Top 12 # Uống Thuốc Panadol Khi Đói Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Thầy Thuốc Cảnh Báo 7 Loại Thuốc Không Nên Uống Khi Đói

Có rất nhiều loại thuốc được Thầy thuốc tư vấn ghi “uống thuốc trước khi ăn” nhưng do thói quen của người Việt thường không theo hướng dẫn sử dụng. Cần chú ý không gây hậu quả nghiêm trọng.

Mỗi loại kháng sinh hoạt động theo một cơ chế khác nhau, vì vậy một số nên uống trong khi ăn, nhưng một số khác lại không nên vì có thể gây hại. Các loại kháng sinh nên uống trong khi ăn là amoxicillin, augmentin, clofazimine và một số loại khác.

2. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID được sử dụng để điều trị đau nhờ ức chế prostaglandin, là những thụ thể đau của cơ thể. Thuốc Tây Y Naproxen được dùng để điều trị đau đầu, đau do viêm khớp và đau do kinh nguyệt. Ibuprogen có thể giúp giảm sốt và giảm đau nhẹ khi chữa răng. Aspirin được coi là một loại thuốc kì diệu một phần vì khả năng dự phòng đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra bởi cục máu đông. Uống những loại NSAID này trong khi ăn có thể ngăn ngừa những vấn đề về dạ dày ruột hoặc xuất huyết ở đường tiêu hóa.

Prednisone là nhóm thuốc có thể dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nước. Nó được sử dụng cho những người có lượng corticosteroid thấp, loại hormon điều tiết tuyến thượng thận giúp ức chế viêm trong cơ thể và bảo vệ chống lại các tình trạng như viêm khớp và xơ cứng rải rác. Cần uống những thuốc này cùng với đồ ăn hoặc sữa để giúp giảm kích ứng và loét dạ dày. Nếu dùng prednisone dạng thuốc nước, Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ khuyên nên pha với nước ép trái cây, nước sốt táo hoặc bất cứ loại thực phẩm mềm nào khác.

Metformin được sử dụng để điều trị tiểu đường týp 2. Loại thuốc này cũng cần được uống trong khi ăn để tránh tiểu tiện không tự chủ hoặc kích ứng dạ dày. Uống thuốc tiểu đường chung với đồ ăn cũng giúp ngăn ngừa đường huyết thấp.

Uống thuốc tránh thai đúng giờ mỗi ngày là rất quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả, nhưng bạn cũng cần uống thuốc trong bữa ăn. Uống thuốc tránh thai trong khi ăn sẽ giúp giảm thiểu buồn nôn. Ngoài ra đặt lịch dùng thuốc trùng với bữa ăn sẽ giúp bạn nhớ uống thuốc.

Thuốc kháng axit làm giảm ợ nóng và khó tiêu nhờ trung hòa axit dạ dày. Bạn có thể mua những thuốc này không cần đơn nhưng cần uống thuốc trong vòng 1 giờ sau khi ăn hoặc trong bữa ăn. Tuy nhiên, Tin tức Y Dược cho biết nếu triệu chứng khó tiêu xuất hiện ban đêm, thì hãy uống thuốc mà không cần ăn

Không giống các NSAID, các thuốc giảm đau gây ngủ là những opioid, làm giảm các tín hiệu đau trong não. Một số opioid là codein, hydrocodon, oxycodon và morphin. Để tránh buồn nôn và nôn, hãy uống những thuốc này trong khi ăn. Những thực phẩm có chất xơ đặc biệt có lợi để tránh táo bón.

7 Loại Thuốc Không Uống Lúc Đói

1 số loại thuốc bạn không được uống lúc đói vì có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thậm chí là nguy cơ xuất huyết dạ dày, ruột

1. NSAIDs – kháng viêm không steroid: Nsaids được dùng để điều trị đau do chúng ức chế thụ thể đau prostaglandins. Thuốc naproxen điều trị đau đầu, đau xương khớp, đau do chu kỳ kinh nguyệt. Ibuprofene có thể làm hạ sốt, giảm đau răng. Aspirin được khuyên dùng như một loại thuốc kỳ diệu vì có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ do thiếu máu cơ tim, chúng được sử dụng chống huyết khối. Dùng các loại thuốc giảm đau nhóm Nsaids sau khi ăn có thể hạn chế các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hoặc nguy cơ xuất huyết ruột, dạ dày…

2. Thuốc giảm đau narcotic: khác với nhóm Nsaids, giảm đau nhóm narcotic là các dẫn xuất của opioid có thành phần và nguồn gốc của thuốc phiện, cơ chế giảm đau tác động trên thần kinh trung ương, thường là: codein, hydrocodone, oxycodone và morphine. Dùng các loại thuốc này sau khi ăn sẽ tránh được tình trạng nôn, ói, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây táo bón nên bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn.

3. Prednisone: Đây là thuốc thuộc nhóm corticosteroid, hormon tuyến thượng thận, có tác dụng chống viêm. Nhóm thuốc này nên dùng sau bữa ăn hoặc dùng với sữa để tránh kích ứng và gây loét dạ dày. Nếu dùng prednisone ở dạng dung dịch uống thì Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) khuyến cáo nên dùng chung với nước trái cây, nước táo…

4. Metformin: metformin là loại thuốc điều trị đái tháo đường typ II khi cơ thể không kiểm soát được lượng đường. Cần uống sau bữa ăn để giúp bệnh nhân tránh được sự khó chịu ở đường tiêu hóa và cũng tránh được nguy cơ hạ đường huyết.

5. Một số kháng sinh: mỗi kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau, cũng vậy dùng thuốc kháng sinh sau khi ăn chỉ áp dụng cho một số loại, một số khác thì không được. Các loại kháng sinh nên dùng sau khi ăn là: amoxcilline, augmentine, clofazimine…

6. Thuốc ngừa thai: dùng thuốc ngừa thai hàng ngày vào cùng một thời điểm rất quan trọng để thuốc có hiệu quả, nhưng cũng quan trọng không kém khi phải dùng chúng sau khi ăn, để làm giảm thiểu cảm giác nôn ói… Và khi dùng viên thuốc theo thời gian biểu như thế mà trùng với thời điểm của bữa ăn sẽ rất thích hợp để giúp bạn không quên uống thuốc.

7. Các antacids: antacids làm giảm nóng rát vùng thượng vị và sự khó tiêu do làm trung hòa acid dịch vị. Bạn thường mua các loại thuốc này tự do không cần đơn bác sĩ, nhưng quan trọng là bạn phải dùng chúng sau bữa ăn một giờ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng khó tiêu xảy ra vào buổi tối thì dùng không cần phụ thuộc vào bữa ăn.

Giải Đáp: Đau Bụng Kinh Uống Thuốc Panadol Được Không?

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em là Hoài Thương, năm nay 22 tuổi. Em rất hay bị đau bụng kinh dữ dội khi đến tháng. Gần đây bạn bè em có mách rằng uống Panadol có thể điều trị được chứng đau bụng kinh này. Vậy xin hỏi bác sĩ bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? Mong bác sĩ có thể giải đáp sớm giúp em! Em cảm ơn.

(Hoài Thương, Đống Đa – Hà Nội)

Panadol là loại thuốc rất quen thuộc với mọi người và thường được sử dụng để điều trị khi bị nhức đầu nhẹ hoặc vừa. Vì có tác dụng giảm đau nhanh nên nhiều chị em thường truyền tai nhau dùng thuốc này để điều trị đau bụng kinh. Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc thấy có tác dụng với những cơn đau bụng kinh nên rất tin tưởng dùng lâu dài loại thuốc này.

Vậy, đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Thuốc giảm đau Panadol có chứa thành phần Paracetamol có tác dụng gảm đau và hạ sốt. Chính vì vậy thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau cơ xương, đau do viêm xương khớp…

Đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Vì có thành phần dược liệu giảm đau nên Panadol cũng có những tác dụng đối với trường hợp đau bụng kinh. Tuy nhiên thuốc này thực sự có khả năng chữa được chứng đau bụng kinh không thì câu trả lời là không.

Vì sao không nên dùng Panadol chữa đau bụng kinh?

Nhiều chị em bị đau bụng kinh dùng thuốc Panadol cảm thấy đỡ đau nên tiếp tục dùng loại thuốc này mỗi lần đến tháng. Tuy nhiên việc dùng thuốc Panadol chỉ giúp làm giảm đau trong trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và đau trong thời gian ngắn từ 1 – 2 ngày. Thực tế thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh xảy ra thường xuyên.

Những phụ nữ bi đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày và bị đau hàng tháng thì không nên dùng thuốc này vì có thể gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe:

– Bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?- gây nhiều tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Panadol mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, gặp các triệu chứng mẫn cảm trên da như ban đỏ, phù mạch…, co thắt phế quản do mẫn cảm với aspirin, viêm gan…

– Lạm dụng thuốc giảm đau Panadol có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Lạm dụng panadol trị đau bụng kinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm

+ Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: dùng Panadol lâu ngày có thể làm tổn thương màng nhầy ở dạ dày và gây viêm loét đường ruột, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp bị tổn thương ở hệ tiêu hóa gây ói mửa, sụt cân, thậm chí phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.

+ Tổn thương gan: Khi dùng thuốc có chứa thành phần Paracetamol trong nhiều ngày mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc không có các loại thuốc chức năng giúp hỗ trợ gan, người bệnh dễ bị tổn thương gan. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn, suy gan và có thể dẫn đến tử vong.

+ Tổn thương thận:Panadol có chứa các thành phần là Pracetamol và Ibuprofen nên nếu dùng lâu dài, dùng quá liều có thể làm suy giảm chức năng của thận.

+ Nghiện thuốc: lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, với liều lượng cao để trị đau bụng kinh, người bệnh rất dễ bị nghiện thuốc. Khi không thể ngừng dùng thuốc, hệ tiêu hóa, gan, thận … chắc chắn bị ảnh hưởng nặng và dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

+ Huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người dùng thuốc giảm đau có chứa aspirine trong thời gian dài dễ mắc bệnh huyết áp cao với tỉ lệ gấp 2 lần so với những người bình thường.

+ Bệnh về xương khớp: Những người sử dụng thuốc Panadol trong thời gian dài có thể mắc các chứng vôi hóa cột sống, loãng xương và gãy xương.

Ngoài các nguy cơ trên, việc sử dụng Panadol để điều trị đau bụng kinh mà không được bác sĩ thông qua có thể khiến chị em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân là vì nhiều khi đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính khoang tử cung, chít hẹp cổ tử cung…

Mách bạn biện pháp giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Khi bị đau bụng kinh, tốt nhất Hoài Thương và chị em nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể vận dụng biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà không cần quan tâm đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? như sau:

– Không ăn những thực phẩm lạnh như đá lạnh, kem, tôm, cua, sò, hến… khi đến tháng.

– Dùng túi chườm nóng để chườm bụng khi bị đau bụng.

Dùng túi chườm nóng bụng để chữa đau bụng kinh

– Nên uống nhiều nước (2,5l mỗi ngày) và uống nước ấm trong những ngày kinh nguyệt.

– Bổ sung thêm sắt và những thực phẩm chứa nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất.

– Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Tuyết Trinh (t/h)

chúng tôi

Uống Panadol Nhiều Có Hại Không Và Tác Dụng Phụ Là Gì ?

Panadol chứa paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt. Panadol có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.

Tác dụng phụ mà panadol dẫn đến cho người dùng mặt dù rất hiếm gặp nhưng sẽ dẫn đến các triệu chứng như sau: Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, phản ứng mẫn cảm trên da như: ban đỏ, phự mạch, hội chứng Stevens Johnson, co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác, bất thường gan, có thể gây viêm gan.

Uống panadol nhiều có hại không và tác dụng phụ là gì ?

Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn dến rất nhiều hệ lụy nguy hại đến sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu thì có tới 10% dân số toàn cầu là nạn nhân của chứng vôi hóa khớp, tỷ lệ đáng kể cộng đồng này là những người thuộc nhóm tuổi trên 60.

Gia đình các loại thuốc giảm đau, mà nền y học hiện đại giao bán hết sức phong phú, tiếc rằng ít ai trong chúng ta ý thức được rằng, sự thật tất cả những tên tuổi phổ biến nhất (trừ tất cả các sản phẩm có tác dụng như ma túy và steroid) – cả những loại bán theo đơn bác sỹ và bán tự do – đều có tác dụng giống nhau.

Vì thế, một trong những nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau an toàn là không kết hợp chúng với nhau. Không chỉ hai biệt dược có thể tác động với cùng một cơ chế, mà cùng hoạt chất núp dưới thương hiệu khác. Thí dụ sản phẩm nổi tiếng Apap, Panadol, Codipar hay Acenol chẳng có gì khác so với Paracetamol còn có mặt trong nhiều loại thành phần tân dược phức tạp khác như: Coldrex, Fervex, Gripex, Apap Noc hay Vegentalgin.

Những nguy hại mà cơ thể mắc phải khi sử dụng thuốc giảm đauquá nhiều trong thời gian dài

Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Khi sử dụng liều cao Aspirine và những loại thuốc kháng viêm không steroidal (non – steroidal anti – inflammatory drugs – NSAIDS) có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Sự lở loét đường tiêu hóa thường gây ói mửa, sụt cân, những trường hợp nghiêm trọng cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày…

Nghiện thuốc: thoe nghiên cứu từ các chuyên gia sức khỏe, khi sử dụng thuốc giảm đau đặc biệt là những loại thuốc giảm đau liều cao như hydrocodone trong những trường hợp đau mãn tính hoặc đau kéo dài, sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Theo thống kê từ tổ chức Quản lý lạm dụng chất nghiện và sức khỏe tâm thần (Mỹ), có khoảng 6 triệu người Mỹ bị nghiện những thuốc giảm đau loại này.

Huyết áp cao: Theo kết quả nghiên cứu mới nhất từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine, thì sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng bị huyết áp cao và nguy cơ này cao gấp hai lần.

Gãy xương: Có rất nhiều người đã nói rằng việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài và lạm dụng chúng quá nhiều, thì sẽ khiến cơ thể bị mắc tình trạng loãng xương. Và đây quả thật là nhận định đúng đắn, bởi kết quả từ chuyên san General Internal Medicine cho thấy nhóm thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.

Thuốc giảm đau gây tổn thương gan: Đối với những loại biệt dược có chứa năng giảm đau, có chứa thành phần paracetamol và cụ thể là thuốc giảm đau panadol, khi sử dụng chúng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan một cách nghiêm trọng mà không có sự chỉ đinh ccủa bác sĩ. Triệu chứng của một lá gan bị tổn thương bao gồm chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn có thể làm suy gan, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những rủi ro cho gan sẽ được giảm nếu không sử dụng thuốc giảm đau hơn liều đã được chỉ định hoặc thời gian quá dài hơn chỉ định.

Thuốc giảm đau gây tổn thương thận: Không chỉ khiến lá gan bị tổn thương, mà những loại thuốc giảm dau ccos chứa thành phần Paracetamol và ibuprofen, khi sử dụng quá nhệu hoặc dụng chúng và nhất là những bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về thận sẽ dẫn đến tổn thương thận một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Với những nội dung của bài viết: Uống panadol nhiều có hại không và tác dụng phụ là gì ?, thì bạn đã nhìn rõ được những nguyên hại khi sử dụng chúng quá bừa bãi, mà không có sử chỉ định của bác sĩ.