Xem Nhiều 3/2023 #️ Điều Trị Trầm Cảm Phần B: Các Thuốc Chống Trầm Cảm Ức Chế Men Monoamine Oxidase Có Tên Maois # Top 5 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Điều Trị Trầm Cảm Phần B: Các Thuốc Chống Trầm Cảm Ức Chế Men Monoamine Oxidase Có Tên Maois # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Trầm Cảm Phần B: Các Thuốc Chống Trầm Cảm Ức Chế Men Monoamine Oxidase Có Tên Maois mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

MAOI cũ: Iproniazide, Niamide, Indopane…

MAOI mới (RIMAs) – Reversible inhibitor monoamino oxidase: Brofaromine, Moclobermide.

2. Cơ chế tác dụng

Ngăn ngừa sự phá hủy NA và 5HT ở neuron trước synapse, do tác dụng ngăn cản men Monoamine oxidase(MAO), vì vậy làm tăng nồng độ hoạt tính của NA và 5HT(Serotonin), nên tăng khí sắc.

2.1 Cần chú ý:

Do sự ngăn trở không chọn lọc hoạt động của 2 loại Iso- enzyme(MAO-A; MAO-B) nên thuốc dễ gây tương tác nguy hiểm với thuốc giảm đau loại á phiện, thuốc chống trầm cảm TCAs, với thuốc giống giao cảm và tránh sử dụng đồng thời với các loại thực phẩm chứa Tyramin gây tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, suy tim.

Tránh phối hợp thuốc chống trầm cảm loại SSRIs với MAOI, vì chúng có thể gây “hội chứng Serotonin”, gây tử vong do tăng hoạt tính của 5HT.

Khi chuyển sử dụng thuốc khác hoặc trở lại chế độ bình thường, muốn đạt được an toàn phải cắt thuốc IMAO it nhất 2 tuần

2.2 RMAOIs

Đây là một nhóm MAOIs mới tác động chọn lọc MAO-A và do ức chế có hồi phục (resersible inhibitor) nên khi chấm dứt điều trị thì men MAO được hồi phục nhanh, nên không gây ra những tương tác như sử dụng MAOI cũ.

Tuy nhiên cũng không nên phối hợp với thuốc chống trầm cảm SSRIs.

a) Tai biến, tác dụng phụ

MAOIs cũ không được sử dụng vì tương tác nhiều nên nguy hiểm, đặc biệt với các thuốc chống trầm cảm khác(TCAs, SSRIs và các thuốc khác như: Barbiturate, Rererpin, dẫn chất thuốc phiện…), các thức ăn giàu Tyramin và các nước uống lên men như rượu, bia…

RMAOIs mới: có thể gây dị ứng, lú lẫn cấp.

b) Chỉ định điều trị

MAOI cũ ít được chỉ định, không được dùng ở nước ta.

RMAOIs mới: có thể gây rối loạn hoảng sợ; ám ảnh sợ khoảng trống; ám ảnh sợ xã hội; rối loạn ăn uống; đau; trầm cảm lo âu. Thuốc RMAOIs mới được dùng trong các trường hợp kháng thuốc chống trầm cảm cổ điển.

c) Chống chỉ định

RMAOI mới không được kết hợp với các thuốc chống trầm cảm SSRIs; trong các trường hợp gây dị ứng; rối loạn nhận thức.

d) Liều lượng

RMAOIs mới: Moclobemide 150mg, liều bắt đầu 150-300mg/ngày chia làm 2-3 lần, tăng liều dần hợp với từng cá thể bệnh nhân. Liều tối đa 450mg-500mg, dùng sau khi ăn.

Doctor SAMANTS.BS Cao cấp Ngô Quang Trúc

Thuốc Điều Trị Trầm Cảm

Các thuốc chống trầm cảm không được khuyến cáo thường qui cho điều trị ban đầu đối với các triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng hoặc trầm cảm nhẹ. Điều trị bằng thuốc nên được cân nhắc trong các trường hợp sau:

Nếu trầm cảm nhẹ làm phức tạp việc chăm sóc các vấn đề sức khỏe thực thể

Hiện diện trầm cảm nhẹ hoặc triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm mức độ vừa đến nặng trước đó

Trầm cảm nhẹ hoặc triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng dai dẳng sau khi đã có các can thiệp khác

Triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng kéo dài dai dẳng trong thời gian dài (vd: 2 năm)

Có nhiều bằng chứng về hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm đối với trầm cảm mức độ trung bình – nặng kết hợp với liệu pháp tâm lý/ hành vi nhận thức.

Điều trị thuốc được khuyến cáo đối với trầm cảm:

Sử dụng liều có hiệu quả (sau khi tăng liều, nếu cần thiết)

Đối với một đợt điều trị, cần tiếp tục duy trì điều trị ít nhất 6 – 9 tháng sau khi các triệu chứng trầm cảm đã hết (với trường hợp nguy cơ tái phát cao nên tiếp tục dùng ít nhất 2 năm)

Fluoxetine, Fluvoxemine và Paroxetine có xu hướng tương tác thuốc cao hơn (Fluoxamine và Paroxetine ít được ưa chuộng nhất). Có thể cân nhắc sử dụng Sertraline và Citalopram ở bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe mạn tính vì ít có xu hướng tương tác với các thuốc khác

Khi lựa chọn thuốc chống trầm cảm, cần quan tâm thêm:

Lựa chọn của bệnh nhân, nhận thức về hiệu quả và tác dụng phụ

Các rối loạn tâm thần mắc kèm như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo lắng … khi khai thác tiền sử bệnh

Các tác dụng bất lợi dự kiến như kích động, nôn, buồn nôn khi dùng SSRI và các triệu chứng khi ngưng thuốc

Tương tác thuốc với các thuốc dùng kèm hoặc bệnh mắc kèm

Chuyển đổi thuốc điều trị sớm (ví dụ sau 1-2 tuần) nếu không dung nạp tác dụng phụ hoặc không ghi nhận sự cải thiện sau 3-4 tuần. Các thuốc chống trầm cảm bắt đầu có tác dụng sau 2-6 tuần sẽ là các dấu hiệu dự đoán đáp ứng tốt

Nếu không có bất cứ sự cải thiện nào sau 3-4 tuần thì cần thay đổi điều trị. Nếu có một vài sự cải thiện, tiếp tục điều trị và đánh giá sau 2-3 tuần nữa.

Các thuốc dùng kèm

Thuốc chống trầm cảm được khuyến cáo

NSAIDs (thuốc kháng viêm non-steroid)

Cố gắng tránh sử dụng SSRI – nếu không có lựa chọn thay thế nào, cần dùng thêm các thuốc bảo vệ dạ dày – ruột cùng với SSRI

Cân nhắc Mirtazaoine, Moclobemide hoặc Trazodone

Warfarin hoặc Heparin

Thường không chỉ định SSRI, cân nhắc Mirtazapine

Theophylline hoặc Methadone

Citalopram hoặc Sertraline (Sertraline có thể nồng độ Methadone)

Clozapine

Cân nhắc Citalopram hoặc Sertraline (tăng nhẹ Clozapine huyết thanh có thể xảy ra, đặc biệt khi dùng với Sertraline)

Các thuốc Triptan điều trị đau nửa đầu

Không sử dụng SSRI; dùng Mirtazapine hoặc trazodone

Aspirin

Thận trọng khi sungd SSRI; nếu không có lựa chọn thay thế thích hợp nào cần dùng thuốc bảo vệ dạ dày-ruột cùng SSRI

Cân nhắc chỉ định Trazodone khi sử dụng đơn thuần Asspirin; lựa chọn thay thế là Mirtazapine

ức chế Monoamine-oxidase β như Selegiline, Rasagiline

Thường không dùng SSRI; sử dụng Mirtazapine hoặc trazodone

Flecainide hoặc propafenone

Ưa chuộng sử dụng Sertraline; có thể dùng Mirtazapine, moclobemide

Bảng1. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm khi dùng kèm thuốc khác

Các nhóm thuốc điều trị trầm cảm ở người lớn

Citalopram

SSRI

Viên 10 mg, 20 mg và 40 mg

Uống dạng giọt 40 mg/ ml ( 1 giọt = 2 mg); 4 giọt ~ viên 10 mg

SSRI có khuynh hướng tương tác thuốc thấp nhất

Lực chọn phù hợp cho người suy thận

Citalopram: kéo dài quá trình – hạn chế liều tối đa hàng ngày (bao gồm bệnh nhân cao tuổi)

Citalopram có độc tính cao nhất trong nhóm SSRI khi dùng quá liều (lơ mơ, động kinh, loạn nhịp)

Chống chỉ định dùng kết hợp với các thuốc có tác dụng kéo dài quá trình khác

Dựa trên điện tâm đồ ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch

Lofepramide

TCA

Viên 70 mg

Nhũ dịch uống 70 mg/5ml

Như Amitriptyline

Tần xuất tác dụng phụ thấp hơn, ít độc tính hơn khi dùng quá liều. Its độc tính trên tim mạch hơn các thuốc TCA khác

Là lựa chọn phù hợp trong trường hợp bệnh nhân có hạ natri huyết do SSRI

Có thể gấy tăng men gan

Miztazapine

SNRI

Viên 15 mg, 30 mg và 45 mg

Dung dịch uống 5 mg/ml

Chỉ dùng dạng dung dịch khi dagj viên không phù hợp

Lựa chọn an toàn cho bệnh nhân có nguy cơ cao xuất huyết đường tiêu hóa như người cao tuổi + NSAID

Cân nhắc khi SSRI không có lợi hoặc không phù hợp

Lựa chọn tốt trong t/h cần có tác dụng an thần

Moclobemide

MAOI

Viên 150 mg, 300 mg

Chỉ dùng cho trường hợp khởi đầu đặc biệt

Nguy cơ giảm với tương tác thuốc và thức ăn tuy nhiên bệnh nhân nên tránh ăn nhiều thực phẩm giàu tyramine và các thuốc giống giao cảm

Không khuyến cáo cho bệnh nhân tim mạch

Phênlzine

MAOI

Viên 15 mg

Như Moclobemide

An toàn nhất trong nhóm MAOI

Raboxetine

ức chế thu nạp noradrenaline chọn lọc

Viên 4 mg

Thận trọng với bệnh nhân suy thận, suy gan

Cần giám sát cẩn thận ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, ứ tiểu, phì đại tiền liệt tuyến, glaucoma, tiền sử dộng kinh hoặc rối loạn tim mạch

Sertraline

SSRI

Viên 50 mg và 100 mg

Lựa chọn cho accs BN tim mạch ( nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực) hoặc suy thận

Khuynh hướng tương tác thuốc thấp

Venlafaxine

SNRI

37,5 mg; 75 mg

Viên tác dụng kéo dài

Dạng viên tác dụng kéo dài chỉ nên dùng nếu dạng giải phóng ngay không dung nạp hoặc phác đồ dùng liều 2 lần/ngày không tuân thủ được

Tránh dùng cho bệnh nhân có nguy cơ cao loạn nhịp; kiểm soát huyết áp với liều trên 150mg

Theo dõi điện tâm đồ khi dùng liều cao hơn

Không dùng cho các trường hợp:

– Cao huyết áp không kiểm soát được

– Có nhồi máu cơ tim gần đây

– Có nguy cơ cao loạn nhịp tim

– Theo dõi huyết áp tại thời điểm bắt đầu và thường quy trong khi điều trị (đặc biệt khi tăng liều)

– Theo dõi các dấu hiệu suy giảm chức năng tim

– Liều trên 300 mg/ngày chỉ nên dùng khi có sự giám giám sát của chuyên gia

Bảng 2. Các thuốc điều trị trầm cảm ở người lớn

Sử dụng thuốc chống trầm cảm cho các đối tượng bệnh nhân đặc biệt

1. Người trên 65 tuổi:

SSRI là lựa chọn đầu tay do có những ưu thế hơn so với thuốc chống trầm cảm 3 vòng do ít tác dụng phụ hơn, an toàn hơn khi dùng quá liều, ít phải tăng liều; sử dụng 1 lần/ ngày và bệnh nhân tuân thủ tốt hơn. Fluoxetine có thể không được coi là lựa chọn đầu tay trong nhóm bệnh nhân này do cần thời gian dài để có tác dụng, nguy cơ tích lũy thuốc và tương tác với nhiều thuốc. Các tác dụng phụ tiềm tang như gây ngủ, nguy cơ ngã cần đưa vào cân nhắc khi lựa chọn thuốc chống trầm cảm

TCA ( trừ lofepramide) ít phù hợp hơn do tác dụng phụ kháng muscarinic

Do những thay đổi về mức độ nhạy về dược lực học và dược động học , người cao tuổi thường cần thời gian dài hơn để đáp ứng với thuốc chống trầm cam và cũng nhạy cảm hơn với tác dụng phụ. Do đó liệu trình điều trị tối thiểu 6 tuần là cần thiết để đánh giá xem điều trị có hiệu quả hay không.

SSRI tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày ruột, đặc biệt ở người rất cao tuổi và người có các yếu tố nguy cơ như tiền sử xuất huyết hoặc sử dụng NSAID, steroid, warfarin. Người già cũng đặc biệt dễ bị hạ natri huyết khi dùng SSRI cũng như hạ huyết áp khi đứng và ngã

Thường cần dùng với liều thấp hơn và khởi đầu với liều thấp hơn so với người trẻ.

Người cao tuổi thường dùng 4 – 5 loại thuốc dẫn tới nguy cơ ý nghĩa đối với tương tác thuốc và tương tác thuốc – bệnh mắc kèm.

2. Trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi:

Không chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm cho trẻ em hoặc thanh niên trừ phi kết hợp với liệu pháp tâm lý. Hướng dẫn mới đây của NICE khuyến cáo thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chỉ kê thuốc chống trầm cảm khi có sự chẩn đoán và đánh giá bởi Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nhi khoa. Trong trường hợp cần thiết, phải có sự trao đổi và tư vấn đầy đủ của Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nhi khoa .

NICE khuyến cáo cần bắt đầu điều trị thuốc chống trầm cảm đồng thời với liệu pháp tâm lý ở người trẻ mắc trầm ảm mức độ trung bình- nặng.

Fluoxetine là SSRI lựa chọn đầu tay với lợi ích lớn hơn nguy cơ đã được chứng minh. Tại nước Anh, Fluoxetine được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 8 – 18 tuổi điều trị trầm cảm mức độ trung bình- nặng và không đáp ứng với liệu pháp tâm lý sau 4 – 6 đợt trị liệu và khuyến cáo nên dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp liệu pháp tâm lý.

Sertraline và citaploram có thể cân nhắc là lựa chọn thứ 2 bởi các bác sỹ chuyên khoa. NICE (National Institute for Health and Care Excellence) loại trừ sử dụng paroxetine, venlafaxine, TCA và St John Wort để điều trị trầm cảm cho nhóm bệnh nhân này

Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ở thời điểm bắt đầu điều trị khi liều thay đổi đối với các hành vi tự tử, tự làm tổn thương, thái độ thù địch.

3. Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú

Một điều rất quan trọng là sức khỏe tâm thần của người mẹ phải được điều trị phù hợp. Thuốc chống trầm ảm có thể dùng khi mang thai nhưng cần cân nhắc giữa giữa lợi ích và nguy cơ cho từng trường hợp cụ thể. Điều trị cần bắt đầu theo chỉ dẫn của chuyên gia.

~ 10% phụ nữ mang thai gặp tình trạng trầm cảm ở một số thời điểm trong suốt thai kỳ. Thuốc chống trầm cảm có thể được cân nhắc cho PNMT mắc trầm cảm nhẹ nếu họ có tiền sử trầm cảm nặng và các triệu chứng của họ không đáp ứng với liệu pháp tâm lý

Thuốc có nguy cơ gây dị tật thai nhi thấp nhất trong khi mang thai là nhóm TCA (amitriptyline và imipramine) tuy nhiên nhóm này có khuynh hướng gây chết nhiều hơn khi dùng quá liều so với nhóm SSRI.

Trong nhóm SSRI, kinh nghiệm thu được nhiều nhất khi dùng trong giai đoạn mang thai là Sertraline và Fluoxetine, trong đó Sertraline dường như có tiếp xúc với thai nhi ít nhất. Tuy nhiên nếu BN được kê một thuốc SSRI khác, cần phải giám sát cẩn thận để tiếp tục dùng cùng một thuốc SSRI ( ngoại trừ paroxetine) để tránh nguy cơ tái phát. Nguy cơ gây chậm phát triển thai nhi trong tử cung (mặc dù thấp) là cao hơn ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng chưa được điều trị hơn là các thuốc như SSRI. Do đó người ta khuyên tiếp tục sử dụng thuốc chống trầm cảm trong trường hợp trầm cảm nặng.

Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh được ghi nhận khi sử dụng SSRI sau 20 tuần thai.

Ghi nhận tăng huyết áp khi dùng venlafaxine liều cao cùng với độc tính cao hơn khi dùng quá liều so với SSRI và một số TCA.

Sau khi sinh (cho con bú)

Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh bắt đầu từ trước khi sinh. Có sự tăng ý nghĩa các đợt bệnh mới trong vòng 3 tháng đầu sau sinh.

Trong môi trường hợp cần cân nhắc lợi ích cho mẹ và trẻ sơ sinh so với nguy cơ tiếp xúc với thuốc ở trẻ.

Nồng độ thuốc trong sữa mẹ thấp nhất được ghi nhận với imipramine, nortriptyline và sertraline .

Nồng độ thuốc trong sữa mẹ cao nhất được ghi nhận với citalopram và fluoxetine.

HPFT Drugs Formulary. www.hpft.nhs.uk.

BNF online accessed Feb/ March 2016. www.bnf.org.uk.

Summary of Product Characteristics. www.medicines.org.uk.

Psychotropic Drug Directory 2014, Bazire S., Page Bros Ltd.

The Maudsley Prescribing Guidelines in Psychiatry 12th Edition, Taylor D, Paton C, Kapur S., TJ International Ltd.

National Institute for Clinical Excellence (NICE) CG90 & 91, Depression: the treatment and management of depression in adults, including adults with a chronic physical health problem. October 2009, updated December 2013. https://www.nice.org.uk/guidance/cg90, https://www.nice.org.uk/guidance/cg91

NICE CG 28, Depression in children and young people. Identification and management in primary, community and secondary care. September 2015. https://www.nice.org.uk/guidance/cg2

8?unlid=97982230620163154319 8. NICE CG 192, Antenatal and postnatal mental health: clinical management and service guideline. December 2014. https://www.nice.org.uk/guidance/cg192.

NICE TA 367, Vortioxetine for treating major depressive episodes. December 2015. https://www.nice.org.uk/guidance/ta367.

UK Teratology Information Service (UKTIS). chúng tôi Tel 0344 892 0909

South Essex Partnership Trust (SEPT) Formulary and Prescribing Guidelines; Treatment of depression, updated December 2015; Drug use in older adults, February 2014; Drug use in children and adolescents, September 2015; Antenatal and postnatal prescribing, May 2015. www.sept.nhs.uk.

Central and North West London NHS Foundation Trust, Pharmacological Management of depression (children, adolescents, older adults & adults) guidelines, July 2014. chúng tôi 13.

Lactmed Database. http://toxnet.nlm.nih.gov/newtoxnet/lactmed.htm

Summary of Product Characteristics (SPC) Fluoxetine, Citalopram, Sertraline, Vortioxetine. www.medicines.org.uk

Drugs and Therapeutics Bulletin Vol 54, No3, March 2016. What role for Vortioxetine?

Stockley’s Drug Interactions accessed Sep 2016. www.medicinescomplete.com

Thuốc Chống Trầm Cảm Amitriptyline

Hoạt chất : Amitriptyline Thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng an thần.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N06AA09.

Brand name:

: Amitriptyline, Amilavil,Elavil, Endep, Vanatrip, Amitriptylin 10mg, Amitriptylin 25mg, Amitriptylin 50mg,Europlin 25mg, Trimibelin 10

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: Amitriptylin hydroclorid 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg.

Thuốc tiêm: Amitriptylin 10 mg/ml.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Điều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn thần hưng trầm cảm). Thuốc ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng.

Điều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các trắc nghiệm thích hợp).

Đau dây thần kinh.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Liều dùng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu lúc bắt đầu trị liệu không dùng được thuốc theo đường uống, có thể dùng theo đường tiêm bắp nhưng phải chuyển sang dùng đường uống ngay khi có thể được; liều dùng vẫn như trước.

Vị thành niên và người cao tuổi dung nạp thuốc kém.

Phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm tình trạng trầm cảm tăng lên, xuất hiện ý đồ tự sát, có thay đổi bất thường về hành vi, nhất là vào lúc bắt đầu trị liệu hoặc mỗi khi thay đổi liều.

Nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều từ từ.

Liều dùng:

Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú: 75 mg/ngày, chia ba lần. Nếu cần có thể tăng tới 150 mg/ngày. Cũng có thể uống làm một lần vào lúc đi ngủ (có thể đỡ buồn ngủ lúc ban ngày). Liều tăng được ưu tiên dùng buổi chiều hoặc buổi tối. Tác dụng giải lo và an thần xuất hiện rất sớm, còn tác dụng chống trầm cảm có thể trong vòng 3 – 4 tuần điều trị, thậm chí nhiều tuần sau mới thấy được.

Điều quan trọng là phải tiếp tục điều trị thời gian dài để có thể đánh giá kết quả. Thường ít nhất là 3 tuần. Nếu tình trạng của người bệnh không cải thiện trong vòng 1 tháng, cần đi khám thầy thuốc chuyên khoa.

Liều duy trì ngoại trú: 50 – 100 mg/ngày. Với người bệnh thể trạng tốt, dưới 60 tuổi, liều có thể tăng lên đến 150 mg/ngày, uống một lần vào buổi tối. Tuy nhiên, liều 25 – 40 mg mỗi ngày có thể đủ cho một số người bệnh. Khi đã đạt tác dụng đầy đủ và tình trạng bệnh đã được cải thiện, nên giảm liều xuống đến liều thấp nhất có thể được để duy trì tác dụng. Tiếp tục điều trị duy trì 3 tháng hoặc lâu hơn để giảm khả năng tái phát. Ngừng điều trị cần thực hiện dần từng bước và theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tái phát.

Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện: Liều ban đầu lên đến 100 mg/ngày, cần thiết có thể tăng dần đến 200 mg/ngày, một số người cần tới 300 mg. Người bệnh cao tuổi và người bệnh trẻ tuổi (thiếu niên) dùng liều thấp hơn, 50 mg/ngày, chia thành liều nhỏ. Phối hợp thuốc tiêm và thuốc viên: Một số trường hợp có thể bắt đầu điều trị bằng thuốc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong khoảng 1 tuần, liều ban đầu: 20 – 30 mg/lần, 4 lần/ngày. Tác dụng do tiêm tỏ ra nhanh hơn uống. Sau đó chuyển sang thuốc uống, càng sớm càng tốt.

Hướng dân điều trị cho trẻ em:

Tình trạng trầm cảm: Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi (do thiếu kinh nghiệm).

Thiếu niên: Liều ban đầu: 10 mg/lần, 3 lần/ngày và 20 mg lúc đi ngủ. Cần thiết có thể tăng dần liều, tuy nhiên liều thường không vượt quá 100 mg/ngày.

Đái dầm ban đêm ở trẻ lớn: Liều gợi ý cho trẻ 6 – 10 tuổi: 10 – 20 mg uống lúc đi ngủ; trẻ trên 11 tuổi: 25 – 50 mg uống trước khi đi ngủ. Điều trị không được kéo dài quá 3 tháng.

Nguy cơ tự tử vẫn còn trong quá trình điều trị cho đến khi bệnh đã thuyên giảm.

Việc điều trị trầm cảm kèm theo tâm thần phân liệt phải luôn phối hợp với các thuốc an thần kinh vì các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm cho các triệu chứng loạn thần nặng hơn.

Ớ người bệnh hưng – trầm cảm, tăng nguy cơ xảy ra và kéo dài giai đoạn hưng cảm. Đối với người động kinh, cần điều trị chống động kinh một cách phù hợp để bù trừ cho nguy cơ tăng cơn trong quá trình điều trị.

Nguy cơ gây ngủ có thể gây ra tai nạn trong khi lao động, lái xe…

Nhạy cảm rượu có thể gia tăng trong khi điều trị. Nguy cơ tăng nhãn áp cấp tính có thể xảy ra. Nguy cơ sâu răng là biến chứng thông thường khi điều trị thời gian dài.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với amitriptylin.

Không được dùng đồng thời với các chất ức chế monoaminoxydase. Không dùng trong giai đoạn hồi phục ngay sau nhồi máu cơ tim. Không dùng cho người bị suy gan nặng.

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi vì tác dụng và độ an toàn chưa được xác định.

4.4 Thận trọng:

Có tiền sử động kinh; bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt; suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc hẹp; bệnh tim mạch (loạn nhịp, blốc); bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp, u tế bào ưa crom, suy gan.

Người bệnh đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase, phải ngừng dùng thuốc này ít nhất 14 ngày mới được bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.

Dùng các thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Các thuốc chống trầm cảm ba vòng qua được nhau thai. Amitriptylin, nortriptylin gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh. Tốc độ giảm các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần phụ thuộc vào tốc độ giảm nồng độ thuốc ở trẻ sơ sinh. Vì vậy trong ba tháng cuối thai kỳ, amitriptylin chỉ được dùng với chỉ định nghiêm ngặt, cần cân nhắc lợi ích của người mẹ và nguy cơ cho thai nhi.

Thời kỳ cho con bú:

Amitriptylin và các chất chuyển hóa có hoạt tính được bài tiết vào sữa mẹ với lượng có thể ảnh hưởng đáng kể cho trẻ em ở liều điều trị. Cần phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng có hại chủ yếu biểu hiện tác dụng kháng cholinergic của thuốc. Các tác dụng này thường được kiểm soát bằng giảm liều. Phản ứng có hại hay gặp nhất là an thần quá mức (20%) và rối loạn điều tiết (10%).

Tuần hoàn: Nhịp nhanh, hồi hộp, thay đổi điện tâm đồ (sóng T dẹt hoặc đảo ngược), blốc nhĩ – thất, hạ huyết áp thế đứng.

Nội tiết: Giảm tình dục, liệt dương.

Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác.

Thần kinh: Mất điều phối.

Mắt: Khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Tuần hoàn: Tăng huyết áp. Tiêu hóa: Nôn.

Da: Ngoại ban, phù mặt, phù lưỡi.

Thần kinh: Dị cảm, run.

Tâm thần: Hưng cảm, hưng cảm nhẹ, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, ác mộng.

Tiết niệu: Bí tiểu tiện.

Mắt: Tăng nhãn áp. Tai: Ù tai.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Toàn thân: Ngất, sốt, phù, chán ăn.

Máu: Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Nội tiết: To vú ở đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa, giảm bài tiết ADH.

Tiêu hóa: Ỉa chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai.

Da: Rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng.

Gan: Vàng da, tăng transaminase.

Thần kinh: Cơn động kinh, rối loạn vận ngôn, triệu chứng ngoại tháp. Tâm thần: Ảo giác (người bệnh tâm thần phân liệt), tình trạng hoang tưởng (người bệnh cao tuổi).

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Hiếm gặp tăng mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi sáng, và cả hạ huyết áp thế đứng vào buổi sáng nếu người bệnh dùng một liều duy nhất vào lúc đi ngủ. Sốt cao đã xảy ra khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc an thần kinh, đặc biệt khi thời tiết nóng.

Theo dõi khi ngừng thuốc: Ngừng thuốc đột ngột sau khi điều trị kéo dài có thể gây nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Giảm liều từ từ có thể gây ra các triệu chứng thoảng qua như kích thích, kích động, rối loạn giấc ngủ và mơ; các triệu chứng này thường hết trong vòng 2 tuần.

Một số rất ít trường hợp hưng cảm xảy ra từ 2 đến 7 ngày sau khi ngừng điều trị dài ngày với các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm ba vòng với chất ức chế monoamin oxidase là tương tác có tiềm năng gây nguy cơ tử vong. Phối hợp với phenothiazin gây tăng nguy cơ lên cơn động kinh. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế enzym gan, nếu phối hợp với các thuốc chống đông, có nguy cơ tăng tác dụng chống đông lên hơn 300%.

Các hormon sinh dục, thuốc chống thụ thai uống làm tăng khả dụng sinh học của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Khi dùng physostigmin để đảo ngược tác dụng của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng trên hệ thần kinh trung ương (điều trị lú lẫn, hoang tưởng, hôn mê) có thể gây blốc tim, rối loạn dẫn truyền xung động, gây loạn nhịp.

Với levodopa, tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm có thể làm dạ dày đấy thức ăn chậm, do đó làm giảm sinh khả dụng của levodopa.

Cimetidin ức chế chuyển hóa các thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc. Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel bị giảm tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc cường giao cảm làm tăng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn đến loạn nhịp, nhịp nhanh, tăng huyết áp nặng, hoặc sốt cao.

Amitriptylin làm tăng tác dụng tụt huyết áp thế đứng của các thuốc hạ huyết áp: Acetazolamid, amilorid, ether, furosemid, halothan, hydralazin, hydroclorothiazid, ketamin, methyldopa, natri nitroprusiat, nitơ oxyd, reserpin, spironolacton, thiopental.

Các thuốc làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp của amitriptylin: Artemether phối hợp với lumefantrin, clorphenamin, epinephrin, ether, haloperidol, halothan, ketamin, nitơ oxyd, procainamid, quinidin, thiopenthal.

Các thuốc làm tăng tác dụng phụ của amitriptylin: Các thuốc kháng muscarin (atropin, biperiden), các thuốc ức chế thần kinh trung ương (clorpheniramin, clorpromazin, fluphenazin).

Các thuốc làm tăng tác dụng an thần của amitriptylin: Clonazepam, cloral hydrat, clorpheniramin, codein, diazepam, morphin, pethidin, rượu.

Các thuốc làm tăng nồng độ amitriptylin trong huyết tương, làm tăng độc tính của amitriptylin: Clorpromazin, cimetidin, fluphenazin, haloperidol, ritonavir, thuốc tránh thai dạng uống, verapamil.

Các thuốc làm giảm nồng độ amitriptylin trong huyết tương, do đó làm giảm tác dụng chống trầm cảm: Carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin.

Các thuốc bị giảm tác dụng khi dùng đồng thời với amitriptylin: Glycerin trinitrat, isosorbid dinitrat.

Amitriptylin làm giảm tác dụng của các thuốc chống động kinh (do làm giảm ngưỡng co giật) như acid valproic, carbamazepin, ethosuxinid, phenobarbital, phenytoin.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Ngủ gà, lú lẫn, co giật (động kinh), mất tập trung, giãn đồng tử, rối loạn nhịp tim, ảo giác, kích động, thở nông, khó thở, yếu mệt, nôn, khô miệng.

Xử trí: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bao gồm:

Rửa dạ dày: Dùng than hoạt tính dưới dạng bùn nhiều lần;

Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt;

Theo dõi chức năng tim mạch, ghi điện tâm đồ, theo dõi chặt chẽ nhịp tim (ít nhất 5 ngày);

Điều trị loạn nhịp: Dùng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4 – 7,5 bằng natri hydrocarbonat tiêm tĩnh mạch.

Xử trí co giật bằng cách dùng diazepam, lorazépam theo đường tĩnh mạch. Không dùng phenytoin vì làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. Thấm phân màng bụng, lọc máu, lợi niệu, không có tác dụng trong xử trí ngộ độc thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Vài ngày sau khi có vẻ hồi phục có thể xuất hiện các hội chứng nặng:

Mê sảng, lú lẫn, giãy giụa, hoang tưởng, mất ý thức, co giật, rung giật cơ, tăng phản xạ, giảm thân nhiệt, huyết áp thấp, suy hô hấp và tim mạch, loạn nhịp tim nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần theo dõi và xử trí kịp thời.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Amitriptylin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêm và đường uống (sau khi tiêm bắp 5 – 10 phút và sau khi uống 30 – 60 phút). Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 2 – 12 giờ sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Amitriptylin phân bố rộng khắp cơ thể và liên kết nhiều với protein huyết tương và mô. Với liều thông thường, 30 – 50% thuốc đào thải trong vòng 24 giờ. Amitriptylin chuyển hóa bằng cách khử N-methyl và hydroxyl hóa. Trên thực tế hầu hết liều thuốc được đào thải dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp glucuronid hoặc sulfat. Có rất ít amitriptylin ở dạng không chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu, qua mật và theo phân. Có sự khác nhau nhiều về nồng độ thuốc trong huyết tương giữa các cá thể sau khi uống một liều thông thường nên nửa đời trong huyết tương và nửa đời thải trừ của thuốc thay đổi nhiều (từ 9 đến 50 giờ) giữa các cá thể. Amitriptylin không gây nghiện.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không được pha loãng thuốc với nước ép bưởi hoặc đồ uống có chứa carbonat.

6.3. Bảo quản:

Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 oC, tốt nhất là 15 – 30 oC; tránh để đông lạnh, tránh ánh sáng vì có thể tạo thành ceton và tủa nếu để tiếp xúc với ánh sáng. Dạng viên nén amitriptylin hydroclorid phải bảo quản trong đồ đựng kín ở nhiệt độ 15 – 30 oC. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ trên 30 o C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Trầm Cảm Là Gì? Kim Thần Khang Chữa Trầm Cảm Có Tốt Không?

Trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại nhưng thực chất, câu hỏi: “Trầm cảm là gì” vẫn là mối bận tâm của nhiều người. Trước thực tế trên, các nhà khoa học Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm Kim Thần Khang chữa trầm cảm an toàn và hiệu quả. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang được coi là tia hy vọng mới, giúp bạn rời xa chứng bệnh thời hiện đại này! Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây!

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là “sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại”

Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến, nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người mắc. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã hoặc không có hứng thú với các hoạt động trong một thời gian dài. Tình trạng này dẫn đến hàng loạt vấn đề về tâm lý – tình cảm, thể chất và làm giảm khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như sức khỏe của người mắc. Khi chứng trầm cảm kéo dài và điều trị muộn, người bệnh có thể không còn thiết tha với cuộc sống, dễ nảy sinh ý định tự tử.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm gây ra những rối loạn về tâm lý, tác động đến cảm nhận và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân điển hình bao gồm:

Yếu tố di truyền

Ít người tin rằng, trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ bị trầm cảm thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ thường phải chịu đựng áp lực nhiều hơn từ công việc, xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, chăm sóc con cái,… nên họ không có thời gian chia sẻ, cũng như chăm sóc bản thân, do đó nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn.

Một số tình trạng như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ,… cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Mất ngủ thường xuyên

Mất ngủ kéo dài sẽ làm gia tăng các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ và duy trì giờ ngủ, thức phù hợp, ngay cả việc đi ngủ đúng giờ mỗi đêm.

Tại sao Kim Thần Khang chữa trầm cảm hiệu quả?

– Uất kim (rễ phụ cây nghệ) giúp giải trầm uất, giảm suy nghĩ nhiều.

– Viễn chí (trí nhớ xa) giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung.

– Toan táo nhân, ngũ vị tử giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh, ngủ sâu.

– Hồng táo giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.

– Vitamin PP, Soy lecithin (vỏ hạt đậu nành) giúp tăng dinh dưỡng cho não bộ, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.

Kim Thần Khang – Giải pháp tăng cường sức khỏe thần kinh

Cuộc sống phát triển, con người nhiều lo toan, dẫn đến căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm,… Để cải thiện những căng thẳng không đáng có, hãy rèn luyện, gìn giữ sức khỏe của mình. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên được giới chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao bởi công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần. Sản phẩm dùng cho những người bị căng thẳng, suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), stress, trầm cảm. Ngoài ra, Kim Thần Khang còn phù hợp với người làm việc, lao động trí óc căng thẳng: Học sinh, sinh viên ôn thi, những người lao động trí óc nhiều.

Kim Thần Khang hiện đang là sản phẩm uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần kinh. Với nguồn gốc thảo dược thiên nhiên lành tính, sản phẩm có thể dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả

Cảm nhận khách hàng khi cải thiện trầm cảm thành công

Từng sống trong lo âu, sợ hãi suốt từ đầu năm 2018, đến nay, chị Nguyễn Thị Thúy Hồng (sinh năm 1969, nhà số 08, ấp Thái Hòa 2, khu dân cư 6, xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai – SĐT: 0377313658) vẫn không ngờ rằng, mình đã thoát khỏi bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Mọi chuyện ngỡ như câu chuyện cổ tích giữa đời thực.

Chuyên gia đánh giá về tác dụng của Kim Thần Khang

Mời bạn lắng nghe phân tích của chúng tôi Nguyễn Văn Chương về các phương pháp chữa bệnh trầm cảm qua video sau:

Bạn đang bị trầm cảm, hoặc nghi ngờ dấu hiệu trầm cảm, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số/ Hotline (zalo/viber): để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Phương Thế Ngọc

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bạn đang xem bài viết Điều Trị Trầm Cảm Phần B: Các Thuốc Chống Trầm Cảm Ức Chế Men Monoamine Oxidase Có Tên Maois trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!