Top 9 # Uống Thuốc Kháng Sinh Đau Dạ Dày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Viêm Dạ Dày Dùng Kháng Sinh

Hơn 30 mươi năm qua, kể từ khi hai nhà khoa học Australia chính thức công bố phát hiện tác nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì phác đồ các thuốc dùng để điều trị bệnh dạ dày có nhiều thay đổi, trong đó có bổ sung kháng sinh.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng là dựa vào cơ chế tác động của thuốc như thuốc giảm tiết HCl nhằm trung hòa ion H+ của acid clohydric (HCl) làm cho pH dạ dày giảm, đặc biệt làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm. Thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm, ví dụ cacbonate canxi, natri, cacbonate monosodique nhưng hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ được dùng trong một hoặc hai ngày vì có nhiều điều bất lợi. Một số thuốc có khả năng đệm tốt như muối của aluminium. Loại thường được áp dụng là muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magiê (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như ventinat, alusi, maalox, gastropulgit. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh vì vậy có thể dùng để cắt cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng còn có nhược điểm là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 giờ) và có nhiều tác dụng phụ (thuốc có chứa nhôm thường gây táo, thuốc chứa magiê gây tiêu chảy). Loại thuốc này cũng có khả năng gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp kháng sinh nhóm cyclin, quinolon (gây cản trở hấp thu kháng sinh). Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc giảm tiết kháng thụ thể H2 – histamin. Các loại thường dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Do cấu trúc của các chất này tương tự histamin nên chúng cạnh tranh với nhau trên điểm tiếp nhận tại tế bào viền của dạ dày, do đó ngăn cản sự tiết acid HCl. Tuy vậy, nhóm này có tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón hoặc giảm ham muốn tình dục (chủ yếu ở nam giới). Song song với một trong các thuốc trên thường được dùng loại thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol). Các loại thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress). Để việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả thì cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc hạn chế tác động của HCl của dịch vị dạ dày như pepsan, onsmik và thuốc giảm đau khác như nospa, alversin, spaspon, atropin (atropin có tác dụng phụ làm giảm khả năng tình dục đối với nam giới). Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP (+) thì cần phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là lý do tại sao dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh dạ dày – tá tràng. Thuốc diệt vi khuẩn HP bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau. Hiện nay vi khuẩn HP đã kháng lại một số thuốc kháng sinh cho nên trong điều trị cần có sự kết hợp kháng sinh. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và nên kết hợp kháng sinh như thế nào là việc làm của bác sĩ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh không nên đọc qua tài liệu mà tự ý mua thuốc điều trị. Nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm. Người bệnh cần lưu ý, điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng phải lâu dài trong những thời gian nhất định, người bệnh không nên vội vàng, nôn nóng, lo lắng làm bệnh nặng thêm. Ngoài việc điều trị đúng phác đồ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn chua, cay, phải nhai thật kỹ. Nên ăn lỏng, mềm. Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có cồn, có ga (hơi). Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luôn lạc quan để mỗi đêm có giấc ngủ tốt.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Theo SKDS

3 Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc Kháng Sinh

Đau thượng vị

Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng bạn đang mắc chứng đau dạ dày.

Cảm giác đau tùy từng mức độ bệnh lý. Có thể là đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau tức bụng, dạ dày cảm thấy nóng rát khó chịu.

Các cơn đau thường đến vào khi bạn quá đói hay ăn quá no.

Người mắc bệnh dạ dày khiến dạ dày bị suy giảm chức năng làm cho sự trì trệ trong tiêu hóa diễn ra nên người bệnh thường có hiện tượng tức bụng.

Ăn không tiêu nên người bệnh thường bị kém ăn, ăn không ngon miệng.

Lượng thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày khiến chúng lên men khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi nóng lên nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.

Buồn nôn và nôn là biểu hiện của các chứng bệnh dạ dày bạn có thể gặp nư: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

Cách chữa đau dạ dày bằng gừng tươi

Nếu dùng các loại thuốc tây quá nhiều sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ, nhờn thuốc,…

Vì sao lại dùng gừng chữa đau dạ dày?

Trong gừng tươi chứa Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày

Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.

Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil,…đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.

Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức đầu rất tốt.

Hiệu quả kéo dài trong 4 giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những người bị đau dạ dày.

Do đó, không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.

Các bài thuốc dùng gừng chữa đau dạ dày:

– Gừng ngâm giấm

Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều.

Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ lạnh cũng được.

Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau “cấp tốc”

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể bởi đây là trung tâm của hệ tiêu hóa. Theo một vài thống kê, Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) rất cao, tới 7% toàn dân số, trong khi thế giới chỉ là 5-10%. Lứa tuổi mắc bệnh viêm dạ dày cũng đang dần trẻ hóa, từ trên 35 tuổi ở cả nam và nữ.

Từ lâu, dân gian đã coi nghệ và mật ong là hai vị thuốc chữa bệnh đau dạu dày hiệu quả. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã công nhận công dụng chữa bệnh khi kết hợp hai vị thuốc tự nhiên này với nhau.

Cụ thể: nghệ có tinh chất curcurmin hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm loét và làm lành vết thương. Mật ong thì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm giảm và cân bằng các dịch vị axit.

Thành phần: Dùng tinh bột nghệ và mật ong tự nhiên nguyên chất

Cách làm: Mỗi ngày bạn dùng 15g bột nghệ + 1 thìa mật ong pha cùng nước ấm để uống trước bữa ăn. Ngày 3 lần. Bạn cũng có thể viên tinh bột nghệ và mật ong thành viên tròn và uống 3 viên/ngày.

Uống liên tục như vậy thì sau khoảng 30 ngày là những vết loét trong dạ dày sẽ dần được chữa lành, hệ miễn dịch cơ thể cũng được tăng cường đáng kể.

2. Sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo khác chữa đau dạ dày

Trước đây, những người bị viêm loét dạ dày được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng tính axit, làm viêm loét nặng hơn. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, axit lactic trong sữa chua hóa ra lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng).

Ngoài ra, các vi khuẩn lành mạnh lên men trong sữa chua như lactobacillus acidophilus khi bám vào niêm mạc ruột sẽ tiết ra chất kháng sinh tự nhiên để giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại sự viêm loét. Đồng thời làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị đau dạ dày.

Bạn có thể kết hợp ăn sữa chua lên men tự nhiên với một thìa nhỏ bột nghệ nhằm tăng cường khả năng kháng viêm cho dạ dày.

3. Chuối xanh + mật ong chữa đau dạ dày

Trong dân gian, bài thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày nhờ chuối được lưu truyền rất phổ biến vì chuối rẻ, dễ tìm và mang lại hiệu quả cao.

Đối với y học hiện đại, chuối được xếp vào đầu danh sách các loại quả đặc biệt tốt cho cơ thể. Chuối xanh giúp kích thích sự phát triển lớp màng nhầy dạ dày, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit để giảm nguy cơ viêm tấy.

Chuối cũng chứa nhiều chất pectin- một dạng chất xơ hòa tan có lợi cho người mắc bệnh tiêu hóa. Chính vì thế, người bị đau dạ dày không nên bỏ qua loại trái cây này trong quá trình điều trị bệnh.

Nguyên liệu: 2 nải chuối xanh non và mật ong nguyên chất

Cách làm: Lột vỏ chuối xanh, ngâm nước cho ra bớt nhựa và chát. Ngâm xong thì thái lát mỏng, phơi khô và tán thành bột. Trộn bột chuối xanh với mật ong hoặc viên thành viên uống ngày 3 lần.

Sử dụng thường xuyên thì không chỉ dạ dày hết bệnh, mà cơ thể còn khỏe mạnh hơn, da dẻ được cải thiện đáng kể.

Ngoài việc sử dụng 3 bài thuốc chữa đau dạ dày tự nhiên ở trên, để việc chữa bệnh được hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý:

-Hạn chế thức ăn chiên xào

-Tăng cường thức ăn mềm, thức ăn luộc hấp

-Không ăn quá no sẽ làm dạ dày tiết nhiều axit

-Khi ăn cần nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết nước bọt, có tác dụng giảm axit và bão hòa a xít trong dạ dày

-Luôn giữ tinh thần lạc quan để tránh kích thích đến hệ thần kinh, dẫn tới tiết axit dạ dày

Bị Đau Dạ Dày Có Uống Được Thuốc Giảm Đau Paracetamol Không?

Dùng sai thuốc Tây trị bệnh thì tác hại không đơn thuần là không khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn và nguy cơ phát sinh nhiều căn bệnh khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Đa số các bệnh lý hiện nay đều là nguyên nhân khởi phát nên những cơn đau mức độ từ vừa tới trầm trọng, điều này là nguyên nhân khiến cho việc tự ý lạm dụng thuốc giảm đau trị bệnh tăng vọt tới mức cần phải đưa ra các khuyến cáo dùng đúng thuốc, đúng bệnh bảo vệ sức khỏe mỗi người.

→ Đi tìm câu trả lời cho việc bị đau dạ dày có uống được thuốc giảm đau Paracetamol không do bạn Kiều Vy thắc mắc, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng hơn về việc dùng thuốc giảm đau chữa bệnh hiện nay.

Tư vấn bị đau dạ dày có uống được thuốc giảm đau Paracetamol

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của thuốc giảm đau Paracetamol để biết khi nào cần dùng thuốc trị bệnh. Paracetamol nằm trong nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt. Thường được chỉ định dùng điều trị các cơn đau nhẹ đến đau vừa, với các trường hợp đau bụng kinh, đau đầu, đau răng, đau lưng, đau do viêm khớp, trường hợp bị cảm cúm, sốt cho viêm đường hô hấp…

→ Dược Sĩ Đỗ Thị Nhung – Đang công tác tại Nhà thuốc bệnh viện 175 cho biết:

” Thuốc paracetamol là loại thuốc không được chỉ định kê đơn, và dùng trong nhiều trường hợp đau khác nhau. Tuy nhiên tuyệt đối không nên lạm dụng dùng thuốc giảm đau trong mọi trường hợp nhất là không nên dùng kéo dài vì thuốc paracetamol vẫn có thể gây nên một số tác dụng phụ khủng khiếp nếu dùng lâu dài nhất là ảnh hưởng tới gan và dạ dày. “

Lý giải tác hại khi lạm dụng dùng thuốc paracetamol dược sĩ Nhung cho hay, việc sử dụng thuốc paracetamol có nhiều tác dụng phụ khủng khiếp như tác hại lên gan là gây hoại tử thế bào gan, giảm chức năng của gan. Còn dạ dày thì có thể gây nên một số tác dụng có hại như:

Bào mỏng niêm mạc dạ dày: Thuốc paracetamol có tác dụng phụ gây bào mỏng dạ dày, nếu dùng lâu dài sẽ gây viêm loét chảy máu dạ dày làm cho bệnh tình dạ dày nặng hơn.

Quá liều gây ngộ độc: việc tự ý dùng thuốc giảm đau có thể gây quá liều, ngộ độc thuốc lúc đấy bệnh nhân cần được cấp cứu kịp, súc ruột nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Nếu sử dụng thuốc giảm đau Paaracetamol quá nhiều ngay cả trong trường hợp đau nhẹ thì trong trường hợp với những cơn đau nghiêm trọng, dữ dội thuốc sẽ không có tác dụng giảm đau do nhờn thuốc. Lúc này người bệnh có thể sẽ phải dùng liều nặng hoặc dùng thuốc thay thế điều trị căn bệnh này.

Với thắc mắc của người bệnh về việc bị đau dạ dày có uống được thuốc giảm đau Paracetamol không thì xin trả lời luôn là có thể dùng nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ để cân đối hàm lượng và mức độ bệnh lý để phát huy tác dụng của thuốc mà không gây hại cho người dùng. Việc tự ý lạm dụng dùng thuốc Paracetamol có thể dẫn tới vô vàn nguy hiểm khác nhau do đó, trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân tuyệt đối không nên sử dụng thuốc Paracetamol.

Dược sĩ khuyên dùng thuốc giảm đau dạ dày theo mức độ bệnh

Trường hợp đau nhẹ có thể giảm đau dạ dày bằng thuốc thông dụng như: aspirin, paracetamol, chúng tôi nhiên khi dùng thuốc giảm đau này cần có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn tuân thủ đúng đối tượng dùng, chống chỉ định và chú ý tương tác thuốc.

Trường hợp cơn đau vừa, chưa dữ dội thì có thể dùng thuốc phối hợp giữa việc dùng thuốc paracetamol phối hợp với nhóm opioid yếu như thuốc oxycodon hay thuốc codein. Và phối hợp thêm thuốc kháng viêm dạ dày và nhiều thuốc khác hỗ trợ phục hồi tổn thương tại dạ dày, điều trị dứt điểm cơn đau.

Trường hợp đau nặng có thể dùng tới thuốc giảm đau liều mạnh hơn như dextropropoxyphen hay codein, morphin ,hydromorphon, methadon và phối hợp thêm các thuốc kháng viêm không chứa steroid. Các loại thuốc này thường chỉ định trong trường hợp bị đau nặng do ung thư chấn thương dạ dày gây nên.

⇒ Nhận định: Có thể thấy việc dùng thuốc giảm đau trị đau dạ dày khá phức tạp, phối hợp các thuốc với nhau một cách logic. Do đó nếu không có kiến thức chuyên ngành thì tuyệt đối khuyến cáo người bệnh không nên tự ý lạm dụng thuốc mà dẫn tới những hậu quả nguy hiểm về sau.

Tiết lộ “bí quyết” đánh bay đau dạ dày không cần dùng thuốc giảm đau

Hiện nay, ngày càng nhiều bệnh nhân từ dùng Tây y chuyển sang điều trị đau dạ dày bằng thuốc Đông y.Những bài thuốc Đông y được bào chế từ thiên nhiên không có tác dụng phụ, chữa trị dứt điểm đau dạ dày. Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng lâu dài như một vị thuốc bổ.

Một trong số những bài thuốc được chuyên gia và người bệnh đánh giá cao đó là Sơ can Bình vị tán do Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế.

Thành phần và công dụng của bài thuốc

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán được chia thành 3 chế phẩm nhỏ. Để phù hợp với thể trạng của người hiện đại, tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ kết hợp từ 2-3 chế phẩm thuốc nhỏ. Các công dụng của mỗi bài thuốc được kết hợp linh hoạt, mang lại hiệu quả toàn diện.

Sơ can Bình vị – Viêm loét HP: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, chống viêm, giảm đau, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày.

Sơ can Bình vị – Trào ngược: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Cao Bình vị: Các vị trong bài thuốc đóng vai trò như những kháng sinh Đông y tự nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau.

Khác biệt với những bài thuốc Đông y trị đau dạ dày thông thường, Sơ can Bình vị tán có lộ trình điều trị rõ ràng theo từng giai đoạn:

7-14 ngày: Giảm các triệu chứng đau rát thượng vị, buồn nôn,..

15-30 ngày: Giảm tình trạng viêm loét dạ dày, tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.

2-3 tháng: Làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bồi bổ dưỡng chất khôi phục tỳ vị, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Nhiều ưu điểm vượt trội đặc trị đau dạ dày

– Thuốc phù hợp với cơ địa của nhiều bệnh nhân từ phụ nữ cho con bú, trẻ em, người già.

– Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên, 70% nguồn dược liệu bào chế thuốc được thu hái tại vườn dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO do Thuốc dân tộc xây dựng.

– Là sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, các chế phẩm được kết hợp linh hoạt với nhau tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

– Bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn và cao rất tiện lợi, dễ dùng và tiết kiệm thời gian.

– Bài thuốc không có tác dụng phụ, an toàn, lành tính, bồi bổ cơ thể bệnh nhân.

– Kiểm nghiệm lâm sàng mang lại hiệu quả tốt.

– Được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá:

Cúp vàng giải thưởng ” Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017″

Top 50 Thương hiệu – Nhãn hiệu hiệu nổi tiếng 2018

Top 20 Thương hiệu vàng Việt Nam năm 2019

Uống Thuốc Đau Dạ Dày Mà Vẫn Đau? Mời Bạn Đọc Xem Qua

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dù uống thuốc nhưng tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm, các cơn đau vẫn hỏi thăm người bệnh. Đó là do:

Nhờn thuốc kháng sinh

Khi điều trị đau dạ dày, hầu hết các trường hợp đều phải kết hợp nhiều loại kháng sinh, thời gian điều trị kéo dài từ 7 ngày đến 1 tháng. Sử dụng kháng sinh lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau?

Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Các loại thuốc dùng để chữa trị đau dạ dày, ngoài kháng sinh còn có thuốc kháng acid, kháng histamin H2, ức chế bơm proton… Nhiều người bệnh uống thuốc đau dạ dày nhưng vẫn đau do ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc kháng acid có thể tương tác với thuốc dùng phối hợp làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời, loại thuốc này còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ hiệu hóa.

Kháng histamin H2 khiến cho người bệnh chóng mặt, đau cơ, đau khớp, rối loạn tiêu hóa. Dùng lâu dài nồng độ acid giảm sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển được, sản sinh ra nitrosamin từ thức ăn gây ra ung thư dạ dày. Lúc này các cơn đau dạ dày hành hạ người bệnh nhiều hơn.

Thuốc ức chế bơm proton có thể gây tác dụng phụ khiến người bệnh uống thuốc nhưng vẫn đau, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi…

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Mặc dù đã uống thuốc nhưng nếu như chế độ ăn uống thiếu khoa học thì những cơn đau dạ dày vẫn “hỏi thăm” người bệnh. Chẳng hạn như ăn quá nhiều đồ ăn chua cay, thức ăn lên men, uống nhiều chất kích thích… Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm, đồ ăn có hại khiến cho giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Căng thẳng, stress kéo dài, triền miên

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khá phổ biến hiện nay. Nếu bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân này thì ngoài uống thuốc người bệnh cần phải tạo tâm lý thoải mái, giảm stress, áp lực. Ngược lại, người bệnh chỉ uống thuốc nhưng lại không khắc phục được lý do này dễ dẫn đến tình trạng dù uống thuốc mà các cơn đau dạ dày vẫn xuất hiện, thậm chí là nhiều hơn.

Để không xảy ra tình trạng uống thuốc mà vẫn bị các cơn đau hành hạ, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau:

Bổ sung lợi khuẩn sống

Để khắc phục tình trạng dùng kháng sinh lâu ngày dẫn đến tiêu diệt cả vi khuẩn đường ruột có lợi, tình trạng cơn đau dạ dày vẫn hành hạ thì người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn sống, hoặc chất tăng cường miễn dịch có nguồn gốc từ các loại khuẩn tốt cho cơ thể.

Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng sai liều lượng, thời gian, loại thuốc… cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, việc điều trị cũng gặp khó khăn hơn, cơn đau dạ dày vẫn hỏi thăm thường xuyên. Do đó, người bệnh cần phải uống thuốc đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, tránh trường hợp xảy ra tác dụng phụ của thuốc, gây nguy hiểm.

Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau?

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị đau dạ dày. Người bệnh ăn uống vô tội vạ thì dù có uống thuốc nhưng vẫn đau, thậm chí cơn đau hành hạ nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa những thực phẩm không tốt ảnh hưởng đến dạ dày như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều axit….

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, luôn tạo tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng áp lực. Điều này sẽ giúp quá trình bình phục bệnh nhanh hơn.