Top 5 # Uống Thuốc Panadol Khi Đau Bụng Kinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Giải Đáp: Đau Bụng Kinh Uống Thuốc Panadol Được Không?

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em là Hoài Thương, năm nay 22 tuổi. Em rất hay bị đau bụng kinh dữ dội khi đến tháng. Gần đây bạn bè em có mách rằng uống Panadol có thể điều trị được chứng đau bụng kinh này. Vậy xin hỏi bác sĩ bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? Mong bác sĩ có thể giải đáp sớm giúp em! Em cảm ơn.

(Hoài Thương, Đống Đa – Hà Nội)

Panadol là loại thuốc rất quen thuộc với mọi người và thường được sử dụng để điều trị khi bị nhức đầu nhẹ hoặc vừa. Vì có tác dụng giảm đau nhanh nên nhiều chị em thường truyền tai nhau dùng thuốc này để điều trị đau bụng kinh. Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc thấy có tác dụng với những cơn đau bụng kinh nên rất tin tưởng dùng lâu dài loại thuốc này.

Vậy, đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Thuốc giảm đau Panadol có chứa thành phần Paracetamol có tác dụng gảm đau và hạ sốt. Chính vì vậy thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau cơ xương, đau do viêm xương khớp…

Đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Vì có thành phần dược liệu giảm đau nên Panadol cũng có những tác dụng đối với trường hợp đau bụng kinh. Tuy nhiên thuốc này thực sự có khả năng chữa được chứng đau bụng kinh không thì câu trả lời là không.

Vì sao không nên dùng Panadol chữa đau bụng kinh?

Nhiều chị em bị đau bụng kinh dùng thuốc Panadol cảm thấy đỡ đau nên tiếp tục dùng loại thuốc này mỗi lần đến tháng. Tuy nhiên việc dùng thuốc Panadol chỉ giúp làm giảm đau trong trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và đau trong thời gian ngắn từ 1 – 2 ngày. Thực tế thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh xảy ra thường xuyên.

Những phụ nữ bi đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày và bị đau hàng tháng thì không nên dùng thuốc này vì có thể gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe:

– Bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?- gây nhiều tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Panadol mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, gặp các triệu chứng mẫn cảm trên da như ban đỏ, phù mạch…, co thắt phế quản do mẫn cảm với aspirin, viêm gan…

– Lạm dụng thuốc giảm đau Panadol có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Lạm dụng panadol trị đau bụng kinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm

+ Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: dùng Panadol lâu ngày có thể làm tổn thương màng nhầy ở dạ dày và gây viêm loét đường ruột, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp bị tổn thương ở hệ tiêu hóa gây ói mửa, sụt cân, thậm chí phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.

+ Tổn thương gan: Khi dùng thuốc có chứa thành phần Paracetamol trong nhiều ngày mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc không có các loại thuốc chức năng giúp hỗ trợ gan, người bệnh dễ bị tổn thương gan. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn, suy gan và có thể dẫn đến tử vong.

+ Tổn thương thận:Panadol có chứa các thành phần là Pracetamol và Ibuprofen nên nếu dùng lâu dài, dùng quá liều có thể làm suy giảm chức năng của thận.

+ Nghiện thuốc: lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, với liều lượng cao để trị đau bụng kinh, người bệnh rất dễ bị nghiện thuốc. Khi không thể ngừng dùng thuốc, hệ tiêu hóa, gan, thận … chắc chắn bị ảnh hưởng nặng và dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

+ Huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người dùng thuốc giảm đau có chứa aspirine trong thời gian dài dễ mắc bệnh huyết áp cao với tỉ lệ gấp 2 lần so với những người bình thường.

+ Bệnh về xương khớp: Những người sử dụng thuốc Panadol trong thời gian dài có thể mắc các chứng vôi hóa cột sống, loãng xương và gãy xương.

Ngoài các nguy cơ trên, việc sử dụng Panadol để điều trị đau bụng kinh mà không được bác sĩ thông qua có thể khiến chị em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân là vì nhiều khi đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính khoang tử cung, chít hẹp cổ tử cung…

Mách bạn biện pháp giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Khi bị đau bụng kinh, tốt nhất Hoài Thương và chị em nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể vận dụng biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà không cần quan tâm đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? như sau:

– Không ăn những thực phẩm lạnh như đá lạnh, kem, tôm, cua, sò, hến… khi đến tháng.

– Dùng túi chườm nóng để chườm bụng khi bị đau bụng.

Dùng túi chườm nóng bụng để chữa đau bụng kinh

– Nên uống nhiều nước (2,5l mỗi ngày) và uống nước ấm trong những ngày kinh nguyệt.

– Bổ sung thêm sắt và những thực phẩm chứa nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất.

– Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Tuyết Trinh (t/h)

chúng tôi

Bị Đau Bụng Kinh Uống Panadol Được Không, Có Tốt Không?

Là phụ nữ và phải một lần trong đời bị đau bụng kinh dữ dội mới hiểu giảm đau hiệu quả có ý nghĩa thế nào với chị em. Một trong những biện pháp giúp giảm đau dễ dàng được chấp nhận nhất đó chính là dùng thuốc giảm đau, khi đó Panadol chính là lựa chọn được ưu tiên hơn cả. Nhưng đau bụng kinh uống Panadol được không, có ảnh hưởng gì không lại là điều ít ai biết tới.

1. Thông tin cơ bản về đau bụng kinh và thuốc Panadol

Đau bụng kinh hiện tượng đau vùng bụng dưới vào những ngày có kinh nguyệt trong tháng. Hiện tượng này xảy ra ở những em gái tuổi dậy thì và những chị em gặp vấn đề với sức khỏe sinh sản. Có thể kể đến như bị ứ huyết, gặp các bệnh lý về u xơ tử cung, u nang buồng trứng, eo tử cung hẹp, dị tật,… Ở những đối tượng này, cơn đau bụng kinh thường khá dữ dội, Đông y vẫn gọi đó là chứng thống kinh. Cảm giác đau có thể kéo dài nhiều ngày và đặc biệt lên đến đỉnh điểm vào ngày đầu tiên hành kinh. Cơn đau có thể khiến chị em bị choáng váng, buồn nôn, đi ngoài, ngất xỉu, bủn rủn chân tay,…

Với cơn đau bụng kinh ở mức độ này, biện pháp giảm đau hiệu quả phải là biện pháp liều cao. Do đó, thuốc uống giảm đau chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

* Thuốc Panadol

Đây là một trong các loại thuốc giảm đau phổ biến, được áp dụng cho nhiều trường hợp. Các thông tin về thuốc sẽ giúp chúng ta xác định được đau bụng kinh uống panadol được không.

Panadol là loại thuốc hạ chất và giảm đau thông thường với hiệu quả giảm đau từ nhẹ đến vừa. Trong thành phần của thuốc có chất caffeine nên cho hiệu quả giảm đau tương đối tốt.

Thuốc được bào chế dạng viên nén, đóng vỉ 12 viên và mỗi hộp có 2 vỉ. Thuốc dùng đường uống với liều dùng 1 – 2 viên / mỗi 4 – 6h nhưng không được dùng quá liều chỉ định và không lặp lại trước 4h so với liều dùng trước đó.

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị: Đau đầu, đau cơ, đau họng, sốt và đau sau tiêm vắc xin, đau răng, đau do viêm khớp và đau bụng kinh uống panadol cũng là một trong những chỉ định cho phép của thuốc.

2. Bị đau bụng kinh uống Panadol được không?

Theo thông tin in trên hướng dẫn sử dụng của thuốc thì người bị đau bụng kinh có thể giảm đau bằng thuốc Panadol. Đây cũng chính là câu trả lời ngắn gọn nhất cho băn khoăn đau bụng kinh uống thuốc panadol được không.

Nếu cơn đau bụng kinh đạt ngưỡng dữ dội khiến bạn không thể kiểm soát và thực hiện được các sinh hoạt và làm việc bình thường thì có thể thử dùng thuốc này. Trường hợp vẫn chưa yên tâm với vấn đề đau bụng kinh có nên uống panadol thì tốt nhất bạn nên uống 1 viên cho lần sử dụng đầu tiên. Thuốc này có tác dụng nhanh nên nếu hiệu quả thì sau khoảng 30 phút – 1h đồng hồ đã có thể cảm nhận được có sự thay đổi của cơn đau. Nếu bạn đã cảm thấy cơn đau giảm bớt mà vẫn muốn dễ chịu hơn có thể dùng thêm viên thứ 2 sau đó 2h. Khi cơn đau đã “hạ nhiệt” có nghĩa là thuốc này có tác dụng đối với bạn. Nếu sau đó cơn đau tái phát bạn có thể uống tiếp để giảm đau nhưng hãy nhớ rằng chỉ được uống liều tiếp theo sau liều trước đó khoảng 4h. Trường hợp cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên ngừng ngay việc uống Panadol vì thuốc không cho hiệu quả trên cơ địa của bạn.

Như vậy, với thắc mắc đau bụng kinh có uống được panadol không thì câu trả lời là có thể. Nhưng tiếp tục duy trì hay không phụ thuộc vào hiệu quả sau lần đầu áp dụng. Nếu phù hợp bạn có thể dùng duy trì, nếu không thì nên ngừng lại và tính tới giải pháp khác để thay thế.

Khi dùng thuốc Panadol để giảm đau bụng kinh, chị em cần lưu ý theo dõi những biểu hiện sau khi uống thuốc để giảm đau bụng kinh.

+ Nếu giảm đau hiệu quả và không có triệu chứng nào khó chịu hay bất thường thì có thể yên tâm dùng thuốc.

+ Nếu cảm thấy có các biểu hiện bất thường như da mẫn cảm, buồn nôn thì cần dừng ngay việc dùng thuốc.

+ Ngay cả khi hiệu quả giảm đau đạt được như mong muốn cũng không nên lạm dụng. Cần uống các liều cách nhau ít nhất 4h đồng hồ và chỉ khi thật sự cần thiết, cơn đau khiến bạn không thể chịu đựng nổi mới nên uống thuốc.

Địa chỉ 1E Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội

Đau Bụng Kinh Có Nên Uống Thuốc Giảm Đau Không?

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? Câu trả lời là trong những ngày “đèn đỏ”, chị em không nên tự ý dùng thuốc giảm đau khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc giảm đau sẽ chỉ ức chế cơn đau tạm thời, nếu bạn sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau thì thuốc sẽ không còn tác dụng nữa. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng gây nên một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản người phụ nữ.

Hầu như các chị em khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng khó ưa này. Để biết được đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không, hãy đi sâu vào tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh trước đã.

Thông thường, đau bụng kinh nguyệt thường do 2 nguyên nhân chính:

Đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 đến 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc xảy ra ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp. Tuy nhiên một số chị em dù đã qua giai đoạn dậy thì khá lâu vẫn tiếp tục gặp phải những cơn đau bụng kinh hàng tháng.

Đau bụng kinh thứ phát: thường có nhiều nguyên nhân gây ra như: Người phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạng tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, hay sử dụng biện pháp tránh thai… cũng có thể gây đau bụng kinh. Bên cạnh các nguyên nhân trên chúng ta không thể không kể tới yếu tố di truyền từ mẹ sang con, nếu trong gia đình bạn, mẹ là người thường đau bụng kinh thì rất có thể bạn sẽ được hưởng di truyền từ mẹ.

Uống thuốc giảm đau nhiều dẫn tới vô sinh ở nữ giới:

Rất nhiều chị em khi tới ngày đèn đỏ bị đau bụng dữ dội và sử dụng thuốc giảm đau như một thói quen, ngay cả khi chưa tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ về việc đau bụng có nên uống thuốc giảm đau hay không, tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau khi không có sự chỉ định của các y bác sĩ sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị đau bụng kinh, thay vì giữ thói quen sử dụng thuốc giảm đau như: Mefenamic acid, Hyoscinum, hay Alverine… các chị em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh để có phương pháp khắc phục và điều trị thích hợp nhất. Không thể phủ nhận rằng thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau tức thời, tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Chưa kể, việc lạm dụng loại thuốc này trong chu kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Thuốc giảm đau ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận, ảnh hưởng tới gan và hơn nữa nó còn gây nhiều tổn thương cho sức khỏe sinh sản sau này.

Để an toàn và hiệu quả hơn, các chị em nên tìm đến các bài thuốc Đông y gia truyền hoặc dân gian đã được kiểm chứng về hiệu quả. Ngoài ra để giảm đau bụng kinh, các chị em có thể massage nhẹ nhàng, uống nước gừng hay ăn nhẹ, chườm nóng. Trước khi đến kỳ vài ngày nên tránh các thực phẩm lạnh, đồ tươi sống…

Khi bị đau bụng kinh, chị em không nên chủ quan hoặc chịu đựng những cơn đau dày vò mà hãy chủ động tìm phương pháp giảm đau nhờ Đông y hoặc các biện pháp giảm đau tạm thời an toàn, uy tín. Tránh việc sử dụng thuốc giảm đau bởi điều này tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở phụ nữ. Như vậy là các chị em đã có câu trả lời cho bản thân về việc đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không rồi đấy!

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương phụ và Trần bì. Với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều hòa kinh nguyệt , bổ huyết Phụ huyết khang. Phụ huyết khang điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, đau bụng, đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ huyết khang giúp bổ máu, lưu thông khí huyết, dùng cho phụ nữ thiếu máu, da xanh, ăn ngủ kém. Chú ý Không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh An Toàn

Thuốc giảm đau đơn giản, chẳng hạn như aspirin và paracetamol hay naproxen có thể hữu ích. Mặc dù có ít bằng chứng về hiệu quả của Parecetamol với chứng đau bụng kinh, tuy nhiên đây vẫn là lựa chọn an toàn bạn có thể sử dụng, đặc biệt là khi bạn có chống chỉ định với NSAID.

Thuốc giảm đau – chống viêm không steroid (NSAID)

Các công thức khác nhau của NSAID như Diclofenac Natri (Cataflam), acid mefenamic, ibuprofen,… có hiệu quả tương tự đối với đau bụng kinh và giảm đau ở hầu hết phụ nữ. Từ 17% đến 95% (trung bình 67%) phụ nữ được giảm đau bằng NSAID. Nhưng khi điều trị cho phụ nữ có nguy cơ viêm loét do NSAID gây ra, cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mà thuốc có thể gây ra. Nếu vẫn cần NSAID để điều trị thì nên kết hợp với thuốc làm giảm nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa.

Phụ nữ có tiền sử loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc tá tràng nên tìm thuốc giảm đau khác để thay thế.

Thuốc chống co thắt cơ trơn: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau, như dipropyline, alverine, Spasmaverine, papaverin, drotaverine (No-spa)…

Thuốc tránh thai đường uống

Nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc tránh thai liều thấp (hoặc kết hợp) có tác dụng giảm đau bụng kinh đáng kể.

Một thử nghiệm nhỏ so sánh việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp với hormone gonadotrophin để giảm đau kết hợp với lạc nội mạc tử cung cho thấy nó cũng có hiệu quả đối với chứng đau bụng kinh thứ phát. Nếu phụ nữ muốn tránh thai, thì thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể là lựa chọn điều trị đáng giá. Hơn nữa rất hiếm khi biện pháp tránh thai này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch, bệnh tim và đột quỵ.

Mặc dù vậy, phụ nữ có nguy cơ cao đối với huyết khối tĩnh mạch, bệnh tim và đột quỵ thường được khuyên nên tránh dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng.

Sử dụng dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu):

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cũng giúp giảm đau bụng kinh:

Thiamine : Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 100 mg thiamin (vitamin B1) được dùng hàng ngày có thể là một cách chữa trị hiệu quả cho chứng đau bụng kinh: 87% bệnh nhân được chữa khỏi tới hai tháng sau khi điều trị.

Pyridoxin và magiê : Một số bằng chứng cũng tồn tại rằng bổ sung pyridoxine (vitamin B6), dùng một mình hoặc kết hợp với magiê có thể làm giảm đau, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này. Magiê cũng có thể là một điều trị hiệu quả, sử dụng magiê có thể làm giảm thời gian đau và giảm prostaglandin trong máu.

Dầu cá : Việc sử dụng viên nang dầu cá (axit béo omega 3) cũng có thể làm giảm đau

Các liệu pháp thảo dược và chế độ ăn uống rất phổ biến vì dễ kiếm và an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý tới chất lượng sản phẩm và liều dùng phù hợp.

Thay đổi chế độ ăn uống

Tránh các yếu tố nguy cơ làm tăng mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh như: hút thuốc, béo phì và tiêu thụ rượu…

Dùng nhiệt

Liệu pháp dùng nhiệt được coi là một phương thuốc để giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng đã so sánh việc sử dụng nó với NSAID ibuprofen. Miếng dán nhiệt (39 ° C) được sử dụng trong 12 giờ một ngày được cho là có hiệu quả như ibuprofen (400 mg ba lần một ngày) và hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau . Phụ nữ sử dụng cả miếng dán nhiệt và ibuprofen sẽ được giảm đau nhiều nhất. Một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng khác tìm thấy sử dụng nhiệt tốt hơn dùng paracetamol để giảm đau trong vòng 8 giờ.

Nếu không đáp ứng với các phương pháp giảm đau trên thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ có biện pháp khặc phục phù hợp. Cố gắng chịu đựng không phải là biện pháp tốt cho sự khỏe mạnh của cơ thể. Các thuốc ức chế kinh nguyệt, như progestogens, danazol, và gonadotrophin giải phóng tương tự hormone, có thể được xem xét cho đau bụng kinh kháng thuốc, nhưng thông thường chỉ nên được sử dụng khi có sự thăm khám và chỉ định của chuyên gia.

Theo Hregulator.net