Top 5 # Meropenem Thuốc Nhóm Kháng Sinh Não Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Những Điều Cần Biết Về Thuốc Kháng Sinh Meronem (Meropenem)

Thành phần hoạt chất: meropenem. Tên thành phần tương tự: Alpenam; Aresonem; Canem; Cbipenem; Efnem; Emerop; Faromen; Gompenem; Inpinem; Kilnem; Klopenem; Laboya; Lironem; Maxpenem; Medozopen; Medozopen; Mefecid; Meremed;

1. Thuốc Meronem (meropenem) là thuốc gì?

Thuốc Meronem có chứa hoạt chất meropenem. Đây là một kháng sinh hoạt động bằng cách thấm qua thành tế bào của hầu hết các vi khuẩn gram âm và gram dương. Từ đó, thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn.

Viêm phế quản – phổi ở bệnh nhân xơ nang

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng

Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng

Viêm phổi (viêm phổi cộng đồng hoặc mắc phải tại bệnh viện)

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng HOẶC nhiễm khuẩn trong và sau cuộc đẻ

Viêm màng não nhiễm khuẩn cấp tính hoặc các trường hợp bệnh nhân sốt do giảm bạch cầu

Quá mẫn với meropenem hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Dị ứng với các loại kháng sinh khác như penicillin, cephalosporin hoặc carbapenem vì có thể dị ứng với meropenem.

Cách pha thuốc tiêm tĩnh mạch: hòa tan 500 mg hoặc 1 g meropenem với 10 hoặc 20 ml nước cất pha tiêm để tạo dung dịch có nồng độ khoảng 50 mg/ml và tiêm chậm trong 3 – 5 phút.

Trường hợp truyền tĩnh mạch: hòa tan meropenem trong dung môi tương thích và truyền trong khoảng 15 – 30 phút.

Trẻ ≥ 50 kg dùng liều như người lớn.

Bạn cần lưu ý, liều chỉ mang tính chất tham khảo vì tùy từng đối tượng, độ tuổi, cân nặng cũng như tình trạng bệnh lí mà liều lượng dùng trên mỗi đối tượng là khác nhau. Do đó, điều trị như liều mà bác sĩ đã tư vấn rõ ràng.

Gây tình trạng co giật

Phù Quincke, phản ứng phản vệ

Viêm đại tràng do dùng kháng sinh

Nhiễm nấm Candida ở miệng và âm đạo

Tăng men gan, tăng ure và creatinin máu

Táo bón, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đau bụng

Tại chỗ tiêm gây kích ứng viêm, đau; nghiêm trọng hơn thì gây viêm tĩnh mạch huyết khối

Máu và hệ bạch huyết: tăng tiểu cầu. Trường hợp nặng hơn có thể làm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

Mẩn, ngứa, nổi mày đay. Nghiêm trọng hơn gây ra ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell

Probenecid

Acid valproic

Aminoglycosid

Thuốc chống đông máu dùng đường uống (Meropenem có thể làm tăng tác dụng chống đông của warfarin khi dùng đồng thời. Do đó, cần thận trọng khi dùng)

Cần theo dõi chức năng gan định kỳ khi sử dụng meropenem.

Đối với bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin Clcr ≤ 50 ml/ phút) thì giảm liều.

Sử dụng meropenem có thể gây dương tính giả khi làm test Coomb trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân quá mẫn với kháng sinh nhóm beta-lactam ( penicilin, cephalosporin). Nguyên nhân là có thể tăng nguy cơ xảy ra sốc phản vệ gây đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân đã từng dị ứng với nhiều dị nguyên khác nhau trước đây cũng tăng nguy cơ bị phản ứng quá mẫn gây đe dọa tính mạng.

Co giật và các phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương khi sử dụng meropenem, nguy cơ tăng lên ở những bệnh nhân sẵn có bệnh ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc bị viêm màng não do vi khuẩn, và/hoặc suy chức năng thận. Cần giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc.

Hiện chưa có bằng chứng chỉ ra meropenem làm giảm khả năng sinh sản hoặc gây hại với trên động vật mang thai. Cũng như chưa có các nghiên cứu cho thấy mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai.

Bạn cần cân nhắc kỹ, thấy lợi ích vượt trội nguy cơ mới quyết định sử dụng thuốc đối với đối tượng này hay không.

Vẫn chưa rõ liệu thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không.

Do đó, nên tránh sử dụng meropenem cho phụ nữ nuôi con bú.

Bạn có thể cần điều trị triệu chứng khi quá liều meropenem. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, meropenem sẽ nhanh chóng thải trừ qua thận. Ngoài ra, thẩm tách máu giúp thải trừ meropenem và các chất chuyển hóa của thuốc.

Bảo quản thuốc tiêm ở nhiệt độ phòng 15 – 25 ºC

Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Dung dịch thuốc sau khi hoàn nguyên có nồng độ 50 mg/ml (hòa tan bằng nước cất): có thể ổn định trong khoảng 2 giờ ở nhiệt độ phòng (15 – 25 ºC) hoặc khoảng 12 giờ khi bảo quản lạnh (4 ºC).

+ + Dung dịch thuốc được pha loãng để truyền tĩnh mạch, nồng độ 1 – 20 mg/ml: Pha trong dung dịch NaCl 0,9%: sẽ ổn định trong 4 giờ ở 15 – 25 ºC hoặc trong 24 giờ ở 4 ºC. Pha trong glucose 5%: sẽ ổn định trong 1 giờ ở 15 – 25 ºC hoặc trong 4 giờ khi bảo quản ở 4 ºC.

Thuốc tiêm Meronem là biệt dược chứa meropenem được dùng trong các trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn có biến chứng ở ổ bụng hoặc đường tiết niệu… Tuy nhiên, thuốc dùng bằng đường tiêm, do đó nên theo dõi thật kĩ tình trạng của cơ thể khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tác dụng phụ kể trên. Trường hợp tình trạng trở nên nghiêm trọng hãy gọi ngay cho bác sĩ/y tá để được cấp cứu kịp thời.

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: Những điều cần biết về thuốc kháng sinh Meronem (meropenem)

Thiamphenicol (Thuốc Kháng Sinh Nhóm Phenicol)

Thiamphenicol

Thiophénicol ® (Sanofi Wintheop) Dưới dạng acetylcysteinat: Fluimucil Antibiotic ® (Zambon).

Tính chất; kháng sinh thuộc nhóm phenicol có hoạt phổ rộng và hiệu quả trong nhiều nhiễm khuẩn. Thiamphenicol là một dẫn chất của chloramphenicol được biết là loại có độc tính lên tạo huyết. Mặc dù không có trường hợp suy tuỷ chậm không phục hồi và chết người nào được cho là do thiamphenicol, tuy vậy, không nên dùng thuốc này khi có thể dùng thuốc khác ít độc hơn.

Phổ kháng khuẩn

Các chủng nhạy cảm: Haemophylus influenza, màng não cầu, lậu cầu, Salmonella, Brucella, Bordetella pertussis, vi khuẩn kỵ khí, Bacillus fragilis và các cầu khuẩn gram dương.

Với nồng độ cao, thuốc này có tác dụng với tụ cầu, trực khuẩn đường ruột, Klebsiella pneumonia, Proteus mirabillis, Shigella và phẩy khuẩn tả, cũng như với các Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma, Legionella, Rickettsiae, Listeria monocytogenes, xoắn khuẩn.

Các chủng đề kháng: Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, Providencia, Proteus rettgeri, Mycobacteria, Serratia marescens.

Chỉ định: (khi không dùng được thuốc khác ít độc hơn):

Nhiễm trùng máu bùng phát do não mô cầu hay ban xuất huyết kịch phát khi cấp cứu, bị dị ứng với penicillin (đường tĩnh mạch hay tiêm bắp).

Viêm màng não do não mô cầu hay phế cầu khuẩn khi bị dị ứng với penicillin.

Nhiễm khuẩn do Haemophylus influenzae, nhất là khu trú ở thần kinh não.

Nhiễm khuẩn do liên cầu kỵ khí, nhất là loại ở thần kinh não.

Viêm niệu quản do lậu cầu hay không do lậu cầu với các chủng đa kháng thuốc.

Thương hàn và phó thương hàn

do các chủng đề kháng với aminopenicillin: thiamphenicol

không được chỉ định thường quy cho người lành mang bệnh.

Bệnh lý phổi phế quản do các chủng đa kháng thuốc.

Viêm túi mật cấp.

Bệnh do Rickettsia, bệnh sốt vẹt khi dị ứng với tetracyclin.

Bệnh do Shigella.

Bệnh do Listeria.

Bệnh do Brucella khu trú ở xương.

Các chỉ định khác dựa trên kháng sinh đồ.

Người lớn: theo đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch hay dưới da:1- 3 g/ngày chia 3-4 lần.

Trẻ em trên 6 tháng tuổi: theo đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch hay dưới da: 30 – 100 mg/kg/ngày.

Người cao tuổi: lg/ngày.

Điều trị khẩn cấp khi mới nhiễm lậu cầu chưa biến chứng ở đàn ông: uống liều duy nhất 2,5g.

Nhiễm lậu cầu thể khác: uống ngày đầu 2,5g rồi 2g/ngày trong bốn ngày tiếp sau.

Điều trị cấp cứu ban xuất huyết kịch phát (tình trạng não mô cầu huyết); 50mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt.

Theo dõi về huyết học: trước đợt điều trị và hàng tuần: huyết đồ toàn phần, kể cả đếm hồng cầu lưới, nhất là với liều cao. Sự xuất hiện giảm hồng cầu luối hay thiếu máu, giảm bạch cầu hay thiếu tiểu cầu đòi hỏi ngừng điều trị ngay. Tần số và mức độ của các rối loạn vế huyết học tăng lên ở người có tuổi và người suy thận.

Giảm liều khi bị suy gan hay thận: 0,5g cách quãng 12h nếu độ thanh thải creatinin ở khoảng 60 – 30 ml/phút hay 0,5g cách quãng 24h nếu độ thanh thải trong khoảng 30 – 10 ml/phút.

Tránh uống rượu.

Chống chỉ định

Đã có tai biến hay dị ứng, ngộ độc trước đó với thuốc này hay với chloramphenicol.

Tiền sử suy tuỷ (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu).

Khi có thai (thuốc thấm chuyển qua nhau thai).

Khi cho con bú (thuốc đi vào sữa mẹ).

Trẻ sơ sinh, đẻ non, nhũ nhi dưới 6 tháng.

Suy thận.

Thiếu men glucose – 6- phosphat dehydrogenase (nguy cơ bị cơn kịch phát tan huyết).

Tác dụng phụ

ức chế tạm thời tuỷ xương: nhận thấy tác dụng này với liều cao trong 1-2 tuần: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; Biến đổi trên tuỷ đồ; nguy cơ này tăng lên ở người bệnh đã chữa bằng chloramphenicol tại chỗ (thuốc nhỏ mắt).

Hiếm gặp là nổi ban da và phù Quincke.

Làm nặng lên các triệu chứng lúc bắt đầu điều trị thương hàn và phó thương hàn (kê đơn các liều khởi đầu thấp).

ức chế hệ vi khuẩn chí ở ruột, dẫn đến thiếu vitamin K: viêm đại tràng sau dùng kháng sinh.

Viêm thần kinh thị giác (khi điều trị kéo dài).

Tương tác: với các thuốc uống chống đông máu, chống tiểu đường, các cyclophosphamid và phenytoin (thiamphenicol làm tăng độc tính của các thuốc này bằng ức chế các men tiểu thể của gan); với penicillin và lincomycin (tác dụng đối vận nên cần tránh phối hợp); với methotrexat (độc tính của thiamphenicol tăng lên); với barbituric (làm giảm nồng độ thiamphenicol trong huyết tương); với đồng sulfat trong các phản ứng tìm glucose niệu (phản ứng dương tính giả).

Phenoxymethyl Penicilin Thuốc Kháng Sinh Nhóm Beta

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết PHENOXYMETHYL PENICILIN thuốc Kháng sinh nhóm beta – lactam là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc PHENOXYMETHYL PENICILIN. Phenoxymethyl penicilin là một penicilin bền vững với acid dịch vị nên được dùng đường uống. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng tương tự như benzylpenicilin. Penicilin V có tác dụng tốt trên các cầu khuẩn Gram dương thường gặp như các liên cầu tan huyết nhóm beta, các liên cầu v iridans và phế cầu.

Tên chung quốc tế: Phenoxymethyl penicillin.

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm beta – lactam.

Viên nén 125 mg, 250 mg, 500 mg có chứa penicilin V kali (tức phenoxymethyl penicilin kali) tương đương với 200.000, 400.000, 800.000 đơn vị penicilin V. Có loại viên nén chứa 1.000.000 đơn vị. Các tá dược thường gặp như natri carboxymethyl cellulose, magnesi stearat và acid stearic, lactose, tinh bột.

Bột 125 mg, 250 mg để pha thành dung dịch uống có chứa penicilin V kali tương đương với 200 000 đơn vị hoặc 400.000 đơn vị/5 ml. Thành phần không hoạt tính thường được dùng bao gồm: Acid citric, natri

saccharin, natri benzoat, natri citrat, natri propionat và sacarose.

Phenoxymethyl penicilin 250 mg tương đương với 400.000 đơn vị penicilin.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Phenoxymethyl penicilin (penicilin V) là một penicilin bền vững với acid dịch vị nên được dùng đường uống. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng tương tự như benzylpenicilin. Penicilin V có tác dụng tốt trên các cầu khuẩn Gram dương thường gặp như các liên cầu tan huyết nhóm beta, các liên cầu v iridans và phế cầu. Thuốc cũng có tác dụng với Staphylococcus (ngoại trừ chủng sinh penicilinase). Nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) thường trong khoảng 0,01 – 0,1 mg/lít. Penicilin V được coi là thuốc lựa chọn đầu tiên cho hầu hết các nhiễm khuẩn đường hô hấp, da hoặc mô mềm.

Tuy nhiên, tác dụng với Haemophilus influenzae là một vấn đề, do phần lớn các chủng đều sinh beta – lactamase, nên có khả năng kháng thuốc hoàn toàn. Với các chủng Haemophilus influenzae không sinh beta – lactamase, MIC thường khoảng 2,5 mg/lít. Theo phác đồ điều trị liều cao, 2 lần/ ngày, thuốc có thể đạt nồng độ ở các mô và máu cao hơn mức nói trên. Vấn đề kháng thuốc qua nhiễm sắc thể là một mối đe dọa khác khi xem xét về Haemophilus influenzae, và điều đó cũng làm giảm tác dụng của phenoxymethylpenicilin.

Với nhiễm khuẩn do Staphylococcus sinh penicilinase, nên chọn một penicilin bền với penicilinase để điều trị.

Những trường hợp có biến chứng toàn thân sau nhiễm khuẩn đường hô hấp, như sau viêm xoang, viêm tai, hoặc viêm màng não thì không điều trị bằng penicilin V.

Thuốc ít có tác dụng trên một số vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn Gram âm.

Phenoxymethyl penicilin không bị mất tác dụng bởi acid dịch vị và được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn benzylpenicilin sau khi uống. Thuốc được hấp thu nhanh, khoảng 60% liều uống. Dạng muối calci và muối kali được hấp thu tốt hơn dạng acid. Nồng độ đỉnh huyết tương khoảng 3 – 5 microgam/ml đạt được trong 30 – 60 phút sau khi uống liều 500 mg (800 000 đơn vị). Sự hấp thu của thuốc bị giảm khi dùng cùng thức ăn hoặc sau bữa ăn.

Nửa đời huyết tương khoảng 30 – 60 phút và có thể tăng lên 4 giờ trong trường hợp suy thận nặng. Khoảng 80% thuốc liên kết với protein. Phenoxymethyl penicilin được chuyển hóa và bài tiết nhanh qua nước tiểu chủ yếu bằng bài tiết ở ống thận. Thuốc được chuyển hóa ở gan, một trong các chất chuyển hóa đã được xác định là acid peniciloic. Thuốc được bài tiết nhanh qua nước tiểu cả ở dạng không đổi và dạng chuyển hóa. Chỉ một lượng nhỏ bài tiết qua đường mật.

Phenoxymethyl penicilin được dùng tương tự như benzylpenicilin trong điều trị hoặc phòng các nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là Streptococcus, nhưng chỉ dùng trong điều trị những nhiễm khuẩn nhẹ hoặc trung bình.

Hiện nay, penicilin V được chỉ định trong những nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình như:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng – amidan, viêm tai giữa.

Nhiễm khuẩn ở miệng, họng.

Viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcus.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Phòng thấp khớp cấp tái phát.

Ðiều trị cần dựa trên kết quả thử kháng sinh đồ và đáp ứng lâm sàng.

Có tiền sử quá mẫn với penicilin.

Có dị ứng chéo với các cephalosporin. Trường hợp đã biết có dị ứng với cephalosporin thì không dùng penicilin. Tuy nhiên, nếu có dị ứng với penicilin, thường có thể dùng cephalosporin thay thế.

Nên thận trọng khi dùng penicilin V cho những người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc hen.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng (như viêm phổi nặng) không thể điều trị bằng penicilin V.

Không thấy có nguy cơ gây hại cho người mang thai.

Penicilin V có tiết vào sữa mẹ, mặc dù không gây hại nhưng có thể gây phản ứng dị ứng cho trẻ bú mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Xấp xỉ 5% số người bệnh đã điều trị có gặp phản ứng phụ. Hay gặp nhất là cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa. Phenoxymethyl penicilin có ưu điểm không gây ra phản ứng nổi ban trên da như thường gặp với

amoxicilin.

Ðường tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.

Da: Ngoại ban.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.

Da: Nổi mày đay.

Toàn thân: Sốc phản vệ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng thuốc nếu người bệnh bị ỉa chảy hoặc có phản ứng dị ứng.

Ðiều trị viêm phổi do Pneumococcus, viêm amidan, viêm họng bởi Streptococcus nhóm A hoặc những nhiễm khuẩn khác do Streptococcus tan huyết nhóm beta:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 250 – 500 mg, 6 – 8 giờ một lần.

Trẻ em dưới 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần.

Viêm tai giữa: 25 mg/kg/lần, 2 – 3 lần/ngày. Thời gian điều trị thường là 10 ngày.

Liều điều chỉnh cho người suy thận nặng:

Ðộ thanh thải creatinin trên 10 ml/phút: 250 – 500 mg, 6 giờ một lần.

Ðộ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút: 250 mg, 6 giờ một lần.

Ðể phòng thấp khớp cấp tái phát, có thể dùng liều 250 mg, 2 lần/ngày.

Nên uống thuốc 30 phút trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Trường hợp nhiễm H. influenzae (giống như điều trị viêm tai ở trẻ em nói chung): Penicilin V 50 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 2 lần. Ðiều trị ít nhất 10 ngày.

Nếu không khỏi, cho amoxicilin và acid clavulanic hoặc một cephalosporin dạng uống hoặc trimethoprim+ sulfamethoxazol. Các kháng sinh nhóm macrolid không được chỉ định trong trường hợp điều trị bằng penicilin không hiệu quả.

Hấp thu của penicilin V bị giảm bởi chất gôm nhựa.

Neomycin dạng uống có thể làm giảm hấp thu của penicilin V tới 50%. Có thể do neomycin gây hội chứng giảm hấp thu có hồi phục.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (20 – 35 o C).

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc PHENOXYMETHYL PENICILIN thuốc Kháng sinh nhóm beta – lactam

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết PHENOXYMETHYL PENICILIN thuốc Kháng sinh nhóm beta – lactam chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn https://www.medicines.org.uk/emc/product/2994/smpc , cập nhật ngày 23/05/2020.

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Phenoxymethylpenicillin , cập nhật ngày 23/05/2020.

Nguồn https://www.drugbank.ca/drugs/DB00417 , cập nhật ngày 23/05/2020.

Hiểu Về Thuốc Kháng Sinh Và Các Nhóm Thuốc Kháng Sinh Thường Dùng

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

Thuốc kháng sinh là gì?

Các loại thuốc kháng sinh

Kháng sinh là những thuốc được sản xuất từ các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, Actinomycetes,… có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật khác. Ngày nay, kháng sinh còn được sản xuất từ các chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp hóa học như sulfonamid và quinolon.

Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Các loại kháng sinh hiện nay rất phong phú, đa dạng để dễ dàng cho việc nhận biết và sử dụng các nhà khoa học phân loại chúng thành các nhóm sắp xếp theo cấu trúc hóa học. Có tất cả 9 nhóm kháng sinh bao gồm:

Beta-lactam

Aminoglycosid

Macrolid

Lincosamid

Phenicol

Tetracyclin

Peptid

Quinolon

Các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid, Oxazolidinon, 5-nitroimidazol 1].

Phân loại kháng sinh theo phổ tác dụng

Kháng sinh có phổ tác dụng rộng: bao gồm những kháng sinh có khả năng tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn cả vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương. Các nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng:

Nhóm cephalosporin: Có hoạt phổ rộng, không bị penicilinase phân huỷ, được chia thành 3 (đến nay là 4) thế hệ.

Nhóm tetracyclin

Nhóm phenicol

Nhóm aminoglycosid: Streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin, tobramycin, amikacin …

Nhóm sulfamid và trimethoprim

Kháng sinh có phổ tác dụng hẹp: là những kháng sinh có tác dụng chọn lọc trên một số vi khuẩn nhất định.

Nhóm macrolid: có tác dụng trên vi khuẩn Gram – dương và một số trực khuẩn Gram – âm, như erythromycin, spiramycin…

Nhóm polymyxin hoặc acid nalidixic: Chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram – âm

Các dẫn xuất của acid isonicotinic: INH (Rimifon) chỉ có tác dụng trên vi khuẩn lao.

Nhóm penicilin: Tác động lên vi khuẩn Gram – dương, bị penicilinase phân huỷ, như penicilin G, penicilin V…

Nhóm methicilin (còn gọi là penicilin chống tụ cầu): Tác động lên vi khuẩn Gram – dương, không bị penicilinase phân huỷ, như cloxacilin,… [2].

Phân loại kháng sinh theo phương thức tác dụng

Kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn (ức chế – bacteriostatic): những kháng sinh này có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhưng chưa đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, để giết chết được vi khuẩn các kháng sinh này cần có sự hỗ trợ của hệ thống miễn dịch của cơ thể như đại thực bào, kháng thể… Một số kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn: acid fusidic, acid nalidixic, tetracyclin, trimethoprim,…

Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn: là những kháng sinh có tác dụng gây rối loạn không phục hồi chức năng của tế bào vi khuẩn và khiến chúng suy kiệt đến chết. Ngoài ra một số kháng sinh diệt khuẩn còn hoạt động bằng cơ chế phá hủy chức năng thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn hoặc ức chế sự tổng hợp vách của các vi khuẩn. Một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn phổ biến: polymyxin, aminoglycosid, vancomycin,…[2]

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Sau khi vào cơ thể, kháng sinh đi tới đích tác dụng và phát huy tác dụng theo 3 cơ chế chính:

ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: những kháng sinh này sẽ ức chế sự tạo thành vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn sinh ra sẽ không có vách do đó dễ bị tiêu diệt, ví dụ kháng sinh nhóm bêta-lactam, vancomycin.

Ức chế sinh tổng hợp protein: những protein này sẽ tác động vào ribosom 70S của vi khuẩn và ức chế sự hình thành của các phân tử protein hoặc làm các protein mất đi hoạt tính sinh học.

Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: kháng sinh vào cơ thể sẽ ngăn chặn sự sao chép của ADN vi khuẩn hoặc ngăn chặn sinh tổng hợp ARN khiến vi khuẩn không nhân lên được và bị tiêu diệt dần dần.

Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hoá cần thiết cho tế bào: có một số kháng sinh co khả năng ức chế quá trình chuyển hoá tạo acid folic – một coenzym cần cho việc tổng hợp một số acid amin và các purin, pyrimidin cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn.

Nguyên tắc dùng kháng sinh hợp lý

Cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh

Dùng kháng sinh để đạt được tác dụng điều trị bệnh cần tuân theo nguyên tắc:

Nguyên tắc sử dùng kháng sinh

Lựa chọn Kháng sinh hợp lý: đúng Kháng sinh dựa trên phổ tác dụng, tính chất dược động học, vị trí nhiễm khuẩn, tình trạng nhiễm khuẩn và cơ địa bệnh nhân.

Sử dụng kháng sinh đúng cách, đủ liều, đủ thời gian (mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác, thể trạng ; phải dùng ngay liều điều trị, không tăng dần hay giảm dần liều, không ngắt quãng gây kháng thuốc). Thời gian sử dụng tối thiểu từ 5 – 7 ngày, có thể dài hơn tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.

Phối hợp Kháng sinh hợp lý: mục đích nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều trị, giảm kháng thuốc. Tránh phối hợp kháng sinh gây tác dụng đối kháng, làm giảm hoạt lực của kháng sinh.

Dự phòng kháng sinh hợp lý: chỉ dùng trong dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật, đặc biệt là dự phòng nhiễm tụ cầu do nếu lạm dụng kháng sinh trong công tác dự phòng dễ gây hiện tượng kháng thuốc.

Điều chỉnh liều phù hợp: tùy từng cơ địa mà khả năng hấp thu kháng sinh cũng như phát huy hoạt lực kháng sinh lại khác nhau. Việc điều chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân cần dựa trên lâm sàng thực tế và theo chỉ định bác sĩ.

Hậu quả khi lạm dụng và dùng kháng sinh sai cách

Tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể: bên trong cơ thể ngoài sự có mặt của vi khuẩn có hại thì còn có những vi khuẩn có lợi. Kháng sinh không có khả năng phân biệt để tiêu diệt riêng biệt loại vi khuẩn có hại vì vậy khi lạm dụng kháng sinh khiến lượng vi khuẩn có lợi bị giảm đi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm đặc biệt các bệnh đường tiêu hóa.

Lạm dụng kháng sinh gây tổn thương gan: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng kháng sinh rất hại cho các mô gan, chúng khiến các chỉ số men gan bao gồm AST và ALT tăng vọt. Chẳng hạn, Azithromycin là một kháng sinh được sử dụng tương đối phổ biến nhưng lại tổn thương gan rất nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.

Gia tăng nguy cơ ung thư: Nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học người Phần Lan cho thấy rằng sử dụng kháng sinh kéo dài gây tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với nhóm không dùng kháng sinh, cả nam giới lẫn phụ nữ.

Tăng nguy cơ kháng thuốc, góp phần tạo ra loại vi khuẩn đa kháng: lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng cách, không đúng liều không những không tiêu diệt được triệt để chúng mà còn khiến chúng được tiếp xúc với kháng sinh, học cách tác dụng của kháng sinh và biến đổi để chống lại sự tấn công của kháng sinh. Hiện nay đã xuất hiện loại vi khuẩn đa kháng mà không có bất kì loại kháng sinh nào có thể chữa trị được.

Làm giảm sức đề kháng của cơ thể: việc lạm dụng kháng sinh khiến hệ miễn dịch của cơ thể lười biếng, phụ thuộc kháng sinh bên ngoài. Hơn thế nữa, kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi đường ruột, khiến vi khuẩn có hại đường ruột phát triển, tấn công tổn thương niêm mạc ruột. Mà có đến 70% lượng kháng thể được sinh ra tại đường ruột. Vì vậy, việc lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lời khuyên sử dụng kháng sinh hợp lý

Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh

Việc xuất hiện liên tục những vi khuẩn đa kháng chính là nỗi đau đầu của nên y tế toàn cầu hiện nay. Các chuyên gia y tế và các nhà khoa học khuyên rằng để tránh hiện tượng kháng thuốc nói riêng và các tác hại của kháng sinh nói chung người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thay thế bằng những loại kháng sinh tự nhiên từ thảo dược với các trường hợp cảm cúm thông thường. Một số loại thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt có thể tham khảo là: húng chanh, mật ong, tỏi, cỏ xạ hương,…

Bạn có thể gọi tới số 18000055 để được dược sĩ có chuyên môn của chúng tôi tư vấn miễn phí về cách sử dụng kháng sinh hợp lý.

*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh