Xem Nhiều 3/2023 #️ Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali Amiloride # Top 6 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali Amiloride # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali Amiloride mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoạt chất : Amiloride

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C03DB01.

Brand name: Midamor.

Generic : Amiloride.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén không bao: 5 mg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

Tăng huyết áp: Amilorid dùng phối hợp với các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và các thuốc chống tăng huyết áp khác để hạn chế hạ kali huyết.

Xơ gan cổ trướng: Amilorid dùng liều đơn cũng có thể đủ đảm bảo lợi tiểu, hạn chế mất kali và giảm nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa, nhưng cũng có thể dùng kết hợp với các thuốc lợi tiểu mạnh hơn khi cần mà vẫn duy trì được cân bằng điện giải trong huyết thanh. Điều trị các loại phù thường kết hợp với các loại lợi niệu có tác dụng nhanh và mạnh như thiazid, furosemid

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống.

Nên uống amilorid trong bữa ăn hoặc vừa ăn xong để giảm tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa.

Liều dùng:

Amilorid hydroclorid dùng liều đơn: Lúc đầu thường uống 10 mg, 1 lần hoặc 5 mg, 2 lần trong một ngày. Tổng liều trong một ngày không được quá 20 mg amilorid (tương đương 4 viên 5 mg). Sau khi đạt được tác dụng lợi tiểu, có thể giảm liều, mỗi lần giảm 5 mg, cho đến khi đạt liều thấp nhất vẫn có hiệu quả.

Amilorid dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu khác:

Khi thuốc lợi tiểu khác được dùng cách quãng, thì phải uống amilorid cùng thời gian với thuốc lợi tiểu đó.

Tăng huyết áp: Mỗi ngày dùng 5 đến 10 mg, đồng thời cùng với liều thông thường trong điều trị cao huyết áp của các thiazid. Thường một ngày không cần thiết dùng quá 10 mg amilorid hydroclorid. Trong bất kỳ trường hợp nào, một ngày cũng không được dùng quá 20 mg vì tác dụng hạ huyết áp không tăng mà lại gây mất cân bằng chất điện giải.

Suy tim sung huyết: Lúc đầu, dùng 5 đến 10 mg/ngày cùng với liều thường dùng của thuốc lợi tiểu khác. Nếu chưa đạt được lợi tiểu với liều thấp nhất của cả hai thuốc, có thể tăng từ từ liều của cả hai thuốc, song liều amilorid hydroclorid không được vượt quá 20 mg/ngày. Ngay khi đạt được tác dụng lợi tiểu, thử giảm liều của cả hai thuốc để điều trị duy trì. Liều lượng của cả hai thuốc được xác định bởi sự bài niệu và mức kali máu.

Xơ gan cổ trướng: Nên bắt đầu với liều thấp amilorid (5 mg), cộng với 1 liều thấp của một thuốc lợi tiểu khác. Nếu cần, có thể tăng liều của cả hai thuốc một cách từ từ, song liều amilorid hydroclorid cũng không được vượt quá 20 mg/ngày.

Người cao tuổi: Bắt đầu 5 mg một lần ngày đầu, sau đó dùng cách nhật.

Người bệnh suy thận: Nếu độ thanh lọc creatinin của thận là 10 – 15 ml/phút, dùng 50% liều bình thường và nếu độ thanh lọc creatinin < 10 ml/phút, không nên dùng.

Ớ trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em. Một số chuyên gia giới thiệu liều dùng 0,4 – 0,625 mg/kg/ngày cho trẻ em tăng huyết áp, đối với trẻ em cân nặng từ 6 – 20kg

4.3. Chống chỉ định:

Tăng kali máu khi nồng độ kali trên 5,5 milimol/lít (mmol/lít). Dùng đồng thời với các thuốc giữ kali khác hoặc bổ sung kali

Vô niệu, suy thận cấp hoặc mạn, có bệnh thận do đái tháo đường. Quá mẫn với amilorid

4.4 Thận trọng:

Người bệnh có nguy cơ tăng kali máu như khi nhiễm toan hô hấp hoặc toan chuyển hóa, đái tháo đường hoặc chức năng thận bị giảm. Khi creatinin máu tăng quá 130 micromol/lít, urê máu tăng trên 10 mmol/lít hoặc người bệnh cao tuổi.

Thận trọng ở người bệnh có suy gan.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Khi nghiên cứu trên động vật, không thấy có nguy cơ đáng kể nào. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai, chỉ dùng thuốc này khi thật cần thiết

Thời kỳ cho con bú:

Chưa biết rõ amilorid có phân bố trong sữa mẹ hay không. Do tiềm năng phản ứng có hại cho trẻ đang bú, cần quyết định hoặc ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tính quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, táo bón, chán ăn, bụng trướng.

Chuyển hóa: Tăng kali máu, hạ clor máu.

Cơ – xương: Chuột rút.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100 Toàn thân: Ngủ gà.

Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng.

Thần kinh trung ương: Dị cảm, lú lẫn, trầm cảm.

Da: Rụng tóc, rụng lông.

Chuyển hóa: Giảm natri huyết, toan chuyển hóa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000 Toàn thân: Liệt dương.

Tim mạch: Đau thắt ngực, loạn nhịp tim, đánh trống ngực.

Thần kinh trung ương: Run chân tay, bồn chồn, mất ngủ, giảm tình dục.

Tiêu hóa: Khát nước, đầy hơi, khô miệng, khó tiêu, vàng da (1%), xuất huyết tiêu hóa.

Da: Phát ban, ngứa.

Hô hấp: Ho, khó thở, ngạt mũi.

Cơ: Đau ở ngực, lưng, cổ, tay chân và vai.

Tiết niệu – sinh dục: Đa niệu, khó tiểu tiện, co thắt bàng quang, tăng tạm thời urê, creatinin máu.

Mắt: Rối loạn thị giác.

Tai: Ù tai.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Khi dùng amilorid cùng với thuốc ức chế men chuyển dạng angotensin (ACE), nguy cơ tăng kali máu có thể tăng. Vì vậy, nếu các thuốc này được chỉ định dùng đồng thời do đã xác định kali máu giảm thì phải dùng chúng một cách thận trọng và thường xuyên kiểm tra kali máu.

Không nên dùng lithi cùng amilorid vì nó làm giảm sự thanh thải lithi ở thận và tăng nguy cơ ngộ độc lithi.

Việc dùng đồng thời amilorid hydroclorid với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng có thể gây tăng kali máu và suy thận, đặc biệt với người bệnh cao tuổi. Vì vậy, khi dùng đồng thời amilorid với các thuốc chống viêm không steroid, cần phải kiểm tra chức năng thận và mức kali máu một cách thận trọng.

Khi dùng kết hợp với các thuốc lợi tiểu thiazid, amilorid có thể tác dụng hợp lực với thiazid, clorpropamid để làm tăng nguy cơ giảm natri máu.

Tránh ăn nhiều thực phấm chứa nhiều kali như chuối, cam, chanh, dưa hấu, mận, lê, khoai tây, sữa.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa có số liệu và cũng chưa biết thuốc này có thể thấm tách được hay không.

Những dấu hiệu và triệu chứng chung nhất là mất nước, mất cân bằng chất điện giải. Phải ngừng dùng thuốc và theo dõi người bệnh chặt chẽ. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu mới uống amilorid, phải gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu kali máu tăng, phải dùng các biện pháp hữu hiệu để giảm kali máu

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Amilorid là một thuốc lợi tiểu giữ kali.

Cơ chế tác dụng:

Amilorid có tác dụng giữ kali thông qua ức chế tái hấp thu natri ở ống lượn xa, ống góp nhỏ phần vỏ và ống góp, điều này làm giảm điện thế âm của lòng ống và làm giảm tiết cả kali và hydro, hậu quả là làm giảm bài xuất kali và hydro. Cơ chế này giải thích phần lớn tác dụng giữ kali của amilorid. Không giống Spironolacton, amilorid tác dụng ngay cả khi không có cường aldosteron

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Amilorid hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Amilorid hydroclorid thường bắt đầu tác dụng trong vòng 2 giờ sau khi uống 1 liều, tác dụng lợi tiểu đạt tối đa sau 6 đến 8 giờ, kéo dài khoảng 24 giờ, sinh khả dụng khoảng 50%.

Amilorid hydroclorid không bị chuyển hóa ở gan, được đao thải qua thận ở dạng không biến đổi. Uống 20 mg amilorid hydroclorid, khoảng 50% thải trừ qua nước tiểu và 40% qua phân trong vòng 72 giờ. Amilorid hydroclorid ít tác động đến tốc độ lọc cầu thận hoặc lưu lượng máu qua thận. Nửa đời trong huyết thanh từ 6 đến 9 giờ. Nửa đời cuối cùng là 20 giờ. Bệnh nhân suy thận, nửa đời cuối cùng đến 100 giờ.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Để trong chai lọ kín, ở chỗ mát, tránh ánh sáng và ấm.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Amilorid Hydroclorid Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết AMILORID HYDROCLORID Thuốc lợi tiểu giữ kali là thuốc gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc AMILORID HYDROCLORID. Phù do tim: Amilorid dùng một mình cũng có tác dụng, song chỉ định chủ yếu là dùng bổ sung cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc lợi tiểu loại thiazid và các thuốc chống tăng huyết áp thải muối khác, nhằm tránh mất kali và amilorid được chỉ định cho người cần phải duy trì nồng độ kali huyết bình thường. Ðây là một chỉ định quan trọng về mặt lâm sàng, thí dụ với người đang dùng digitalin hoặc có rối loạn nhịp tim nặng.

AMILORID HYDROCLORID Thuốc lợi tiểu giữ kali

Tên chung quốc tế: Amiloride hydrocloride.

Loại thuốc: Thuốc lợi tiểu giữ kali.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén không bao, dùng để uống: 5 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Amilorid là một thuốc giữ kali có tác dụng bài tiết natri – niệu, lợi tiểu và chống tăng huyết áp yếu (so với thuốc lợi tiểu thiazid).

Amilorid có tác dụng giữ kali thông qua ức chế tái hấp thu natri ở ống lượn xa, ống góp nhỏ phần vỏ và ống góp; điều này làm giảm điện thế âm của lòng ống và làm giảm tiết cả kali và hydrogen, hậu quả là làm giảm bài xuất kali và hydrogen. Cơ chế này giải thích phần lớn tác dụng giữ kali của amilorid. Không giống spironolacton, amilorid tác dụng ngay cả khi không có cường aldosteron.

Amilorid hydroclorid thường bắt đầu tác dụng trong vòng 2 giờ sau khi uống 1 liều, tác dụng lợi tiểu đạt tối đa sau 6 đến 8 giờ, kéo dài khoảng 24 giờ.

Amilorid hydroclorid không bị chuyển hóa ở gan, nhưng đào thải qua thận ở dạng không thay đổi. Uống 20 mg amilorid hydroclorid, khoảng 50% thải trừ qua nước tiểu và 40% qua phân trong vòng 72 giờ. Amilo-rid hydroclorid ít tác động đến tốc độ lọc cầu thận hoặc lưu lượng máu qua thận.

Phù do tim: Amilorid dùng một mình cũng có tác dụng, song chỉ định chủ yếu là dùng bổ sung cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc lợi tiểu loại thiazid và các thuốc chống tăng huyết áp thải muối khác, nhằm tránh mất kali và amilorid được chỉ định cho người cần phải duy trì nồng độ kali huyết bình thường. Ðây là một chỉ định quan trọng về mặt lâm sàng, thí dụ với người đang dùng digitalin hoặc có rối loạn nhịp tim nặng.

Tăng huyết áp: Amilorid dùng bổ sung vào các thiazid và các thuốc chống tăng huyết áp thải muối khác để tránh giảm kali huyết.

Xơ gan cổ trướng: Amilorid dùng một mình cũng có thể đủ đảm bảo lợi tiểu, hạn chế mất kali và giảm nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa. Có thể dùng cùng các thuốc lợi tiểu mạnh hơn khi cần mà vẫn duy trì được cân bằng điện giải trong huyết thanh.

Chống chỉ định AMILORID HYDROCLORID Thuốc lợi tiểu giữ kali

Tăng kali máu khi nồng độ kali trên 5,5 millimol/lít (mmol/lít).

Dùng đồng thời với các thuốc giữ kali khác hoặc bổ sung kali.

Vô niệu, suy thận cấp hoặc mạn, có chứng cứ bệnh thận do đái tháo đường.

Quá mẫn với amilorid.

Người bệnh có nguy cơ tăng kali máu như khi nhiễm toan hô hấp hoặc toan chuyển hóa, hoặc đái tháo đường hoặc chức năng thận bị giảm.

Người bệnh có creatinin máu tăng quá 130 micromol/lít hoặc urê máu tăng trên 10 mmol/lít.

Khi nghiên cứu trên động vật, không thấy có nguy cơ đáng kể nào. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai, chỉ dùng thuốc này khi thật cần thiết.

Chưa biết rõ amilorid có phân bố trong sữa mẹ hay không. Do tiềm năng phản ứng có hại cho trẻ đang bú, cần quyết định hoặc ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tính quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Toàn thân: n không ngon, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, táo bón.

Chuyển hóa: Tăng kali máu, hạ clor máu.

Cơ xương: Chuột rút.

Toàn thân: Ngủ gà.

Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng.

Thần kinh trung ương: Dị cảm, lú lẫn, trầm cảm.

Da: Rụng tóc, rụng lông.

Chuyển hóa: Giảm natri huyết.

Toàn thân: Liệt dương.

Tim mạch: Ðau thắt ngực, loạn nhịp tim, đánh trống ngực.

Thần kinh trung ương: Run chân tay, bồn chồn, mất ngủ, giảm tình dục.

Tiêu hóa: Khát nước, đầy hơi, khô miệng, khó tiêu.

Da: Phát ban, ngứa.

Ðường hô hấp: Ho, khó thở, ngạt mũi.

Cơ: Ðau ở ngực, lưng, cổ, tay chân và vai.

Ðường tiết niệu – sinh dục: Ða niệu, khó tiểu tiện, co thắt bàng quang.

Mắt: Rối loạn thị giác.

Nên uống amilorid cùng với thức ăn để giảm tác dụng không mong muốn đường tiêu hóa.

Amilorid hydroclorid dùng một mình: Lúc đầu thường uống 10 mg, 1 lần (hoặc 5 mg, 2 lần) trong một ngày. Tổng liều trong một ngày không được quá 20 mg ( 4 viên). Sau khi đạt được tác dụng lợi tiểu, có thể giảm liều, mỗi lần giảm 5 mg, cho đến khi đạt liều thấp nhất vẫn có hiệu quả.

Dùng amilorid kết hợp với thuốc lợi tiểu khác:

Khi thuốc lợi tiểu khác được dùng cách quãng, thì phải uống amilorid cùng thời gian với thuốc lợi tiểu đó.

Tăng huyết áp: Mỗi ngày dùng 5 đến 10 mg, đồng thời cùng với liều thông thường trong điều trị cao huyết áp của các thiazid. Thường một ngày không cần thiết dùng quá 10 mg amilorid hydroclorid. Trong bất kỳ trường hợp nào, một ngày cũng không được dùng quá 20 mg vì tác dụng hạ huyết áp không tăng mà lại gây mất cân bằng chất điện giải.

Suy tim sung huyết: Lúc đầu, dùng 5 – 10 mg/ngày cùng với liều thường dùng của thuốc lợi tiểu khác. Nếu chưa đạt được lợi tiểu với liều thấp nhất của cả hai thuốc, có thể tăng từ từ liều của cả hai thuốc,

song liều amilorid hydroclorid không được vượt quá 20 mg/ngày. Ngay khi đạt được tác dụng lợi tiểu, thử giảm liều của cả hai thuốc để điều trị duy trì. Liều lượng của cả hai thuốc được xác định bởi sự bài niệu và mức kali máu.

Xơ gan cổ trướng: Nên bắt đầu với liều thấp amilorid, nghĩa là 5 mg, cộng với 1 liều thấp của một thuốc lợi tiểu khác. Nếu cần, có thể tăng liều của cả hai thuốc một cách từ từ, song liều amilorid hydroclorid cũng không được vượt quá 20 mg/ngày.

Người cao tuổi: Bắt đầu 5 mg một lần ngày đầu, sau đó dùng cách nhật.

Người bệnh suy thận, độ thanh lọc creatinin 10 – 15 ml/phút, dùng 50% liều bình thường. Nếu độ thanh lọc creatinin < 10 ml/phút, không nên dùng.

Khi dùng amilorid cùng với thuốc ức chế enzym chuyển, nguy cơ tăng kali máu có thể tăng. Vì vậy, nếu các thuốc này được chỉ định dùng đồng thời do đã xác định kali máu giảm thì phải dùng chúng một cách thận trọng và thường xuyên kiểm tra kali máu.

Không nên dùng lithi cùng amilorid vì nó làm giảm sự thanh thải lithi ở thận và tăng nguy cơ ngộ độc lithi.

Việc dùng đồng thời amilorid hydroclorid với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng có thể gây tăng kali máu và suy thận, đặc biệt với người bệnh cao tuổi. Vì vậy, khi dùng đồng thời amilorid với các thuốc chống viêm không steroid, cần phải kiểm tra chức năng thận và mức kali máu một cách thận trọng.

Khi dùng kết hợp với các thuốc lợi tiểu thiazid, amilo-rid có thể tác dụng hợp lực với thiazid, clorpropamid để làm tăng nguy cơ giảm natri máu.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, cam, chanh, dưa hấu, mận, lê, khoai tây, sữa…

Ðể trong chai lọ kín, ở chỗ mát, tránh ánh sáng và ẩm.

Chưa có số liệu và cũng chưa biết thuốc này có thể thẩm tách được hay không.

Những dấu hiệu và triệu chứng chung nhất là mất nước, mất cân bằng chất điện giải. Phải ngừng dùng thuốc và theo dõi người bệnh chặt chẽ. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu mới uống amilorid, phải gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu kali máu tăng, phải dùng các biện pháp hữu hiệu để giảm kali máu.

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa 5 mg.

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc AMILORID HYDROCLORID Thuốc lợi tiểu giữ kali

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết AMILORID HYDROCLORID Thuốc lợi tiểu giữ kali, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Latest posts by Cao Thanh Hùng ( see all)

Thuốc Spironolacton (Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali): Chỉ Định Và Tác Dụng Phụ

Thuốc Spironolacton có tác dụng thúc đẩy bài tiết nước và natri. Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp, phù gan, thận, cổ trướng do xơ gan và bệnh nhân tăng aldosterone tiên phát nhưng không thể phẫu thuật.

Tên thuốc: Spironolacton

Tên khác: Spironolactone

Phân nhóm: Thuốc lợi tiểu giữ kali

Những thông tin cần biết về thuốc Spironolacton

1. Tác dụng

Spironolacton là hoạt chất đối kháng mineralocorticoid. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh với mineralocorticoid và aldosterone ở ống lượn xa nhằm thúc đẩy bài tiết nước và natri. Spironolacton làm giảm khả năng bài tiết amoni (NH4+), H+ và ion kali nên được gọi là thuốc lợi tiểu giữ kali.

Tác dụng của thuốc khá chậm, thường phát huy tối đa sau 2 – 3 ngày sử dụng và giảm sau 2 – 3 ngày ngưng dùng. Vì vậy thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp không cần bài tiết nhanh.

2. Chỉ định

Thuốc Spironolacton được chỉ định trong những trường hợp sau:

Phù gan và thận

Phù tim

Nghi ngờ hoặc đã xác định tăng aldosterone

Tăng aldosterone tiên phát nhưng không thể phẫu thuật

Tăng huyết áp

Cổ trướng do xơ gan

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Spironolacton trong những trường hợp sau:

Dị ứng/ quá mẫn với Spironolacton hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc

Suy thận cấp tính và suy thận mạn nghiêm trọng

Tăng kali huyết

Vô niệu

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Spironolacton chủ yếu được bào chế ở dạng viên nén, với hàm lượng 25mg, 50mg và 100mg.

5. Cách sử dụng – liều dùng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nên được dùng trực tiếp bằng đường uống. Nên nuốt viên thuốc cùng với một ly nước đầy.

Liều dùng Spironolacton phụ thuộc vào độ tuổi và mục đích sử dụng.

Người lớn:

Liều dùng khi điều trị phù do xơ gan, suy tim sung huyết, hội chứng thận hư và nghi ngờ tăng aldosterone

Liều khởi đầu: Dùng 25 – 200mg/ ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng (cần duy trì trong ít nhất 5 ngày)

Liều duy trì: Dùng 75 – 400mg/ ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng

Thường được phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazide hoặc furosemide

Liều dùng khi điều trị tăng aldosterone tiên phát

Dùng 100 – 400mg/ ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng

Với bệnh nhân không thể phẫu thuật, nên sử dụng liều thấp nhất trong thời gian dài

Liều dùng khi điều trị tăng huyết áp

Liều khởi đầu: Dùng 50 – 100mg/ ngày, chia thành 2 – 4 lần uống (phải duy trì ít nhất trong 2 tuần)

Liều duy trì: Điều chỉnh theo chỉ số huyết áp ở mỗi cá thể

Trẻ em:

Chỉ dùng trong trường hợp cổ trướng do xơ gan và lợi tiểu nhằm giảm huyết áp

Liều khởi đầu: Dùng 1 – 3mg/ kg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia thành nhiều liều nhỏ

Điều chỉnh liều sau 5 ngày sử dụng

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Spironolacton trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp và để đông lạnh.

7. Giá thành

Thuốc Spironolacton 25mg có giá bán 200 – 210.000 đồng/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Spironolacton

1. Thận trọng

Nếu sử dụng cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan/ thận hoặc người cao tuổi, cần kiểm tra chức năng thận và thành phần điện giải thường xuyên.

Bệnh nhân bị bệnh thận do tiểu đường cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Spironolacton. Hoạt động của thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.

Tránh lái xe và thực hiện những hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao trong thời gian đầu mới dùng thuốc. Spironolacton có thể gây chóng mặt và thay đổi tầm nhìn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, đồ uống có cồn có thể làm giãn mạch và tăng khả năng hạ áp của thuốc.

Thực nghiệm trên động vật cho thấy sử dụng Spironolacton trong điều trị dài hạn làm xuất hiện bệnh bạch cầu tủy bào và các khối u bất thường. Vì vậy cần tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Dùng Spironolacton phối hợp với các thuốc lợi tiểu khác có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận hoặc tăng kali huyết.

Chỉ sử dụng thuốc Spironolacton cho sản phụ mắc bệnh tim và phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc vẫn có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

Sử dụng thuốc Spironolacton làm ảnh hưởng đến sự xác định epinephrine, cortisol trong huyết tương và digoxin trong huyết thanh.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

Tác dụng phụ ít gặp:

Ngoại ban

Tăng kali huyết

Chuột rút

Dị cảm

Tăng creantin huyết thanh

Nồi mề đay

Ban đỏ

Giảm natri huyết (khát nước, buồn ngủ, khô miệng và thường xuyên mệt mỏi)

Co thắt cơ

Tác dụng phụ hiếm gặp:

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc, cần kiểm tra điện giải đồ định kỳ và điều chỉnh liều dùng khi cần thiết.

3. Tương tác thuốc

Cân nhắc trước khi sử dụng Spironolacton với những loại thuốc sau:

Thuốc lợi tiểu khác: Dùng phối hợp với Spironolacton làm tăng tác dụng lợi tiểu.

Thuốc chống tăng huyết áp: Sử dụng đồng thời với Spironolacton làm tăng khả năng hạ áp và có nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng.

Thuốc ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin: Có thể làm tăng kali huyết nếu dùng chung với Spironolacton. Trường hợp này có thể đe dọa đến tính mạng – nhất là với bệnh nhân suy thận. Vì vậy không khuyến cáo sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này.

Flucocortisone: Làm tăng thải trừ kali khi kết hợp với Spironolacton.

Mitotane: Spironolacton là giảm tác dụng của loại thuốc này.

Busereline, Triptoreline và Gonadoreline: Spironolacton làm tăng hoạt động và tác dụng của thuốc Busereline, Triptoreline và Gonadoreline.

Salicylate: Làm giảm khả năng lợi tiểu của thuốc Spironolacton.

Thuốc lợi tiểu giữa kali khác, NSAID: Có thể gây tăng kali huyết nếu dùng đồng thời với Spironolacton.

Amino clorid: Làm tăng nguy cơ toan huyết khi kết hợp với Spironolacton.

Digoxin: Spironolacton làm tăng độc tính của thuốc Digoxin.

Thuốc chống đông máu Coumarin: Spironolacton làm giảm khả năng chống đông của nhóm thuốc này.

Lithi: Spironolacton làm giảm độ thanh thải của Lithi và tăng nguy cơ ngộ độc.

4. Quá liều và xử trí

Quá liều thuốc Spironolacton có thể gây khó thở, lo lắng, yếu cơ và lú lẫn. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện rửa dạ dày và dùng than hoạt để tăng thải trừ và giảm khả năng hấp thụ thuốc. Bên cạnh đó cần kiểm tra điện giải, chức năng thận và tiến hành điều trị theo triệu chứng.

Thuốc Lợi Tiểu Tự Nhiên

Thuốc lợi tiểu tự nhiên

Khi chúng ta sưng lên có nghĩa là chúng ta giữ lại chất lỏng, vì chân, tay, bụng và hông sưng lên mặc dù cuối cùng chúng ta ăn ít. Nó thường được gọi là lưu giữ chất lỏng, và trong số các nguyên nhân khác nhau của chúng ta, chúng ta có thể thấy tiêu thụ quá nhiều muối hoặc đường, chế độ ăn uống không đủ hoặc các vấn đề về nội tiết tố.

Nó thường trở thành một phiền toái lớn đối với nhiều phụ nữ, do các vấn đề khác nhau hoặc thậm chí là sự trao đổi chất của họ, thường giữ lại nhiều chất lỏng, vì cơ thể họ không có đủ khả năng để có thể loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, ngoài việc điều trị y tế mà bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn nếu cần thiết, sự thật là việc giữ nước có thể được cải thiện bằng cách tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và lành mạnh, dựa trên mức tiêu thụ thực phẩm lợi tiểu. Nhưng thực phẩm không chỉ là nhân vật chính theo nghĩa này, vì chúng ta cũng có thể gặp gỡ những người khác thuốc lợi tiểu tự nhiên rất hữu ích trong vấn đề này

Thuốc lợi tiểu tự nhiên tốt nhất là gì?

Thức ăn

Các loại thực phẩm lợi tiểu chính là đặc biệt là trái cây, rau quả, đặc biệt giàu nước và từ đó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu kích thích và giúp ích cho việc lợi tiểu của cơ thể. Ngoài ra, chúng rất cần thiết trong một cuộc sống lành mạnh.

Hữu ích nhất? Rõ ràng là cố gắng tuân theo chế độ ăn uống giàu thực phẩm này. Ví dụ, ăn 5 phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày là một lựa chọn tuyệt vời:

Trái cây

Rau và rau

Atisô

Cần tây

Cà tím

Hành tây

Chứng thực

Măng tây

Rau diếp

Cây lợi tiểu

Ngoài thực phẩm, nhiều loại thực vật và thảo dược có lợi ích lợi tiểu thú vị cho những người có vấn đề giữ nước và đầy bụng.

Bồ công anh trở thành một trong những loại cây khử độc thú vị nhất. Mặc dù cây thì là, nguyệt quế, đuôi ngựa, linden hoặc hoa oải hương cũng nổi bật.

Một lựa chọn hữu ích là truyền dịch với một lượng nhỏ một số loại thảo mộc này. Để làm điều này, bạn phải đun sôi tương đương với một cốc nước; Khi nó bắt đầu sôi, thêm một muỗng cà phê thảo mộc khô hoặc cây và đun sôi trong 5 phút, cuối cùng căng thẳng và uống.

Thuốc lợi tiểu là gì – Phân loại và cách sử dụng thuốc lợi tiểu hiệu quả (Tháng 2021)

Bạn đang xem bài viết Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali Amiloride trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!