Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Hiệu Quả? mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có rất nhiều bệnh đặc biệt là cảm cúm, cảm lạnh khiến nhiều người lo lắng. Có những thuốc trị cảm cúm, thuốc trị cảm lạnh hiệu quả nào? Nên dùng thuốc trị cảm cúm nhanh hay không?
Trên thực tế, bệnh cúm cúm là do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính sau khi bị nhiễm virus cúm, có khả năng lây nhiễm cao. Trong một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng, bệnh nặng hơn. Những đối tượng mắc bệnh là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có sức đề kháng yếu.
Có rất nhiều loại thuốc trị cảm cúm, thuốc trị cảm lạnh hiệu quả trong đó có cả thuốc cảm cúm tiffy, thuốc trị cảm cúm decolgen… là những loại thuốc hay dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng nên áp dụng một số biện pháp điều trị cảm cúm tại nhà để có thể đảm bảo được sức khỏe kết hợp với đơn thuốc trị cảm cúm để đạt được hiệu quả cao nhất.
1. Chế độ nghỉ ngơi đảm bảo
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của cảm cúm hay cảm lạnh, bạn nên hạn chế ra ngoài. Nếu phải đi học, đi làm có thể tạm xin nghỉ một ngày. Trong thời gian này bạn vừa uống thuốc trị cảm cúm và nghỉ ngơi lấy lại sức, đồng thời cũng không để cơ thể đang yếu tiếp xúc với bên ngoài.
Một số cách nghỉ ngơi có thể áp dụng là ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần, đọc sách, xem các nội dung gây cười, tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước nóng…
Khi bị cảm cúm, bạn nên được nghỉ ngơi, thư giãn (Ảnh: Internet)
2. Uống nhiều nước
Nước tốt cho một cơ thể bình thường và cho cả với người ốm, khi bị cảm cúm ngoài việc duy trì mức nước cần thiết hằng ngày, bạn cũng nên uống nhiều hơn. Bạn có thể dùng canh gà, nước súp thay thế để ăn uống hằng ngày cũng được.
Ngoài ra có một số loại nước ép rất tốt cho thời gian trị bệnh như cam, táo, cà chua, dâu tây, dưa hấu…
Có các loại nước có ga, rượu bia, chất kích thích bạn nên hạn chế vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc trị cảm lạnh hiệu quả hay thuốc trị cảm cúm thông thường.
3. Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Việc dùng thuốc trị cảm cúm nhanh hay thuốc trị cảm cúm có thể khiến cơ thể đôi khi hơi mệt, vì vậy bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày hỗ trợ điều trị bệnh.
Gợi ý các nguyên liệu làm món ăn có thể bổ sung là ấm, tỏi, hành, hẹ, kiwi, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải…
4. Giữ vệ sinh sạch khi bị cảm cúm
Một số thời điểm cần phải rửa tay đảm bảo vệ sinh đó là:
– Rửa tay sau khi cầm nắm đồ vật và bị ho: Các bề mặt đồ vật là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh vì có nhiều vi khuẩn, virus và khi ho cũng dễ bị phát tán vi khuẩn, virus vì vậy chúng cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng, nước rửa tay, dung dịch rửa tay để hạn chế việc lây lan.
– Tắm rửa và súc miệng: Đừng hiểu nhầm rằng ốm thì sẽ không được tắm, ngược lại hãy đảm bảo tắm rửa thường xuyên và súc miệng bằng nước muối.
– Bịt khẩu trang khi đi ra ngoài: Để tránh khói bụi, kết hợp ngăn chặn virus bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi tiếp xúc với người bệnh.
– Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc: Bên cạnh giữ vệ sinh cho cá nhân, cần phải chú ý chỗ ăn ở, làm việc cũng cần phải sạch sẽ, nếu cần thiết hãy sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm để ngăn chặn của virus, có thể làm ẩm hệ hô hấp.
Phải luôn đảm bảo vệ sinh tay, chỗ ở (Ảnh: Internet)
Đa phần mọi người đều chọn phương pháp uống thuốc trị cảm lạnh hiệu quả hay thuốc trị cảm cúm nhanh. Có một số thuốc thường được kê khi lên đ ơn thuốc trị cảm cúm đó là:
– Thuốc hạ sốt: Bác sĩ sẽ chỉ định uống các loại thuốc không kê đơn để giúp hạ sốt, giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen. Những loại thuốc này sẽ giảm bớt các triệu chứng tăng cao về nhiệt độ, đau đầu. Tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng một số loại thuốc nếu dưới 19 tuổi vì có thể nó sẽ gây ra các biến chứng gây hại.
– Thuốc long đờm: Các loại thuốc này giúp giảm triệu chứng khó thở, ho có đờm, làm sạch đường dẫn của mũi và dịu các cơn ho nặng.
– Thuốc trị ho: Thường là các viên ngậm trị ho, thuốc viên để làm xoa dịu cơn đau họng, đỡ ho.
– Thuốc xịt mũi: Tại các hàng thuốc đều có các loại nhỏ mũi, rửa mũi thông thường. Đây là các giúp mũi bạn thông thoáng dễ chịu hơn. Tuy nhiên nên lưu ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc.
Khi uống thuốc trị cảm cúm, bạn cần phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ (Ảnh: Internet)
Có một số loại thuốc kháng virus cũng thường được kê trong thuốc trị cảm cúm nhưng phải dùng dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc tư vấn của dược sĩ.
Thuốc cảm cúm tiffy hay thuốc trị cảm cúm decolgen là những loại thuốc mà hầu hết đều bán trên thị trường. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số loại thuốc khác như: Atussin có tác dụng làm giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm một cách hiệu quả, Eurosca Abipha được dùng để điều trị các biểu hiện của đau họng, chứng ho, cảm cúm, sổ mũi hay vitamin Jelly bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng.
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.
Thuốc Paracetamol Codeine: Trị Cảm Cúm Hiệu Quả
Paracetamol codeine thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, còn được gọi là hợp chất gồm acetominophen và codein, là một trong những loại thuốc giảm đau từ nhẹ đến nặng vừa phải. Thuốc này cũng có thể được sử dụng cho các tình trạng khác theo chỉ định của bác sĩ. Paracetamol codeine hoạt động trong não bộ và hệ thần kinh để giảm đau.
Các dạng chế phẩm của thuốc Paracetamol + Codeine đang có mặt trên thị trường
Paracetamol codeine 500mg/15mg
efferalgan codeine 500mg/30mg
Dafalgan codeine 500mg 30mg
Paracold Codein
Partamol Codein
…
Dược lực Paracetamol + Codeine
Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau-hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam thì paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như thuốc aspirin.
Thuốc Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Codein bản chất chính là là methylmorphin, nhóm methyl thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử morphin, do vậy Codein có tác dụng giảm đau và giảm các cơn ho. Tuy nhiên Codein được hấp thu tốt hơn ở dạng uống, ít gây táo bón và ít gây co thắt mật hơn so với morphin. Ở liều điều trị, ít gây ức chế với hệ hô hấp (60% thấp hơn so với morphin) và ít gây nghiện hơn morphin.
Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa (tác dụng giảm đau của Codein có thể là do sự biến đổi khoảng 10% liều sử dụng thành morphin). Vì gây táo bón nhiều nếu sử dụng dài ngày, nên dùng Codein kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid để tăng tác dụng giảm đau và giảm bớt táo bón.
Kết hợp an toàn giữa Paracetamol và Codein phosphat có tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với từng hoạt chất riêng biệt và thời gian tác dụng dài hơn.
Chất Paracetamol thuộc nhóm thuốc tân dược: Khi uống được hấp thu nhanh hoàn toàn. Thuốc liên kết yếu với protein huyết tương đạt nồng độ tối đa sau thời gian từ 30-60 phút. Phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% Paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Theo các GV Khoa Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thời gian bán hủy trong huyết tương từ 1,25 giờ đến 3 giờ. Paracetamol chuyển hóa ở gan, đào thải trong nước tiểu dưới dạng: liên hợp với acid Glucuronic (khoảng 60%), acid Sulfuric (khoảng 35%), hoặc cystein (khoảng 3%) và một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl-hóa và khử acetyl. Paracetamol được chuyển hóa dưới tác dụng của Cytochrom P450 thành chất chuyển hóa, được khử nhanh chóng bởi glutathion và ngộ độc do chất chuyển hóa này tăng lên khi dùng liều cao.
Codein Phosphat: Sau khi uống, nửa đời thải trừ là 2-4 giờ. Codein được chuyển hóa ở gan và thải trừ ở thận. Codein hoặc sản phẩm chuyển hóa bài tiết qua phân rất ít. Codein qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua được hàng rào máu-não.
Chỉ định sử dụng Paracetamol Codein
Chống chỉ định
Mẫn cảm với Paracetamol hoặc Codein.
Suy chức năng gan, suy hô hấp.
Trẻ em dưới 15 tuổi.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Bệnh nhân nhiều lần thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thiếu hụt G6PD.
Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng Paracetamol Codeine
Các bệnh hệ hô hấp: hen, khí phế thũng.
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc.
Không uống rượu khi đang dùng thuốc.
Thuốc cho kết quả dương tính khi thử test tìm chất kích thích trong thể thao.
Thuốc gây buồn ngủ, thận trọng khi vận hành máy móc, tàu xe.
Tương tác thuốc
Nếu dùng đồng thời Paracetamol với các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid hoặc uống nhiều rượu làm tăng độc tính đối với gan.
Dùng Paracetamol liều cao dài ngày sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và các dẫn chất Indandion. Tác dụng này ít hoặc không quan trọng về lâm sàng nên Paracetamol được dùng trong các trường hợp cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng Coumarin và dẫn chất Indandion.
Tác dụng giảm đau của Codein tăng khi phối hợp với thuốc Paracetamol, làm giảm hoặc mất tác dụng bởi Quinidin.
Codein giảm chuyển hóa Cyclosporin do ức chế men Cytochrom P450.
Tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng Paracetamol Codeine
Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không có hoặc tác dụng phụ không đáng kể.
Thông báo với bác sĩ nếu thấy các biểu hiện, phản ứng phụ thường gặp gây khó chịu: Táo bón; chóng mặt; buồn ngủ; choáng váng; các trường hợp đau dạ dày nhẹ; buồn nôn; nôn.
Hãy đi cấp cứu nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra sau đây:
Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi, cổ họng, hoặc lưỡi, khản giọng không bình thường);
Thay đổi trong lượng nước tiểu thải ra
Nhầm lẫn, lú lẫn
Ngất xỉu
Nhiệt độ thân nhiệt tăng cao, Sốt, ớn lạnh, đau họng kéo dài
Những thay đổi về tinh thần hoặc tâm trạng (ví dụ, kích động, lo âu, trầm cảm);
Táo bón nặng hay kéo dài
Chóng mặt nặng hoặc dai dẳng, buồn ngủ, đau đầu, hay choáng váng
Khó thở
Thở chậm, thở nông, hoặc khó thở;
Triệu chứng của bệnh gan (ví dụ nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu, mất cảm giác ngon miệng, đau bụng bất thường hoặc trầm trọng, vàng da hoặc mắt);
Bầm tím hoặc chảy máu bất thường;
Mệt mỏi hoặc yếu bất thường;
Thay đổi thị lực.
Không phải trường hợp nào sử dụng Paracetamol Codeine cũng có các biểu hiện như trên. Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có các biểu hiện triệu chứng tác dụng phụ khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều dùng Paracetamol codeine
Liều dùng paracetamol codeine cho người lớn là gì?
Liều dùng thông thường cho người lớn giảm đau thông thường:
Liều khởi đầu: 1 viên (paracetamol 300 mg/30 mg codeine hoặc paracetamol 650 mg/60 mg codeine) hoặc 15 ml siro uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
Liều đơn (loại): Codein 15 mg đến 60 mg/paracetamol 300 mg đến 1000 mg. Liều dùng có thể được lặp lại tới mỗi 4 giờ.
Liều tối đa trong 24 giờ: Codein 360 mg/paracetamol 4000 mg.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ho
Liều khởi đầu: 1 viên (paracetamol 300 mg/codeine 15-30 mg) hoặc 5-10 ml chất lỏng uống mỗi 4-6 giờ khi cần thiết.
Liều dùng Paracetamol Codeine cho trẻ em là gì?
Liều giảm đau cho trẻ em thường
3-6 tuổi: 5 mL uống 3-4 lần một ngày khi cần thiết.
7-11 tuổi: 10 ml uống 3-4 lần một ngày khi cần thiết.
Lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi: 15 ml uống mỗi 4 giờ khi cần thiết
Bảo quản
Ở nhiệt độ 25-30oC, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Paracetamol Codeine tương kỵ với
Người bệnh không được kết hợp Codein với các dung dịch chứa aminophylin, amoni clorid, natri amobarbital, natri pentobarbital, natri phenobarbital, natri methicillin, natri nitrofurantoin, natri clorothiazid, natri bicarbonat, natri iodid, natri thiopental, natri heparin.
Không có tương kỵ về mặt bào chế.
Khi dùng quá liều Paracetamol – một chất chuyển hóa là N-acetyl-benzoquinonimin gây rất độc nặng cho Gan.
Dùng liều quá cao sẽ gây phân hủy tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não gây hôn mê, dẫn đến nguy kịch tử vong.
**Xử lý khi dùng quá liều:
Rửa dạ dày (tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống).
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan, N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm Paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Có thể dùng methionin, than hoạt tính và/hoặc các thuốc tẩy muối vì chúng có khả năng làm giảm hấp phụ Paracetamol.
Xử trí: Phục hồi hô hấp bằng cách cung cấp dưỡng khí và hô hấp hỗ trợ có kiểm soát. Chỉ định naloxon ngay bằng đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nặng.
(Thông tin mang tính chất tham khảo, liên hệ Dược sĩ, bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn chính xác)
Văn Quyết – Siêu Thị Thuốc Việt
Trị Cảm Cúm Bằng Các Vị Thuốc Đông Y An Toàn, Hiệu Quả
Theo Y học cổ truyền, cảm cúm có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính khí suy yếu, tà khí thâm nhập vào cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi kèm theo ho và sổ mũi.
Khi thời tiết thay đổi nhất là vào những lúc giao mùa vi khuẩn thường xuất hiện nhiều hơn, công thêm việc tiết khí trời độc và sức đề kháng suy yếu, là nguyên nhân khiến cớ thể mắc bệnh. Trong đó bệnh cảm cúm là bệnh phổ biến thường gặp hơn cả nhất là ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh hơn người lớn và những người cao tuổi.
Nguyên liệu bao gồm lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 20 g hoặc một nắm to. Cách nấu lá xông, tất cả rửa sạch cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút thì bắc ra, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp khoảng 2 phút. Chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, không nên để quá đột ngột cơ thể dễ bị sốc, xông trong 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy mước tắm nhanh rồi lau khô, chú ý nên để nước tắm ở nhiệt độ ấm, sau đó mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Mỗi cây thuốc quý lại có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Lá tre giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt. Sảl àm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu. Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu. Ngải cứu cầm máu, điều hòa khí huyết. Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi. Bạc hà sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang công tác tại Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho rằng, trước khi xông múc để riêng một cốc nước để khi xông xong uống, giúp phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông trong thời gian quá dài gây mất tân dịch gây hiện tượng ngộ hãn, nguy hại cho sức khỏe. Do thành phần dược liệu chứa nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Lưu ý không xông khi đang sốt cao hoặc đang bị hôn mê. Không sử dụng cách này cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.
Bệnh cảm cúm là bệnh rất dễ mắc chính vì thế để ngăn ngừa bệnh, bạn nên chú ý giữ gì sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
Nguồn: chúng tôi
Cách Chữa Cảm Cúm Hiệu Quả Không Cần Thuốc
Bổ sung đầy đủ vitamin C
Hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
Xem video cách trị cảm cúm không dùng thuốc Sử dụng tỏi làm thuốc
Có thể tỏi không phải là một gia vị hấp dẫn bạn nhưng nó lại là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho thêm tỏi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị chứng cảm vẫn là ăn sống.
– Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.
– Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
– Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
– Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
Nghệ và mật ong
Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
– Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.
Chanh và mật ong
Nước chanh mật ong là phương pháp chữa cảm cúm truyền thống của người New Zealand.
Cách làm vô cùng đơn giản: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao nhất tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được. Người New Zealand cho rằng, mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Canh gừng
Gừng là bài thuốc dân gian được ưa chuộng hàng đầu trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và người Trung Quốc. Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu.
Xắt gừng thành những miếng nhỏ, cho gừng đã xắt nhỏ vào đun sôi trong khoảng từ 5 – 10 phút theo tỷ lệ 4 muỗng gừng 1 cốc nước. Sau đó cho thêm chút đường đỏ (đường đỏ có tác dụng giữ ấm dạ dày), uống nhiều lần một ngày, đặc biệt nên uống trước khi đi ngủ.
Người Ấn Độ còn xay nhỏ gừng tươi để đắp lên ngực hoặc lên trán người mắc cảm cúm có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu và giảm nhiệt độ cơ thể nếu sốt cao.
Thoa Nguyễn (tổng hợp) Xem video: Cách làm mặt nạ chuối mật ong trị mụn, chữa khô da
Bạn đang xem bài viết Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Hiệu Quả? trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!