoảng 30 phút, anh T thấy da mặt đỏ, cảm giác nóng, kèm theo mệt mỏi tăng dần, run tay chân, nhìn mờ. Anh T được người nhà đưa đến Bệnh viện huyện Đan Phượng rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Tự ý uống thuốc Chloroquin để phòng bệnh Covid-19, một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên xác nhận đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan y tế ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt rét do người dân tự uống với mục đích phòng Covid-19. Cũng may bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên đã được xuất viện và không để lại hậu quả đáng tiếc. Cũng theo BS Nguyên, chloroquine là thuốc kê đơn, được sử dụng cho các bệnh nhân sốt rét, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…Đây là thuốc có độc tính cao, ranh giới giữa liều điều trị rất gần với liều ngộ độc. Nếu sử dụng không có kiểm soát, không có chuyên môn, kể cả bác sĩ không phải chuyên khoa cũng rất dễ dẫn tới ngộ độc.

Ngộ độc chloroquin rất nguy hiểm, biểu hiện là mờ mắt, mù, ù tai, điếc, co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, tụt huyết áp và dễ tử vong nhanh. Khi đã ngộ độc thực sự, một cơ sở y tế nếu không đảm bảo tốt về hồi sức cấp cứu cũng khó có thể cứu sống bệnh nhân.

BS Nguyên cho biết, theo quy định của Bộ Y tế một thuốc kê theo đơn có nghĩa là chỉ khi bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc đó thì bệnh nhân mới mang đơn tới hiệu thuốc trình đơn thuốc để mua và hiệu thuốc mới được phép bán theo đơn đó. Với thuốc kê theo đơn thì người dân không thể tự mua hoặc hiệu thuốc không thể tự bán nếu không có đơn của bác sỹ. Việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc phải kê theo đơn như kháng sinh đã dẫn tới không thể tiêu diệt hoặc phòng tránh được các bệnh nhiễm trùng (trong đó có các bệnh do virus), thậm chí vi trùng còn quen và kháng lại kháng sinh. Nếu ai cũng hành động như thế thì các vi trùng sẽ kháng hết với các loại thuốc kháng sinh và khi đến viện thì bác sỹ hết thuốc để chữa.

Việc đánh giá bất kỳ biện pháp nào có tác dụng cụ thể đến đâu và áp dụng như thế nào là trách nhiệm và chuyên môn của ngành y. Người dân yên tâm là các chuyên gia y tế đang luôn cập nhật tình hình cả trong và ngoài nước để đảm bảo phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19 được tốt nhất.

BS Nguyên khuyến cáo người dân không được tự mua, không tự ý dùng loại thuốc này cho bất cứ bệnh gì. Trong tình hình hiện nay, điều đúng đắn là người dân cần bám sát các quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế và cũng như hệ thống quản lý của đất nước để có các hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời, đúng đắn.

M.Thanh

Thuốc Phòng Bệnh Sốt Rét Cho Người Du Lịch Nước Ngoài

Tư vấn y tế cho một chuyến đi thường có những lời khuyên về thuốc phòng bệnh sốt rét. Quan trọng nhất là về các biện pháp tránh muỗi. Nội dung quan trọng thứ hai là kê ra các thuốc phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất, vẫn còn nhiều vùng trên thế giới sốt rét còn nhậy cảm với chloroquin, mặc dù đã giảm đi nhưng vẫn tìm thấy ở Mexico, Trung Mỹ, Trung Đông. Đơn giản hơn, có thể nói rằng tất cả những vùng có bệnh sốt rét đều kháng với chloroquin. Không một loại thuốc và biện pháp phòng tránh muỗi nào đạt hiệu quả 100%.

Metloquin

Có thể nói đây là loại thuốc phòng sốt rét hay được dùng nhất, mefloquin (Lariam), có tác dụng trên cả vùng kháng và nhạy cảm với chloroquin. Phải dùng thuốc này một lần mỗi tuần trước khi đến vùng có bệnh sốt rét 1-2 tuần, uống một lần mỗi tuần trong thời kỳ phơi nhiễm và tiếp tục trong 4 tuần sau lần phơi nhiễm cuối cùng.

Các tác dụng phụ như chóng mặt và rối loạn tiêu hoá, thường xảy ra trong hai liều đầu tiên và thoáng qua. Một báo cáo cho thấy tỉ lệ gây ra rối loạn thị giác, rối loạn tâm thần thoáng qua hoặc co giật là 1/13.000 trường hợp. Không nên cho phi công, người đi du lịch nhưng đã có tiền sử mắc bệnh tâm thần hoặc động kinh, trẻ em nặng dưới 5kg uống thuốc này.

Thuốc này cũng chống chỉ định tương đối cho người có biểu hiện bất thường về dẫn truyền ở tim, người có thai 3 tháng đầu và những người làm nhiệm vụ nguy hiểm đòi hỏi sự phối hợp hành động cao. ít có trường hợp kháng thuốc.

Doxycyclin

Có tác dụng thay thế mefloquin đối với trường hợp sốt rét kháng chloroquin, có thể có tác dụng phụ nơi có nhiều ánh sáng, do đó hạn chế dùng doxycyclin tại những vùng nhiệt đới. Dùng thuốc 1 ngày trước khi đến nơi có khả năng nhiễm bệnh sốt rét, tiếp tục dùng thuốc hàng ngày trong quá trình phơi nhiễm và trong 4 tuần sau khi đi khỏi nơi đó.

Chloroquin Phosphat

Tác dụng phụ với chloroquin, ít thấy, gồm chóng mặt và rối loạn tiêu hoá, thuốc có thế kết tủa thành đốm vảy nến. Do thuốc đắng nên có thể hoà với mứt cho trẻ em. Dùng quá liều thuốc sẽ gây ngộ độc, nên để xa tầm tay của trẻ em.

Proguanil

Có thể mua không cần đơn thuốc tại nhiều nước, kể cả ở Anh, proguanil (Paludrine) với liều lượng là 2 viên lOOmg dùng hàng ngày (cho người du lịch 10 tuổi trở lên) có tính hỗ trợ cho chloroquin dùng hàng tuần tại những khu vực sốt rét kháng chloroquin trừ Tây Phi. Khi kết hợp với chloroquin, proguanil có thể là sự lựa chọn dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc có thể mang thai, vì nó có nhiều lợi ích hơn là nguy cơ.

Halofantrin và dẫn xuất artemisinin

Vì có khả năng phòng bệnh sốt rét tại những nơi bệnh sốt rét kháng nhiều loại thuốc, halofantrin (Halfan) và nhiều loại dẫn xuất của artemisinin có thể có ở một số nước đang phát triển.

Primaquin phosphat

Có tác dụng phòng bệnh sau phơi nhiễm với các trường hợp gây tổn thương ở gan của Plasmodium viva:c và Plasmodium ovale, ít khi chỉ định primaquin cho người đi du lịch ngắn ngày. Tuy nhiên, kể cả khi không có triệu chứng, cũng nên cân nhắc dùng thuốc này nếu thời gian phơi nhiễm kéo dài hơn 6 tháng. Trước khi dùng, cần chắc chắn là hàm lượng men glucose-6-phosphat dehydrogennase (G6PD) là bình thường.

Thuốc Chống Sốt Rét Amodiaquine + Artesunate

Hoạt chất : Amodiaquine + Artesunate

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): P01BF03

Brand name: Trimalact.

Generic : Amodiaquine + Artesunate, Mixactine, Quinsunat, Ascoaquin

2. Dạng bào chế Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén Artesunate + Amodiaquine: 50/153; 100/300.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Artesunate + Amodiaquine được chỉ định điều trị sốt rét do tất cả các loại Plasmodium, kể cả sốt rét nặng do chủng Plasmodium falciparum đa kháng.

4.2. Liều dùng Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống.

Liều dùng:

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổng lượng thuốc sử dụng cho đợt điều trị là 4mg artesunat/bw và 10mg amodiaquin base/bw, 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Viên nén Artesunate + Amodiaquine 50/153: là viên 3 lớp dạng kết hợp chứa 50 mg artesunat và 153 mg amodiaquin.

Liều dùng Artesunate + Amodiaquine 50/153 được khuyến cáo theo bảng sau:

Viên nén Artesunate + Amodiaquine 100/300: là viên 3 lớp dạng kết hợp chứa 100 mg artesunat và 300 mg amodiaquin.

Liều khuyến cáo của Artesunate + Amodiaquine 100/300 cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Trẻ em từ 1-6 tuổi: 1/2 viên/lần/ngày, dùng trong 3 ngày.

Trẻ em từ 7-13 tuổi: 1 viên/lần/ngày, dùng trong 3 ngày.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn: 2 viên/lần/ngày, dùng trong 3 ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Mẫn cảm với amodiaquin hoặc các dẫn chất của nhóm 4-aminoquinolin, artesunat hoặc các dẫn chất của artemisinin.

Không dùng amodiaquin điều trị dự phòng để tránh kháng thuốc và các nguy cơ gây độc có thể xảy ra.

Không dùng Artesunate + Amodiaquine cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan.

Amodiaquin không nên dùng lâu dài để điều trị dự phòng sốt rét do P. falciparum vì có thể gây độc cho gan và làm mất bạch cầu hạt.

Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi mắt trong suốt quá trình điều trị.

Do amodiaquin tích luỹ ở gan, thận trọng với bệnh nhân gan, nghiện rượu và bệnh nhân đang dùng thuốc gây độc cho gan.

Những người bệnh thiếu hụt men G6PD (glucose 6 phosphat dehdrogenase), cần theo dõi hiện tượng thiếu máu do tăng phá huỷ hồng cầu trong thời gian dùng amodiaquin.

Các rối loạn về thần kinh có thể xảy ra. Dùng liều lớn amodiaquin có thể gây bất tỉnh, chứng liệt co cứng, rối loạn vận động.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Đến nay, chưa có bằng chứng lâm sàng các chất amodiaquin, chloroquin, các chất khác có cùng cấu trúc 4-aminoquinolin và cùng phổ tác dụng có qua được hàng rào nhau thai hay không. Vì vậy, chỉ dùng thuốc để phòng sốt rét cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.

Artesunat nên sử dụng thận trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ (3 tháng đầu).

Do đó, cần phải cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng viên kết hợp amodiaquin-artesunat trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Các thông tin nghiên cứu vẫn chưa đầy đủ, nên ngừng cho trẻ bú khi đang điều trị thuốc.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Khi dùng thuốc kết hợp artesunat-amodiaquin, các tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc trong thời gian dài và thường do amodiaquin.

Amodiaquin đôi khi gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoa mắt và mẩn ngứa. Đau bụng, đau đầu và nhạy cảm với ánh sáng có thể xảy ra khi dùng amodiaquin. Khi dùng thuốc trong thời gian dài, có thể bị sừng hoá da, rối loạn thị giác và móng tay, da và phần trước của vòm họng có mầu xanh xám. Các tác dụng phụ này biến mất sau khi ngưng điều trị. Tuy nhiên, cần kiểm tra mắt thường xuyên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Thuốc cũng có thể gây loạn nhịp tim và đánh trống ngực.

Artesunat và các dẫn chất khác của artemisinin được sử dụng rất nhiều, tuy nhiên không thấy báo cáo nhiều về tác dụng phụ của artesunat. Sốt do thuốc có thể xảy ra. Một số khảo sát về tác dụng gây độc đã khuyến cáo không nên dùng thuốc quá 3 ngày. Độc tính cho tim cũng được quan sát thấy khi dùng liều cao.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Amodiaquin dùng phối hợp với các thuốc chống sốt rét khác làm tăng nguy cơ gây mất bạch cầu hạt. Các rối loạn vận động có thể xảy ra khi dùng đồng thời amodiaquin và chloroquin.

Dùng magnesium trisilicat và kaolin làm giảm hấp thu của amodiaquin và chlorquin khi dùng đồng thời, chỉ uống amodiaquin 4 giờ sau khi dùng các thuốc này.

Artesunat hầu như không tác động lên cytochrome P450 ở gan và không ảnh hưởng đến chuyển hoá của mefloquin. Do đó thường sử dụng phối hợp 2 thuốc này với nhau.

Artesunat không ức chế sự hình thành carboxy-primaquin, chất chuyển hoá của primaquin.

4.9 Quá liều và xử trí:

Các trường hợp quá liều xảy ra thường là do amodiaquin.

Triệu chứng sớm:

Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, buồn ngủ, giảm thị giác, mù, co giật, hôn mê, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, sau đó là ngừng tim, ngừng thở đột ngột là những biểu hiện đặc trưng của ngộ độc amodiaquin.

Khi có triệu chứng quá liều, cần gấp rút gây nôn hoặc rửa dạ dày ngay khi có thể, trước khi đưa tới bệnh viện.

Có thể dùng than hoạt càng sớm càng tốt để hạn chế sự hấp thu thuốc, lượng than hoạt dùng gấp 5 lần lượng amodiaquin đã dùng.

Trường hợp thiếu oxy, dùng máy thở nhân tạo, đặt ống khí quản. Sau đó lại tiếp tục rửa ruột bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân lên cơn co giật, có thể dùng diazepam tĩnh mạch để kiểm soát cơn co giật.

Có thể sử dụng máy trợ tim hoặc máy khử rung tim.

Người bệnh qua được cơn cấp tính và không còn triệu chứng vẫn cần theo dõi chặt chẽ ít nhất 6 giờ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Amodiaquin là dẫn chất của 4-aminoquinolin, có tác dụng diệt thể phân liệt trong hồng cầu của cả 4 chủng Plasmodium falciparum. Amodiaquin có tác dụng chống lại các chủng Plasmodium falciparum nhạy cảm với chloroquin và một số chủng khác kháng chloroquin.

Artesunat, chất chính, có tác dụng diệt thể phân liệt của P. falciparum trong máu. Tác dụng chống sốt rét chủ yếu là do sự có mặt của cầu endoperoxid trong công thức cấu tạo. Artesunat gắn chặt vào màng hồng cầu chứa ký sinh trùng sốt rét và phản ứng với hemin (homezoin) trong ký sinh trùng. Trên nghiên cứu in vitro, phản ứng này hình như giải phóng ra oxy hoạt động từ cầu nối endoperoxid tiêu diệt ký sinh trùng.

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng chống sốt rét của amodiaquin còn chưa rõ nhưng có thể do amodiaquine tập trung trong lysosom của ký sinh trùng sốt rét và làm mất chức năng của lysosom. Thuốc tác động đến quá trình tiêu hoá haemoglobin và làm giảm năng lượng cung cấp cho ký sinh trùng. Ngoài ra, các dẫn chất 4-aminoquinolin còn gắn vào nucleoprotein và ức chế DNA, RNA polymerase. Nồng độ thuốc tập trung nhiều trong không bào tiêu hoá của ký sinh trùng sốt rét.

Artesunat cũng ức chế quá trình sản xuất các enzym oxy hoá trong hồng cầu hoặc ức chế hoạt tính của các enzym này, làm phân giải màng hồng cầu do các gốc oxy hoá có hoạt tính cao. Thuốc cũng làm giảm tỷ lệ truyền giao tử.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Amodiaquin hydrochlorid hấp thu nhanh ở đường tiêu hoá. Amodiaquin được chuyển hoá ở gan thành chất có hoạt tính là desethylamodiaquin, chỉ một lượng nhỏ amodiaquin được thải trừ qua nước tiểu ở dạng không chuyển hoá. Thời gian bán thải của desethylamodiaquin từ 1-10 ngày. Khoảng 5% lượng thuốc xuất hiện trong nước tiểu, phần còn lại được chuyển hoá trong cơ thể. Amodiaquin và desethylamodiaquin vẫn được phát hiện trong nước tiểu sau nhiều tháng dùng thuốc.

Artesunat sau khi hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, bị chuyển hoá nhanh và gần như hoàn toàn thành chất chuyển hoá có hoạt tính là dihydroartemisinin. Nồng độ tối đa đạt được trong vòng 1 giờ và có thể duy trì trong 4 giờ. Thời gian bán thải của dihydroartemisinin dưới 2 giờ, do vậy mà nó có thể làm chậm sự kháng artesunat.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.