Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLLC) là gì? Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế ( trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
RLLC xảy ra với tỷ lệ xấp xỉ 1% dân số chung . Tỷ lệ nam và nữ ngang nhau, thường gặp ở mọi lứa tuổi thông thường từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ thường có giai đoạn trầm cảm kéo dài hơn, ngược lại nam giới gian đoạn hưng cảm thường kéo dài hơn. Một phần ba (1/3) người bị RLLC có triệu chứng trong suốt cuộc đời. Những triệu chứng này có thể gây trở ngại tới khả năng lao động, học tập và các mối quan hệ gia đình, xã hội. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có thể tự gây tổn hại cho bản thân mình hoặc những người khác, hoặc có các xung động (kích động) mà bản thân họ không nhận ra là có thể nguy hiểm, nghiêm trọng như thế nào.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể dẫn đến – Hưng cảm trầm cảm hoặc các rối loạn khác làm cho người bệnh cách biệt với môi trường xung quanh, giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của RLLC là gì? Nguyên nhân đích thực của bệnh hiện nay vẫn chưa biết. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác. Yếu tố di truyền cũng được đề cập.
Các biểu hiện triệu chứng RLLC: Các triệu chứng xuất hiện ở 3 nhóm
– Trầm cảm – Hỗn hợp cả hưng cảm và trầm cảmNgười bệnh pha hưng cảm có các biểu hiện
Hưng phấn, cởi mở hoặc cáu kỉnh Tự cao, nhiều ý tưởng ngủ ít hoặc mất ngủ nói nhiều Tư duy phi tán Dễ nổi cáu Dễ bị kích thích hoặc suy nhược Dễ có các hành vi xung động như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu và ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi không nghĩ đến sự nguy hại…Người bệnh pha trầm cảm có các biểu hiện
Khí sắc trầm Thay đổi cân nặng Rối loạn giấc ngủ Mất sinh lực, dễ mệt mỏi Vận động chậm chạp Cảm giác kích thích hoặc suy nhược Cảm thấy vô giá trị Khó tập trung chú ý, Mất quan tâm thích thú trong công việc, sinh hoạt vui chơi giải trí Có ý tưởng tự sát
Những dặn dò của BS Khám bác sỹ theo đúng hẹn kể cả khi bệnh đã thuyên giảm, điều này rất quan trọng để BS theo dõi và kiểm soát tổng thể. Thường xuyên kiểm tra xét nghiệm máu để biết nồng độ thuốc uống có an toàn và đạt hiệu quả điều trị không. Kiểm tra chức năng gan thận định kỳ để có điều chỉnh kịp thời. Gia đình, bạn bè cảm thông chia sẻ, nâng đỡ người bệnh về tinh thần để điều chỉnh hành vi và phát hiện nếu có vấn đề bất thường. Bản thân người bệnh cần phải chia sẻ, tham gia vào nhóm đồng đẳng hoặc nhóm tự giúp đỡ với những người có cùng cảnh ngộ.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Rối Loạn Cảm Xúc Là Gì
Cuộc sống là chuỗi ngày đan xen cảm xúc vui buồn, đôi khi sự biến đổi tâm trạng thái quá, khiến nhiều người thắc mắc: Rối loạn cảm xúc là gì, liệu chúng có nguy hiểm không? Để hiểu rõ về hiện tượng này và tìm ra cách kiểm soát rối loạn cảm xúc hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo nội dung có trong bài viết sau!
Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm), sang cảm xúc ức chế (trầm cảm ), bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Rối loạn cảm xúc là sự biến đổi cảm xúc không ổn định
Rối loạn cảm xúc là căn bệnh phổ biến thứ hai trong các rối loạn tâm thần, khoảng 5% dân số thế giới mắc phải chứng bệnh này, với biểu hiện: Người luôn trong trạng thái vui buồn thất thường, suy nghĩ tiêu cực. Về mặt lâm sàng, người ta quan tâm tới rối loạn trầm cảm nhiều hơn vì phức tạp và điều trị khó hơn so với rối loạn hưng cảm.
Phân loại chứng rối loạn cảm xúc
Nhiều người cho rằng, chứng rối loạn cảm xúc chỉ xuất hiện ở những người sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, bệnh lý này xuất hiện ngày càng nhiều, phổ biến ở mọi lứa tuổi.
– Cảm xúc ức chế: Người bệnh cảm thấy chán nản, buồn rầu vô hạn, biểu hiện rõ ràng trên nét mặt, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu, bất an, luôn nhìn nhận hiện tại, tương lai với màu sắc ảm đạm.
– Tư duy ức chế: Quá trình liên tưởng của người bệnh chậm chạp, dòng tư duy bị ngừng trệ, khó diễn đạt suy nghĩ của mình thành lời nói, xuất hiện các ý nghĩ tự ti, hoang tưởng, tự buộc tội, thậm chí có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
– Hoạt động ức chế: Người bệnh có thể ngồi im hàng giờ, đi lại chậm chạp, khúm núm như kẻ chạy trốn.
Một số triệu chứng rối loạn khác như: Trí nhớ giảm, có thể gặp một số ảo tưởng hoặc ảo giác, hoang tưởng. Người bệnh có thể chán ăn, cơ thể gầy gò, rối loạn bài tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt.
Người rối loạn cảm xúc thường có cảm giác tự buộc tội
– Cảm xúc hưng phấn: Người bệnh tăng khí sắc, luôn vui vẻ, lạc quan quá mức, thích cười đùa, giễu cợt người khác.
– Tư duy hưng phấn: Đây là đặc trưng của bệnh nhân hưng cảm, các biểu tượng xuất hiện rất nhanh, quá trình liên tưởng, dòng suy nghĩ luôn thay đổi, đôi khi gặp các hoang tưởng khuếch đại.
– Hoạt động hưng phấn: Bệnh nhân thường ít ngủ , đi lại nhiều, hành vi nhiều khi lố bịch. Hoạt động hưng phấn cao độ, có thể xuất hiện các hành động giải tỏa bản năng như: Đập phá, đánh người, rượu chè và loạn dục.
3 cách kiểm soát chứng rối loạn cảm xúc
Tùy vào từng trường hợp cụ thể và các biểu hiện của rối loạn cảm xúc, chuyên gia sẽ có những chỉ định dùng thuốc thích hợp.
– Biểu hiện hưng cảm: Carbamazepine (Tegretol), Valproic Acid (Depakine)…
– Biểu hiện trầm cảm: Antidepressants…
– Thuốc điều trị duy trì: Lamotrigine, Gabapentin (Neurontin)…
Biện pháp này giúp hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh và gia đình của họ vượt qua những rối loạn về cảm xúc, bao gồm:
– Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp người bệnh nhận thức được hành vi, suy nghĩ tiêu cực của bản thân và nhận biết sớm các dấu hiệu rối loạn cảm xúc để chủ động thay đổi hoặc có biện pháp khắc phục.
– Liệu pháp gia đình: Giải quyết những xung đột trong gia đình và giúp các thành viên giao tiếp với người bệnh tốt hơn.
– Giáo dục tâm lý: Giúp người rối loạn lưỡng cực hiểu biết về bệnh lý và cách điều trị. Giáo dục tâm lý đem lại cái nhìn toàn diện về dấu hiệu biến đổi cảm xúc, nhờ vậy họ tìm kiếm phương pháp điều trị sớm.
Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh ổn định cảm xúc
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn đối phó với chứng rối loạn cảm xúc:
– Nói chuyện với mọi người về chứng rối loạn cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của nó đến bạn và gia đình. Điều này sẽ giúp những người xung quanh khỏi bị bất ngờ hay lúng túng khi một cơn rối loạn cảm xúc xảy ra.
– Thay đổi vị trí: Nếu bạn cảm thấy sắp bị tấn công bởi một cơn cười hay khóc, hãy thay đổi vị trí bạn đang ngồi hoặc đứng.
– Thở chậm và sâu: Thở chậm và sâu trong suốt cơn bùng phát cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể kiểm soát trở lại.
– Thư giãn: Một cơn bùng phát cảm xúc có thể làm cho cơ bắp căng thẳng . Do đó, hãy thực hiện các động tác thư giãn, vận động chân tay nhẹ nhàng.
Kim Thần Khang giúp tâm trạng luôn ổn định!
Rối loạn cảm xúc là bệnh lý thần kinh gây ra sự thay đổi cực đoan về tâm trạng, năng lượng và hành vi của người bệnh. Khi kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Để loại bỏ nỗi lo này, bạn cần học cách cân bằng cuộc sống và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh. Ngày nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị rối loạn cảm xúc được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Nổi trội hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, an thần, giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng. Sản phẩm được coi là giải pháp toàn diện tác động đến nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc, cân bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin và cung cấp dưỡng chất cho tế bào thần kinh (phần gốc). Thành phần chính của sản phẩm là cao được kết hợp từ cụm từ: “Hợp” trong từ tập hợp, tụ hợp, hợp thành; “Hoan” được hiểu là sự hân hoan, hoan hỷ, “bì” có nghĩa là vỏ, gộp lại có ý nghĩa là vỏ của cây hợp hoan, mang lại, tập hợp lại những niềm vui, hân hoan, yêu đời. Đây là thảo dược quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm giúp nâng cao sức khỏe, trấn tĩnh hệ thần kinh. Đặc biệt, thành phần này giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, từ đó nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện tình trạng rối loạn lo âu và các triệu chứng: Mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn (phần ngọn của bệnh).
Kim Thần Khang giúp bạn cân bằng cảm xúc
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì trong sản phẩm Kim Thần Khang, các nhà khoa học đã kết hợp với các loại thảo dược quý như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân, soy lecithin, nhờ đó mang tới công dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, loại bỏ các tác nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc.
Chị Nguyễn Thị Bình, sinh năm 1985, SĐT: 0794.782.341 , trú tại 18/45 khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, từng sống trong tháng ngày lo âu, hoảng sợ, vui buồn thất thường, thậm chí từng có lúc nghĩ đến việc nhảy xuống sông tự tử. Mãi đến năm 34 tuổi, tình cờ biết đến sản phẩm thảo dược đã giúp chị Bình khỏe mạnh, yêu đời trở lại.
Tìm hiểu về 4 loại rối loạn lo âu thường gặp và phương pháp điều trị qua phân tích PGS. TS Nguyễn Văn Chương:
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Rối Loạn Trầm Cảm (Major Depressive Disorder)
Cathy là một luật sư vừa mới được thăng chức thành cổ đông năm ngoái. Trong công ty, cô được coi là một trong những nguời trẻ tuổi đầy hứa hẹn nhất. Thế nhưng mặc cho những thành tựu mà mình đạt được, Cathy thường xuyên nghi ngờ về khả năng của bản thân và cho rằng mình không xứng đáng với chức vụ vừa nhận được. Hơn cả chuyện thấy chán nản, mệt mỏi, cô còn cảm giác mình đang tê dại dần đi. Mấy tháng vừa qua cô mỏi mệt và khó chịu với mọi thứ một cách bất bình thường. Cảm xúc của cô càng trở nên tệ hại hơn khi một khách hàng của công ty mà cô chịu trách nhiệm đổi sang một công ty khác. Dù quyết định chuyển công ty nằm ngoài vòng điều khiển của cô nhưng Cathy không ngừng tự trách chính mình. Cô giải nghĩa sự kiện này như một tấm gương phản chiếu sự bất lực của mình trong công việc dù những khách hàng khác của cô đều khen ngợi khả năng làm việc và những cổ đông lâu năm đều có những lời nói tích cực dành cho cô.
Cathy lúc nào cũng mong được đi làm và cô thực sự yêu thích công việc của mình. Nhưng kể từ khi vị khách đó chuyển công ty, thì chuyện đi làm trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi với cô. Cathy không thể nào tập trung vào công việc được và thay vào đó cô suốt ngày nghiền ngẫm về sự bất lực của mình. Dần dà cô thường gọi cáo ốm và dành hầu hết thời gian ngồi ở trên giường nhìn đăm đăm cái TV mà không để ý chương trình gì đang chiếu trên đó và cô hầu như không ra khỏi nhà. Cathy thường xuyên cảm thấy cả người lờ đờ thiếu sức sống nhưng không thể nào ngủ được, khẩu vị cũng mất đi. Bạn thân lo lắng gọi điện cô cũng chả buồn nhấc máy mà chỉ ngồi đó thụ động nghe tin nhắn để lại trên máy bàn. Cô không muốn làm bất kỳ thứ gì, cũng không muốn nói chuyện với ai. “Cuộc sống đã đánh mất đi ý nghĩa cũng như sự thú của nó. Công việc làm không tốt, ngay cả các mối quan hệ cũng xử sự không xong. Mình đáng bị cô độc như thế”. Cô nghĩ.
Cathy nghĩ các mối quan hệ xã hội của cô là tai họa và dường như mọi chuyện chẳng hề chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp nào. Cô ly dị với chồng đã năm năm và người bạn trai gần đây nhất cũng đã có bạn gái mới. Cô đã cố gắng đến tuyệt vọng mong muốn bản thân mình trở nên năng động hơn một tý nhưng dần dà cô chả còn quan tâm nữa. Mọi chuyện dường như trở nên vô vọng. Mặc dù cô thường hay đến các buổi tiệc của công ty nhưng dường như cô không thuộc về nơi đó. Ai cũng có đôi có cặp chỉ có cô là lẻ loi một mình. Mọi nguời không ai hiểu sự cô đơn sâu thẳm ấy và dường như mọi chuyện sẽ khá hơn nếu cô chết đi. Mặc dù cô thường suy nghĩ đến việc tự tử nhưng cô lại sợ điều đó sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bây giờ. Cathy được chẩn đoán là mắc rối loạntrầm cảm nặng.
Có nhiều người nghĩ rằng mất đi khách hàng, lại gặp phải chuyện người yêu cũ có người yêu mới mà bản thân vẫn đang lẻ loi một mình ai mà chả buồn? Tại sao lại bảo cô ấy mắc chứng trầm cảm? Đúng vậy, làm sao chúng ta phân biệt được giữa trầm cảm và nỗi buồn bình thường?
Trong cuốn Abnormal Psychology mà tôi đang sử dụng có liệt kê ra cách phân biệt giữa rối loạn trầm cảm và nỗi buồn thông thường. Trong đó có những điểm chính như sau. Với những người bị rối loạn trầm cảm.
1. Tâm trạng thay đổi ngày càng nặng nề và tồi tệ trong mọi tình huống. Tâm trạng và cảm xúc của người đó không cải thiện , dù cho chỉ là tạm thời, khi anh/cô ta tham gia các hoạt động mà giải trí hay gây cười.
2. Tâm trạng thay đổi mà không có bất kỳ sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự việc không tồi tệ đến mức khiến cảm xúc của họ bất ổn cực kỳ đến như vậy.
3. Tâm trạng chán nản, mệt mỏi buồn bã đi cùng với việc người đó không thể hoạt động bình thường trong các hoạt động xã hội và việc làm. Ngay cả những chuyện đơn giản nhất dường như trở nên quá sức với anh/cô ta.
5. Sự thay đổi tâm trạng khác hẳn với nỗi buồn bình thường. Nó có thể rất “lạ” cảm giác như bản thân bị nuốt chửng bởi những đám mây mù hoặc chìm sâu trong những hố đen không lối thoát.
“Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn đang diễn biến tốt đẹp.” (Depression is not when you feel sad that everything goes wrong. Depression is when you feel sad even if everything is going right) – Kevin Breel, một nghệ sĩ hài đã dùng câu nói này để khái quát những trải nghiệm của anh với chứng rối loạn này.
Vậy thì những triệu chứng đi kèm được đề cập ở phần số 4 là gì? Rối loạn trầm cảm có rất nhiều rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng được chia ra vào bốn hạng mục khác nhau : cảm xúc, nhận thức, sinh lý và hành vi. Chúng ta sẽ khám phá các triệu chứng dưới mỗi hạng mục này sau đây.
1. Triệu chứng của cảm xúc:
Tâm trạng chán nản, khó chịu là triệu chứng thông thường nhất và dễ thấy nhất của chứng trầm cảm. Những người mắc bệnh thường diễn tả rằng họ hoàn toàn cảm thấy tăm tối, ảm đạm. chán nản, thất vọng. Và vì phần chịu trách nhiệm cảm xúc trong não bộ cũng là phần chịu trách nhiệm cho những cơn đau vật lý mà bạn cảm nhận nên khi cảm xúc của bạn tiêu cực thì đồng thời bạn cũng cảm thấy đau đớn ở phần nào đó của cơ thể mình. Mức độ nặng nhẹ khi mắc rối loạn trầm cảm có để chạm đến mức cực kỳ đau đớn và quá sức chịu đựng.
Andrew Solomon, tác giả của cuốn “Quái vật giữa ngày trưa” đã diễn tả quá trình từ một nỗi buồn bình thường thành trầm cảm nặng của mình như sau:
” Tôi trở về khu rừng nơi tôi thường ra chơi lúc nhỏ với em mình. Ở đó có cây sồi đã đứng sừng sững giữa đất trời hàng trăm năm qua. Tôi và em trai thường hay quanh quẩn dưới bóng râm của nó. Vậy mà chỉ trong vòng 20 năm, một nhánh tầm gửi đã phát triển và gần như nhấn chìm cây sồi dưới những vòng dây tươi tốt và xum xuê. Những gì bạn có thể thấy bây giờ chỉ là vài nhánh sồi yếu ớt cố gắng bám trụ lại. Tôi thấy mình như cây sồi ấy. Trầm cảm đã bủa vây lấy tôi như nhánh tầm gửi chiếm đoạt thân cây sồi nọ. Nó đang hút dần sức sống bên trong và quấn quanh tâm trí tôi, trở nên xấu xí nhưng lại còn “sống” hơn cả bản thân tôi.”
2. Triệu chứng của nhận thức: Bên cạnh việc thay đổi cảm xúc của người bệnh, rối loạn trầm cảm còn khiến cho họ thayy đổi suy nghĩ về bản thân và môi trường xung quanh. Những người mắc rối loạn này thường để ý thấy dòng suy nghĩ của họ bị chậm lại, khó tập trung và dễ bị phân tâm. Song song còn có cảm giác tội lỗi và vô dụng. Họ thường tự trách bản thân nếu có chuyện gì không như ý xảy ra dù cho đó không phải là lỗi của họ đi chăng nữa. Họ dồn hết sự chú ý vào những mặt còn khiếm khuyết của băn thân, môi trường và tương lại. Rất nhiều người sau đó còn nảy ra ý nghĩ tự hại bản thân. Suy nghĩ muốn tự tử dần dần trở nên rõ rệt hơn. Sau một khoảng thời gian, người bệnh cho rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn nếu họ chết đi. Cô Cathy trong ví dụ mà tôi đưa ra ban đầu cũng từng nghĩ đến cái chết không ít lần. Đó là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của rối loạn trầm cảm.
3.Triệu chứng của sinh lý cơ thể. Người bệnh lúc nảo cũng thấy mỏi mệt, cả cơ thể đều đau, thay đổi mạnh trong khẩu vị và giấc ngủ. Như Cathy, cô thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Ngay cả những việc đơn giản nhất như đánh răng, tắm rửa và thay đồ bỗng trở nên quá sức với cô.
Sự thay đổi của giấc ngủ là triệu chứng thường thấy của rối loạn trầm cảm, nhất là khó ngủ. Cái này thường đi cùng với chuyện nhận thức, suy nghĩ bị ảnh hưởng mà tôi đã đề cập bên trên. Một số người còn không thể ngủ yên giấc và họ thường dậy sớm khoaangr một, hai giờ so với bình thường. Một triệu chứng ít thấy khác là ngủ nhiều hơn bình thường. Người bệnh còn không cảm thấy hứng thú gì với những hoạt động giải trí mà họ từng thích. Một trong những ví dụ thường thấy nhất là họ không còn hứng thú gì với chuyện chăn gối nữa. Một số người còn cảm thấy đau cả người và nhức đầu không thôi.
Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm còn thể hiện ở những thứ mà người bệnh làm và mức độ họ làm những chuyện đó. Hành vi dễ thấy nhất ở những người này là hành động chậm chạp. Bệnh nhân đi và nói chuyện như thể họ đang ở trong một cuốn phim chiếu chậm. Một số người còn trở nên bất lực, không thể di chuyển được và ngừng luôn việc nói chuyện, hoặc họ có thể ngừng một khoảng thời gian cỡ chừng vài phút trước khi trả lời một câu hỏi nào đó.
Một người phải có từ năm triệu chứng trở lên thuộc bất kỳ hạng mục nào mà tôi nêu trên, xuất hiện gần như là hằng ngày trong khoảng 2 tuần thì người đó mới được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm. Cathy có những dấu hiệu như khó ngủ, tự trách bản thân, không thể rời nhà, không thể tự làm vệ sinh cá nhân, không muốn nói chuyện với ai, cảm xúc chán nản… Theo DSM-5, tất cả những triệu chứng trên của Cathy đều phù hợp với những triệu chứng của người mắc rối loạn trầm cảm.
Một điều quan trọng trong việc xác định một người có bị trầm cảm hay không là họ phải chưa bao giờ trải qua cảm giác quá khích, hoặc quá vui vẻ đến mức không thể điều khiển bản thân mình trước hoặc sau khi tâm trạng trở nên tồi tệ như lọt vào hố đen không lối thoát. Nếu không thì họ sẽ được chẩn đoán là mắc rối loạn lưỡng cực thay vì trầm cảm.
Đọc đến đây chắc bạn sẽ hỏi tôi rằng, nguyên nhân gì gây ra rối loạn trầm cảm và cách chữa trị của nó?
Các nhà tâm lý học hiện nay vẫn còn đang tranh luận đâu là nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm. Thật khó để mà đưa ra câu trả lời xác định khi có quá nhiều vấn đề còn đang nằm trong vòng nghiên cứu và thí nghiệm.
Các học giả theo thuyết tiến hóa cho rằng những triệu chứng từ nhẹ đến trung bình của rối loạn trầm cảm có thể phần nào đó hữu ích với bệnh nhân ngoài việc gây ra đau đớn và làm gián đoạn cuộc sống của họ. Dưới góc nhìn của tiến hóa, những triệu chứng như hoạt động chậm chạp , mất đi động lực, cách ly ra khỏi những người khác…có thể là đại diện cho hệ thống phản ứng giúp cho người đó thoát ra khỏi một tình huống đang dần xấu đi. Ở mức thấp và trong khoảng thời gian ngắn, tâm trạng chán nản có thể giúp chúng ta tìm lại được động lực của mình, đồng thời lưu trữ năng lượng cơ thể và dùng nó vào việc đối phó với những tình huống mất mát và thất bại.
Dưới góc nhìn của xã hội, từ khi sinh ra đến chết đi, cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng quấn với cuộc sống của những người khác. Chúng ta sống trong một tập thể và chúng ta cảm thấy buồn khi một người nào đó thân thiết đột nhiên mất đi, hoặc một mối quan hệ chấm dứt, hay lúc chúng ta mất đi việc làm…Trong những trường hợp như vậy, một số bác sĩ cho rằng thay vì cảm giác buồn vì mất đi người khác, chúng ta cảm thấy chán nản vì chúng ta có thể mất đi “vai trò xã hội” của mình hoặc cách mà chúng ta nghĩ về bản thân.
Với những nhà sinh học thì họ lại cho rằng nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm có thể nằm trong gien của mỗi người và nó có thể là kết quả từ sự ảnh hưởng của nhiều gien khác nhau. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh – serotonin thấp có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm. Bởi vì serotonin quan trọng trong việc điều khiển giấc ngủ, khẩu vị và những phản ứng khác trong cơ thể nên thiếu hụt chất này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các rối loạn tâm lý như trầm cảm, tâm thần phân liệt, lo lắng… Một số loại thuốc chữa trị rối loạn trầm cảm có cơ chế hoạt động làm tăng hàm lượng serotonin trong cơ thể như Prozac được sử dụng rộng rãi vì tính an toàn và ít tác dụng phụ.
Bên cạnh với việc dùng thuốc, thì phương thức chữa trị dựa trên suy nghĩ – hành vi cũng được sử dụng rộng rãi. Phương thức này hướng dẫn người bệnh tập thay đổi cách suy nghĩ về mình và về mọi thứ xung quanh. Người bệnh sẽ phải suy nghĩ một cách khoa học, hệ thống hơn, thay vì đổ lỗi cho chính mình khi gặp phải trắc trở, thất bại nào đó thì họ phải học cách xem xét tình huống xung quanh họ, những vấn đề, hoặc nguyên nhân ngoài lề có thể góp phần làm nên sự thất bại đó. Hiệu quả của phương pháp này càng tăng nếu đi kèm với việc dùng thuốc điều độ. Hiện tại, phương pháp điều trị kết hợp giữa thuốc chống tái hấp thu serotonin có chọn lọc và tham vấn tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với rối loạn trầm cảm.
Nguồn: Abnormal Psychology by Thomas F. Oltmanns, 7th edition.
Người dịch & chuyển ngữ: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Mách Mẹ Bài Thuốc Dân Gian Cực Hay Trị Rối Loạn Tiêu Hóa Cho Bé
Nguyên liệu: Gạo 50 g, sơn dược 10 g, thịt quả vải khô 10 g, hạt sen 10 g.
Cách làm: Mẹ đem tất cả cho vào nồi rồi cho nước vào đủ để nấu thành cháo trong ngày. Khi ninh nhuyễn thì mẹ bắc ra, nêm mắm muối vừa đủ cho bé ăn. Món này có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.
Bài thuốc số 2: Cháo khiếm thực, phục linh
Nguyên liệu: Bột khiếm thực 60 g, bột phục linh 20 g, gạo lứt 100 g
Cách làm: Đem gạo nứt nấu thành cháo rồi cho bột phục linh và bột khiếm thực vào cháo, đun sôi lên. Bắc nồi ra khỏi bếp, nêm gia vị vừa đủ. Món cháo này chỉ ăn được trong ngày.
Bài thuốc số 3: Cháo khương tra, củ cải
Nguyên liệu: Gừng tươi 20 g, sơn tra 20 g, củ cải 15 g, đường đỏ 15 g, gạo lứt 250 g
Cách làm: Đem bỏ tất cả vào nồi đun như nấu trong 40 phút. Sau đó chắt lấy nước, bỏ bã lấy gạo vo sạch rồi nấu thành cháo. Ngày ăn 3 lần, ăn liền 5 ngày liên tục sẽ thấy có hiệu quả.
Bài thuốc số 4: Sơn tra và mạch nha
Nguyên liệu: Sơn tra 8 g, mạch nha 6 g, thần khúc 4 g, kệ nội kim 4 g, trần bì 4 g, la bạc tử 4 g, ý dĩ 12 g
Cách làm: Đem tất cả sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc mẹ có thể tán thành bộ và viên lại cho bé uống như thuốc. Ngày trẻ uống 12-16 g bột.
Bài thuốc số 5: Hương thụ, thần khúc, cam thảo
Nguyên liệu: Hương phụ 80g, mạch nha 40 g, thần khúc 40 g, sa nhân 20 g, trần bì 8 g , cam thảo 20 g
Cách làm: Đem tất cả chúng sấy khô rồi tán thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 g. Bài thuốc này có thể dùng cho trẻ sơ sinh đang bú sữa bị tiêu chảy.
Bài thuốc số 6: Bài thuốc của Viện y học cổ truyền
Nguyên liệu: Nửa quả măng cụt tươi, 3 vỏ quả chanh tươi, 3 lát nghệ tươi.
Cách làm: Đem vỏ chanh thái nhỏ cùng với măng cụt và nghệ. Đổ 1 bát nước lã vào đun rồi để lửa nhỏ khi còn nửa bát. Cho bé uống nhiều lần trong ngày làm liên tục như vậy từ 2-3 ngày là khỏi. Tuy nhiên, mẹ chú ý khi trẻ giảm tiêu chảy, phân thành khuôn thì giảm uống thuốc dần để tránh trẻ bị táo bón.
Ngoài ra còn một số bài thuốc khác mẹ có thể tham khảo như sau:
Becberin chỉ nên dùng ½ – 2 viên tùy theo từng độ tuổi.
Bactrim 480 mg 4 viên uống trong 3 ngày, mỗi ngày 1-1/3 viên chia 2 lần
Uống sữa dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Búp ổi sao vàng khô rồi sắc uống
Gạo rang vàng, hạ thổ sắc lấy nước uống
Nghiền hồng xiêm chín và cà rốt cho con uống nước
Uống nước quả phật thủ hay nước mơ ngâm lâu năm
Bé bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng đồ ăn tanh như cua, cá … hay các thực phẩm chứa nhiều đường.
Từ khóa được tìm kiếm:
chữa rối loạn tiêu hóa bằng dân gian
cach tri roi loan tieu hoa cho be bang thuoc dan giam
thuốc thần kỳ trị rối loạn tiêu hóa
roi loan tieu hoa nang
nguyên nhân trẻ 6tháng tuổi uống sữa ngoài bị rối loạn tiêu hóa
chua roi loan tieu hoa tu dan gian
trị tiêu chảy cho trẻ 6tháng
cachtri roiloantieuhoadangian
becberin dung cho tre so sinh
bai thuoc dan gian tri roi loan tieu hoa o tre so sinh
Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!