Top 6 # Thuốc Dị Ứng Ho Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Thuốc Đông Y Bổ Phế, Trị Dứt Ho Lạnh, Ho Gió, Ho Dị Ứng Thời Tiết

Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài khiến nhiều người bị mắc các chứng ho dai dẳng, ho tái đi tái lại do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…

Những đối tượng dễ bị mắc chứng ho hơn cả là:

– Người già, trẻ nhỏ do sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm lạnh

– Người mắc các bệnh hô hấp mãn tính: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…

– Người thường xuyên phát âm nhiều (giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình…)

– Người hút thuốc lá…

Những cơn ho gây đau cổ, rát họng, tức ngực, bụng, làm người khó chịu, mệt mỏi, uể oải, nhức đầu… Ho nhiều về đêm gây mất ngủ và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người khác.

Trẻ nhỏ khi bị ho thì quấy khóc, không chịu ăn, khi ăn dễ bị nôn, trớ…khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.

Loại Thuốc ho bổ phế được người dân tin dùng hiện nay (theo khảo sát của Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng) là thuốc ho bổ phế Bảo Thanh do công ty Dược phẩm Hoa Linh sản xuất (đây cũng là công ty có nhiều sản phẩm chất lượng khác như Dạ Hương, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu…).

(Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh điều trị hiệu quả ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm…) Ý KIẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Theo ghi nhận về hiệu quả từ phía người tiêu dùng, thì thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có các ưu điểm:

– Thành phần là các vị thuốc đông y nên an tâm cho sức khỏe. Có các vị thuốc như ô mai, vỏ quýt, mật ong dân ta vẫn quen dùng để trị ho theo kinh nghiệm dân gian. Nhất là mật ong, được đưa một lượng lớn trong siro thuốc (có tới 25g mật ong trong 125ml thuốc) nên thuốc có hiệu quả tốt.

– Khi pha siro thuốc với nước ấm, và uống với liều lượng như hướng dẫn sử dụng (3 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15ml), thuốc làm ấm phổi và có tác dụng giảm ho nhanh. Cảm giác thấy ngay sau khi dùng thuốc là: dịu họng, nhẹ nhõm ở lồng ngực và phế quản.

– Với các trường hợp ho nhiều đờm hoặc có nhiều dịch nhầy, chất tiết, thuốc có tác dụng hóa đờm, long đờm, giúp dễ khạc đờm. Mỗi lần khạc được đờm, người bệnh cảm thấy nhẹ phổi, bớt khò khè, hết tức ngực, thông thoáng cổ họng…

– Những người tiền sử ho mãn tính, ho dễ tái phát do dị ứng thời tiết, uống thuốc đều đặn mỗi sáng và tối (10 – 15ml siro thuốc/lần pha với nước ấm), thấy hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn ngừa cơn ho tái phát.

– Về thể chất, Siro thuốc sánh hơn, đậm đặc hơn các loại khác trên thị trường.

– Bên cạnh dạng siro, thuốc còn có dạng viên ngậm tiện dụng, dễ mang theo để sử dụng bất cứ khi nào. Thuốc viên ngậm có mùi thơm của bạc hà và dược liệu, vị dễ chịu, dễ tan, giống như ngậm kẹo. Khi ngậm, thấy cổ họng dễ chịu hẳn, hết cảm giác ngứa rát, khò khè, vướng víu, đờm cũng dễ khạc ra…

Ngậm 1 viên khi đi đường trong thời tiết lạnh là cách giúp cổ họng ấm, không bị kích thích, bảo vệ họng ngăn ngừa ho, rát họng…

– Người bị tiểu đường hoặc kiêng đường có loại dành riêng là thuốc viên ngậm Bảo Thanh không đường (bao bì màu vàng)

– Việc sử dụng kết hợp vừa uống, vừa ngậm là kinh nghiệm của nhiều người để điều trị ho nhanh khỏi hơn.

– Về bao bì, nhãn mác của thuốc, được nhận xét là đẹp mắt, trang nhã. Siro được đựng trong chai thủy tinh dày dặn, chắc chắn, được niêm phong kín. Dạng viên ngậm được đóng gói thành mỗi túi đựng 1 vỉ 5 viên rất tiện dụng. Người tiêu dùng tỏ ra tin tưởng về chất lượng sản phẩm hơn khi thấy ngay cả bao bì đóng gói cũng được nhà sản xuất đầu tư chuẩn chỉnh.

ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN

Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được nghiên cứu phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao (lịch sử hơn 300 năm), gia thêm các vị thuốc dân gian Ô mai, vỏ quýt, mật ong. Các vị thuốc được phối hợp theo tỉ lệ thích hợp, giúp hiệp đồng tăng cường tác dụng. Hiệu quả của thuốc đã được chứng minh trong lịch sử đông y và hơn 10 năm khẳng định uy tín chất lượng với người tiêu dùng.

Thuốc phát huy tác dụng theo nguyên lý đông y: không chỉ chữa trị triệu chứng, phần ngọn của bệnh (giảm ho nhanh, hóa đờm hiệu quả) mà còn coi trọng bổ phế, nâng cao thể trạng, cải thiện bệnh từ gốc.

Thuốc điều trị hiệu quả các chứng ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản, phế hư gây ho dai dẳng lâu ngày, ho tái đi tái lại do dị ứng thời tiết, cổ họng ngứa, rát, khản tiếng…

Đợt dùng thuốc thông thường là 5 – 7 ngày. Dùng lâu hơn có tác dụng bổ phế, giúp tạng phế khỏe, phòng được bệnh.

Người cổ họng dễ bị kích ứng trong mùa lạnh, nên có sẵn thuốc viên ngậm Bảo Thanh, ngậm bảo vệ cổ họng ngay khi cần thiết.

Người có tiền sử mạn tính với các bệnh hô hấp (ho, viêm họng, viêm phế quản mãn tính)…khi thời tiết lạnh, có thể uống thuốc ho bổ phế Bảo Thanh mỗi ngày (pha với nước ấm, 10 – 15ml/lần, uống vào mỗi sáng và tối, đợt dùng 10 – 15 ngày) để dưỡng phổi, bảo vệ đường hô hấp, phòng bệnh tái phát.

Với uy tín chất lượng đã khẳng định, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã được tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt nhằm tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt.

Ho Dị Ứng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Họ dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ho mãn tính, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Vậy nguyên nhân gây ho dị ứng là gì và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?

Ho dị ứng là tình trạng niêm mạc họng bị kích ứng do những yếu tố từ bên ngoài như: thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông động vật,…gây ra các phản xạ ho. Nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nhanh và chuyển sang thể nặng thành viêm đường hô hấp.

Khi bị ho người bệnh thường có biểu hiện như:

– Ho thành từng cơn, nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

– Những cơn ho thường kèm theo biểu hiện ngứa rát cổ họng.

– Ho khan hoăc ho có đờm nhưng làm xét nghiệm thấy bạch cầu không tăng.

Những tác nhân từ bên ngoài môi trường như: thời tiết, thực phẩm, hóa chất…có thể gây ra tình trạng ho dị ứng thời tiết.

Ho dị ứng thời tiết là tình trạng ho do thay đổi thời tiết, thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa hoặc trời chuyển lạnh. Đối với những người thuộc trường hợp này, vùng họng thường nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng. Ho do thay đổi thời tiết thường là ho khan kèm theo ngứa rát cổ họng.

Phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây ho dị ứng. Vì hạt phấn hoa cực kỳ nhỏ và bay lơ lửng trong không khí. Khi chúng ta hít thở, phấn hoa có thể dính vào lớp niêm mạc mũi họng dẫn đến triệu chứng đặc trưng như: ho, ngứa mũi, sổ mũi, ngứa mắt,…

Hiện nay, những con vật dễ thương như: chó, mèo, chuột,…được nuôi dưỡng và chăm sóc giống như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, những vật nuôi này có thể là nguyên nhân gây triệu chứng ho dị ứng cho bạn. Lông của chúng có thể bám vào quần áo, ghế, thảm, hoặc bay lơ lửng trong không khí. Ở người có cơ địa mẫn cảm, khi lông của vật nuôi đi vào cơ thể thông qua việc hít thở có thể gây ho dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt….

Nấm mốc thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt và có thể xâm nhập vào cơ thể của chúng ta gây ra phản ứng dị ứng. Người bị dị ứng nấm mốc thường có biểu hiện ho, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, kích ứng mắt, hen suyễn.

Cách phòng tránh và điều trị ho dị ứng

Ho dị ứng liên tục có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, để hạn chế tình trạng khó chịu này bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau.

– Thuốc kháng histamin: Đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử bệnh dị ứng nên sử dụng thuốc kháng histamin để làm dịu, giảm ho.

– Thuốc giảm ho: Sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm và ức chế trung tâm gây ho.

– Thuốc long đờm: Đối với người bệnh bị ho kèm theo đờm có thể sử dụng một số loại thuốc để làm loãng đờm.

– Siro ho mật ong: Có nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có hiệu quả khá tốt trong điều trị ho và đau họng. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất hoặc trộn mật ong với dầu dừa và nước cốt chanh để giảm ho.

– Gừng: Bạn có thể tự chế biến trà gừng bằng cách đun sôi 3 ly nước với 12 lát gừng tươi khoảng 20 phút rồi dùng, có thể cho thêm 1 muỗng canh mật ong và chút chanh để giảm ho.

– Ngậm chanh tẩm muối: Lấy chanh thái lát mỏng tẩm với chút muối rồi ngậm sẽ giúp giảm ho hiệu quả, ngoài ra bạn cũng có thể uống một ly nước chanh nóng với đường hay mật ong cũng khá tốt.

– Vòi sen nước nóng: Hơi nước nóng có thể nới lỏng ùn tắc hô hấp, nới lỏng nghẹt mũi, đờm và giảm ho.

– Dứa: Một số người thường có cảm giác ngứa ở cổ họng sau khi ăn dứa hoặc uống nước ép dứa. Đó có thể là do họ dị ứng với các loại trái cây. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người thì dứa lại là một phương thuốc rất tốt để chữa trị chứng ho dị ứng. Trong dứa có chứa một loại enzyme quan trọng có tên là bromelain. Hợp chất này có tác dụng chống viêm, giúp ngăn chặn chứng viêm đường hô hấp do ho dị ứng gây ra.

– Cây xương sông: Búp lá non của cây xương sông không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn trị được khản tiếng do viêm thanh quản. Bạn có thể sử dụng kết hợp lá xương sông với lá hẹ để chữa ho dị ứng bằng cách rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Sau đó đem đi hấp cách thủy, để nguội và uống trong ngày.

– Nước vo gạo và rau diếp cá: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một nắm lá diếp cá và một bát nước vo gạo. Bước tiếp theo là rửa sạch lá diếp cá rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó, lấy bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã xay nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, bạn chỉ cần lọc lấy nước và uống.

Bên cạnh việc áp dụng các phác đồ điều trị ho dị ứng, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp sau để phòng tránh ho hiệu quả hơn:

Tránh xa các tác nhân gây bệnh

Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi

Tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách tập thể dục, thể thao

Duy trì chế độ ăn uống điều độ: ăn các thực phẩm tươi, có nguồn gốc thiên nhiên, bổ sung thêm vitamin C (cam, bưởi, ổi, … ), tránh các thức ăn ôi thiu, đồ ăn chế biến sẵn,…

Uống nhiều nước để giữ ẩm đường hô hấp, làm loãng nhầy trong cổ họng

Sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe để phòng và hỗ trợ điều trị ho dị ứng

Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị ho dị ứng an toàn từ thảo dược

Bệnh nhân bị ho dị ứng hay gặp phải tình trạng tái phát nhiều lần. Do đó, bạn nên tìm cho mình một giải pháp phù hợp và an toàn để ngăn ngừa tình trạng này.

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đề hỗ trợ điều trị tình trạng ho dị ứng ngày càng được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Đi đầu trên thị trường là sản phẩm Phụ Bì Khang.

Với sự kết độc đáo của 3 thành phần là Cao gan, Cao nhàu và L – carnitine fumarate, Phụ Bì Khang đã mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình hỗ trợ điều trị dị ứng theo nguyên lý “3 tăng”:

Cao gan: Giúp tăng cường chức năng gan, “nuôi” máu đến tế bào gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, loại bỏ những chất độc hại, giảm bớt nguy cơ ứ đọng và tích tụ chất có hại cho cơ thể.

Cao nhàu: Giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ quá trình lọc máu, giúp thận đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

L – Carnitine fumarate: Giúp tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành, cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay cấp và mạn tính. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:

Sản phẩm nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh.

Làm giảm các triệu chứng và giảm tái phát.

Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + kháng histamin cho thấy hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.

Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm.

Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều đánh giá cao từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực da liễu.

GS.TS Phạm Văn Hiển chia sẻ “Các điều trị mề đay theo Tây y”

Rất nhiều bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa tái phát lâu năm trên khắp cả nước đã sử dụng Phụ Bì Khang và đẩy lùi được mề đay, mẩn ngứa tái phát. Kết quả này đã khẳng định vai trò và vị thế của sản phẩm trong việc giải quyết triệt để căn bệnh khó chịu này.

Nhớ lại những ngày mới mắc mề đay, chị Lan không hiểu mình bị bệnh gì mà chỉ thấy trên da có từng mảng đỏ nổi rải rác khắp người và rất ngứa. Nhưng không phải ngứa thông thường mà nó hành hạ chị đến nỗi thời gian chị gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác. Đến mức ngứa không thể chịu đựng thêm, chị quyết định đến bệnh viện Da liễu khám và tìm được giải pháp chấm dứt cơn ngứa dai dẳng bấy lâu.

Anh Hùng bị mề đay, mẩn ngứa đã hơn một năm và mua đủ thuốc của Mỹ, Pháp nhưng chỉ được một thời gian là bệnh lại tái phát. Là dân địa phương, mối quan hệ rộng nên anh Hùng không tránh khỏi những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt. Hệ quả là cứ khi nào ăn hải sản hay đi mưa về, khắp người anh bị nổi mề đay, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng giờ đây, anh Hùng đã cải thiện bệnh được 80-90% chỉ nhờ một bí quyết đơn giản mà lâu nay không để ý.

Là một doanh nhân, việc giao tiếp với khách hàng hay đối tác là chuyện thường thấy ở anh Thao. Thế nhưng, cứ mỗi lần như vậy, anh thấy rất phiền toái vì khắp người bị dị ứng, nổi mề đay rất ngứa. Nghĩ đơn giản, nó nổi lên rồi lại lặn nên anh không bận tâm nhưng càng về sau, mề đay xuất hiện ngày một dày đặc, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của anh Thao. May mắn thay, nhờ người vợ chu toàn, vừa sắp xếp được công việc mà vẫn lo toan cho chồng con chu đáo, chị đã giúp anh thoát khỏi căn bệnh mề đay khó chịu đó.

Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát đã cải thiện tình trạng của mình nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.

Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực y học:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thuốc Chống Dị Ứng Zyrtec

Mô tả: Zyrtec® là loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh sốt, dị ứng với phấn hoa, bụi hoặc các chất khác trong không khí. Những triệu chứng này bao gồm:

+ Hắt hơi.

+ Sổ mũi.

+ Ngứa.

+ Đỏ mắt.

+ Ngứa mũi hoặc họng.

Zyrtec® cũng được sử dụng để điều trị ngứa và đỏ do nấm. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thành phần: cetirizin, pseudoephedrin.

Dược lý:

+ Pseudoephedrine hydrochloride một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là một chất làm co mạch dùng theo đường uống tạo ra tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.

+ Cetirizine là thuốc kháng histamin, đối kháng thụ thể H1. Nồng độ đỉnh trong máu ở mức 0,3 mcg/ml sau 30 – 60 phút khi uống 1 liều 10 mg. Nửa đời huyết tương xấp ải 11 giờ. Hấp thu thuốc không thay đổi giữa các cá thể. Độ thanh thải ở thận là 30 ml/phút và nửa đời thải trừ xấp xỉ 9 giờ. Cetirizine liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 93%).

Tác dụng:

+ Cơ chế tác dụng của pseudoephedrine là làm giảm sung huyết thông qua tác động thần kinh giao cảm. Pseudoephedrinecó tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, và là một chất làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrine yếu hơn rất nhiều so với ephedrine về những tác dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu cũng như gây kích thích hệ thần kinh trung ương.

+ Cetirizine là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý. Cetirizine có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1, nhưng hầu như không có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể khác, do vậy hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin. Cetirizine ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

Chỉ định:

+ Pseudoephedrin làm giảm các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và chứng cảm lạnh thông thường bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa và chảy nước mắt.

+ Cetirizine được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi và viêm mũi dị ứng theo mùa ở trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng.

Liều lượng – cách dùng:

Hiện nay pseudoephedrin chủ yếu có trong các thuốc phối hợp điều trị các bệnh tai mũi họng. Nên liều dùng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại thuốc phối hợp.

Cetirizine được dùng đường uống. Mặc dù thức ăn có thể làm giảm nồng độ đỉnh trong máu và kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh, nhưng không ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ thuốc, cho nên có thể uống cùng hoặc ngoài bữa ăn. Viên nén: người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 1 viên 10 mg/ngày hoặc 5 mg x 2 lần/ngày.

Chống chỉ định:

+ Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO.

+ Bệnh nhân glaucome góc hẹp.

+ Bí tiểu

+ Cao huyết áp nặng,

+ Bệnh động mạch vành nặng và cường giáp.

+ Những người có tiền sử dị ứng với cetirizine, với hydroxyzin.

Tác dụng phụ:

+ Tác dụng phụ của pseudoephedrin:

Tác dụng phụ hiếm gặp: gồm lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khát nước, tim nhanh, viêm họng, viêm mũi, mụn nhọt, ngứa ngáy, nổi ban, mày đay, đau khớp, lú lẫn, khàn tiếng, tăng vận động, giảm cảm giác, giảm tình dục, dị cảm, rung rẩy, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết mồ hôi, đau mắt, đau tai, ù tai, bất thường vị giác, kích động, lãnh đạm, trầm cảm, sảng khoái, ác mộng, tăng cảm giác ngon miệng, thay đổi thói quen ở ruột, khó tiêu, ợ hơi, trĩ, lưỡi mất màu, đau lưỡi, nôn mửa, bất thường thoáng qua chức năng gan, mất nước, tăng cân, cao huyết áp, đánh trống ngực, đau nửa đầu, co thắt phế quản, ho, khó thở, chảy máu cam, nghẹt mũi, chảy mũi, kích ứng mũi, mất tiểu, khó tiểu gây đau, tiểu đêm, đa niệu, bí tiểu, suy nhược, đau lưng, co thắt chân, khó ở và chuột rút.

+ Tác dụng phụ của cetirizin:

Thường gặp: hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà, tỷ lệ gây nên phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra thuốc còn gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Ít gặp: chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt. Hiếm gặp: thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan ứ mật, viêm cầu thận.

Tương tác thuốc:

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Zyrtec® bao gồm:

+ Aspirin Low Strength (aspirin).

+ Cymbalta (duloxetine).

+ Fish Oil (omega-3 polyunsaturated fatty acids).

+ Lyrica (pregabalin).

+ Nexium (esomeprazole).

+ ProAir HFA (albuterol);

+ Singulair (montelukast);

Vitamin B12 (cyanocobalamin).

Nguồn: Thuốc kê đơn

Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì? Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả!

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì hiệu quả?

Viêm mũi có thể do dị ứng với thời tiết thay đổi, do môi trường xung quanh ô nhiễm, do tiếp xúc với các dị nguyên, do nhiễm vi khuẩn thậm chí là do dùng thuốc không đúng cách. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường là chảy nước mũi, tắc mũi, ngứa mũi hai bên hay một bên, dịch mũi trong hay vàng đục nếu bị bội nhiễm.

Hiện nay, có một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến như:

Nhóm thuốc chống dị ứng:

Nhóm thuốc này không trực tiếp ngăn sự tạo thành histamine nhưng thuốc có tác dụng hủy từng triệu chứng do histamine, giảm các triệu chứng viêm mũi và chảy nước mũi. Bên cạnh đó còn có tác dụng điều trị dị ứng như nổi mề đay, ho…

Nhóm thuốc co mạch:

Thuốc có tác dụng làm giảm sung huyết mũi, tắc mũi. Sử dụng Xylometazolin dùng cho người lớn hay trẻ em nhưng không quá 3 ngày, thuốc không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Có tác dụng tại chỗ đối với thuốc dưới dạng nhỏ mũi hay khí dung xịt vào mũi làm mũi thông thoáng, nhanh hết ngạt. Người bệnh thường tự ý sử dụng thuốc này và hay dùng thuốc kéo dài. Không nên lạm dụng thuốc sẽ khiến mũi bị nghẹt nhiều hơn và gây tác dụng ngược lại. Tránh dùng thuốc cho người bị tăng huyết áp, viêm mũi mãn tính.

Dùng trong trường hợp viêm mũi do vi khuẩn, virut. Phải có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ mới được sử dụng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Người bệnh cần tuân thủ dùng kháng sinh đủ thời gian và liều lượng.

Các thuốc corticoid:

Thuốc corticoid thường được dùng dưới dạng nhỏ hoặc xịt để điều trị tại chỗ các thể viêm mũi và viêm xoang mạn tính. Có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh, giúp thông mũi, chống ứ tắc xoang. Thuốc dạng viên uống có tác dụng phụ nếu dùng kéo dài. Trường hợp viêm mũi, viêm xoang nặng mới dùng corticoid dạng uống và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Việc dùng thuốc Tây có tác dụng khá nhanh nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi vì nó có khá nhiều tác dụng phụ nên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ mới được sử dụng thuốc. Ngoài ra bên cạnh việc dùng thuốc Tây, người bệnh cần tránh xa các tác nhận gây dị ứng. Các loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng như sau.

Chất histamin là một trong những chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp cho người bệnh ít gặp dị ưng hơn. Các loại thuốc kháng histamin như promethzin hydroclorid, hydroclorid thế hệ 1, brompheniramin melat, hydroclorid thế hệ 2 và fexofenadin, acrivastin, cetirizin loratadin.

Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng

*Bài thuốc 2: Dùng một miếng sáp ong chừng 1 đốt tay đem nhai nát nuốt nước và bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần các triệu trứng bệnh viêm mũi dị ứng sẽ giảm ngay.

*Bài thuốc 3: Lấy tỏi bóc vỏ và ép nước, sau đó đem trộn với mật ong theo tỉ lệ cứ một thìa cafe nước ép tỏi thì hai thìa cafe mật ong. Nhỏ hỗ hợp vào mũi sau khi làm sạch mũi, thực hiện mỗi ngày 3 lần.

*Bài thuốc 4: sử dụng ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 30g cho khoảng 300ml nước đem sắc, đợi đến khi nước cạn còn 1 nửa. Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng này chia 2 uống trong ngày vào sáng và tối.