Khi thấy cơ thể hơi nóng, mệt mỏi, nhiều người sẽ nghĩ là mình bị sốt và sử dụng thuốc hạ sốt ngay mà không kiểm tra nhiệt độ cơ thể.Việc uống thuốc hạ sốt quá liều trong 1 thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho gan. Tình trạng này còn diễn tiến nghiêm trọng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thuốc với các biểu hiện như: đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng thông thường nhất là loại chứa acetaminophen (efferalgan, paracetamol, panadol…). Việc lựa chọn loại thuốc hạ sốt cho con cực kỳ quan trọng, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt tại nhà:
Đo nhiệt độ cơ thể trước khi dùng thuốc:
Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 38,5 độ mẹ nên nới rộng quần áo, chườm ấm cho trẻ bằng khăn ấm, lau trán, nách, bẹn, cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm.
Nếu nhiệt độ từ 38,5 độ trở lên, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị sốt kèm đi ngoài phân lỏng thì tốt nhất nên dùng thuốc đường uống.
Trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng không uống được thuốc, nôn nhiều thì mẹ nên dùng thuốc đặt hậu môn.
Khi thấy trẻ có triệu chứng hay nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Để cấp cứu ngộ độc có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là nhận biết kịp thời chất độc hoặc thuốc mà bệnh nhân đã dùng. Do đó, các mẹ cần lưu ý mang theo bao bì thuốc và bình tĩnh khai báo liệu trình dùng thuốc của trẻ cho bác sĩ.
Trẻ uống hạ sốt xong toát mồ hôi hoặc không đỡ phải làm sao?
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập, tác nhân chính gây nên tình trạng này là vi khuẩn, vi rút. Sốt thường gặp ở trẻ em nhiều hơn, do hệ đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu.
Khi trẻ có biểu hiện sốt, bạn cần cặp nhiệt độ chính xác và sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp bất khả kháng, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi uống thuốc, một số trẻ thường có biểu hiện toát nhiều mồ hôi, nhưng mẹ không cần quá lo lắng, bởi đây là phản ứng tích cực của cơ thể giúp thân nhiệt của trẻ hạ xuống. Điều cần làm lúc này là bố mẹ cần phải quan tâm tới chế độ chăm sóc trẻ, ngoài việc lau khô mồ hôi và thay quần áo thường xuyên, mặc những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi, để tránh cảm lạnh, bố mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa, giữ nhiệt độ phòng dao động từ 25 – 27 độ C. Phòng ngủ của bé phải được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên, căn phòng đủ ấm. Không những vậy, bố mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng cổ, mặt, chân tay, nách bẹn hàng ngày.
Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi sẽ hay quấy khóc, do vậy bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để vui chơi cùng bé, trò chuyện giúp bé cảm thấy an tâm hơn và quên đi những sự mệt mỏi của bệnh.
Bố mẹ cũng đừng quên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách đo nhiệt kế và những dấu hiệu trẻ bị sốt. Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm như: sốt cao trên 39 độ C, tình trạng nôn mửa nhiều, ho nhiều… uống thuốc hạ sốt không đỡ thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Uống hạ sốt cách nhau mấy tiếng, bao lâu thì hạ?
Một trong những nguyên nhân khiến cho việc dùng thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng đó là dùng thuốc không đúng cách, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt quá gần hoặc quá xa nhau.
Mỗi loại thuốc hạ sốt sẽ có thời gian tác dụng khác nhau, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu cũng sẽ có thể thay đổi.
Thông thường, liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn như sau: Người lớn nên dùng 2 – 3 lần/ngày. Không nên liên tiếp sử dụng các liều trong vòng 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
Với các trường hợp đặc biệt, hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hoăc có sử dụng loại thuốc khác song song, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc hạ sốt mà cần có sự tham vấn của bác sĩ.
Đối với trẻ em, liều hạ sốt của paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ với mức dao động từ 10 – 15mg/kg cân nặng cho 1 lần sử dụng.
Khoảng cách giữa những lần uống 4 – 6 tiếng đồng hồ nếu trẻ sốt quá cao.
Không nên sử dụng thuốc hạ sốt đối với trẻ em 5 lần/ngày
Khi cho trẻ uống thuốc, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn để biết nên cho con uống thuốc trước hay sau khi ăn, vào thời gian nào trong ngày và trong bao lâu, bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý để ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc trên bao bì để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Sau khi uống 20 – 30 phút, thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng. Mỗi giờ mẹ cần cặp nhiệt độ lại để theo dõi nhiệt độ của trẻ. Sau khi thuốc hết tác dụng (khoảng 4 tiếng) nếu trẻ chỉ còn sốt nhẹ, đó sẽ là tín hiệu tốt, hệ miễn dịch của trẻ về cơ bản đã được kiểm soát, việc của mẹ lúc này là thực hiện chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Hướng dẫn uống thuốc hạ sốt đúng cách
Việc uống thuốc đúng cách, đúng liều sẽ phát huy hết công năng, tác dụng của thuốc, giúp thời gian hạ sốt nhanh chóng hơn.
Cách dùng thuốc hạ sốt vô cùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng 1 gói hoặc một viên đạn. Lưu ý, không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, cần có chỉ định từ bác sĩ.
Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt:
Đối với người lớn nên dùng thuốc hạ sốt khi đạt 39 độ C. Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C bạn nên dùng ngay thuốc hạ sốt với liều dùng phù hợp vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh.
Không tự ý dùng thuốc hạ sốt với trường hợp dị ứng, người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này, khi bị sốt cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Sốt là biểu hiện thường gặp, do đó, bạn cần hết sức bình tĩnh để tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có lời giải cho vấn đề uống thuốc hạ sốt quá liều nhiều có hại không và cách uống đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.