Top 11 # Uống Thuốc Kháng Sinh Gây Mất Ngủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Uống Vitamin C Có Thể Gây Mất Ngủ

Vitamin C là một trong những loại dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể trong hoạt động hàng ngày. Theo quy định của Bộ y tế mỗi ngày cơ thể chúng ta cần hấp thụ một lượng vitamin C nhất định tùy thuộc vào độ tuổi quy định cụ thể. Tuy nhiên, ở mức độ trung bình thì mỗi ngày cơ thể chúng ta cần từ 50-100 mg/ngày.

Nếu thiếu vitamin C, thành mạch máu kém bền chắc, dễ chảy máu chân răng, giảm sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, việc dùng quá 500mg vitamin C mỗi ngày lại không tốt cho sức khỏe, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

– Chứng mất ngủ sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng trên 2.000mg Vitamin C mỗi ngày, kèm theo chứng mất ngủ sẽ là bệnh tăng huyết áp, tạo thành sỏi, gây tổn thương cho thận.

– Sử dụng vitamin C quá nhiều còn gây hấp thu thừa sắt, làm chậm quá trình phát triển của xương, làm cho xương dễ bị biến dạng. Đặc biệt đối với thai phụ trong quá trình mang thai việc sử dụng thừa vitamin C còn có thể gây dị tật ở trẻ.

– Đối với loại vitamin C được điều chế dạng sủi được sử dụng khá phổ biến vì tính tiện lợi. Nhưng các bạn cũng cần chú ý khi sử dụng vì trong thành phần của loại C này không phù hợp cho những người suy thận, mắc bệnh sỏi thận.

Do đó, không nên coi vitamin C là một thuốc bổ dùng không giới hạn, đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ mang thai. Một số trường hợp khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất là bạn nên bổ sung vitamin C tự nhiên.

Bổ sung vitamin C hàng ngày bằng các loại thực phẩm tự nhiên

2. Dâu tây: Dâu tây có vị chua cũng được xem là loại trái cây cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 1 cốc nước dâu tây có thể cung cấp cho cơ thể bạn tới 89,4mg Vitamin C và nhiều chất có lợi khác cho cơ thể.

3. Quả Ổi: Ổi là một trong những loại trái cây có giá thành rất rẻ mà lại chứa một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn khoảng 100g ổi là có thể cung cấp 380% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Ngoài ra, ổi lại rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng rất tốt.

4. Đu đủ: Cũng là một loại trái cây mà bạn không thể bỏ qua khi muốn bổ sung vitamin C cho cơ thể. Mỗi nửa quả đu đủ cung cấp đến 238 mg vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch.

5. Xoài: Là một loại trái cây có hương vị nhiệt đới, không chỉ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể xoài còn cung cấp nhiều vitamin A cần thiết cho cơ thể.

KIẾN THỨC CẦN NẮM:

Chia sẻ kiến thức Uống Vitamin C có thể gây mất ngủ giúp bạn có thêm những hiểu hơn trong quá trình ăn uống, hạn chế tình trạng mất ngủ tái phát.

Có Nên Điều Trị Mất Ngủ Bằng Thuốc An Thần Gây Ngủ?

Các nguyên tắc sử dụng thuốc

Mất ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau từ các rối loạn cơ bản về nội khoa cho đến các rối loạn sức khỏe tâm thần (ví dụ trầm cảm). Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị mất ngủ là hãy thử dùng các biện pháp về hành vi và thư giãn, chỉ bắt đầu sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.

Lo âu có thể là một bộ phận của phức hợp triệu chứng gặp ở trầm cảm nặng, rối loạn, hoảng loạn, nhiễm độc thuốc hoặc hội chứng cắt thuốc và rối loạn chuyển hóa. Các nguyên nhân cơ bản đó đòi hỏi phải có điều trị đặc hiệu. Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Giảng viên Cao đẳng Y Dược chúng tôi – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur), chỉ nên dùng ngắn hạn thuốc an thần gây ngủ để chữa trị các trường hợp gây lo âu tạm thời. Nói chung đối với những lo âu mạn tính không đặc hiệu thì dùng thuốc không thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh một cách lâu dài.

Phụ thuộc thuốc thực thể phát sinh khi dùng thuốc tân dược thường xuyên đều đặn. Ngừng thuốc đột ngột ở trường hợp đã điều trị lâu dài với liều thường dùng có thể dẫn đến hội chứng cắt thuốc bao gồm kích động hung dữ, kích thích, mất ngủ, run rẩy, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và rối loạn nhận cảm. Ngừng barbiturat hoặc liều cao benzodiazepine có thể gây co giật và mê sảng.

Phụ thuộc benzodiazepine có thể xuất hiện sau 4 tuần điều trị. Hội chứng cắt thuốc bắt đầu từ 1 đến 10 ngày sau khi ngừng thuốc và có thể kéo dài nhiều tuần. Xác suất và cường độ của tác dụng cắt thuốc. Nhiều nhất và nhanh nhất là khi dùng thuốc tác dụng ngắn. Với các thuốc tác dụng trung bình thì nên giảm dần liều xuống 5 – 10% mỗi tuần. Bệnh nhân dùng thuốc tác dụng dài có thể giảm liều nhanh hơn.

Một số nhóm thuốc cụ thể

1. Benzodiazepine

Benzodiazepine thường được chỉ định như là thuốc nhóm thần kinh chống lo âu, an thần gây ngủ cũng như giãn cơ chống co giật. Về cơ bản, benzodiazepine tương đối an toàn khi dùng phối hợp với hầu hết các thuốc và ở bệnh nhân có nhiều bệnh nội khoa. Nói chung benzodiazepine không gây tử vong khi dùng đơn độc quá liều. Nên sử dụng ngắn ngày vì thuốc gây dung nạp và phụ thuộc thuốc và có tiềm năng lạm dụng rất lớn.

2. Buspirone

“Buspirone là một chất giảm lo âu có ít tác dụng phụ. Có rối loạn tâm thần vận động nhẹ hoặc tương tác với ethanol, không có hiện tượng dung nạp thuốc hoặc hội chứng cắt thuốc. Liều khởi đầu thường dùng là 5mg, uống 3 lần mỗi ngày, chỉnh liều đến 10 mg ba lần mỗi ngày khi cần thiết. Để phát huy tác dụng giảm lo âu, cần phải dùng dài hạn. Buspirone không có tác dụng an thần và gây ngủ.” – Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Giảng viên Cao đẳng Y Dược chúng tôi – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết.

4. Barbiturate

Barbiturate có chỉ định điều trị hẹp. Thường barbiturate sẽ được chỉ định kết hợp cùng nhóm benzodiazepine an toàn hơn trong điều trị lo âu và mất ngủ. Đào thải do chuyển hóa và bài trừ qua gan và thận và cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có rối loạn chức năng gan và thận.

5. Chloralhydrate

Chloralhydrate là một thuốc gây ngủ có hiệu quả nhanh mà ít gây kích thích hoặc có dư vị khó chịu, đào thải do chuyển hóa ở gan và bài trừ qua thận. Nên tránh dùng ở bệnh nhân có bệnh gan thận hoặc bệnh tim. Tác dụng phụ thường gặp là kích thích dạ dày và phản ứng ngoài da. Liều độc vừa gây ức chế hệ thần kinh trung ương và hô hấp. Hiện tượng dung nạp, nghiện và hội chứng cắt thuốc có thể xuất hiện khi uống lâu dài. Đã có báo cáo ghi nhận tử vong do tương tác với ethanol và làm tăng ngắn hạn tác dụng của warfarin. Liều gây ngủ thường dùng là 0,5 – 1 g uống theo giờ vừa đủ.

6. Một số thuốc khác

Một số chất kháng histamine cũng có tác dụng an thần tuy nhiên hiếm khi người ta sử dụng kháng histamine nhằm mục đích an thần gây ngủ.

Nguồn: chúng tôi (Nguyễn Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

10 Loại Thuốc Dễ Gây Tình Trạng Mất Ngủ Cho Bạn

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào và gặp vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng, thay đổi loại thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh mất ngủ khác hiệu quả hơn

Thuốc chẹn alpha được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH) và bệnh Raynaud. Một số thuốc chẹn alpha phổ biến: alfuzosin (Uroxatral), doxazosin (cardura), prazosin (minipress), silodosin (Rapaflo), terazosin (Hytrin) vàtamsulosin (Flomax).

Thuốc chẹn beta thường được kê toa để điều trị cao huyết áp và loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường). Những thuốc này làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp bằng cách ngăn chặn tác dụng của adrenaline. Thuốc chẹn beta cũng được sử dụng để điều trị chứng đau thắt ngực, đau nửa đầu, run rẩy và một số loại bệnh tăng nhãn áp.

Một số thuốc chẹn beta thông thường: atenolol (Tenormin), carvedilol (Coreg), metoprolol (Lopressor, Toprol), propranolol (Inderal), sotalol (Betapace), timolol (Timoptic) vàmộtsốthuốckháccótênhoáhọckếtthúcbằng “-olol”.

Corticosteroid được sử dụng để điều trị chứng viêm các mạch máu và cơ, cũng như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjögren, bệnh gout và phản ứng dị ứng. Một số thuốc thông thường: Cortisone, methylprednisolone (Medrol), prednisone (DeltasonevàSterapred) và triamcinolone.

4. Thuốc chống trầm cảm SSRI

Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị triệu chứng trầm cảm mức độ vừa đến trầm trọng. SSRIs ngăn chặn sự hấp thu lại của chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não, có thể giúp các tế bào não gửi và nhận các thông điệp hóa học, làm giảm trầm cảm. Chúng chủ yếu ảnh hưởng đến serotonin chứ không ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh khác.

Một số thuốc chống trầm cảm thông thường: citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac, Sarafem), fluvoxamine (Luvox), paroxetine (Paxil, Pexeva) và sertraline (Zoloft).

5. Thuốc ức chế chuyển hóa ACE

Thuốc ức chế chuyển hóa angiotensin (ACE) được dùng để điều trị cao huyết áp, suy tim sung huyết và các bệnh khác. Những thuốc này giúp thư giãn các mạch máu bằng cách ngăn ngừa cơ thể sản xuất angiotensin II, một hormone khiến các mạch máu bị co lại, gây tăng huyết áp.

Các thuốc ức chế ACE baogồm: benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril (Prinivil, Zestril), moexipril (Univasc), perindopril (Aceon), quinapril (Accupril), ramiprilAltace) vàtrandolapril (Mavik).

6. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs)

Thuốc ARB thường được sử dụng để điều trị bệnh động mạch vành hoặc bệnh suy tim ở những bệnh nhân không thể dung nạp được chất ức chế ACE hoặc những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 hay bệnh thận. Thay vì ngăn chặn sự sản xuất angiotensin II của cơ thể, thuốc ARB ngăn ngừa nó làm ảnh hưởng tới co thắt mạch máu.

Các ví dụ về ARB bao gồm: candesartan (Atacand), irbesartan (Avapro), losartan (Cozaar), telmisartan (micardis) và valsartan (Diovan).

7. Chất ức chế cholinesterase

Chất ức chế Cholinesterase thường được sử dụng để điều trị mất trí nhớ và những thay đổi về tinh thần ở những người bị bệnh Alzheimer và các loại chứng sa sút trí tuệ khác.

Vídụ: donepezil (Aricept), galantamine (Razadyne) vàrivastigmine (Exelon). Các tác dụng phụ chính của các thuốc này bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và rối loạn giấc ngủ.

Thuốc chống co giật H1, thuộc loại thuốc thông thường kháng histamin, ức chế sự sản xuất histamine của cơ thể – chất hóa học được tiết ra khi bạncóphản ứng dị ứng. Mức histamin tăng cao gây ra các triệu chứng phản ứng dị ứng phổ biến như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, mất nước, nghẹt mũi và phát ban.

Các thuốc đối kháng H1 thế hệ thứ hai, không có tác dụng phụ giống như thuốc chống histamine thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như làm ức chế hệ thần kinh trung ương, gây buồn ngủ trầm trọng.

Các ví dụ về thuốc đối kháng H1 thế hệ thứ hai bao gồm: xịt mũi xịt azelastine (astelin), cetirizine (Zyrtec), desloratadine (Clarinex), fexofenadine (Allegra), levocetirizine (Xyzal) vàloratadine (Claritin).

9. Glucosamine vàchondroitin

Glucosamine và chondroitin là các chất được sử dụng bổ sung để giảm viêm khớp, đau khớp và cải thiện chức năng khớp. Có rất nhiều sản phẩm có chứa glucosamine và chondroitin, cả hai hoạt chất này đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quy định là thực phẩm chức năng chứ không phải là thuốc.

Statins được sử dụng để điều trị cholesterol cao. Các sản phẩm statin thông dụng nhất là atorvastatin (Lipitor), lovastatin (Mevacor), rosuvastatin (Crestor) vàsimvastatin (Zocor).

Thuốc Kháng Histamin Kháng H1 Có Tác Dụng An Thần Gây Buồn Ngủ

Thuốc kháng histamin kháng H1 có tác dụng an thần gây buồn ngủ LÀ GÌ , CÔNG DỤNG, CÁCH PHỐI HỢP , TƯƠNG TÁC, CHÚ Ý SỬ DỤNG

Thuốc không mang cấu trúc phenothiazin, có những tính chất kháng cholinergic và ức chế hệ thần kinh trung ương Các thuốc trong nhóm ANTAZOLIN dung dịch nhỏ mắt 0,5 mg/1mL Spersalerg dung dịch nhỏ mắt 0,5 mg/1mL CINNARIZIN viên nén 25 mg Devomir viên nén 25mg Stugeron viên nén 25 mg Cinarizin viên nén 25 mg Vinstu viên nén 25 mg Vertizin viên nén 25mg CHLORPHENIRAMIN: viên nén 4 mg; viên bao 4 mg Chlorpheniramin viên nén 4 mg Chlorpheniramin viên bao 4 mg Và các biệt dược phối hợp với paracetamol như Decolgen, Rhumenol v.v… CYPROHEPTADIN HYDROCHLORID viên nén 4 mg Peritol viên nén 4 mg Ciplactin viên nén 4mg Cyprodine viên nén 4 mg

Piriactone viên nén 4 mg DEXCHLORPHENIRAMIN Polaramine viên nén 2mg; 6mg DIMENHYDRINAT: viên nén 50 mg; 100 mg Apo- Dimenhydrinate viên nén 50 mg Dimenhydrinate viên nén 50 mg Vomina viên nén 100 mg DIMETINDEN: viên nén 1 mg; gel bôi 1 mg/1g; nang 4 mg Fenistil viên nén 1 mg Fenistil gel bôi 1 mg/1g Fenistil 24 nang 4 mg Diphenhydramin và dẫn chất: viên nén 90 mg; ống tiêm 10 mg/1mL Nautamine viên nén 90 mg Dimedrol ống tiêm 10 mg/1mL Daiticol thuốc nhỏ mắt 1mg/ml (phối hợp với kẽm sulfat) EMEDASTIN dung dịch nhỏ mắt 0,05% Emadine dung dịch nhỏ mắt 0,05% KETOTIFEN: viên nén 1 mg; siro 1 mg/5mL; siro 0,02% Asthafen viên nén 1 mg Broncast viên nén 1 mg Broncast siro 1 mg/5 mL Ketof siro 0,02% lọ 200 mL Unilen viên nén 1 mg PHENIRAMIN Trimeton viên nén 75 mg PIZOTIFEN Sandomigran viên nén 0,5 mg PROMETHAZIN: kem bôi da 2%; siro 0,1% Phenergan: kem bôi da 2%, siro 0,1% Pipolphen: viên nén 25 mg, ống tiêm 50mg/2ml Promethazin kem bôi da 2% Promethazin siro 0,1%

Chú ý khi chỉ định thuốc Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3 Rượu: Tuyệt đối không nên uống rượu và các chế phẩm có rượu trong khi điều trị, vì làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Tăng nhãn áp: ở mắt, những thuốc này có thể ức chế sự kích thích tiết acetylcholin gây ra giãn đồng tử (giãn đồng tử thụ động) và liệt điều tiết, kèm theo tăng nhãn áp, có thể dẫn đến tăng nhãn áp cấp tính ở đối tượng có cơ địa góc mống mắt – giác mạc hẹp. Thời kỳ mang thai: Mặc dầu mang thai không phải là một chống chỉ định, cần thận trọng, tránh uống loại thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Phì đại tuyến tiền liệt; u tuyến tiền liệt: Nguy cơ bí đái do giảm trương lực co bóp niệu đạo và ức chế một phần co bóp bàng quang. Suy gan: Phải lưu ý những tác dụng không mong muốn của một số thuốc kháng histamin. Suy thận: Người suy thận có thể nhạy cảm hơn với những tác dụng không mong muốn kiểu kháng cholinergic của các thuốc này. Thận trọng: mức độ 2 Các trường hợp khác: Chú ý trường hợp hẹp môn vị. Cần theo dõi: mức độ 1 Thời kỳ cho con bú : Thuốc kháng histamin có thể làm giảm tiết sữa và qua được sữa mẹ với số lượng thấp. Trẻ em: Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng an thần và kháng cholinergic của các thuốc này. Người bệnh cao tuổi: Người bệnh cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng không mong muốn kiểu kháng cholinergic của các thuốc này. Tương tác thuốc Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: Mức độ 3 Rượu Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần buồn ngủ. Một số thuốc có thể có tác dụng tâm thần-vận động, nhất là trong tuần đầu điều trị. Tương tác kiểu dược lực. Xử lý: Không uống rượu hoặc chế phẩm có rượu khi dùng thuốc này. Nguy cơ an thần buồn ngủ đặc biệt nguy hiểm cho người lái xe hoặc vận hành máy. Tương tác cần thận trọng: mức độ 2 Amantadin hoặc thuốc tương tự Phân tích: Amantadin có thể làm xuất hiện các tác dụng gây lú lẫn và ảo giác của các thuốc kháng cholinergic. Ketotifen và oxadomid hình như không có tác dụng kháng cholinergic.

Xử lý: Khi xảy ra các tác dụng không mong muốn nghi do tương tác, phải điều chỉnh liều các thuốc kháng cholinergic khi dùng amantadin đồng thời. Cho người bệnh biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra để điều chỉnh liều thích hợp. Amineptin Phân tích: Tăng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và hạ huyết áp. Hơn nữa, nếu bắt đầu bị phụ thuộc thuốc, sự phối hợp hai thuốc có thể làm tăng nhanh nguy cơ phụ thuộc thuốc. Xử lý: Điều chỉnh liều của hai thuốc, nếu cần phải phối hợp. Chú ý đến giảm tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành máy. Buspiron; procarbazin Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng an thần buồn ngủ. Tương tác kiểu dược lực. Xử lý: Chú ý đến sự giảm tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành máy. Clozapin; quinidin hoặc dẫn xuất Phân tích: Tăng tính kháng cholinergic do hiệp đồng các tác dụng không mong muốn, như tăng các nguy cơ bí đái, khô miệng và táo bón. Xử lý: Cần lưu ý những bất lợi của loại thuốc này. Nếu cần phối hợp, báo cho người bệnh về những bất lợi này. Tránh dùng cho người bị bệnh tuyến tiền liệt hoặc bị tăng nhãn áp. Estrogen hoặc thuốc ngừa thai estrogen- progestogen Phân tích: Nguy cơ tiết nhiều sữa bất thường (chỉ thấy với flunarizin). Xử lý: Giám sát lâm sàng. Thông báo cho người bệnh. Histamin hoặc dẫn chất Phân tích: Phối hợp này bình thường không hợp lý; có thể được dùng trong trường hợp quá liều thuốc kháng histamin. Xử lý: Nếu một trong hai thuốc không được sử dụng như thuốc giải độc cho thuốc kia, thì kê hai thuốc này là không hợp lý vì có đối kháng dược lý. Medifoxamin Phân tích: Tăng các tính chất kháng cholinergic (nhất là với các k háng H1 loại phenothiazin) do hiệp đồng các tác dụng không mong muốn, như tăng nguy cơ bí đái, khô miệng và táo bón. Chú ý là ketotifen và oxatomid hình như không có tác dụng kháng cholinergic. Vậy tương tác này không xảy ra với các thuốc đó. Xử lý: Cần lưu ý những bất lợi của loại thuốc này. Nếu cần phối hợp, phải cho người bệnh biết những bất lợi đó. Tránh dùng cho người phì đại tuyến tiền liệt hoặc tăng nhãn áp. Nguy cơ tuỳ thuộc dạng bào chế sử dụng (dùng tại chỗ); thận trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt. Thuốc cholinergic Phân tích: Tính chất kháng cholinergic của các thuốc kháng histamin có thể đối kháng tác dụng cholinergic muốn có. Chú ý ketotifen và oxadomid có ít hoặc không có tác dụng kháng cholinergic. Xử lý: Lưu ý nguy cơ thất bại hoặc giảm hiệu quả điều trị nếu mục tiêu điều trị chính cần phải kê đơn thuốc cholinergic. Hỏi người bệnh khi đến lĩnh thuốc theo đơn lần sau về hiệu quả điều trị. Tác dụng kháng cholinergic có thể yếu hoặc vừa (dạng dùng tại chỗ: thuốc nhỏ mắt). Tương tác cần theo dõi: mức độ 1 Amphetamin hoặc dẫn chất

Phân tích: Tác dụng đối kháng. Có thể tăng tính hung hãn ở người nghiện amphetamin. Xử lý: Lưu ý tương tác dược lực này để xác định mục tiêu điều trị chính. Khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ nếu thấy kết quả điều trị không ổn định. Baclofen; carbamazepin; chất chủ vận của morphin; metyldopa; oxaflozan; primidon hoặc dẫn xuất; reserpin; viloxazin Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng gây buồn ngủ. Tương tác kiểu dược lực học. Xử lý: Điều chỉnh liều của hai thuốc, nếu phải phối hợp. Chú ý đến giảm tỉnh táo ở khi lái xe và vận hành máy. Barbituric; benzamid; benzodiazepin; butyrophenon; carbamat hoặc thuốc tương tự; citalopram; dextropropoxyphen; ethosuximid; fluoxetin; fluvoxamin; interferon alpha tái tổ hợp; mianserin; paroxetin; phenytoin; thuốc an thần kinh các loại (nhóm thioxanthen); thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương các loại Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng gây buồn ngủ. Tương tác kiểu dược lực học. Xử lý: Chú ý tới giảm tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành máy. Citalopram Phân tích: Tăng tác dụng an thần của chất ức chế tái thu nhận serotonin. Xử lý: Chú ý việc uống rượu đồng thời khiến lái xe và vận hành máy trở nên nguy hiểm. Clonidin hoặc thuốc tương tự Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng buồn ngủ. Tương tác kiểu dược lực. Với liều thông thường, rilmenidin không làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của các thuốc này. Xử lý: Phải điều chỉnh liều lượng của hai thuốc, nếu cần phối hợp thuốc. Chú ý đến giảm tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành máy. Disopyramid Phân tích: Tăng tính kháng cholinergic của phần lớn các kháng H1 (trong đó một số thuộc nhóm phenothiazin) biểu hiện khô miệng, bí tiểu tiện và táo bón. Ketotifen và oxadomid hình như không có tác dụng kháng cholinergic. Cần theo dõi. Xử lý: Cần lưu ý những bất lợi của loại thuốc này. Nếu phải phối hợp, thông báo cho người bệnh về những bất lợi này. Tránh dùng cho người bệnh tuyến tiền liệt hoặc tăng nhãn áp. Nguy cơ tuỳ thuộc cả dạng bào chế (dạng dùng ngoài). Thận trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt. Gluthetimid và thuốc tương tự (114) Phân tích: Gluthetimid có tính kháng cholinergic và an thần. Phối hợp thuốc dẫn đến tăng các tác dụng kháng cholinergic và an thần, làm ức chế hệ thần kinh trung ương và tăng nguy cơ bí đái, khô miệng và táo bón. Xử lý: Cần lưu ý những bất lợi của loại thuốc này. Nếu cần phối hợp, phải thông báo cho người bệnh về những bất lợi này. Tránh dùng cho người bệnh tuyến tiền liệt hoặc tăng nhãn áp. Thận trọng với người vận hành máy hoặc lái xe (tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ). Nguy cơ còn tuỳ thuộc dạng bào chế (dùng tại chỗ); thận trọng với thuốc nhỏ mắt.

Methadon Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương kèm theo an thần mạnh có hại, đặc biệt ở người lái xe hoặc vận hành máy. Xử lý: Phải lưu ý đến tăng tác dụng an thần. Khuyên người bệnh không lái xe, không vận hành máy. Phenothiazin Phân tích: Tương tác kiểu dược lý. Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ. Nhiều thuốc kháng histamin an thần có cấu trúc phenothiazin. Xử lý: Điều chỉnh liều hai thuốc, nếu cần phối hợp. Chú ý đến giảm tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành máy. Thuốc gây mê barbituric Phân tích: Nguy cơ tăng ức chế hệ thần kinh trung ương. Xử lý: Nếu phải phối hợp hai thuốc, cần lưu ý nguy cơ này khi gây mê và khi chọn liều. Thuốc kháng cholinergic; thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc tương tự Phân tích: Tăng tính kháng cholinergic do hiệp đồng các tác dụng không mong muốn, như nguy cơ bí tiểu tiện, khô miệng và táo bón. Xử lý: Cần lưu ý những bất lợi của loại thuốc này. Nếu vì mục tiêu điều trị phải phối hợp thì thông báo cho người bệnh về những bất lợi này. Tránh dùng cho người bệnh tuyến tiền liệt và tăng nhãn áp. Thuốc ức chế monoamino oxydase không chọn lọc Phân tích: Dùng đồng thời các thuốc ức chế MAO có thể kéo dài tác dụng kháng cholinergic và ức chế hệ thần kinh trung ương. Xử lý: Không nên phối hợp thuốc. Nếu có thể, nên thay đổi thuốc.