Top 4 # Uống Thuốc Lợi Tiểu Nhiều Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Uống Thuốc Panadol Nhiều Có Sao Không?

Thuốc Panadol giúp là loại thuốc giúp đánh bay cơn đau đầu, cảm cúm cực kỳ hiệu quả. Chúng có khả năng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Panadol thường xuyên trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những tác dụng xấu cho sức khỏe của bạn. Vậy đối với câu hỏi: “Uống thuốc Panadol nhiều có sao không?” thì câu trả lời là Có.

Bởi theo rất nhiều các kết quả nghiên cứu thì có tới 10% dân số toàn cầu là nạn nhân của chứng vôi hóa khớp tất cả đều do một phần nguyên nhân của việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc Panadol quá nhiều. Vậy việc uống thuốc giảm đau Panadol nhiều trong một thời gian sẽ ảnh hưởng như thế nào cho sức khỏe của chúng ta?

B. Những nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng Panadol thường xuyên

Việc quá lạm dụng thuốc giảm đau nói chung hay thuốc Panadol nói riêng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Cụ thể như sau:

1. Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa

Sử dụng thuốc Pandol thường xuyên với liều cao có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa. Từ đó, tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa nghiêm trọng. Sự lở loét của đường tiêu hóa thường gây cho người bệnh những cảm giác như: Nôn, ói mửa, sụt cân trầm trọng,…

Theo các chuyên gia về sức khỏe thì khi sử dụng thuốc giảm đau Panadol thường xuyên trong những trường hợp đau mãn tính sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Hễ đau là phải dùng thuốc và có khi dẫn đến trường hợp bị nhờn thuốc uống mãi vẫn chưa hết đau.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì nếu phụ nữ sử dụng các loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh cao huyết áp.

Thuốc Panadol có chứa các thành phần paracetamol bởi vậy khi sử dụng chúng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan một cách nghiêm trọng. Các triệu chứng bạn có thể gặp phải bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, ung thư,…

C. Liều lượng uống thuốc Panadol hợp lý

Bên cạnh vấn đề: “Uống thuốc Panadol nhiều có sao không?” thì liều lượng uống thuốc Panadol hợp lý là bao nhiêu cũng được rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi liều lượng sử dụng thuốc Panadol hợp lý sau đây:

Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

Dùng 500mg đến 1g paracetamol. Khoảng 1-2 viên thuốc Pannadol/ 1 lần. Ngày dùng 2 lần hoặc có thể dùng sau 4-6 giờ nếu cần.

Liều tối đa hàng ngày: 4000 mg (8 viên). Tuyệt đối không dùng nhiều hơn số thuốc này.

Tuyệt đói không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Dùng 250-500 mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.

Liều lượng tối đã mỗi ngày là 60 mg/kg. Mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng 10-15 mg/kg.

Tuyệt đối không dùng quá 4 liều trong 24 giờ. Thời gian uống tối đa là 3 ngày.

Tuyệt đối không dùng thuốc cho các trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Sử Dụng Thuốc Lợi Tiểu Và Nhiều Tác Dụng Không Mong Muốn

Khi dùng thuốc lợi tiểu, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều hơn do các tác dụng làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cũng như tai biến nên người dùng cần biết để cảnh giác, tránh hậu quả đáng tiếc.

Điếc không hồi phục là một trong những tai biến khi dùng thuốc lợi tiểu.

Thuốc lợi tiểu không gây mất kali:

Bao gồm nhóm thuốc kháng aldosterol (có tốc độ hấp thu và thải trừ chậm), nhóm triamteren để điều trị phù, nhất là do xơ gan và thận hư hay phối hợp với các thuộc lợi tiểu gây mất kali vì nếu dùng đơn độc thuốc có tác dụng kém. Ngoài ra còn có nhóm amilorid được dùng ít nhất 2 tuần trước khi điều chỉnh liều lượng để đánh giá đúng kết quả.

Để khắc phục nhược điểm của thuốc lợi tiểu gây giảm kali máu người ta phối hợp 2 loại thuốc lợi tiểu mất kali và không mất kali như thuốc kết hợp amilorid và thiazid hay triamteren và thiazid.

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu:

Bao gồm các chất có áp lực thẩm thấu cao, được lọc dễ dàng qua cầu thận, ít bị tái hấp thu ở ống thận, gây tăng áp lực thẩm thấu của dịch lọc trong lòng ống thận nên kéo theo nước gây lợi tiểu. Thuốc hay được dùng là manitol, có tác dụng chống phù não rất tốt.Một số chất có tác dụng lợi tiểu: Nhóm xanthyl nước sắc tầm gửi cây gạo, râu ngô, bông mã đề, nước sắc rễ cỏ tranh, tua rễ đa, canh rau cải, cải bắp…

Thuốc lợi tiểu điều trị những bệnh lý nào?

Sử dụng thuốc lợi tiểu phối hợp với hạn chế muối và nước có tác dụng làm giảm tiền gánh (là gánh nặng trước tim được đánh giá bằng thể tích hoặc áp lực cuối tâm trương của tâm thất), cải thiện biểu hiện của suy tim nhẹ và vừa. Với suy tim cấp, trong điều trị cần đạt mục tiêu là thải được 0,5 -1 lít nước tiểu/ngày (làm giảm 0,5 – 1 kg cân nặng/ngày), nhưng cần theo dõi chặt chẽ để đề phòng giảm thể tích tuần hoàn, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, giảm nồng độ kali máu, dễ gây nhiễm độc digoxin. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim cần bổ sung kali hoặc phối hợp thuốc lợi tiểu mất kali với thuốc lợi tiểu không gây mất kali.

Nhóm thiazid được chọn dùng đầu tiên để điều trị tăng huyết áp nhẹ nhưng phải dùng trong nhiều tuần mới thấy rõ tác dụng. Tuy nhiên, nhóm sulfonamid lại là thuốc được lựa chọn hiện nay để điều trị tăng huyết áp vì thuốc có nhiều ưu điểm vừa thải natri vừa có tác dụng giãn mạch, làm giảm độ dày thành thất trái, không gây biến đổi lipid máu như nhóm thiazid.

Tốt nhất dùng furosemid hoặc acid etacrynic. Tình trạng phù phổi giảm ngay tức khắc do tác dụng giãn tĩnh mạch làm tăng sức chứa máu của furosemid khi tiêm tĩnh mạch trước khi tác dụng lợi tiểu bắt đầu.

Trong các bệnh thận, không dùng lợi tiểu thuỷ ngân vì độc với thận, khi có suy thận không dùng nhóm thiazid vì thuốc làm giảm mức lọc cầu thận và không dùng nhóm thuốc lợi tiểu không gây mất kali vì có nguy cơ tăng kali máu. Thuốc lợi tiểu điều trị nhiều bệnh thận khác nhau như suy thận cấp, thiểu niệu, hội chứng thận hư, suy thận.

Do xơ gan, chức năng gan giảm không phân giải được aldosterol, một hormon được tạo ra từ tuyến thượng thận có vai trò trong việc điều hòa huyết áp, điều khiển quá trình hấp thu natri và kali trong cơ thể, do đó thường có tình trạng cường aldoserol. Vì vậy nên chọn thuốc lợi tiểu nhóm kháng aldosterol.

Khi dùng thuốc lợi tiểu sẽ xảy ra tác dụng phụ và tai biến gì?

Rối loạn nước, điện giải: Khi gặp tác dụng không mong muốn này, người bệnh thấy mệt mỏi, chuột rút, trướng bụng. Khi K+ máu giảm dễ gây nhiễm độc digoxin.

Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu có thể làm khởi phát bệnh đái tháo đường hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, vì làm giảm kali máu gây rối loạn dung nạp glucose ở ngoại vi và làm giảm bài tiết insulin từ tụy. Tăng acid uric máu: Với tác dụng phụ này, người bệnh dùng thuốc có thể làm khởi phát cơn gút cấp ở bệnh nhân bị gút hoặc làm bệnh gút nặng thêm.

Khi dùng nhóm thuốc lợi tiểu quai furosemid, acid etacrynic liều cao kéo dài nhất là ở người già, người đang có tình trạng mất nước, bị suy thận hoặc khi phối hợp với nhóm thuốc kháng sinh aminoglycosid (streptomycin, gentamycin, kanamycin…) có thể gây tổn thương dây thần kinh số VIII gây điếc không hồi phục. Rối loạn các xét nghiệm chức năng gan: Thuốc lợi tiểu có thể gây rối loạn các xét nghiệm chức năng gan và xuất hiện vàng da.

Phối hợp thuốc cần lưu ý:

Khi phối hợp thuốc lợi tiểu quai với corticoid có thể gây giảm kali máu nặng với biểu hiện mạch nảy, tụt huyết áp tư thế… Bên cạnh đó, thuốc lợi tiểu làm tăng tác dụng của thuốc chống đông nhóm coumarin nên nếu dùng phối hợp cần phải giảm liều loại thuốc chống đông này. Khi dùng thuốc người bệnh gặp bất kỳ bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý hoặc điều chỉnh, thay thế thuốc thích hợp. PGS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện 103) Theo Sức khỏe và đời sống

Dùng Thuốc Lợi Tiểu Furosemid Có Những Bất Lợi Gì?

Furosemid là thuốc lợi tiểu mạnh có tác dụng làm giảm lượng nước dư thừa có trong cơ thể gây ra bởi một số bệnh. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số bất lợi.

Theo tin tức ngành Dược, thuốc furosemid là một thuốc lợi tiểu là dẫn xuất axit anthranilic. Nhưng nó cũng là một thuốc lợi tiểu mạnh do đó có thể đưa ra khởi cơ thể quá nhiều các chất dẫn đến nước và chất điện giải dẫn đến cạn kiệt. Vì vậy, khi sử dụng thuốc furosemid cần thận trọng và theo đúng chỉ định của Bác sĩ.

Furosemid được dùng chủ yếu để điều trị phù và tăng huyết áp. Phối hợp với thuốc trị tăng huyết áp vừa và nhẹ. Nhưng khi dùng furosemid có thể làm giảm natri huyết ở bệnh nhân bị suy tim huyết nghiêm trọng, đặc biệt là trường hợp bệnh nhân dùng liều cao phối hợp với chế độ ăn ít muối.

Thuốc furosemid có thể làm giảm bài tiết canxi nước tiểu, đôi khi gây tăng canxi huyết nhẹ. Những người bị tăng canxi huyết hay người cao tuổi khi dùng thuốc furosemid rất dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải. Cẩn thận khi dùng thuốc ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc furosemid có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Ngừng sử dụng furosemid và gọi bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như ù tai, giảm thính lực; cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, hoặc da nóng và khô; đi tiểu đau hoặc khó khăn; da xanh xao, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo, hoặc trực tràng)…

Furosemide có thể gây tăng đường huyết và đường niệu nhưng có lẽ tác dụng phụ này nhẹ hơn so với khi dùng các thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc có thể gây tăng acid uric huyết và gây ra cơn gout kịch phát ở một số bệnh nhân. Những tác dụng phụ khác ít xảy ra hơn như rối loạn tiêu hóa, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp tư thế đứng, phát ban, da nhạy cảm với ánh sáng, mất bạch cầu không hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Viêm tụy thường gặp khi dùng liều cao và vàng da ứ mật thường được ghi nhận. Ù tai và giảm thính lực hiếm xảy ra khi tiêm nhanh liều cao furosemid.

Trình Dược viên cho biết, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, khi sử dụng thuốc furosemid những người sau không nên dùng thuốc hoặc dùng cần thận trọng và làm theo chỉ định của Bác sĩ:

Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường.

Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.

Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

Bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng.

Bệnh nhân bị tăng canxi huyết đặc biệt là người cao tuổi dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải.

Cẩn thận khi dùng thuốc ở bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc thiểu niệu vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.

Ngoài ra bạn nên báo cho Bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau (bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng):

Cisplatin (Platinol);

Cyclosporine (Neoral, Gengraf, Sandimune);

Axit ethacrynic (Edecrin);

Lithium (Eskalith, Lithobid);

Methotrexate (Rheumatrex, Trexall);

Phenytoin (Dilantin);

Kháng sinh như amikacin (Amikin), cefdinir (Omnicef), cefprozil (Cefzil), cefuroxim (Ceftin), cephalexin (Keflex), gentamicin (Garamycin), kanamycin (Kantrex), neomycin (Mycifradin, Neo fradin, Neo tab) , streptomycin, tobramycin (Nebcin, Tobi);

Thuốc cho bệnh tim hoặc thuốc huyết áp như amiodarone (Cordarone, Pacerone), benazepril (Lotensin), candesartan (Atacand), eprosartan (Teveten), enalapril (Vasotec), irbesartan (Avapro, Avalide), lisinopril (Prinivil, Zestril), losartan (Cozaar, Hyzaar), olmesartan (Benicar), quinapril (Accupril), ramipril (Altace), telmisartan (Micardis), valsartan (Diovan), và những thuốc khác;

Thuốc nhuận tràng (Metamucil, thuốc sữa magnesia, colace, Dulcolax, muối Epsom, Senna, và những thuốc khác);

Salicylates như Aspirin, Disalcid, Pills doan, Dolobid, Salflex, Tricosal, và những thuốc khác;

Steroid (Prednisone và những thuốc khác).

Trẻ Uống Nhiều Thuốc Hạ Sốt Có Sao Không, Nguy Hiểm Khi Lạm Dụng

Thuốc hạ sốt là chất làm giảm tình trạng sốt. Thuốc hạ sốt được chia thành nhiều loại, dành riêng cho từng đối tượng như trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai và người cao tuổi.

Khi dùng thuốc cho trẻ em, nên chọn thuốc có thành phần Paracetamol vì nó cho hiệu quả nhanh, lại ít tác dụng phụ. Thuốc hạ sốt có Ibuprofene và Aspirin chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Với trẻ em, nên dùng loại thuốc hạ sốt dạng bột hoặc siro có nhiều hương vị khác nhau, chúng dễ hoà tan, dễ uống và hấp thu cũng tốt hơn.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bao nhiêu bị coi là nhiều?

Sốt ở trẻ em đa phần dễ xử lý và cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc tại nhà. Giống như các loại thuốc khác, thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ cũng cần có liều lượng cụ thể.

Trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cần đo lại thân nhiệt để biết rằng sau khi uống thuốc trẻ có hạ sốt hay không. Cha mẹ tham khảo cách đo thân nhiệt TẠI ĐÂY.

Đối với thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Nếu trẻ bị suy thận thì khoảng cách giữa các lần dùng thuốc hạ sốt ít nhất là 8 giờ.

Cho trẻ uống quá liều lượng kể trên bị coi là uống nhiều thuốc hạ sốt. Vậy thì trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không?

Trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không?

Cha mẹ thường mắc sai lầm cho trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt, đó là nhiều về liều lượng mỗi lần uống, hoặc nhiều về số lần dùng thuốc trong ngày. Nguyên nhân có thể do trẻ chưa hết sốt, hoặc trẻ đã dừng sốt nhưng cha mẹ vẫn cho uống thêm để “chắc ăn”.

Trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không? Tất nhiên là có.

Mặc dù Paracetamol là một loại thuốc dễ sử dụng cho trẻ em, nhưng nếu lạm dụng vẫn có thể gây hại. Trong đó phải kể đến ngộ độc gan vì đây là nơi chuyển hoá thuốc hạ sốt.

Trong cơ thể, paracetamol được chuyển hóa hình thành N-acetyl benzoquinoneimin. Đây là một chất độc nhưng nếu dùng đúng liều lượng thì nó sẽ được khử độc bởi glutathion do gan tiết ra. Nếu cho trẻ uống quá nhiều thuốc hạ sốt, gan không đủ sức tiết ra lượng glutathion cần thiết, vì thế mới dẫn đến tổn thương tế bào gan.

Nếu tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt diễn ra trong thời gian dài, các tế bào gan của trẻ sẽ dần bị phá huỷ, dẫn đến nguy cơ suy gan, viêm gan, vàng da, vàng mắt, xuất huyết dưới da, rối loạn đông máu.

Trong đó tuỳ thuộc vào thể trạng mà mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Làm gì để tránh lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ?

Như vậy chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không. Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý:

Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trẻ đạt 38.5 độ C. Trẻ sốt nhẹ hơn không nhất thiết phải dùng thuốc mà có thể sử dụng phương pháp chườm bằng nước ấm. Cha mẹ vui lòng tham khảo thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.

Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt, dù là bất cứ loại nào.

Nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol dạng đơn chất, bột hòa tan được trong nước hoặc siro để dễ dàng chia liều. Nếu dùng siro thì phải đo bằng ống chuyên dụng, không được ước lượng bằng mắt hoặc thìa cà phê.

Có thể thay thuốc hạ sốt đường uống bằng viên đặt hạ sốt. Nó vẫn có tác dụng giảm sốt mà lại không gây hại nhiều đến nội tạng.

Dừng thuốc khi thấy trẻ ngừng sốt.

Nếu trẻ đã uống thuốc hạ sốt mà sau 24 giờ vẫn không thuyên giảm, hãy ngừng việc uống thuốc tại nhà, thay vào đó cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Đặc biệt lưu ý đến hạn sử dụng của thuốc hạ sốt, tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc đã hết hạn hoặc thuốc hạ sốt dạng bột có dấu hiệu bị vón cục.