Top 5 # Thuốc Cảm Cúm Tip Phi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Cúm (Cảm Cúm) Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Tìm hiểu chung

Cúm (cảm cúm) là bệnh gì?

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong. Mùa của dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

Những ai thường mắc phải cúm (cảm cúm)?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:

Trẻ dưới 5 tuổi;

Người trên 65 tuổi;

Phụ nữ mang thai;

Người có hệ miễn dịch yếu;

Người bị béo phì nặng;

Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm (cảm cúm) là gì?

Triệu chứng bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm:

Sốt cao (40°C);

Ớn lạnh;

Ho;

Hắt hơi;

Sổ mũi;

Đau họng;

Đau cơ;

Đau đầu;

Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;

Mắt nhạy cảm với ánh sáng;

Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);

Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng. Uống thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra triệu chứng có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra cúm (cảm cúm) là gì?

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus được phân loại theo loại A, B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất. Bạn sẽ nhiễm virus gây bệnh cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cúm (cảm cúm)?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:

Tuổi tác: cúm theo mùa thường ảnh hưởng đến trẻ em và những người trên 65 tuổi Tuy nhiên, một số chủng virus đặc biệt, chẳng hạn như đại dịch cúm H1N1 năm 2009, lại phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.

Nghề nghiệp: nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc gần với người bị nhiễm cúm

Điều kiện sống: những người sống chung với nhiều cư dân khác, như nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều khả năng phát triển bệnh cúm

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: các phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể làm bạn dễ dàng nhiễm cúm và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng.

Bệnh mãn tính: các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm

Mang thai: phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị biến chứng của bệnh cúm, đặc biệt là trong 6 tháng cuối của thai kỳ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước là có thể khỏi bệnh. Bạn có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin. Ngoài ra bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán nóng có thể làm giảm đau cơ. Máy phun sương có thể làm giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bác sĩ chỉ cần dựa trên triệu chứng để chẩn đoán, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Vào các thời điểm khác của năm, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị biến chứng viêm phổi không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm (cảm cúm)?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

Tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm;

Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày) để làm loãng đờm nhày từ phổi;

Ngưng hút thuốc để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng;

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tiếp tục nghỉ ngơi 2-3 ngày sau khi khỏi bệnh;

Rửa tay thường xuyên, kể cả người chăm sóc. Vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong;

Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ;

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau và chảy dịch mủ từ tai hoặc mũi.

Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong mùa đông khi thời tiết lạnh khô. Bệnh cảm cúm dễ lây lan, gây ra triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm cúm uống thuốc gì, cần lưu ý gì là những băn khoăn phổ biến của nhiều người khi bị bệnh.

Bệnh cảm cúm là gì?

Nguyên nhân gây cảm cúm

Cảm cúm là 1 trong những bệnh lý lây truyền qua hô hấp. Bệnh do vi rút cúm gây nên và thường xuất hiện vào mùa đông. 2 chủng vi rút cúm gây bệnh chủ yếu là cúm A và cúm B. Vi rút cúm có sự biến đổi liên tục với các chủng mới. Thông thường vi rút cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút cúm sau đó không rửa tay và chạm vào mũi, miệng…cũng có thể bị vi rút xâm nhập và gây bệnh.

Cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Những người có nguy cơ mắc cúm

Bệnh cúm rất dễ lây lan và ai cũng có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên người già trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.

Bên cạnh đó thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi rút cúm phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra nếu sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá… cũng có nguy cơ mắc cúm cao hơn.

Nhận biết triệu chứng cảm cúm

Khi bị nhiễm vi rút cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện đột ngột sau từ 1 – 3 ngày. Việc nhận biết cảm cúm rất quan trọng giúp điều trị bệnh kịp thời đúng cách.

– Đau cơ, ớn lạnh: Khi bị nhiễm vi rút cúm bạn sẽ cảm thấy đau nhức các cơ và có cảm giác ớn lạnh. Tình trạng đau nhức xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt là đầu và chân.

– Đau họng: Vi rút cúm cũng gây ra cảm giác đau rát họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kích thích trong cổ họng.

– Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu nhận biết cảm cúm.

– Ho: Khi bị cúm người bệnh thường bị ho khan sau có thể chuyển sang ho có đờm

– Rối loạn tiêu hóa: Vi rút cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy…

– Mệt mỏi: Khi bị cúm bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Cảm cúm có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm do cúm cần chú ý bao gồm:

– Đau tức ngực, khó thở

– Da và môi xanh tím

– Sốt cao liên tục

– Li bì, choáng váng

– Ho dữ dội, trong đờm có thể lẫn máu…

Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm vi rút

Cảm cúm uống thuốc gì?

Cảm cúm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Thông thường những người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy bác sĩ thường chỉ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh như:

Thuốc hạ sốt

Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ giúp hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ… do vi rút cúm gây nên.

Thuốc làm giảm tình trạng ngạt mũi

Khi bị cảm cúm, cảm giác ngạt mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Việc sử giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Thuốc sẽ có tác dụng làm loãng các chất nhầy giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi có thể ở dạng viên uống hoặc dạng xịt.

Việc sử dụng thuốc cảm cúm cần theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc giảm ho

Ho do cúm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt tình trạng ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Thuốc giảm ho sẽ giúp ức chế bớt phản xạ ho. Đây cũng là thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.

Thuốc làm long đờm

Đây là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, dịch giúp và giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. thuốc long đờm cũng được chỉ định trong điều trị cảm cúm.

Thuốc kháng histamin

Mục đích chỉ định loại thuốc này cho người bị cảm cúm là giảm tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nhưng việc tự ý dùng thuốc cũng gây ra những nguy hiểm. Do vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc Cảm Cúm Cảm Xuyên Hương Yên Bái

Cảm xuyên hương là thuốc đông dược điều trị các chứng cảm do công ty dược phẩm Yên Bái sản xuất. Trong một rừng thuốc điều trị cảm, cảm cúm hiện nay trên thị trường dược phẩm, Cảm xuyên hương được đánh giá là có tính độc đáo khi là một trong số ít thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Bản thân các thuốc dược liệu trong xu thế chung, dễ tạo cảm tình với người dùng. Đồng thời, cảm xuyên hương có tính truyền thống khi có mặt lâu đời tại Việt Nam. Vì vậy nhãn hàng cảm xuyên hương hiện nay vẫn là nhãn hàng ăn khách ở khía cạnh doanh số.

1. Quy cách đóng gói, dạng bào chế

Cảm xuyên hương hiện tại có 2 dạng bào chế là dạng viên nang dành cho người lớn và dạng siro thảo dược dành cho trẻ em

2. Giá bán thuốc cảm xuyên hương

Cảm xuyên hương viên nang có giá bán 8000 đồng / vỉ tại thời điểm hiện tại

Cảm xuyên hương siro có giá bán 26000 đồng / lọ tại thời điểm hiện tại.

3. Thành phần

Thành phần chính trong thuốc cảm cúm cảm xuyên hương dạng viên gồm có: Xuyên khung, Bạch chỉ, Hương phụ, Quế chi, Sinh khương, Cam thảo bắc.

Cảm xuyên hương siro gồm có: Cát cánh, kinh giới, tử uyển, bách bộ, xuyên khung, hương phụ, cam thảo, trần bì, đường kính, acid benzoic, nước vđ 60 ml

Cảm xuyên hương dạng viên

Điều trị các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh

Cảm xuyên hương siro

Điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều.

5. Liều dùng, cách dùng

Cảm xuyên hương viên nang

Cảm xuyên hương siro

Ngày uống 2- 3 lần

Trẻ sơ sinh- dưới 3 tuổi: 5 ml mỗi lần. Trẻ 3- 7 tuổi uống 7,5 ml mỗi lần. Trẻ 7- 12 tuổi uống 10 ml mỗi lần. Trẻ trên 12 tuổi uống 15 ml mỗi lần.

6 Chống chỉ định

Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Phụ nữ đang mang thai: Rất nhiều người có quan niệm thuốc đông dược, thuốc nguồn gốc từ dược liệu như cảm xuyên hương là an toàn và dùng được cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên thực tế là thuốc cảm xuyên hương không dùng được cho phụ nữ có thai (Phụ nữ đang cho con bú thì có thể dùng được. Cảm xuyên hương không chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú).

Thuốc Cảm Cúm Traflu Ngày Đêm

Thuốc cảm cúm Traflu ngày- đêm là sản phẩm mới của hãng dược phẩm Traphaco góp phần làm phong phú thêm dòng thuốc điều trị cảm cúm ở Việt Nam hiện tại. Cũng vẫn với những hoạt chất điều trị đau đầu, ho, cảm cúm truyền thống nhưng với quy cách đóng gói khá mới cùng với sự chia liều linh hoạt cho ngày- đêm, viên cảm cúm Traflu được đánh giá là có nhiều ưu điểm.

1. Ưu điểm của thuốc cảm cúm Traflu ngày- đêm

Nhà sản xuất là Traphaco, là công ty dược phẩm có thương hiệu hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm phổ biến như Hoạt huyết dưỡng não Traphaco, thuốc ho methorphan, Boganic, Levigatus,….Vì vậy Traflu dễ gây thiện cảm với bác sỹ, dược sỹ, nhà phân phối và dễ được khách hàng chấp nhận.

Công thức được đánh giá là khá đầy đủ để điều trị các triệu chứng của cảm cúm khi có sự phối hợp của một thuốc giảm đau hạ sốt, một thuốc kháng histamin, một thuốc giảm ho, một thuốc ức chế co mạch làm giảm nghẹt mũi. Traflu ban ngày không gây buồn ngủ. Traflu ban đêm hiệu quả hơn trong điều trị các triệu chứng cảm cúm và giúp người bệnh dễ ngủ.

Quy cách đóng gói chu đáo khi có sự phân biệt hai loại thuốc dùng ban ngày- ban đêm bằng cách sử dụng hai màu trắng- đen đối lập.

Giá thành hợp lý.

2. Quy cách đóng gói, dạng bào chế của viên cảm cúm Traflu

Quy cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x 6 viên (4 viên màu trắng, 2 viên màu đen)

Dạng bào chế

3. Giá bán thuốc cảm cúm Traflu

Traflu có giá bán 6000 đồng/ vỉ

4. Thành phần

Traflu màu trắng chứa: Paracetamol, phenylephedrin, dextromethorphan

Traflu màu đen có thành phần như traflu màu trắng nhưng có thêm thành phần chlorpheniramin maleat

5. Chỉ định của viên cảm cúm Traflu

Giảm các triệu chứng cảm cúm

6. Cách dùng, liều dùng thuốc cảm cúm Traflu

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Trẻ em từ 6- 12 tuổi

Ban ngày uống 1/2- 1 viên màu trắng/ lần x 2 lần/ ngày

Ban đêm uống 1/2- 1 viên màu đen trước khi đi ngủ

Không nên sử dụng Traflu cho trẻ em dưới 6 tuổi

7. Chống chỉ định

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tăng huyết áp nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành nặng, nhịp nhanh thất

Đang dùng thuốc ức chế MAO