Top 4 # Có Nên Cho Trẻ Em Uống Thuốc Bắc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Visuantoancuaban.com

Có Nên Sử Dụng Thuốc Ngủ Cho Trẻ Em?

Thuốc ngủ cho trẻ em là thuốc gì?

Tình trạng mất ngủ xảy ra khá phổ biến hiện nay ở đa dạng các độ tuổi. Đối tượng của mất ngủ đa số là người già, trẻ nhỏ, các bà mẹ bầu và phụ nữ sau sinh. Nếu tình trạng mất ngủ này xảy ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hệ thần kinh cũng như cuộc sống của bạn.

Thuốc ngủ thuộc nhóm thực phẩm chức năng có công dụng tác động lên hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ về đêm. Cơ chế hoạt động của thuốc ngủ chính là ức chế hệ thần kinh, tăng cường sản sinh ra Hormone Dopamine mang lại sự thư giãn, dễ chịu và giúp bạn chìm vào giấc ngủ.

Việc sử dụng thuốc ngủ cho trẻ emvừa có mặt lợi vừa có mặt hại. Các bậc phụ huynh cần phải rất thận trọng khi sử dụng thuốc ngủ cho con mình.

Có nên sử dụng thuốc ngủ cho trẻ em không?

Thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích điều trị và đối tượng sử dụng. Ba loại thuốc ngủ dành cho trẻ mà bạn cần quan tâm chính là:

Thuốc dùng để điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm: Thuốc này sẽ có tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương, ức chế hoạt động và giúp người bệnh điều chỉnh lại giờ ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hầu hết các bậc phụ huynh sử dụng thuốc ngủ cho con mình ở nhóm một. Mục đích chủ yếu của cha mẹ chính là khiến con ngủ dễ dàng hơn, không quấy khóc và dễ lên cân. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc ngủ ở độ tuổi của trẻ nhỏ cũng mang lại khá nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu. Phụ huynh nên đưa con em của mình tới bác sĩ để được khám cụ thể cũng như có một phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý khi dùng thuốc ngủ cho trẻ em

Chỉ mua thuốc và sử dụng theo đúng tư vấn, kê đơn của bác sĩ. Phụ huynh không được tự ý mua thuốc và cho trẻ uống.

Sử dụng đúng liều lượng quy định mà bác sĩ đã đặt ra.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc ngủ và áp dụng đúng.

Đọc kỹ các khuyến cáo về tuổi khi sử dụng các loại thuốc trước khi cho bé uống.

Khi trẻ có dấu hiệu lạ hoặc bị dị ứng với thuốc cần đưa ngay tới bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời.

Mẹo nhỏ giúp trẻ ngủ ngon hơn ngoài sử dụng thuốc ngủ

Ngoài việc sử dụng thuốc ngủ, phụ huynh có thể thực hiện một vài biện pháp trong thói quen và cuộc sống hàng ngày của trẻ để điều chỉnh giờ ngủ, chất lượng giấc ngủ. Cụ thể đó là:

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng bé vận động mạnh sẽ dễ ngủ hơn vì cơ thể mệt. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm. Nếu bé chạy quá nhiều, chân tay sẽ mỏi mệt, khi ngủ sẽ luôn cảm thấy bứt rứt và thường gây ra tình trạng khó ngủ. Hơn thế nữa, khi vận động nô đùa quá nhiều trước khi đi ngủ còn khiến bé bị giật mình khi đang ngủ và khó vào lại giấc.

2. Xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt và lành mạnh Cụ thể hơn của biện pháp này chính là xây dựng giờ đi ngủ, giờ thức dậy cho bé. Khi quá trình này lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ tạo ra đồng hồ sinh học giúp bé khỏe mạnh và ngủ đủ giấc hơn. Để làm được việc này, khi sắp đến giờ đi ngủ phụ huynh có thể đọc sách, kể chuyện cho bé nghe hoặc vỗ về hát ru. Những hành động đơn giản này khiến trẻ an tâm, thư thái và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Bạn cần thiết lập giờ giấc sinh hoạt này từ từ, không nên quát tháo và nặng nề với bé quá về vấn đề này. Khi bạn quá nặng nề, bé sẽ bị áp lực và khi đó còn khó vào giấc ngủ hơn và thậm chí còn bị ảnh hưởng tâm lý.

3. Không sử dụng thiết bị công nghệ trước khi ngủ Các bé ngày nay thường rất ham mê điện thoại, máy tính bảng, tivi và các chương trình giải trí. Việc cho bé xem quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến bé bị thu hút và không chịu rời mắt để đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện có thể làm giảm quá trình sản xuất Melatonin tự nhiên, khiến trẻ mất ngủ, khó vào giấc. Chính vì thế các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ quá hâm mê và chơi quá nhiều đồ điện tử trước giờ đi ngủ.

Có Nên Dùng Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Em?

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em đang khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng đều biết rõ công dụng của thuốc kháng sinh và một số tác hại “ngầm” nếu dùng không đúng thuốc hoặc dùng không đúng cách. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi cho trẻ uống để phòng tránh những trường hợp rủi ro không may xảy ra.

Khi nào dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em?

Vì hệ miễn dịch còn non yếu, cơ quan hô hấp chưa thực sự hoàn chỉnh nên trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm họng. Và đây cũng chính là điều mà không một cha mẹ nào mong muốn con trẻ của mình mắc phải.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc hầu họng, lâu ngày cơ thể xuất hiện triệu chứng đau rát cổ họng, nóng họng, khó nuốt, nuốt nước bọt có cảm giác đau, ho dai dẳng kéo dài. Viêm họng ở trẻ nhỏ nói riêng và bệnh đường hô hấp trên nói chung có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm vi khuẩn, virus, tiếp xúc với tác nhân bên ngoài môi trường (không khí lạnh, khói thuốc lá, khói bụi,…).

Theo bài nghiên cứu mới đây cho biết, cứ 10 trường hợp trẻ em mắc bệnh viêm họng thì có đến 6 trường hợp do virus gây ra. Một số virus gây viêm họng chủ yếu là virus cúm, Rhinovirus, Herpes simplex,… Các trường hợp còn lại là do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu khuẩn gây viêm. Ngoài ra, hầu họng cũng có thể bị kích ứng hoặc dị ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường.

Để khắc phục triệu chứng viêm họng, nhiều phụ huynh đã tự ý mua thuốc kháng sinh và cho trẻ nhỏ uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều biết được những công dụng chính của thuốc kháng sinh trong việc điều trị viêm họng. Về bản chất, thuốc kháng sinh là loại thuốc có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm có hại cho sức khỏe. Vì thế, dùng thuốc kháng sinh khi chưa biết rõ nguyên nhân không chỉ không giúp bệnh tình thuyên giảm mà còn tốn kém, gia tăng nguy cơ kháng thuốc.

Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh không đúng loại, không đúng liều lượng còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vì mỗi đối tượng cụ thể sẽ có những loại thuốc điều trị phù hợp. Vì thế, cha mẹ cần cân nhắc trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Có nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em hay không?

Trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em là do liên cầu khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. Điều này sẽ giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, khắc phục tình trạng sốt cao và các biến chứng nguy hiểm khác. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ nhỏ bị viêm họng do liên cầu khuẩn thông qua triệu chứng sau: đau họng nhiều, sốt, đau rát khi nuốt, amidan sưng đỏ. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện những hạt nhỏ li ti trên vòm miệng, sưng hạch bạch huyết ở phía trước cổ, phát ban đỏ,…

Trường hợp trẻ bị viêm họng do virus thì việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả. Hầu như các cơn đau họng khởi phát do nguyên nhân này sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 5 – 7 ngày. Hoặc sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc kháng virus và thuốc điều trị triệu chứng cùng với đó là một số lời khuyên hữu ích.

Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C hoặc trẻ có bất kỳ các dấu hiệu khó thở, nuốt đau, chảy nhiều nước dãi, cơ thể mất nước, kém linh hoạt thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc điều trị phù hợp.

Tác hại của việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng sai cách

Công dụng chính của thuốc kháng sinh là ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng loại bỏ toàn bộ vi khuẩn vì trong cơ thể sẽ có những vi khuẩn khỏe, có độ sinh sôi và phát triển mạnh. Hơn thế nữa, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời, không có tác dụng loại bỏ căn nguyên bệnh. Chính vì thế, trước khi cho con trẻ dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng thì cha mẹ cần biết rõ công dụng của thuốc.

Song song, để thuốc phát huy tối đa công dụng thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng loại và đúng liều lượng. Đặc biệt, tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nếu bạn không mong muốn một số tác dụng phụ khởi phát khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Một số tác hại điển hình của việc dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng cho trẻ nhỏ sau cách như:

Kháng thuốc: Cho trẻ uống thuốc quá liều lượng và quá lộ trình (vượt thời gian quy định dùng thuốc của bác sĩ) có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, gây đột biến vi khuẩn. Lúc này, việc loại bỏ vi khuẩn gây bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn;

Suy giảm sức đề kháng: Nếu lạm dụng, thuốc kháng sinh vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi tại niêm mạc hô hấp. Từ đó làm suy giảm sức đề kháng, gia tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp trên.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải một số tác hại khác khi lạm dụng thuốc kháng sinh như: đau đầu, nôn trớ, có cảm giác buồn nôn kéo dài, sốt cao, nước tiểu đục,… Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp nếu việc lạm dụng thuốc kháng sinh cứ tiếp diễn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý một số lưu ý sau:

Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc được bác sĩ yêu cầu thông qua việc cho trẻ dùng đúng thuốc và đúng liều lượng;

Không tự ý mua thuốc và cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có sự cho phép. Bởi vì bạn sẽ không biết rõ trẻ cần uống thuốc nào để trị viêm họng;

Thời gian sử dụng thuốc trị viêm họng thường chỉ được yêu dùng khoảng 7 – 10 ngày. Cha mẹ cần tuân thủ thời gian này và tuyệt đối không tự ý gia tăng liều dùng khi bệnh tình của con trẻ chưa thuyên giảm. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến phòng khám uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả;

Không tự ý dừng việc uống thuốc kháng sinh khi thấy con trẻ khỏe hơn trong một vài ngày;

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh cùng với cốc nước lớn để quá trình hấp thụ thuốc vào trong cơ thể được suôn sẻ;

Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc trước hoặc trong bữa ăn;

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường nào không rõ nguyên do, cha mẹ cần tạm dừng việc dùng thuốc. Đồng thời, trao đổi gấp với bác sĩ để có những giải pháp khắc phục phù hợp;

Thận trọng khi cho trẻ uống nhiều loại thuốc kháng sinh trị viêm họng cùng lúc. Bởi dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.

Vì cổ họng của con trẻ đang bị tổn thương nên cha mẹ chỉ cho trẻ em những thức ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, chín nhừ, dễ tiêu hóa,… Tiêu biểu là một số món ăn như canh, súp, cháo, cơm mềm,…;

Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần khuyến khích con trẻ ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây tươi, thịt nạc,…;

Cho trẻ uống đủ lượng nước để làm dịu cổ họng cũng như cân bằng điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ uống thêm một số loại thức uống từ rau xanh, hoa quả tươi;

Hạn chế cho trẻ em các thức ăn có nhiều gia vị, cay nóng, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, đặc biệt là thức ăn hoặc đồ uống lạnh;

Giữ ấm cổ họng và cơ thể trong những ngày thời tiết rét lạnh;

Nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để phòng các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể hay tiếp xúc nơi đông người để phòng lây nhiễm bệnh đường hô hấp;

Luôn giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát và sạch sẽ. Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị thêm máy tạo độ ẩm cho không khí khi thời tiết vào những ngày khô hanh;

Vì sức khỏe của con trẻ còn yếu nên cha mẹ cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động. Đối với những đứa trẻ tinh nghịch, bạn chỉ cho bé hoạt động trong nhà với cường độ vừa phải.

Thuốc kháng sinh được ví như con dao hai lưỡi, nếu dùng đúng thì bệnh sẽ khỏi ngược lại nếu dùng sai thì người bệnh có thể đối mặt với những tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và cho trẻ uống thuốc kháng sinh chữa viêm họng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tốt hơn hết, bạn nên đưa con trẻ thăm khám, chẩn đoán bệnh trước khi có ý định cho trẻ uống thuốc.

Trẻ Em Thiếu Hụt Canxi Nên Uống Thuốc Gì ?

Để trẻ phát triển không thể bỏ qua vai trò của canxi, nếu thiếu hụt canxi, cơ thể trẻ sẽ có biểu hiện gì và trẻ nên ăn gì, uống thuốc gì để đảm bảo không bị thiếu hụt canxi giúp cơ thể cao lớn, khỏe mạnh.

Người ta vẫn ví canxi cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em là điều không thể phủ nhận, giống như con người cần oxy để thở. Các bậc cha mẹ ai cũng ý thức được về điều này nhưng tỷ lệ trẻ em thiếu canxi vẫn ở mức cao, trong khi các bậc cha mẹ lại rất khó nhận biết ra con mình thiếu dưỡng chất quan trọng này.Nếu thấy trẻ có những biểu hiện thiếu hụt canxi, các bậc cha mẹ cần lưu ý bổ sung dưỡng chất này để trẻ phát triển được chiều cao và cả trí tuệ.Bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho trẻ từ thực phẩm và các chế phẩm chứa đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết chình là giải pháp an toàn nhất để trả lời cho câu hỏi trẻ Biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ

Nếu thiếu canxi trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn đặc biệt rất khó cao lên được. Đối với trẻ sơ sinh, thường là từ 18 tháng đổ lại, thóp bắt đầu quá trình liền lại, nếu thiếu canxi, thường khiến thóp liền muộn hơn, tạo thành hộp sọ vuông.

Bên cạnh đó,

Nhưng làm cách nào bổ sung canxi cho trẻ khoa học, an toàn và hiệu quả là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu.

Theo các chuyên gia nhi khoa, đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần bổ sung lượng canxi cần thiết là 300 – 400 mg, trẻ từ 1 đến 10 tuổi cần lượng canxi là 800mg/ngày, trẻ từ 11 – 24 tuổi cần 1200mg/ngày.thiếu canxi nên uống thuốc gì. Quan trọng là các bậc cha mẹ cần biết nhu cầu canxi phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển từ trẻ sơ sinh tới tuổi dậy thì.

Theo thống kê mới nhất của Viện Y xã hội học, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 29,3%, một phần do trẻ bị thiếu hụt canxi gây ra.

Có 2 cách bổ sung canxi cho trẻ đó là bằng chế độ ăn uống hằng ngày với nguồn thực phẩm giàu canxi và bổ sung canxi bằng đường uống thông qua các chế phẩm, thực phẩm chức năng an toàn.

Vậy trẻ em thiếu hụt canxi nên ăn gì? Các thực phẩm giàu canxi có thể liệt kê như hải sản gồm tôm, cua, sò, cá…, các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây…. Đặc biệt nguồn canxi dồi dào nhất và cũng dễ hấp thu nhất đối với cơ thể trẻ chính là sữa và các chế phẩm từ sữa là sữa chua, pho mát, sữa đậu nành…

Trong khi đó, nhu cầu canxi ở mỗi độ tuổi của trẻ là khác nhau và canxi cũng nên kết hợp với các dưỡng chất cần thiết khác đối với từng giai đoạn phát triển cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 4 tuổi, đây là giai đoạn trẻ rất dễ ốm đau, do sức đề kháng tự chủ của bản thân chưa hoàn thiện. Nên nhu cầu canxi tương đối lớn, nhưng để trẻ hấp thu canxi tốt cần tăng cường sức đề kháng bằng Immune Alpha, sữa non và FOS.

Khi trẻ lớn hơn, tầm tuổi 5-9, nhu cầu canxi cần để trẻ phát triển thể lực và trí não để bước vào môi trường học tập. Nên bên cạnh canxi, trẻ ở giai đoạn này cũng cần các chất giúp tăng hoạt động trí não và bảo vệ mắt là DHA, EPA, Taurin và cao Bilberry.

Bước vào độ tuổi dậy thì từ 10 – 18 tuổi, giai đoạn cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, chính vì vậy nếu thiếu hụt canxi lúc này, trẻ sẽ mất đi cơ hội để tăng cường vóc dáng. Bên cạnh các chất giúp phát triển trí não DHA, trẻ cần được bổ sung thêm chất tăng phát triển sụn là Chondroitin, để giúp trẻ cao tối đa.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy bữa ăn hằng ngày của người Việt chỉ cung cấp được tối đa 50% nhu cầu canxi của cơ thể, ở trẻ nhỏ, con số này còn thấp hơn, chỉ khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết ra ngoài, hoặc qua quá trình chế biến, lượng canxi cũng đã bị hao hụt đi.

Không những thế, các bậc cha mẹ rất khó xác định được chính xác hàm lượng canxi cung cấp cho trẻ từ những bữa ăn, và làm thế nào để cân bằng, đảm bảo đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cùng với canxi cho trẻ.thiếu hụt canxi đối với trẻ còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển hình dáng cơ thể, với những biểu hiện vẹo cột sống, chân vòng kiềng dễ xảy ra nếu trẻ thiếu canxi trong giai đoạn 1-3 tuổi.

Một biểu hiện nữa nếu trẻ thiếu canxi chính là ngủ không ngon giấc, quấy khóc liên tục. Đồng thời trẻ thiếu canxi sẽ đổ mồ hôi trộm nhiều, ngay cả khi nằm ngủ và không vận động.

Những biểu hiện nữa các cha mẹ cần chú ý chính là châm mọc răng hay mọc răng không đều, tóc rụng hình vành khăn trên đầu cũng là biểu hiện của canxi chuyển hóa không tốt, cơ thể thiếu hụt canxi.

Ngoài ra, còn biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ có thể nhận thấy rõ rệt chính là trẻ chậm biết đi và xương khớp biến dạng. Đa số thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở chân, chân trẻ bị thiếu canxi sẽ hay bị vòng kiềng, cơ bắp không săn chắc, yếu mềm. Vì xương không cứng cáp nên mọi người vẫn hay nói “đứa trẻ này trốn lẫy, trốn bò”, hoặc biết đứng, biết đi rất muộn.

Thiếu canxi nên uống thuốc gì ?

Chính vì thế, trẻ nên được bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm chức năng an toàn với canxi nano, vitamin D3, MK7, cùng với các vi chất cần thiết khác phù hợp với từng giai đoạn.

Vì Sao Không Nên Dùng Aspirin Cho Trẻ Em?

Aspirin là thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng. Tuy nhiên, do thuốc có những tác dụng không mong muốn đáng ngại nên cần thận trọng dùng hoặc không dùng trong một số trường hợp, trong đó có trẻ em.

Hội chứng Reye là bệnh lý não – gan hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em với biểu hiện phù não (nhưng không thâm nhiễm tế bào), thoái hóa tế bào thần kinh não; suy gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh chóng, gan to (nhưng rất ít hay không vàng da) tế bào gan chứa đầy các không bào chứa mỡ; được mô tả gọn trong cụm từ “nước não và mỡ gan”.

Nếu không kịp thời cứu chữa sẽ tử vong sau vài giờ, nếu kịp thời cứu chữa có thể hồi phục nhưng thường để lại khuyết tật nhẹ hay di chứng về não.

Ở những người bị hội chứng Reye trong máu thường có nồng độ cao aspirin hay dẫn chất có gốc salicylat, còn những người không bị hội chứng Reye thì trong máu không có hay có nồng độ các chất này không đáng kể. Do đó, aspirin hay dẫn chất có gốc salycylat là tác nhân thúc đẩy sinh ra hội chứng Reye khi nhiễm virut.

(đặc biệt là trẻ nhỏ) niêm mạc dạ dày chưa trưởng thành, sinh lý bình thường có sự phân tiết acid thấp. Trong khi đó, aspirin là acid acetyl salicylic, có tính acid sẽ trực tiếp làm tăng acid dạ dày, gây cồn cào khó chịu, hủy hoại các tế bào biểu mô.

Mặt khác, aspirin ức chế COX-1 (cyclo-oxygenase-1) làm giảm tiết ra các prostaglandin (PG). Từ đó, không sinh ra đủ các chất bảo vệ (chất keo, natri bicarbonat), tăng sự tiết dịch vị làm niêm mạc dạ dày tá tràng bị bào mòn, viêm loét, xuất huyết; giảm lưu lượng máu đến dạ dày nên khó hồi phục khi có các tổn thương này. Do đó, không dùng aspirin cho trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ tuổi.

Aspirin gây dị ứng: Trẻ em đặc biệt là trẻ có cơ địa dị ứng thường hay bị dị ứng nhưng khả năng chống dị ứng lại thấp. Aspirin là tác nhân hay gây dị ứng có khi nhẹ (nổi mày đay, ban xuất huyết) nhưng có khi rất nặng (sốc phản vệ).

Aspirin gây ra các triệu chứng về hô hấp: Bộ máy hô hấp của trẻ rất nhạy cảm, aspirin có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ (với trẻ sơ sinh và nhỏ tuổi có thể làm cho trẻ giảm hoặc suy hô hấp, đặc biệt gây co thắt phế quản làm nặng thêm bệnh hen cho những trẻ bị mắc bệnh này.

Aspirin làm tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp vô căn thường có ở người lớn tuổi. Nhưng do các yếu tố nguy cơ nào đó trẻ có thể bị tăng huyết áp ngay ở tuổi thiếu niên (ví dụ trẻ bị béo phì). Do ức chế COX-1 aspirin làm giảm PG-I2, tăng giải phóng rennin nên sẽ gây tăng huyết áp. Điều này sẽ không lợi cho các em đang bị tăng huyết áp.

Ngay với người lớn dùng lâu dài, thì do ức chế COX-1, aspirin sẽ làm giảm PG-I2 ở thận, giảm lưu lượng máu nuôi thận, giảm độ lọc cầu thận, giải phóng renin, gây rối loạn nước – điện giải, rối loạn chức năng tiểu cầu thận, viêm thận mô kẽ, hoại tử nhú thận, suy thận cấp, tăng kali máu. Trẻ nhỏ dùng aspirin lặp lại nhiều lần càng dễ xảy ra các tai biến này.

Vì vậy, cho dù aspirin bán không cần đơn thì cũng không được tùy tiện dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi. Trong các trường hợp trên nếu cần có thể được thay bằng paracetamol (dùng loại paracetamol đơn).

Aspirin được cân nhắc dùng cho trẻ trong các trường hợp đặc biệt sau:

Bị hội chứng Kawasaki: Hội chứng này xảy ra ở mạch máu nhỏ và trung bình, gây dị ứng nặng ở mạch vành. Dùng aspirin để giảm tổn thương mạch vành (vì tổn thương ở mạch vành sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tim).

Những trường hợp dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi (nói trên) phải do thầy thuốc chỉ định. Trong quá trình dùng cần theo dõi chặt chẽ những tác dụng không mong muốn của thuốc.