Xem Nhiều 3/2023 #️ Một Số Loại Thuốc Trị Cảm Lạnh Cho Trẻ Thường Gặp # Top 11 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Một Số Loại Thuốc Trị Cảm Lạnh Cho Trẻ Thường Gặp # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Loại Thuốc Trị Cảm Lạnh Cho Trẻ Thường Gặp mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cảm lạnh là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trong thời tiết giao mùa. Trẻ có thể mắc bệnh trong một vài tuần khá dai dẳng với các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng… Một số loại thuốc điều trị cảm lạnh thường thấy như thuốc ho, thuốc hạ sốt, thuốc trị nghẹt mũi, Antihistamines…

Thuốc ho

Khi bé ho, đặc biệt là ho vào ban đêm làm bé không ngủ được, khiến ba mẹ sẽ vô cùng lo lắng. Nhưng ho lại là phản xạ tốt cho thấy cơ thể đang bảo vệ đường hô hấp bằng cách tống vi trùng/siêu vi ra khỏi cơ thể. Đa phần thuốc ho được nghiên cứu ở người lớn. Một số ít thuốc có nghiên cứu ở trẻ em, nhưng lại không kết luận được là sẽ có hiệu quả cho bé.

Thuốc trị nghẹt mũi

Trong thành phần thường có adrenalin (một hormone có tác dụng co mạch máu), giúp làm giảm sưng, phù nề niêm mạc mũi. Thuốc có thể làm bé dễ chịu hơn, nhưng không trị được tận gốc vấn đề và có thể gây ra tim đập nhanh, không yên, khó ngủ hay những biến chứng nặng nề hơn.

Antihistamines

Thường được dùng để làm khô dịch mũi (trong trường hợp bé chảy mũi nhiều), giảm hắt hơi do dị ứng. Thuốc sẽ có tác dụng khi bé bị ngứa do côn trùng đốt, thủy đậu, nhưng không có ích trong cảm lạnh. Tác dụng phụ là gây buồn ngủ.

Nước muối nhỏ mũi hay xịt mũi

NaCl 0.9% có thể được sử dụng để làm mềm dịch nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở hơn. Không dùng nước xịt mũi có chứa thuốc hay nước muối ưu trương 3% nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm đau hạ sốt

Bé có thể sử dụng Acetaminophen hay Ibuprofen để làm giảm triệu chứng đau hay khó chịu khi sốt. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin, vì có thể gây ra hội chứng Reye làm tổn thương não và gan. Thành phần giảm đau, hạ sốt này có thể cũng có trong một số loại thuốc ho, do đó cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng để tránh quá liều.

Các sản phẩm “thiên nhiên”, “thảo dược”

“Thiên nhiên” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với an toàn. Các sản phẩm thảo dược, thiên nhiên vẫn có thể hại sức khỏe, dị ứng hay có tác dụng phụ nếu bạn sử dụng quá nhiều. Sản phẩm thiên nhiên vẫn có thể tương tác với các thuốc khác, kể cả thuốc bán không cần đơn bác sĩ. Một điều nữa cần lưu ý là mặc dù có thể sản phẩm an toàn cho người lớn nhưng cũng chưa hẳn an toàn cho trẻ em.

Ba mẹ cần làm gì khi bé bị cảm lạnh?

Cần cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Cảm do siêu vi gây ra, nên không có thuốc đặc trị. Cần có thời gian để bé hồi phục dần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể có biến chứng nặng hơn. Hãy luôn để ý bé của bạn và đưa bé gặp bác sĩ nếu:

Bé dưới 6 tháng tuổi có sốt

Sốt kéo dài hơn 72 giờ

Ho không giảm sau 1 tuần, hoặc ho nặng hơn, ho gây ra ói, sặc

Đau tai

Thở nhanh, khó thở

Ngủ quá nhiều

Không thích đồ chơi, sách… hay bất cứ thứ gì

Không ngừng khóc, hay rất gây gổ khó chịu

Tiểu ít…

1. Using over-the-counter drugs to treat cold symptoms https://www.caringforkids.cps.ca/han…/over_the_counter_drugs2. OTC cough meds vs home remedies for kids https://www.webmd.com/…/cold-f…/kids-colds-otc-home-remedies3. Kids’ cold medicine: Guildlines https://www.webmd.com/…/cold-guide/kids-cold-medicines-new-…

BS Lưu Hồng Vân

Chuyên khoa Nhi – Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

– 28-05-2018 –

Một Số Bài Thuốc Trị Cảm Lạnh Khi Gió Mùa Về

Chữa cảm cúm bằng cúc tần: Theo quan đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa để giảm sốt, giải cảm.

Chữa cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi: Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.

Kinh giới hấp đường phèn: Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.

Súc miệng bằng nước muối: Khi bị cảm cúm cổ họng sẽ đau rát vì ho khan, hắt hơi. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự. Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt. Nếu có thể bạn cho thêm ít tinh chất nghệ vào nước muối để ngậm hoặc súc miệng thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.

Chanh – mật ong: Đây là những thực phẩm có tính kháng khuẩn, virus rất tốt. Bạn có thể ngậm chanh mật ong mỗi ngày để phòng ngừa và làm dịu những cơn đau họng do cảm lạnh. Mật ong giúp tăng cường khả năng phòng bệnh nhờ tính chất chống ôxy hóa, cải thiện sức chịu đựng của cơ thể giúp chúng ta đi mưa, vận động nhiều… mà vẫn khỏe mạnh.

Tỏi: Loại gia vị này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp máu lưu thông tốt hơn. Để phát huy công dụng giải cảm, chữa đau đầu, bạn hãy nghiền vài nhánh tỏi, trộn với 2 thìa mật ong và một thìa nước cốt chanh; uống 2 lần một ngày. Lưu ý: Trong trường hợp người bị cảm lạnh nặng có các triệu chứng nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt ngủ lịm là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi và phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

theo: nguoiduatin.vn

Bổ Sung Vitamin C Cho Trẻ: Sai Lầm Thường Gặp

Nhiều bà mẹ không để ý đến việc tăng cường sức đề kháng và bổ sung vitamin C đúng cách cho trẻ dẫn đến hệ quả dù được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng trẻ vẫn hay bệnh vặt và phát triển chậm.

Nhiều cha mẹ đã biết tầm quan trọng của vitamin C trong việc tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên chỉ quan tâm bổ sung khi trẻ mắc bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, vai trò của Vitamin C sẽ giúp trẻ vượt bệnh nhanh hơn, nhưng nếu được bổ sung vitamin C hằng ngày thì Vitamin C còn làm nhiệm vụ ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho trẻ. Bệnh dịch hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu mẹ biết chủ động cũng cố “hàng rào” miễn dịch vững chắc cho trẻ thông qua việc bổ sung Vitamin C hàng ngày.

Một số mẹ vì cho rằng nếu bổ sung vitamin C cho trẻ, cơ thể sẽ không tự tạo sức đề kháng được. Tuy nhiên, về bản chất, vitamin C chỉ hỗ trợ, kích thích hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, chứ không làm thay chức năng của hệ miễn dịch. Do đó, bổ sung vitamin C hàng ngày sẽ giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch của cơ thể và hoàn toàn không làm cơ thể lệ thuộc vào vitamin C, không làm mất khả năng tự tạo đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, cơ thể người không thể tự tạo Vitamin C mà phải cần bổ sung từ bên ngoài vào.

Một số mẹ lại e ngại trẻ có thể bị lờn thuốc nếu bổ sung vitamin C thường xuyên. Tuy nhiên, khác với các loại thuốc kháng sinh, kháng vi rút trong điều trị bệnh, Vitamin C là sinh tố vi lượng cần bổ sung cho các hoạt động của cơ thể, sẽ bị hao hụt mỗi ngày theo hoạt động của cơ thể người, nên không có tình trạng lờn thuốc xảy ra. Hơn nữa, vitamin C không gây nóng trong người như các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị khác.

Với trẻ không được bổ sung Vitamin C đủ và đúng cách thường dẫn đến hệ quả như tăng nguy cơ mắc bệnh cảm – ho – sốt khi thời tiết thay đổi thất thường, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhất là trong giai đoạn dịch bệnh, làm cho trẻ hay mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn.

Bổ sung vitamin C mỗi ngày để giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.

Bác sĩ Trần Nguyễn Minh Trị, Trưởng phòng Y khoa, đại diện công ty United International Pharma cho biết: “Trẻ dưới 12 tuổi cần 75-100mg vitamin C mỗi ngày sẽ đảm bảo đủ lượng Vitamin C cần thiết để tăng đề kháng cho cơ thể. Ngoài thực phẩm hàng ngày, các mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm Vitamin C dạng si – rô dễ hấp thụ theo liều dùng hướng dẫn nhằm tránh thiếu hụt Vitamin C trẻ cần mỗi ngày. Các mẹ nên cho trẻ uống Vitamin C vào mỗi buổi sáng, khả năng hấp thụ Vitamin sẽ cao hơn. Nên cho trẻ uống khi no để tránh gây kích ứng dạ dày” .

Hiểu rõ công dụng và cách sử dụng Vitamin C sẽ giúp cho các mẹ tăng cường sức đề kháng và bảo vệ bé yêu khỏi bệnh tật, bé phát triển toàn diện hơn.

Bổ sung Vitamin C cho trẻ: Sai lầm thường gặp

Một Số Loại Thuốc Chữa Trị Cảm Cúm Hiệu Quả Ở Nhật Bản

Triệu chứng của bệnh cảm cúm

❖ Cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người và sốt nhẹ.

❖ Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

❖ Hắt xì nhiều.

❖ Đau nhức cơ thể hoặc cảm thấy đau đầu nhẹ.

❖ Ho và viêm họng.

THAM KHẢO : Một số viên ngậm đặc trị viêm họng và khàn tiếng tốt ở Nhật

Một số từ vựng tiếng Nhật về thuốc và bệnh cảm cúm :

❖ 薬屋 ( くすりや ) : Hiệu thuốc.

❖ 症状 (しょうじょう) : Triệu chứng bệnh.

❖ 鼻水(はなみず): Bị sổ mũi.

❖ 鼻づまり (はなづまり) : Bị nghẹt mũi.

❖ 熱 ( ねつ ) : Phát sốt.

❖ 風邪 ( かぜ ) : Cảm lạnh, cảm cúm.

❖ 総合かぜ薬 ( そうごうかぜくすり ): Thuốc cảm lạnh thông thường

❖ のどが痛い ( のどがいたい) : Đau họng.

❖ 頭痛 ( ずつう ) : Đau đầu.

❖ くしゃみ : Hắt xì.

❖ 咳 ( せき ) : Bị ho.

❖ せき止め薬 ( せきどめくすり) : Thuốc chữa ho.

❖ 点鼻薬 (てんびやく): Thuốc nhỏ mũi.

❖ たん:Đờm.

THAM KHẢO : Thuốc nhỏ mắt tốt nhất nên dùng tại Nhật Bản

Một số loại thuốc chữa trị cảm cúm và sốt có hiệu quả cao của Nhật Bản

1. Thuốc cảm cúm Pabron Gold A ( パブロンゴールドA )

❖ Thuốc cảm cúm パブロンゴールドA Nhật Bản có 2 dạng là dạng bột 44 gói/ hộp và dạng viên 210 viên/lọ chuyên đặc trị các bệnh thường gặp như cảm cúm, sốt, ho, sổ mũi, ngạt mũi,… với các công dụng chính :

+ Hạ sốt nhanh chóng.

+ Giảm cơn đau đầu.

+ Giảm ho và đờm trong cổ họng.

+ Ngăn chặn hiệu quả chứng sổ mũi.

❖ Liều lượng sử dụng :

Nên uống thuốc trị cảm cúm và đau đầu Pabron Gold A sau khi ăn 30 phút hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.

+ Người lớn trên 15 tuổi : Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên.

+ Trẻ em từ 12 đến 14 tuổi : Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

+ Trẻ em dưới 12 tuổi : Không được sử dụng.

2. Thuốc cảm cúm ルルアタックEX 24錠

❖ Liều lượng sử dụng :

Uống thuốc ルルアタックEX 24錠 trong vòng sau khi ăn 30 phút.

+ Người lớn trên 15 tuổi : Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên.

+ Trẻ em dưới 15 tuổi : Không được sử dụng.

3. Thuốc cảm ベンザブロックL錠 45錠

❖ Liều lượng sử dụng :

Sử dụng thuốc trị cảm cúm và đau đầu ベンザブロックL錠 sau khi ăn 30 phút hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.

+ Người lớn trên 15 tuổi : Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên.

+ Trẻ em dưới 15 tuổi : Không được sử dụng.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả.

Các cụ nói phòng bệnh hơn chữa bệnh quả là không bao giờ sai. Thay vì để cho bệnh đến với mình thì hàng ngày hãy cố gắng sống chăm chút cho bản thân. Để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng để cho bệnh cảm cúm không có cơ hội phát bệnh.

❖ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ tránh cho vi khuẩn gây bệnh có môi trường sống. Đây là cách đơn giản nhất để tránh bị cảm cúm.

❖ Xúc miệng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng chuyên dụng.

❖ Hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh cảm cúm.

❖ Tiêm phòng cúm hàng năm.

XEM THÊM : Hướng dẫn tiêm phòng cúm (Influenza) ở Nhật

……

Bạn đang xem bài viết Một Số Loại Thuốc Trị Cảm Lạnh Cho Trẻ Thường Gặp trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!