Top 5 # Uống Thuốc Hạ Sốt Xong Bị Nôn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Bị Nôn Có Nên Uống Lại? Cách Giúp Trẻ Tránh Nôn Sau Khi Uống Thuốc

Thuốc hạ sốt phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Nói chung, khi nhiệt độ ở nách vượt quá 38,2 độ hoặc nếu có biểu hiện khó chịu rõ ràng do sốt và suy nhược, bạn nên dùng thuốc hạ sốt. Nên sử dụng ibuprofen (ví dụ như Merrill Lynch) hoặc acetaminophen (ví dụ: Tylenol) để hạ nhiệt kịp thời. Cả hai đều là những thành phần hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị và sử dụng trong nhi khoa. Chúng có thể an toàn, hiệu quả và nhanh chóng Hạ sốt và bớt khó chịu cho bé.

Có nên uống lại thuốc hạ sốt khi trẻ bị nôn hay không ?

Theo khuyến cáo của chuyên gia, nếu trong trường hợp trẻ nôn trong vòng 20 phút sau khi uống acetaminophen và hầu hết các loại kháng sinh khác thì cần cho con uống lại vì thuốc có thể không được giữ lại trong cơ thể.

Nếu trẻ bị nôn trớ sau khi uống acetaminophen trong vòng 20 phút thì chúng ta nên cho trẻ uống thuốc lại. Khi trẻ bị nôn, cần đảm bảo để bé không bị mất nước.

Cách giúp trẻ tránh nôn sau khi uống thuốc

– Thuốc không kê đơn: chọn các loại thuốc dạng lỏng như siro, thuốc dạng viên ngậm có thể tan ngay trong miệng, mùi ngọt, dễ uống. Tránh dạng viên nén vì trẻ có thể bị hóc.

– Thuốc cần kê đơn: thử trao đổi với bác sĩ về tần suất dùng thuốc. Trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi uống thuốc một lần/một ngày thay vì ba hoặc bốn lần/một ngày.

– Có thể nghiền nát thuốc và trộn với siro trái cây hoặc các thực phẩm có vị ngọt và cho trẻ uống, cách này vì không phải loại thuốc nào cũng có thể được.

– Nếu trẻ bị nôn sau khi uống thuốc, bạn cũng thể sử dụng thuốc đặt hậu môn đặc biệt là nhóm thuốc acetaminophen (thuốc giảm đau, hạ sốt)

Trẻ Bị Sốt Có Nên Cho Uống Hạ Sốt?

Khi trẻ bị sốt tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, được coi là một phản ứng thường gặp, không phải là bênh. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cha mẹ cần quan sát kỹ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Thân nhiệt bình thường của trẻ từ khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Tùy vào vị trí cũng như thời điểm mà thân nhiệt ở từng bộ phận khác nhau. Để đảm bảo biết được nhiệt độ chính xác nhất nên đo nhiệt kế, trên 37,5 độ C là sốt, nhưng đây mới là mức độ nhẹ, chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới uống thuốc.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? (Ảnh: Internet)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Khi đo nhiệt kế, không nên đo thân nhiệt ở miệng, trán hay hậu môn, không cần cộng trừ chênh lệch 0,5 độ C.

Ở mức độ 37,5-38,5 độ C chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Như vậy, với thắc mắc có nên cho bé uống thuốc hạ sốt, có nên cho trẻ uống hạ sốt, trẻ bị sốt có nên cho uống hạ sốt… cha mẹ có thể căn cứ vào các mức nhiệt để đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm.

2. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cha mẹ cần ghi nhớ

Các bác sĩ cảnh báo rằng không phải đối tượng trẻ em nào cũng có thể dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt cần lưu ý không tự ý cho trẻ dưới 3 tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần có liều lượng cụ thể, rõ ràng:

– Thuốc hạ sốt dạng bột gói được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg

+ Loại 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg (trẻ dưới 1 tuổi)

+ Lọai 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi. Hoặc liều chỉ định 10mg-15 mg thuốc/kg mỗi lần khi sốt.

Các liều lượng này đã được khuyến cáo cụ thể, cha mẹ không nên vì thấy con sốt cao mà tự tăng liều, thời gian giữa 2 lần uống là 4 tiếng, chỉ lặp lại sau 4 tiếng tương đương lần uống trước. Một ngày dùng 3 – 4 lần, không quá 60 mg thuốc/kg.

Cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Ảnh: Internet)

– Thuốc hạ sốt dạng viên đạn được bào chế với 3 lượng:

+ Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg (tương đương từ 1-5 tháng tuổi)

+ Loại 150mg dùng cho trẻ từ 7-12kg (tương đương từ 6 tháng đến 1 tuổi)

+ Loại 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg (từ 2-9 tuổi)

– Thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen không được sử dụng cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm

– Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt, không nên dùng để ngăn co giật

– Kết hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng 1 loại, vì vậy chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu

– Khi dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ đảm bảo trẻ được nằm trên mặt phẳng trống, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương nếu con co giật

– Cởi bỏ bớt đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo

– Thay vì lau mát khiến trẻ khó chịu, hãy để trẻ ngủ yên hoặc nghỉ ngơi

Cha mẹ nên để trẻ ngủ nghỉ đủ giấc (Ảnh: Internet)

– Nếu thấy trẻ nôn thì lập tức cho nằm nghiêng một bên

– Nếu trẻ bỏ bú hoặc nhìn yếu hơn thì đưa trẻ đi khám ngay

– Việc áp dụng cho trẻ uống thuốc hạ sốt tùy điều kiện từng nơi và tùy vào kinh nghiệm người bác sĩ, hiện chưa có một phác đồ chuẩn mực cho việc hạ sốt ở trẻ.

– Khi trẻ bị sốt, nên đưa đến bác sĩ khám trước và chỉ hạ sốt khi bác sĩ kết luận nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cha mẹ không tự ý hạ sốt tại nhà hay giữ trẻ quá lâu ở nhà khiến tình trạng trẻ nặng hơn, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Như vậy các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho thắc mắc có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tùy vào tình trạng thực tế để cho trẻ uống thuốc hay đi khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Trẻ Em Bị Sốt Bao Nhiêu Độ Thì Nên Cho Uống Thuốc Hạ Sốt?

Trẻ em sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Dùng thuốc hạ sốt đúng thời điểm

Dùng đúng loại thuốc hạ sốt

Không phải trẻ bị sốt là dùng thuốc hạ sốt loại nào tùy thích, cũng phải chọn đúng loại thuốc hạ sốt tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ như:

Trẻ bị trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn.

Trẻ bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao dán và thuốc uống.

Trẻ có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.

Dùng thuốc hạ sốt phải đúng liều

Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ cũng phải đúng liều lượng, các mẹ lưu ý không nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) đối với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) đối với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều.

Kết hợp thuốc hạ sốt đúng cách

Nếu trẻ khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người trẻ. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2-3 độ C so với thân nhiệt trẻ, và cũng không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.

Những điều lưu ý khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ cần lưu ý:

Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.

Cho trẻ uống nhiều nước.

Nếu trẻ bị sốt nhẹ và vẫn chơi giỡn bình thường, thì cha mẹ không nên ép trẻ phải nằm mãi trong nhà, có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hay khi thời tiết xấu. Nếu trẻ bị sốt cao thì nên cho trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà, thỉng thoảng cũng có thể cho trẻ ra sân để vận động một chút.

Khi trẻ bị sốt thì không nên để trẻ bị sốt một mình hoặc tụ tập quá đông quanh trẻ, không di chuyển hoặc đặt trẻ vào bồn tắm khi đang co giật, không đè trẻ hoặc cố gắng kiềm chế cơn co giật, không ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt, không vắt chanh, đổ xả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở,… các mẹ nên lưu ý điều này.

Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao, nhiệt độ trên 39 độ C thì cha mẹ sử dụng biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Có thể bạn đang quan tâm:

Tuyệt Đối Không Dùng Thuốc Hạ Sốt Có Aspirin Khi Bị Sốt Xuất Huyết

Khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng các nhóm thuốc hạ sốt có chứa aspirin. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được.

Cho đến thời điểm này, dịch sốt xuất huyết đang xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 29.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tập trung ở các tỉnh, thành phía nam, có 18 trường hợp đã tử vong.

Bệnh gây chảy máu nội tạng

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh sốt xuất là bệnh nhiễm vi rút dengue do muỗi truyền sang. Bệnh lưu hành ở 100 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam bệnh lưu hành trên cả nước, nhất là đồng bằng Sông Cửu Long; Bắc bộ và miền trung ít hơn.

Do đặc điểm sinh lý của muỗi truyền sốt xuất huyết nên căn cứ vào thời tiết thuận lợi có muỗi là có sốt xuất huyết, bệnh xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền bắc là giữa tháng 9 và tháng 10.

Sốt xuất huyết có 4 chủng, không phải trường hợp nào cũng có biểu hiện sốt xuất huyết. Có nhiều dạng khác nhau như nổi ban xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, chảy máu chân răng, chảy máu nội tạng là nặng nề nhất gây tử vong cao nhất. Tử vong do sốt xuất huyết là do giảm tiểu cầu, tiểu cầu giảm làm cho máu khó đông gây xuất huyết.

Các tuýp sốt xuất huyết ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là dengue 1, triệu chứng lâm sàng nặng nhất thường là dengue 2. Ở Việt Nam năm nay lưu hành dengue này nhưng sang năm lưu hành chủng dengue khác. Thời kỳ ủ bệnh sớm khoảng 2 ngày và muộn khoảng 14 ngày, thời kỳ này không có triệu chứng nên không ai biết. Trung bình khoảng 5 – 10 ngày, thời kỳ nhiều vi rút nhất là thời kỳ sốt.

Nếu bị nhiễm tuyp 1 có thể mặc tuyp khác. Mắc tuyp nào chỉ có thể miễn dịch suốt đời tuýp đó. Chính vì thế nên đây là khó khăn trong sản xuất vắc xin. Có những bệnh nhân mắc hai lần sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn.

Khi bị sốt không tùy tiện uống thuốc hạ sốt

Năm nay, theo ông Trần Đắc Phu đã có gần 30.000 trường hợp bị sốt xuất huyết, so với giai đoạn 2010 vẫn thấp hơn. Nguyên nhân do diễn biến thất thường của thời tiết, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các vi rút thay đổi chiếm ưu thế.

Đặc biệt là đô thị hóa nông thôn, di dân. Tại Bình Dương và Đồng Nai có nhiều người mắc nhất. Theo PGS Phu khi đoàn công tác đi kiểm tra thấy rất mất vệ sinh, dụng cụ chứa nước cái nào cũng có bọ gậy, không có thói quen mắc màn. Đô thị hoá giảm sốt rét thì tăng sốt xuất huyết. Biến đổi khí hậu cũng là vấn đề gây ra dịch bệnh, gây thiếu nước ngọt, nước ngập mặn dâng cao, nhà nào cũng có lu chứa nước, tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Các chương trình phòng chống sốt xuất huyết kinh phí giảm; chưa có thói quen diệt lăng quăng ở các hộ gia đình.

Để giảm tỷ lệ tử vong, ông Phu khuyến cáo khi bị sốt không điều trị tại nhà, khi bị nặng mới đến cơ sở y tế nên rất khó chữa.

Khi bị sốt, người bệnh tuyệt đối không dùng các nhóm thuốc hạ sốt có chứa aspirin vì trong sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu.

Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Do vậy, trong sốt xuất huyết, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn).

Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Các chuyên gia đều khuyến cáo khi bị sốt xuất huyết chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc).

Khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).