Xem Nhiều 3/2023 #️ Thuốc Nam Phòng Trị Cảm Nắng Trong Mùa Hè # Top 4 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thuốc Nam Phòng Trị Cảm Nắng Trong Mùa Hè # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Nam Phòng Trị Cảm Nắng Trong Mùa Hè mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đề nghị “Thuốc vườn nhà” hướng dẫn phương pháp sử dụng các vị thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà để phòng ngừa và chữa trị cảm nắng.

Theo Đông y, cảm nắng là loại bệnh ngoại cảm do “thử tà”, 1 trong số 6 tác nhân gây bệnh (lục dâm) gây nên và hay phát sinh nhất trong giai đoạn từ tiết Hạ chí (ngày 21 hoặc 22 tháng 6 Dương lịch) tới tiết Lập thu (ngày 7 hoặc 8 tháng 8 Dương lịch) hằng năm.

Là thể bệnh thường hay gặp nhất. Trong mùa hè, đi đường xa dưới trời nắng, làm việc ngoài đồng, chen chúc ở những nơi đông người, hoặc làm lụng quá mệt nhọc, … khiến cho thử tà làm thương mà phát bệnh, gọi là “dương thử”. Bệnh có những biểu hiện của chứng nhiệt như phát sốt, đau đầu, mắt đỏ, da nóng ran, mồ hôi ra nhiều, khát nước, trong ngực có cảm giác bứt rứt khó chịu, hơi thở ngắn, người mệt nhọc, nước tiểu sẻn đỏ, lưỡi đỏ, …

Trong mùa hè người ta thường ghét nóng thích mát, thích ra ngoài trời hóng mát, nằm ngủ ngoài trời hay phòng lạnh, ăn nhiều rau quả sống lạnh, uống quá nhiều nước đá, … khiến tạng phủ bị nhiễm lạnh, gọi là “âm thử”. Bệnh phát sinh có những biểu hiện của chứng hàn, như đau đầu, phát sốt không mồ hôi, sợ lạnh, thân hình co quắp, chân tay đau nhức, …

Trường hợp vì cảm nắng mà phiền khát, ăn quá nhiều rau quả sống lạnh, mà sinh ra nôn mửa, tiết tả, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng trơn, thì dùng bài thuốc sau:

Trong những ngày hè, nếu như đồng thời cảm phải “thử tà” và “thấp tà” mà phát bệnh, thì gọi là “thử thấp”. Bệnh có những biểu hiện như phát sốt, mặt đỏ, hơi sợ lạnh, bồn chồn, đầu choáng váng, bụng trướng đầy, chán ăn, tiết tả, tiểu tiện ít, người và chân tay nặng đau, bắp thịt máy động, rêu lưỡi trắng nhớt, miệng khát nhưng không uống nước nhiều, …

Nói chung, khi nhiệt độ không khí lên cao hơn 35 độ C, hoạt động dưới ánh nắng mặt trời, hay trong môi trường nhiệt độ cao, đều có thể dẫn tới trúng nắng. Trước khi phát sinh trúng nắng, thường có những triệu chứng báo trước, như người mệt lả, chân tay bải hoải, mồ hôi vã ra nhiều, khát nước, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngột ngạt, buồn nôn, nôn, khó tập trung tử tưởng, bước chân xiêu vẹo. Nếu không xử lý kịp thời, thì có thể dẫn tới say nắng.

Cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện, hoặc mời ngay thầy thuốc gia đình. Trường hợp quá cấp bách, có thể áp dụng thử biện pháp cấp cứu như sau: Cần lấy gừng tươi giã nát hòa với nước tiểu trẻ em, cho uống 1 phần, còn lại xoa khắp người, sau đó đắp lên mặt và rốn, nói chung sẽ tỉnh lại, …

Sau khi đã sơ cứu như trên, tùy theo chứng trạng có thể sử dụng các phép chữa, bài thuốc trong phần “Dương thử”, “Âm thử” hoặc “Thử thấp”, dưới sự chỉ đạo và giám sát của thầy thuốc gia đình.

Bài Thuốc Nam Trị Cảm Nắng Hiệu Quả

Cảm nắng là bệnh thường gặp vào mùa hè, đối tượng dễ mắc bệnh là những người làm việc ngoài trời nhưng thiếu trang phục bảo hộ, người đi tàu xe trên chặng đường dài,… Nắng nóng, khát nước, mồ hôi ra nhiều làm thiếu hụt tân dịch, rối loạn điện giải gây ra.

Biểu hiện ở người cảm nắng là: hoa mắt, chóng mặt, chao đảo, buồn nôn hoặc nôn, người mệt lả, thở nông, tim đập nhanh, huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu nặng, người bệnh có thể bị ngất lịm. Nguyên tắc chữa trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử, bổ sung một số vitamin và những vi chất thiết yếu cho cơ thể.

Bài thuốc 1: hoàng kỳ 16g, bạch truật 14g, biển đậu 16g, hương nhu 14g, cẩu tích 16g, ngũ gia bì 16g, sâm bố chính 16g, sâm đại hành 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần. Nếu bệnh nặng, cần thuốc ngay thì sắc thuốc sôi một lát là được, rót ra ít một cho người bệnh uống dần (vừa sắc thuốc vừa uống).

Bài thuốc 2: nhân sâm 10g, củ đinh lăng 16g, cát căn 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, ngũ vị 12g, hoàng kỳ 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 – 4 lần. Công dụng: hồi dương cố biểu, giải cảm nắng. Bệnh nhân đang trong tình trạng có biểu hư, tấu lý sơ hở, các lỗ chân lông đang mở ra. Trong bài nhân sâm hoàng kỳ bổ khí; quế – gừng bổ dương; cát căn, biển đậu, tang diệp cầm mồ hôi, ngăn lại không cho thoát dương.

Bài thuốc 3: bạch truật 16g, bạch phục linh 12g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 12g, ngũ vị 12g, vỏ quế 6g, phụ tử 6g, biển đậu 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g, đại táo 10g, cát căn 10g, tang diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Buồn nôn, vùng thượng vị đầy tức, bức bách gia: bán hạ 8g, hậu phác 10g, ngưu tất 14g.

Hồi hộp, nhịp tim nhanh gia: đan sâm 16g, tam thất 10g, củ đinh lăng 12g.

Đau, mỏi các khớp gia: kê huyết đằng 16g, đỗ trọng 10g.

Ngoài ra, nên kết hợp một số món ăn để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ trị bệnh cảm nắng:

Cháo gà, tiêu bắc, gừng: gà giò 1 con, tạo tẻ 100g, tiêu bắc, sinh khương, hành hoa, mắm muối, chanh ớt vừa đủ. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, gạo vo sạch. Cho gạo và gà vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm thành cháo. Tiêu bắc rang chín tán bột. Khi cháo chín cho gia vị, gừng tươi, tiêu bắc, hành hoa, chanh ớt là được. Công dụng: cháo gà đại bổ, sinh khương, tiêu bắc là những dương dược tác dụng hồi dương, mạnh tỳ vị, cung cấp năng lượng cho cơ thể, liễm mồ hôi, cố biểu, điều hòa biểu lý.

Cháo biển đậu, hạt sen, mề gà: biển đậu 20g, hạt sen 20g, mề gà 2 cái, gạo tẻ 80g, gia vị vừa đủ. Biển đậu, hạt sen ngâm vào nước nóng khoảng 2 giờ đồng hồ. Mề gà làm sạch, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cho chín nhừ, gia vị là được. Trong bài biển đậu, hạt sen cố biểu, giải thử, tác dụng liễm, trợ dương. Mề gà bổ tỳ, bổ trung, bồi đắp nguyên khí. Trường hợp cảm nắng, nôn ói, thở nông, mệt lả, tim đập nhanh, chóng mặt… dùng món ngày rất tốt.

Lương y Trịnh Văn SỹSức khỏe & Đời sống

Bài Thuốc Trị Cảm Nắng

Cảm nắng là bệnh thường gặp vào mùa hè, đối tượng dễ mắc bệnh là những người làm việc ngoài trời nhưng thiếu trang phục bảo hộ, người đi tàu xe trên chặng đường dài,… Nắng nóng, khát nước, mồ hôi ra nhiều làm thiếu hụt tân dịch, rối loạn điện giải gây ra.

Biểu hiện ở người cảm nắng là: hoa mắt, chóng mặt, chao đảo, buồn nôn hoặc nôn, người mệt lả, thở nông, tim đập nhanh, huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu nặng, người bệnh có thể bị ngất lịm. Nguyên tắc chữa trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử, bổ sung một số vitamin và những vi chất thiết yếu cho cơ thể.

Bài 1: hoàng kỳ 16g, bạch truật 14g, biển đậu 16g, hương nhu 14g, cẩu tích 16g, ngũ gia bì 16g, sâm bố chính 16g, sâm đại hành 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần. Nếu bệnh nặng, cần thuốc ngay thì sắc thuốc sôi một lát là được, rót ra ít một cho người bệnh uống dần (vừa sắc thuốc vừa uống).

Bài 2: nhân sâm 10g, củ đinh lăng 16g, cát căn 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, ngũ vị 12g, hoàng kỳ 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 – 4 lần. Công dụng: hồi dương cố biểu, giải cảm nắng. Bệnh nhân đang trong tình trạng có biểu hư, tấu lý sơ hở, các lỗ chân lông đang mở ra. Trong bài nhân sâm hoàng kỳ bổ khí; quế – gừng bổ dương; cát căn, biển đậu, tang diệp cầm mồ hôi, ngăn lại không cho thoát dương.

Sơ cứu người bị cảm nắng.

Bài 3: bạch truật 16g, bạch phục linh 12g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 12g, ngũ vị 12g, vỏ quế 6g, phụ tử 6g, biển đậu 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g, đại táo 10g, cát căn 10g, tang diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Buồn nôn, vùng thượng vị đầy tức, bức bách gia: bán hạ 8g, hậu phác 10g, ngưu tất 14g.

Hồi hộp, nhịp tim nhanh gia: đan sâm 16g, tam thất 10g, củ đinh lăng 12g.

Đau, mỏi các khớp gia: kê huyết đằng 16g, đỗ trọng 10g.

Ngoài ra, nên kết hợp một số món ăn để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ trị bệnh:

Cháo gà, tiêu bắc, gừng: gà giò 1 con, tạo tẻ 100g, tiêu bắc, sinh khương, hành hoa, mắm muối, chanh ớt vừa đủ. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, gạo vo sạch. Cho gạo và gà vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm thành cháo. Tiêu bắc rang chín tán bột. Khi cháo chín cho gia vị, gừng tươi, tiêu bắc, hành hoa, chanh ớt là được. Công dụng: cháo gà đại bổ, sinh khương, tiêu bắc là những dương dược tác dụng hồi dương, mạnh tỳ vị, cung cấp năng lượng cho cơ thể, liễm mồ hôi, cố biểu, điều hòa biểu lý.

Cháo biển đậu, hạt sen, mề gà: biển đậu 20g, hạt sen 20g, mề gà 2 cái, gạo tẻ 80g, gia vị vừa đủ. Biển đậu, hạt sen ngâm vào nước nóng khoảng 2 giờ đồng hồ. Mề gà làm sạch, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cho chín nhừ, gia vị là được. Trong bài biển đậu, hạt sen cố biểu, giải thử, tác dụng liễm, trợ dương. Mề gà bổ tỳ, bổ trung, bồi đắp nguyên khí. Trường hợp cảm nắng, nôn ói, thở nông, mệt lả, tim đập nhanh, chóng mặt… dùng món ngày rất tốt.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Cháo Canh Thuốc Trị Cảm Nắng

Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng.

Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, đổ nước vừa đủ nấu cháo đặc; khi cháo vừa chín tới, cho nước thuốc vào, tiếp tục đun sôi vài phút nữa là được. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Người dạ dày hư hàn nên ăn ít. Tác dụng sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè.

Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, đổ nước vừa đủ, cho 2 thứ vào nấu trước; khi chín, cho gạo vào nấu cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn nhiều lần. Tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ ho trị cảm nắng, nóng. Người cảm phong hàn không nên dùng.

Bí đao lượng vừa phải giã vắt lấy nước, uống nhiều nước. Trị cảm nắng.

Dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống nhiều lần. Trị cảm nắng nóng.

Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

Mướp đắng tươi 1 quả bỏ ruột, nấu nước uống. Trị cảm nắng nóng.

Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống ấm. Trị cảm nắng.

Rễ cúc tần, lá ngải cứu, xuyên tâm liên, lá mùi tàu mỗi loại 20g; gừng tươi 8g. Sắc uống 1-2 thang. Trị cảm nắng.

Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống. Trị cảm nắng.

Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g; rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp mỗi loại 16g. Sắc uống 1-2 thang. Trị cảm nắng, nóng.

Nồi nước xông có các lá chữa cảm cúm, hạ sốt: lá bạch đàn hoặc lá hương nhu, lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá tre, lá hành mỗi thứ một ít, rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ đậy vung kín, nấu sôi, già, để lại 1 bát 150-200ml, sẽ uống sau khi xông. Cho bệnh nhân xông. Sau khi xông, uống hết bát nước thuốc, nằm nghỉ, tránh gió lùa. Kết hợp ăn cháo giải cảm: hành 3-4 củ thái lát, tía tô 1 nắm rửa sạch, nấu cháo chín, gia hành, tía tô, đun sôi, uống, ăn nóng, lau khô mồ hôi, nằm nghỉ.

Trà phòng cảm cúm: lá nhãn 100g, lá bạch đàn 100g, rửa sạch phơi khô, bóp vụn, hoa hòe 20g, trộn đều để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê trà, hãm với 200ml nước sôi, chắt ra hãm lần 2, chia uống nhiều lần trong ngày.

Lương y Đình Thuấn

Bạn đang xem bài viết Thuốc Nam Phòng Trị Cảm Nắng Trong Mùa Hè trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!