Xem Nhiều 3/2023 #️ Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc # Top 6 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản trong điều trị tăng huyết áp bằng thuốc

1. Mục đích điều trị bằng thuốc

Mục đích quan trọng nhất của việc dùng thuốc hạ huyết áp là giảm được tỷ lệ xảy ra các biến chứng về tim, não, thận. Nhưng người bệnh vẫn cần được bảo tồn duy trì được những phản ứng của hệ tim mạch đối với những kích thích khác nhau và bảo tồn hằng định nội môi tuần hoàn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị tăng huyết áp. Nhưng tai biến do thuốc, do thầy thuốc không nắm vững phương pháp điều trị gây ra cũng không ít.

Việc dùng thuốc để điều trị cao huyết áp là thiết yếu. Đặc biệt trong cao huyết áp nguyên phát, nếu chưa loại trừ được nguyên nhân gây tăng huyết áp một cách hiệu quả thì cũng phải dùng thuốc để khống chế huyết áp.

2. Nguyên tắc điều trị bằng thuốc

Có những nguyên tắc quan trọng phải được trả lời:

Nên hạ huyết áp xuống bao nhiêu là vừa?

Có nên hạ về mức bình thường không?

Tốc độ hạ huyết áp nên nhanh hay nên hạ từ từ?

Dùng thuốc hạ huyết áp có tai biến gì không?…

Một vài nguyên tắc sử dụng thuốc hạ huyết áp như sau:

Cấp cứu có nguy cơ xảy ra tai biến, đặc biệt là tai biến mạch máu não thì cần dùng thuốc ngay, trong vòng 24 giờ phải hạ được huyết áp tới mức cần thiết. Trường hợp tối khẩn cấp thì phải hạ huyết áp ngay tức thì.

Mức tăng huyết áp rất cao nhưng không phải cấp cứu hoặc ác tính thì phải cho huyết áp hạ xuongs từ từ. Đồng thời bác sĩ cần theo dõi sát. Bởi những bệnh nhân này bị cao huyết áp lâu ngày, cơ thể đã tự điều chỉnh để thích nghi. Ví dụ: phản xạ của cơ quan cảm áp trung gian đã sắp đặt lại, não đã quen với áp lực tưới máu cao rồi, nếu huyết áp hạ nhanh, đột ngột sẽ gây giảm áp lực tưới máu ở não, gây thiếu máu não, bệnh nhân bị chóng mặt, choáng váng, đờ đẫn, không đi lại được.

Với huyết áp tâm trương, nếu hạ quá mức yêu cầu, có thể làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim nặng lên.

Có thể phải một vài ngày, một vài tuần hoặc hàng tháng, huyết áp mới trở lại mức yêu cầu. Làm như vậy, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt các bệnh nhân cao tuổi.

Thuốc ban đầu sử dụng với liều thấp, sau tăng dần có sự theo dõi sát. Lưu ý không để bệnh nhân uống quá liều gây tác hại. Nếu tăng liều đến mức cao rồi mà khong đạt kết quả hạ huyết áp theo mong muốn thì nên phối hợp 2 thuốc, rồi 3 thuốc, phối hợp theo bậc thang điều trị.

Để giữ huyết áp ở mức đạt yêu cầu, nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể lại tăng lên. Không nên thay đổi phác đồ nếu không thật cần thiết. Không ngừng thuốc đột ngột.

Bệnh nhân chỉ cần dùng càng ít loại thuốc hạ huyết áp và liều mỗi loại càng thấp thì càng tốt. Nên sử dụng những thuốc đã quen dùng mà có hiệu quả.

Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ một cách liên tục (lâu dài, suốt đời).

Tăng huyết áp bản thân nó lại là một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, phình tách động mạch chủ… nên điều trị tăng huyết áp là rất quan trọng – Mục tiêu điều trị là nhằm giảm tối đa nguy cơ tim mạch trước mắt cũng như lâu dài, ngăn ngừa tiến triển của tăng huyết áp, phòng ngừa các biến chứng và tử vong do nguyên nhân tim mạch, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống…

Huyết áp mục tiêu cần đạt là dưới 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Khi người bệnh bị tăng huyết áp lại có kèm đái tháo đường hoặc có nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao hoặc đã có biến chứng như TBMMN, NMCT, suy tim, bệnh thận mạn tính… thì huyết áp mục tiêu cần đạt là dưới 130/80 mmHg.

Khi điều trị đã đạt được Huyết áp mục tiêu thì cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích (các cơ quan đích quan trọng là: Tim, thận, mắt, não). Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích trừ tình huống cấp cứu.

Căn cứ theo từng bệnh cảnh và cơ địa bệnh nhân cụ thể, người thầy thuốc sẽ đưa ra phương thức điều trị hợp lý nhất cho người bệnh.

2. Các biện pháp tích cực tăng huyết ápy đổi lối sống:

Đây là các biện pháp không thể thiếu mà mọi bệnh nhân cần phải thực hiện để đạt được huyết áp mục tiêu và giảm số thuốc cần dùng. Các biện pháp đó là:

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Ăn nhạt: Dưới 100 mmol natri/ngày; Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.

Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 – 23kg/m2.

Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

Hạn chế uống rượu, bia: Dưới 3 cốc/ngày với nam và 2 cốc/ngày với nữ, tổng cộng dưới 14 cốc/tuần (nam) và 9 cốc/tuần (nữ) (cốc tiêu chuẩn tương đương với 360ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh ).

Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Tránh bị lạnh đột ngột.

3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc:

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau có tác dụng điều trị giúp hạ huyết áp, bảo vệ các cơ quan đích. Tuy nhiên có thể xếp thành 7 nhóm chính là: Nhóm các thuốc lợi tiểu, nhóm chẹn kênh canxi, nhóm chẹn beta giao cảm, nhóm chẹn alpha giao cảm, nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn thụ thể angiotensin, nhóm tác động thần kinh trung ương. Mỗi thuốc này có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng người bệnh khác nhau (xem bảng 2).

Chọn thuốc khởi đầu: tùy theo từng người bệnh, căn cứ vào con số huyết áp, bệnh cảnh (các yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm theo) và cơ địa cụ thể của bệnh nhân mà người thầy thuốc sẽ đưa ra phương thức điều trị hợp lý nhất.

Tăng huyết áp độ 1: Có thể lựa chọn: lợi tiểu nhóm thiazide liều thấp hoặc ức chế men chuyển hoặc chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài hoặc chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định);

Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.

Việc điều trị thường là ngoại trú tại các phòng khám. Một số trường hợp cần đến các cơ sở chuyên khoa sâu về tim mạch là:

Tăng huyết áp tiến triển: tăng huyết áp nặng (HA lớn hơn hoặc bằng 220/120 mmHg), tăng huyết áp đe dọa có biến chứng (như TBMMN thoáng qua, suy tim…) hoặc khi các biến cố tim mạch mới xuất hiện;

Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc tăng huyết áp ở người trẻ;

Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp (lớn hơn hoặc bằng 3 thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các thuốc hạ áp hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp;

Một số thể tăng huyết áp đặc biệt như tăng huyết áp ở phụ nữ có thai…

4. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị:

Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan đích (đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, phì đại thất trái, suy tim, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, bệnh mạch máu ngoại vi, xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị, suy thận…).

Vì vậy ngoài việc theo dõi thường xuyên con số huyết áp, người bệnh cần được định kỳ kiểm tra một số xét nghiệm như: Phân tích nước tiểu (albumin niệu và soi vi thể); xét nghiệm sinh hóa máu (đường máu khi đói; thành phần lipid máu: cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, triglycerid; điện giải máu – đặc biệt là kali; acid uric máu; creatinine máu), xét nghiệm về huyết học (hemoglobin và hematocrit; điện tâm đồ, siêu âm doppller tim, siêu âm Doppler mạch cảnh nhằm đánh giá tổng thể và chi tiết hơn với các mục tiêu là:

Phát hiện tổn thương cơ quan đích.

Loại trừ các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.

Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Trên cơ sở đó, điều chỉnh chiến lược điều trị và huyết áp mục tiêu.

Tối ưu phác đồ điều trị tăng huyết áp: dựa vào các chỉ định bắt buộc hoặc ưu tiên của từng nhóm thuốc hạ áp trong các thể bệnh cụ thể. Phối hợp nhiều thuốc để tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giảm tác dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của người bệnh.

Điều trị các bệnh phối hợp và điều trị dự phòng (tiên phát và thứ phát) ở nhóm có nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao.

Cách phòng bệnh tăng huyết áp

Các biện pháp tích cực tăng huyết ápy đổi lối sống cũng chính là những biện pháp để phòng tăng huyết áp ở người trưởng thành.

Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp, biến chứng của tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác… sẽ giúp mỗi chúng ta phòng chống và điều trị thành công tăng huyết áp.

Theo thế giới sức khỏe

Nguyên Tắc Điều Trị Cao Huyết Áp Dưới Góc Nhìn Chuyên Gia

Trong quá trình điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân, đứng trên phương diện là một bác sĩ. Bạn sẽ phải tìm ra hướng điều trị và đưa ra lời khuyên cho tốt nhất cho mỗi người bệnh. Bằng việc áp dụng những kiến thức vào việc chữa trị, kê đơn, bạn còn phải là người tư vấn cho bệnh nhân áp dụng những thói quen sống lành mạnh nhằm tăng hiệu quả điều trị. Muốn làm tốt được những điều trên, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc điều trị cao huyết áp.

Nguyên tắc 1: Bạn phải xác định mục tiêu điều trị bệnh!

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh cao huyết áp là ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tim mạch do tổn thương tim và mạch máu. Do huyết áp cao trong thời gian dài, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là suy giảm chứng năng sinh lý của tim và mạch máu. Từ đó gây ra những biến chứng tại nhiều cơ quan.

Ở bệnh nhân mắc cao huyết áp trên nền bệnh lý của tim mạch, điều trị cao huyết áp đóng vai trò ngăn ngừa sự tiến triển hoặc tái phát bệnh. Do đó, giúp cho bệnh nhân có thể sinh hoạt như những người khỏe mạnh. Mặt khác, việc điều trị cao huyết áp càng tốt cũng sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo những số liệu thống kê trong nhiều nghiên cứu trên lâm sàng. Nguy cơ đột quỵ giảm 30-40% trong khi bệnh lý của tim và bệnh mạch vành giảm từ 15-20% với mức hiệu quả điều trị hạ áp từ 10-20mmHg huyết áp tâm thu và 5-10mmHg với huyết áp tâm trương.

Mục tiêu chung về số đo huyết áp khi điều trị:

Tiến hành điều trị hạ áp tích cực với bệnh nhân có số đo huyết áp trên 140/90mmHg

Ở người trẻ tuổi và trung niên, số đo huyết áp sau điều trị lý tưởng là dưới 130/85 mmHg.

Huyết áp dưới 130/80 mmHg ở bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, nhồi máu cơ tim.

Ở người cao tuổi và bệnh nhân mắc một số bệnh mạch máu não, con số này là dưới 140/90 mmHg.

Khi điều trị cao huyết áp đã đạt được hiệu quả đưa về số đo huyết áp lý tưởng, bạn phải phối hợp cùng với người bệnh tiếp tục điều trị duy trì. Kèm theo việc hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra huyết áp tại nhà và tái khám định kỳ. Để thấy được sự thay đổi của chỉ số huyết áp chính xác bạn nên khuyến nghị người bệnh sử dụng chung 1 loại máy đo huyết áp trong các lần đo. Chỉ với mức giá khoảng 1 triệu đồng người bệnh hoàn toàn có thể trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp Omron phù hợp với nhu cầu. Omron đang là thương hiệu máy đo huyết áp hàng đầu thế giới được rất nhiều người Việt tin dùng.

Tiến hành điều trị kiên trì với những bệnh nhân đã xuất hiện tổn thương ở cơ quan đích là tim, thận, não, mắt. Tránh việc hạ huyết áp quá nhanh sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại nhiều cơ quan trừ trường hợp cấp cứu tăng huyết áp.

Nói như vậy để thấy, tầm quan trọng của điều trị cao huyết áp nhằm ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, biến chứng về bệnh tim và bệnh mạch vành là thường xuất hiện hơn cả trong nhiều biến chứng của tăng huyết áp.

Nguyên tắc 2: Lập kế hoạch điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên

Theo dõi huyết áp cho bệnh nhân vào nhiều thời điểm trong ngày, tối thiểu là 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, hướng dẫn hướng bệnh tự kiểm tra huyết áp tại nhà và báo cáo lại với bác sĩ điều trị, nhằm có phương án can thiệp kịp thời khi huyết áp có chiều hướng tăng cũng như đánh giá được hiệu quả điều trị.

Bạn sẽ phải tiến hành tư vấn và lập kế hoạch điều trị cho từng nhóm người bệnh theo cách phân loại sau:

Nhóm người bệnh có nguy cơ cao tăng huyết áp điều chỉnh lối sống của mình. Bao gồm một số bệnh như: Đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch, hội chứng bệnh chuyển hóa(MetS)… là những bệnh có nguy cơ gây ra tăng huyết áp.

Nhóm người bệnh có nguy cơ trung bình, cao huyết áp độ II( 160-179/100-109 mmHg), có kèm theo theo từ 1 đến 2 yếu tố nguy cơ và tiền sử tăng huyết áp gia đình.

Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp, bị cao huyết áp độ I (140-149/90-99 mmHg), nhưng không kèm theo một số bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp nào khác.

Với mỗi nhóm bệnh nhân thì việc lựa chọn phác đồ và lập kế hoạch điều trị sẽ khác nhau. Kết hợp điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Kế hoạch điều trị sẽ bắt đầu bằng quá trình điều trị tích cực để hạ huyết áp và điều trị duy trì để giữ vững được số đo huyết áp lý tưởng.

Kế hoạch điều trị cho bệnh nhân phải tuân theo phác đồ của bộ y tế và bệnh viện

Nguyên tắc 3: Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với người bệnh

1. Phối hợp với bệnh nhân điều chỉnh lối sống tích cực

Tăng huyết áp đã được chứng minh là có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và tập luyện điều độ. Đồng thời, còn giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu dẫn đến bệnh tim mạch và đái tháo đường đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp.

Việc điều chỉnh lối sống có thể thực hiện trước, trong và sau khi điều trị cao huyết áp đều tốt cho người bệnh:

➤ Giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày.

➤ Tăng lượng rau củ quả trong thức ăn, đặc biệt là các loại rau giàu Kali như: Bắp cải, đậu nành, măng tây…

➤ Hạn chế lượng Cholesterol và axit béo no có trong các loại thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, chuyển đổi từ sử dụng chất béo động vật sang chất béo thực vật.

➤ Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, uống it cà phê hơn.

➤ Tập thể dục thường xuyên và điều độ với những bài tập phù hợp với từng lứa tuổi.

➤ Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp với chiều cao để đạt chỉ số BMI từ 18-22 là vừa.

2. Cân nhắc bệnh nhân nào cần phải sử dụng thuốc hạ áp

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp và trung bình nên được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp không thể giảm xuống dưới 140/90 mmHg bằng việc điều chỉnh lối sống và sinh hoạt sau một thời gian.

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh đái tháo đường, tim mạch hoặc bệnh thận mãn tính nên được bắt đầu điều trị kết hợp đồng thời sử dụng thuốc hạ huyết áp và điều chỉnh lối sống. Những trường hợp khẩn cấp như tăng huyết áp kịch phát, tăng huyết áp cấp cứu…đòi phải điều trị bằng thuốc ngay lập tức và tiến hành cấp cứu kịp thời.

3. Kê đơn thuốc hạ áp hợp lý cho bệnh nhân

Các loại thuốc hạ huyết áp chính được sử dụng bao gồm: Thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế men chuyển angiotensin và ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc lợi niệu( lợi niệu loại Thiazid, lợi niệu quai), thuốc chẹn Alpha-Beta.

Với từng loại thuốc hạ áp khác nhau và cơ chế tác dụng khác nhau, cho nên việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, mức độ của bệnh tăng huyết áp và phụ thuộc vào chính kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.

Nguyên tắc của việc chọn thuốc để điều trị cao huyết áp:

☛ Chọn thuốc có hiệu quả hạ áp bằng việc sử dụng một lần một ngày: Khắc phục tình trạng quên uống thuốc của bệnh nhân.

Dặn dò bệnh nhân nên uống thuốc vào một thời điểm trong ngày và tương tự với những lần sau

☛ Bắt đầu dùng thuốc với liều thấp để dò liều phù hợp: Bởi nếu bắt đầu với liều cao, khi huyết áp khó kiểm soát sẽ khó lựa chọn loại thuốc nào phù hợp để cấp cứu. Cụ thể, sử dụng lợi niệu loại Thiazid với liều dùng một nửa hoặc một phần tư viên thuốc.

☛ Kết hợp các loại thuốc hạ áp nên được xem xét với bệnh nhân tăng huyết áp từ độ II hoặc nặng hơn từ 160/100 mmHg mới cho hiệu quả và ngăn ngừa tác dụng không mong muốn của thuốc.

☛ Nếu loại thuốc đang sử dụng cho tác dụng kém hoặc không dung nạp với bệnh nhân phải đổi loại thuốc với cơ chế tác dụng khác.

☛ Với bệnh nhân đang mắc các bệnh lý khác, đang sử dụng các loại thuốc khác để chữa bệnh. Cân nhắc giữa lợi ích và tác hại để đưa ra chỉ định hợp lý.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nên được cá nhân hóa với từng người bệnh. Kết hợp giữa điều chỉnh lối sống tích cực cho bệnh nhân và tiến hành sử dụng thuốc sẽ mạng lại hiệu quả điều trị cao.

Ngay cả khi số đo huyết áp đã trở về mức bình thường, giảm thiểu nguy cơ tai biến cho bệnh nhân thì người bệnh vẫn phải được theo dõi kỹ càng theo định kỳ 3 đến 6 tháng. Đồng thời đánh giá sự tổn thương các quan đích trong mỗi lần kiểm tra.

Nguyên tắc 4: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị

Đánh giá kết quả điều trị cao huyết áp có tốt hay không phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan đích như: Đột quỵ, suy thận, suy tim, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim…là những yếu tố quan trọng nhất.

Kết hợp với xét nghiệm căn bản được thực hiện định kỳ để đánh giá tổn thương: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, hóa sinh máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng để đánh giá chính xác hơn, dự phòng tiến triển của bệnh.

Mục tiêu để đánh giá bao gồm:

✔ Đánh giá kết quả điều trị bệnh và đưa ra phương án tối ưu lại các phác đồ điều trị, tư vấn và đưa ra lời khuyên cho người bệnh điều chỉnh lối sống.

✔ Phát hiện kịp thời tổn thương tại cơ quan đích do tăng huyết áp. Đồng thời loại bỏ một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.

✔ Đưa ra mục tiêu điều trị mới.

Nguyên tắc điều trị cao huyết áp dưới góc nhìn của chuyên gia

Lời kết

Bằng việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản của việc điều trị cao huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ có được hướng điều trị bệnh và đưa ra lời khuyên hợp lý với từng trường hợp người bệnh. Hy vọng những thông tin mà bài viết đã cung cấp vừa rồi sẽ giúp ích được các sĩ mới ra trường cũng như bác sĩ thực tập có thêm tài liệu tham khảo hữu ích.

Bệnh Tăng Huyết Áp Sau Khi Sinh * Nguyên Nhân &Amp; Thuốc Điều Trị !

Hiện nay, bệnh cao huyết áp đã xuất hiện quá phổ biến, gần như chúng ta có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi khi trưởng thành. Có rất nhiều nội dung, bài viết chia sẻ kinh nghiệm điều trị căn bệnh được xem như “kẻ giết người thầm lặng” này. Tuy nhiên, chúng ta lại rất cần những kiến thức xoáy sâu vào từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Với bài viết cẩm nang này, Bạn đọc sẽ có dịp tìm hiểu một cách chi tiết và bài bản về bệnh tăng huyết áp sau khi sinh, nguyên nhân và các loại thuốc điều trị cao huyết áp sau sinh,… từ đó chính Bạn có thể tự biết cách kiểm soát huyết áp của chính mình mà không quá phụ thuộc vào nhân viên y tế.

▬ Huyết áp hay tăng cao lúc sáng sớm, mới ngủ dậy. Giải Pháp điều trị [Không Thuốc Tây] ” ” XEM CHI TIẾT

Phần 1: Đối tượng bị tăng huyết áp sau khi sinh

Thông thường khi vừa mới sinh xong, huyết áp của người mẹ sẽ giảm xuống. Vì thế, đối với một người phụ nữ mang thai mà huyết áp bình thường, sau khi sinh xong thì huyết áp khó mà tăng cao được, trừ khi có một biến cố hoặc một cú sốc bất ngờ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người mẹ.

Huyết áp cao xảy ra sau sinh thường nằm ở các đối tượng phụ nữ:

Người đã bị cao huyết áp mạn tính trước đó

Người bị tăng huyết áp thai kỳ (trong khi mang thai)

Người bị tiền sản giật

Có một điều cần lưu ý là người phụ nữ có thể lên cơn tiền sản giật khoảng một vài ngày sau khi sinh.

Nói đến tiền sản giật, chúng ta không thể không nhắc đến các triệu chứng điển hình mà người mẹ sau khi sinh có thể gặp phải như:

Nếu người mẹ không có sự chăm sóc đặc biệt và theo dõi của nhân viên y tế, tình trạng tiền sản giật sẽ nặng lên. Khi đó sẽ xuất hiện thêm các biểu hiện rất dễ nhận biết:

Lượng nước tiểu rất ít

Người bệnh cảm thấy Nhức đầu nặng, hoa mắt, chóng mặt

Đau vùng thượng vị, cảm giác ngộp thở, rất nặng ngực

Có thể xuất hiện cơn Co giật liên tiếp và hôn mê

Tại sao Người mẹ cần ghi nhớ những thông tin quan trọng này?

Theo thống kê, cứ 4 người phụ nữ mang thai bị cao huyết áp thì có 1 người bị tiền sản giật, có thể gặp trước khi sinh hoặc sau khi sinh. Đây là biến chứng ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe người mẹ, gây tổn thương đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể:

Thận: xuất hiện protein niệu, suy thận, hoại tử ống thận hoặc vỏ thận

Máu: giảm tiểu cầu, tán huyết, đông máu

Gan: tăng men gan, đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, vàng da

Thần kinh: lên cơn co giật, nhức đầu, rối loạn thị giác kéo dài, xuất huyết não

Mắt: bong võng mạc, phù võng mạc

Hệ hô hấp: phù phổi, phù thanh quản,…

Khi những biến chứng này xuất hiện, tính mạng của người mẹ bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì thế, trong giai đoạn có thai và sau sinh 3 tháng, người mẹ rất cần được chăm sóc chu đáo và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Phần 2: Nguyên nhân gây cao huyết áp sau sinh

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa người bệnh đã từng mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính hoặc tăng huyết áp thai kỳ trước khi sinh và cao huyết áp sau khi sinh. Đây là đối tượng chiếm đến 95% các trường hợp. 5% còn lại thuộc về các đối tượng đã từng bị huyết áp cao trong quá khứ nhưng đã chữa trị thành công trước khi có thai.

Trước hết, nếu người mẹ đã từng bộc phát cơn tiền sản giật sau khi sinh em bé, thì Bạn cần xem xét lại một số yếu tố nguy cơ bên dưới mà chúng tôi đã liệt kê, xem thử mình có dính phải hay không:

Thời tiết thay đổi, trở nên lạnh và ẩm ướt

Có con so dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi

Thiếu dinh dưỡng

Làm các công việc nặng nhọc hoặc áp lực, căng thẳng kéo dài

Đang điều trị các bệnh như tiểu đường, suy thận, viêm thận, nhược giáp,…

Đã từng lên cơn tiền sản giật trong các lần mang thai hoặc sinh nở trước

Đây là 7 nguyên nhân chính thường gặp của biến chứng tiền sản giật. Bạn có thể thông báo trước cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong quá trình khám thai định kỳ, để họ lưu ý hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Bên cạnh đó, hàn lâm hơn, một nguyên nhân khác gây cao huyết áp sau sinh là việc dịch chuyển chất lỏng từ các mô sưng quay trở lại các động mạch. Chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể có thể là kết quả của sự thay đổi hooc-mon xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh, từ việc sử dụng dịch truyền tĩnh mạch trong khi sinh, hoặc do các liệu pháp giảm đau,…

Ngoài ra, có một nguyên nhân hiếm gặp khác gây bệnh là do sự xuất hiện của khối u tuyến thượng thận. Khối u này có thể gây tăng huyết áp ngay sau khi sinh, mặc dù trong thai kỳ, huyết áp của người bệnh vẫn ở mức rất an toàn. Mức kali máu cũng có thể bị ảnh hưởng nếu đây là nguyên nhân gây bệnh.

Phần 3: Điều trị cao huyết áp cho phụ nữ sau sinh

Gần như hầu hết trên 90% người mẹ chọn phương pháp điều trị bằng thuốc tây, vì họ không có kiến thức chuyên môn, và người khám cho họ là bác sĩ Tây y. Khoảng 10% còn lại chọn phương pháp điều trị khác.

Người mẹ đã từng chuyển biến qua tiền sản giật, khi xuất viện, đa số 99% không có sự lựa chọn khác ngoài thuốc tây vì họ cần bác sĩ theo dõi sức khỏe của họ định kỳ, trong thời gian ít nhất 3 tháng sau sinh.

Người mẹ đang cho con bú chỉ bị cao huyết áp đơn thuần thì họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.

Việc lựa chọn thuốc hạ huyết áp phụ thuộc rất lớn vào quyết định của người mẹ.

Nếu người mẹ quyết định cho con bú, các loại thuốc điều trị sẽ bị giới hạn lại rất nhiều vì phải xét đến yếu tố an toàn cho em bé khi thuốc thấm vào dòng sữa mẹ.

Phản ứng có hại của các loại thuốc này đối với phụ nữ cho con bú có thể xảy ra như:

Nếu người mẹ quyết định cai sữa và có ngừa thai, việc lựa chọn thuốc điều trị cũng giống như một người bệnh bình thường khác và cũng căn cứ vào các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh. Có 5 nhóm thuốc hạ huyết áp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

Tuy nhiên, Bạn cũng nên xem qua các loại thuốc này có thể gây các tác dụng phụ gì để chuẩn bị trước tâm lý khi điều trị. Đừng phụ thuộc bác sĩ quá nhiều. Đó là khi bạn chưa đọc bài viết này!

Phần 4: Chế độ ăn uống dành cho người mẹ sau sinh, cho con bú

Đã gọi là bệnh thì không phải ngẫu nhiên nó xuất hiện mà cần trải qua một thời gian tích lũy. Huyết áp cao cũng thế. Chính vì thế, để chữa trị bệnh thành công và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và em bé, bạn bắt buộc phải điều chỉnh lại thói quen sống và ăn uống trước đây của mình.

Đầu tiên, chúng ta cần tránh xa hoặc hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống:

Hạn chế ăn thịt mỡ động vật, tăng cường ăn cá.

Hạn chế ăn mặn

Hạn chế ăn thức ăn nhanh, fast food

Hạn chế uống rượu bia, các thức uống có cồn

Hạn chế uống nước ngọt có ga

Hạn chế ăn đồ nướng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ

Bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá

Vì những thực phẩm, đồ uống này không tốt cho sức khỏe tim mạch.

Thứ hai, chúng ta cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày:

Chuối. Chuối chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho cả mẹ và em bé khi bú, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, và giảm thiểu các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy ở em bé.

Nước hầm xương. Đây là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tuyệt vời, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và cung cấp các acid amin thiết yếu cho sự phát triển của em bé. Vitamin và khoáng chất trong nước hầm xương cũng rất tốt cho cả thai kỳ và sau khi sinh vì chúng giúp tăng trưởng móng, da, tóc và các mô liên kết cho cả mẹ và bé.

Trứng gà. Đây là thực phẩm rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng như giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Ngoài các chất béo có lợi cho sức khoẻ, người mẹ đang mang thai và cho con bú còn hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết từ trứng như sắt, canxi và vitamin A, D, E và K. Những vitamin và khoáng chất này rất quan trọng trong hỗ trợ sức khỏe em bé cũng như rút ngắn thời gian hồi phục sau sinh.

Bạn đang xem bài viết Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!