Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân biệt bệnh để chọn đúng thuốc
1. Cảm cúm thường có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy.
Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol.
2. Cảm cúm có ho thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao.
Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như Phenylephrine, Hydrochloride (PE); Paracetamol; Caffeine; Noscapine làm giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Đây là 6 thành phần hữu dụng để trị cảm cúm có ho. Chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.
Chọn thuốc điều trị an toàn
1. Chọn thương hiệu tin cậy
Các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường thường đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất an toàn cao.
Bạn phải kiểm soát thời hạn sử dụng của các loại thuốc mình sắp uống vì thông thường khi một viên thuốc đã bị cắt khỏi vỉ hay thậm chí bóc tách khỏi bao phim thì khó lòng biết được hạn sử dụng chính xác. Điều này không an toàn.
3. Cần nắm rõ các thành phần hoạt chất của từng viên thuốc
Cần biết rõ hoạt chất của từng loại thuốc mình sắp dùng. Việc không nắm rõ cả tên hoạt chất và hàm lượng của hoạt chất dễ dẫn đến khả năng quá liều khi kết hợp cùng một hoạt chất trong các toa thuốc khác mà bản thân người dùng không biết.
4. Cẩn thận khi dùng thuốc trị cảm cúm gây buồn ngủ
Có nhiều loại thuốc trị cảm cúm có thành phần gây buồn ngủ là chất kháng Hisatmin như Chlorphéniramine maléate. Vì tác dụng phụ đó nên những người vận hành máy móc hay tàu xe, họp hành, học tập không nên dùng.
5. Hiểu rõ thuốc cảm có caffeine không gây buồn ngủ
Các loại thuốc cảm không gây buồn ngủ thường có chứa thành phần caffeine, thích hợp với những người luôn cần tỉnh táo để làm việc, học hành, di chuyển…
Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong mùa cảm cúm
Đặt nơi thoáng mát, tránh đặt nơi có nhiệt độ nóng bức như nhà bếp. Không đặt tủ thuốc gần cửa sổ và tránh ánh nắng trực tiếp hay đặt trong môi trường ẩm thấp không có lợi cho việc bảo quản và duy trì chất lượng thuốc.
Nên thường xuyên dọn dẹp tủ thuốc để loại bỏ các loại thuốc đã quá hạn sử dụng, mua mới những thuốc cần thiết.
3. Tủ thuốc di động ngoài gia đình
Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, hay tài xế phải di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng đều dễ mắc cảm trong mùa này. Việc chuẩn bị các loại thuốc trị cảm có thành phần caffeine không gây buồn ngủ đề phòng khi mắc bệnh là cần thiết.
4. Chọn lựa thuốc để lưu trữ
Trong mùa cảm cúm, bạn nên lưu trữ cả 2 loại thuốc cảm cúm 3 thành phần và cảm cúm 6 thành phần để đảm bảo có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, lưu trữ đa dạng thuốc cũng giúp bạn chủ động hơn khi trong gia đình có người đột ngột bị cảm cúm.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh
Cảm lạnh là tình trạng bệnh do cơ thể nhiễm virus. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, có hơn 200 chủng virus gây ra bệnh cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây hơn 50% ca nhiễm bệnh. Các loại virus khác gây gồm coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza. Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ em tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
1.1. Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra.
Bệnh cúm thông thường thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, tuy nhiên hiện nay có nhiều loại virus cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9,… đây là các chủng virus lây từ gia cầm, gia súc, những người mắc loại cúm này có thể dẫn đến tử vong nếu không có sức đề kháng tốt và không được điều trị kịp thời.
1.2. Bệnh cảm cúm, cảm lạnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn
.Lý do bởi vào những ngày thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc những khi thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển trong khi hệ hô hấp của con người thời điểm này cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm, cảm lạnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, …là những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ, suy nhược cơ thể, ít vận động, thể dục thể thao cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao hơn những người bình thường
Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.
2. Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
Người mắc Cảm lạnh
Khi mắc cảm lạnh, người bệnh cảm thấy nghẹt mũi, đau họng, tức ngực nhiều có đau đầu nhẹ, đau mỏi cơ thể, không sốt cao (chỉ hơi ngây ngấy)
Người bệnh cảm thấy sốt cao, nhức đầu, đau nhức nhiều hơn, mệt mỏi ngay từ những ngày đầu mắc bệnh
Cảm cúm, cảm lạnh ở người bình thường có thể tự khỏi dù không uống thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian bị cúm những triệu chứng cúm, cảm lạnh khiến cho chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc. Cúm lâu ngày khiến cơ thể suy yếu, các loại virus khác dễ tấn công cơ thể gây các bệnh lý khác.
3. Các loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh
Thông thường, mọi người thường có xu hướng tự điều trị cúm, cảm lạnh bằng thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cần tới các trung tâm Y tế, bệnh viện khám hoặc làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn để:
Biết chắc chắn mình bị cảm lạnh hay cúm, nếu bị cúm thì mình đang bị chủng cúm nào.
Khi sử dụng thuốc trị cúm, cảm lạnh dù dùng thuốc kê toa hay không kê toa thì vẫn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ.
Luôn dọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ ba mẹ cần biết
Cần uống đúng loại thuốc được khuyến cáo theo độ tuổi của bé
Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
Không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm tính mạng – hội chứng Reye.
Các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sau 5 – 7 ngày.
Sốt trên 38ºC nếu bé dưới 3 tháng và trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ khó thở, khó khăn trong vấn đề hô hấp.
Ho kéo dài liên tục nhiều ngày
Kiểm tra thấy tai có dấu hiệu viêm
Trẻ ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc có chất nhầy chảy ra từ mũi.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Decolgen
Decolgen là một trong những loại thuốc rất thường dùng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả thì cần phải biết rõ về loại thuốc này. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về Decolgen cho bạn.
Decolgen là thuốc gì?
Decolgen là loại thuốc phối hợp 3 hoạt chất như sau:
Paracetamol (Acetaminophen): đây là loại thuốc hạ sốt, giảm đau không gây nghiện. Cơ chế tác dụng là giảm đau và hạ sốt do làm giảm sự tổng hợp Prostaglandine bằng cách ức chế hệ thống men Cyclooxygenase nên làm tăng ngưỡng chịu đau và làm giảm các triệu chứng khó chịu khác.
Phenylephrine hydrochloride: có tác động lên niêm mạc mũi đang bị sung huyết, phù nề, giúp làm co niêm mạc mũi và giảm sung huyết mũi nên giúp người bệnh giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Chlorpheniramine maleate: đây là loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng, đặc biệt có hiệu quả trên đường hô hấp làm giảm hắt hơi, chảy nước mũi, giảm bài tiết chất nhầy đường hô hấp trên.
Do đó, Decolgen là một loại thuốc có các tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt, chống sung huyết và chống dị ứng.
Trên thị trường hiện nay có các chế phẩm Decolgen thường được sử dụng như sau:
Chế phẩm Decolgen dạng viên nén, có tên thương mại đầy đủ là Decolgen Forte, gồm các thành phần:
Paracetamol 500 mg
Phenylephrine hydrochloride 10 mg
Chlorpheniramine maleate 2 mg
Chế phẩm Decolgen siro, gồm các thành phần:
Paracetamol 100 mg/5 ml
Phenylephrin hydrochloride 2,5 mg/5 ml
Chlorpheniramin maleat 0,33 mg/5 ml
Mỗi chai Decolgen siro thường có thể tích 30, 60 hoặc 120 ml, dạng siro thường dùng cho trẻ nhỏ vì có độ ngọt nên dễ uống.
Chỉ định sử dụng Decolgen là gì?
Decolgen được sử dụng cụ thể trong các trường hợp sau:
Bệnh lý cảm cúm.
Các bệnh lý ở mũi họng như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản …
Cải thiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sung huyết mũi do dị ứng thời tiết …
Giảm đau trong các trường hợp: đau đầu, đau tai, đau răng, đau bụng kinh, đau khớp…
Cách sử dụng Decolgen
Bạn nên sử dụng Decolgen theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Bạn có thể tham khảo liều cụ thể như sau:
Đối với chế phẩm Decolgen dạng viên nén
Người lớn: dùng 1 đến 2 viên/lần, 3 đến 4 lần/ngày
Trẻ em:
Từ 2 đến 6 tuổi: 1/2 viên/lần, 3 đến 4 lần/ngày.
Từ 7 đến 12 tuổi: 1/2 đến 1 viên/lần, 3 đến 4 lần/ngày.
Trên 12 tuổi: sử dụng như người lớn.
Đối với chế phẩm Decolgen dạng siro
Người lớn: dùng 2 muỗng canh (30 ml), 3 đến 4 lần/ngày.
Trẻ em:
Trẻ dưới 2 tuổi: 1/2 đến 1 muỗng cà phê (2,5 đến 5 ml), 3 đến 4 lần/ngày. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Từ 2 đến 6 tuổi: 1 đến 2 muỗng cà phê (5 đến 10 ml), 3 đến 4 lần/ngày.
Từ 7 đến 12 tuổi: 1 muỗng canh (15 ml), 3 đến 4 lần/ngày.
Trên 12 tuổi: sử dụng như người lớn.
Chống chỉ định của Decolgen
Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc như Paracetamol, Phenylephrine Hydrochloride, Chlorpheniramine Maleate.
Nghiện rượu.
Suy gan, suy thận nặng.
Tăng huyết áp nặng
Thiểu năng động mạch vành nặng
Đợt cấp của hen phế quản
Bệnh lý tuyến giáp.
Thận trọng khi sử dụng Decolgen ở người đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, cường giáp, phì đại tiền liệt tuyến, tắc ruột, tăng nhãn áp (glaucoma), phải vận hành máy móc hay lái xe.
Tác dụng phụ của Decolgen là gì?
Giống như hầu hết các loại thuốc khác, Decolgen cũng có các tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng chung với các nhóm thuốc khác. Các tác dụng phụ của Decolgen phải kể đến như sau:
Tác dụng phụ về thần kinh: co giật, đau đầu, bồn chồn, lo âu, ngủ gà, khó ngủ, choáng váng, cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng …
Tác dụng phụ về tim mạch: tăng huyết áp, đau trước ngực, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi …
Tác dụng phụ về tiêu hoá: kích thích dạ dày, buồn nôn, nôn, chán ăn …
Tác dụng phụ về huyết học: thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính …
Tác dụng phụ về da: ban đỏ, mày đay, hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP)…
Tác dụng phụ trên gan: tăng men gan, viêm gan cấp, suy gan …
Tác dụng phụ trên thận: suy thận.
Những lưu ý khi sử dụng Decolgen
Uống Decolgen liều cao kéo dài có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của các thuốc chống đông như coumarin, dẫn chất indandion …
Không uống rượu trong thời gian sử dụng Decolgen vì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và gây buồn ngủ nặng nề hơn.
Do Decolgen có chứa paracetamol, không được dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác có chứa paracetamol như Panadol, Efferalgan, Tiffy, Pamin… vì có khả năng quá liều paracetamol gây ngộ độc.
Ngoài ra, Decolgen có thể tương tác với một số loại thuốc làm thay đổi tác dụng của Decolgen hoặc thuốc khác. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sử dụng Decolgen chung với thuốc khác. Một số thuốc nên tránh sử dụng chung với Decolgen do có thể tương tác với Decolgen bao gồm:
Bromocriptine
Debrisoquine
Doxepin
Ephedrine
Furazolidone
Guanethidine
Thuốc chống loạn thần
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú: việc sử dụng Decolgen trong thời kỳ này vẫn chưa được chứng minh là an toàn. Nên tránh sử dụng Decolgen trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc đang chuyển dạ vì có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng như thiếu oxy và làm chậm nhịp tim cho thai nhi do giảm tưới máu tử cung và tăng co bóp tử cung. Decolgen có khả năng đi vào sữa mẹ vì thế không nên sử dụng trong giai đoạn cho con bú vì có thể gây độc cho trẻ khi bú sữa mẹ.
(Theo Pharmacity & Tablewise)
Thuốc Seroquel (Quetiapin) Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Thuốc chứa thành phần tương tự : Morientes, Savi Quetiapin.
Seroquel có các hàm lượng 50, 200, 300, 400.
1. Thuốc Seroquel (quetiapin) là thuốc gì?
Với thành phần hoạt chất là quetiapin, đây là một thuốc chống loạn thần không điển hình. Chỉ định cho các trường hợp.
Tâm thần phân liệt hoặc ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân đã được điều trị ổn định.
Hỗ trợ các cơn trầm cảm nghiêm trọng ở những bệnh nhân rối loạn trầm cảm chưa đáp ứng tốt khi đơn trị bằng thuốc chống trầm cảm.
Rối loạn lo âu toàn thể.
2. Một số lưu ý khác về cách dùng thuốc Seroquel (quetiapine)
Nên uống trước bữa ăn tối thiểu 1 giờ, uống nguyên viên, không nhai, không nghiền, không bẻ.
Hiệu chỉnh liều tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Thuốc có hai dạng bào chế là viên phóng thích nhanh (IR) và viên tác dụng kéo dài (XR). Có thể chuyển từ viên IR uống nhiều lần trong ngày sang viên XR 1 liều/ngày với tổng liều mỗi ngày tương đương nhau.
Người cao tuổi nên khởi đầu với liều 50mg/ngày. Có thể tăng liều từng nấc 50mg cho đến khi đạt hiệu quả điều trị tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Liều khởi đầu thường là 50mg/ngày. Có thể tăng liều từng nấc 50mg tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.
3. Chống chỉ định khi dùng thuốc Seroquel (quetiapin)
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
4. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Seroquel (quetiapin)
Hội chứng ngoại tháp.
Các triệu chứng có thể kể đến như bồn chồn, khó chiu, đứng ngồi không yên. Chúng xuất hiện trong vài tuần đầu điều trị.
Rối loạn vận động muộn.
Buồn ngủ và chóng mặt.
Hạ huyết áp thế đứng.
Các dấu hiệu ngưng thở khi ngủ. Cần lưu ý với những người thừa cân/ béo phì hoặc nam giới.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần.
Các biểu hiện lâm sàng bao gồm tăng thân nhiệt quá mức, thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ,…
Giảm bạch cầu trung tính trầm trọng.
Tác dụng ức chế đối giao cảm.
Thận trọng khi sử dụng Seroquel đồng thời với các thuốc ức chế đối giao cảm, đã hoặc đang bị bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp góc hẹp
Tăng đường huyết, lipid huyết.
Kéo dài khoảng QT.
Hội chứng cai thuốc.
Các triệu chứng cai thuốc cấp tính như buồn nôn, nôn, mất ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt và kích thích có thể xảy ra sau khi ngưng thuốc đột ngột. Vì vậy nên giảm liều từ từ rồi ngưng thuốc.
Sa sút trí tuệ.
Táo bón và tắc ruột.
Vàng da do gan.
Thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối (VTE).
5. Các tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng chung với Seroquel (quetiapin)
6. Sử dụng thuốc Seroquel (quetiapin) trên đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú
Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
7. Điều kiện bảo quản thuốc Seroquel (quetiapin)
Không bảo quản ở nhiệt độ quá 30°C. Bảo quản trong bao bì gốc.
8. Giá thuốc Seroquel (quetiapin) là bao nhiêu?
Giá bán thuốc Seroquel khoảng 11.200 đồng/viên.
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!