Xem Nhiều 3/2023 #️ Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt # Top 8 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đậu sị được chế biến từ hạt đậu đen sau khi đã lên men và phơi khô. Có tên gọi khác là đỏ đậu sị, đạm đậu sị.

Đậu sị là dạng đã phơi khô từ hạt của cây đậu đen. Đậu sị có màu đen, vỏ ngoài nhăn lại do phơi khô, có mùi lên men đặc trưng, có vị đắng.

Bộ phận dùng để làm đậu sị chính là phần hạt của cây đậu đen sau khi được phơi khô rồi ủ lên men với các dược liệu và phơi khô tiếp lần nữa.

Cây đậu đen được trồng rất nhiều ở khắp các vùng đồng bằng, miền núi của nước ta với mục đích chính là làm ngũ cốc và chế biến thành các thực phẩm hàng ngày. Đây là giống cây trồng phổ biến ở Châu Phi và Châu Á.

Mùa thu hái đậu đen thường vào mùa hè. Sau khi quả già sẽ có màu nâu. Thu hái quả mang về phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô sau đó tách lớp vỏ bên ngoài để lấy hạt bên trong.

Có nhiều cách chế biến hạt đậu đen thành đậu sị như sau:

Đậu đen rửa sạch, vẩy nước cho ẩm sau đó đựng vào các vật dụng thoáng khi như thúng hoặc nong nia. Phủ kín lá dâu tằm lên trên cho đến khi đậu lên mốc vàng đều rồi lại mang ra phơi khô, sau đó lại vẩy nước và phủ lá dâu tằm cho lên mốc lại lần nữa. Lặp lại quy trình này đến khi nào chất lượng đậu sị như mong muốn.

Ngoài ra còn có phương pháp ngâm đậu đen qua một đêm cho nở ra sau đó đồ chín đậu đen, rải đều ra mặt phẳng thoáng khí cho ráo nước rồi lấy lá chuối phủ kín. Sau 2-3 ngày kiểm tra mốc vàng đều thì mang phơi khô.

Đậu sị được bào chế dưới dạng tán thành bột mịn nhỏ. Hoặc có thể xao hoặc đốt cháy thành than chữa một số bệnh ngoài da. Có một cách bào chế đậu phụ là nấu nhừ lên dùng làm thuốc.

Đậu sị được dùng trong các trường hợp bị ho, cảm ,mạo, hen suyễn, thương hàn.

Trẻ em và người lớn bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, mụn đầu đinh.

Đậu sị 40g, khô phàn 12g, thạch tín 4g tán thành bột mịn rồi nặn thành viên bằng hạt đậu xanh. Trước khi đi ngủ uống từ 7-9 viên. Do vị thuốc này có thạch tín nên tuyệt đối không được dùng quá liều để tránh bị ngộ độc hoặc gặp phải tác dụng phụ không tốt.

Đậu sị 20-24g tán thành bột hoặc sắc nước uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Với trẻ em bị di ứng mẩn ngứa dùng đậu sị xao vàng cho cháy khét, sau đó tán mịn thành dạng bột. Trộn cùng dầu lạc hoặc đầu vừng rồi bôi lên vùng bị bệnh.

Đậu sị 40-50g, địa cốt bì 20g, lộ thông thông 40g, sắc nước uống hàng ngày đến khi bệnh dứt điểm.

Đậu sị, chi tử mỗi loại 12g, gừng tươi ba lát sắc cùng với nước uống đến khi thuyên giảm và khỏi hẳn.

Đậu sị có công hiệu rất tốt nhưng không nên dùng quá nhiều và chỉ dùng trong vòng 7-8 ngày.

Bài Thuốc Đông Y Chữa Cảm Sốt, Đau Đầu Hiệu Quả

Gia giảm: miệng khô khát, gia thiên hoa phấn 14g; nếu ho nhiều đờm, gia qua lâu bì 12g, xuyên bối mẫu 12g; ho khan, gia lá dâu 14g, tang bạch bì 14g; nổi ban xuất huyết, gia cỏ mực 12g; nóng bứt rứt, gia lá tre 16g; tiểu vàng ít, gia cỏ tranh 16g. Bài này có thể áp dụng chữa sốt xuất huyết thể nhẹ giai đoạn đầu, người nhức mỏi nhiều.

Chống chỉ định: với người cảm sốt, ho đàm, sổ mũi nhiều, cảm phong hàn.

Nếu uống bài thuốc trên vẫn sốt, miệng khô khát, nóng bứt rứt do âm hư, nên dùng bài Trúc diệp thạch cao thang gia giảm gồm: thạch cao 40g, trúc diệp 20g, mạch môn 20g, nhân sâm 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, gạo tẻ 30g. Sắc nước uống ngày 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm, ích khí, giải nhiệt. Trị chứng cảm sốt nhức mỏi, chứng cảm sốt kéo dài nóng bứt dứt, khí huyết hao tổn, nhiệt tà còn lưu lại. Trường hợp sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dùng bài thuốc này có hiệu quả cao.

Gia giảm: nếu đau đầu, gia mạn kinh tử 12g, cát căn 14g; tức ngực, nôn, ho, đại tiện táo, gia hạnh nhân 12g, rễ dâu 14g; sốt cao, gia cỏ mực 12g, hoàng cầm 12g; miệng khô khát, gia thiên hoa phấn 14g; họng sưng đau, gia kim ngân 12g, huyền sâm 12g. Chống chỉ định: với chứng cảm phong hàn ho đàm sổ mũi, nghẹt mũi nhiều.

Nếu sốt, ho khan, tâm phiền khó ngủ do tâm phế nhiệt: kết hợp bài Trình thị giải cát giải cơ gia giảm gồm: sài hồ 12g, cát căn 16g, cam thảo 6g, bạch thược 16g, hoàng cầm 10g, tri mẫu 10g, sinh địa 20g, đơn bì 14g, bối mẫu 12g, đạm trúc diệp 14g, cam thảo 4g, tang bạch bì 14g. Sắc uống. Trẻ nhỏ dùng liều 1/2 hoặc 1/3 liều người lớn. Công dụng: giải cơ thanh nhiệt, dưỡng âm… Trị cảm sốt đau đầu, miệng khô khát, ho khan, tâm phiền, khó ngủ. Còn dùng chữa cảm cúm, cảm sốt đau đầu, đau mình mẩy.

Gia giảm: nếu sợ lạnh nhiều, gia kinh giới 12g, sinh khương 12g; nóng đau họng, gia kim ngân 12g; xuất huyết, gia ngó sen 16g; đau đầu, gia bạch chỉ 14g, xuyên khung 14g; họng sưng, đau nhiều, gia huyền sâm 12g, kim ngân 14g. Bài này có thể áp dụng chữa sốt xuất huyết thể nhẹ giai đoạn đầu.

Không chỉ định: với chứng ngoại cảm, sốt ít lạnh nhiều, ho đàm sổ mũi nhiều.

Cùng Danh Mục:

Chữa Sốt Rét Bằng Đông Y

Theo Đông y, sốt rét nằm trong chứng ngược tật, nghĩa là đúng thời gian lại phát chứng hàn nhiệt, thuộc chứng của hàn ngược và gián nhật ngược. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa sốt rét và bài thuốc nâng cao thể trạng hỗ trợ trị sốt rét kéo dài.

Bài thuốc chữa sốt rét

Bài 1: C ây Cam thìa 100g (Thanh hao), lá Thường sơn 100g, Thảo quả 80g, Hà thủ ô trắng 50g, hạt Cau 30g, vỏ Chanh 30g, Miết giáp 20g, Cam thảo Nam 30g. Tán bột. Ngày dùng 40g.

Bài 2 – Thanh tỳ ẩm: Thanh bì 8g, Thảo quả 8g, Sài hồ 8g, Bán hạ chế 8g, chích Cam thảo 6g, Hậu phác 8g, Bạch truật 8g, Hoàng cầm 8g, Phục linh 15g, Sinh khương 5 lát. Sắc uống.

Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp hóa đàm, chặn cơn sốt rét. Chữa sốt rét kéo dài, sốt nóng nhiều rét ít hay sốt nhiều không rét, cơ hoành đầy, miệng đắng, lưỡi khô, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sác.

Bài 3 – Thường sơn ẩm: Thường sơn 12g, Binh lang 8g, Bối mẫu 8g, Gừng nướng 5 lát, Thảo quả 8g, Tri mẫu 8g, Ô mai 8g, Đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2 – 3 giờ.

Công dụng: Khu đàm tiệt ngược. Trị sốt rét lâu ngày, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô.

Cây Thanh hao

Bài nâng cao thể trạng, hỗ trợ chữa sốt rét

Bài 1: T ri mẫu 20g, Xạ can 6g; Sài hồ, Ý dĩ, Mạch môn, Thanh hao, Hoàng đằng, Trần bì, Bán hạ chế, Chỉ xác, Cam thảo Nam, Hoàng cầm mỗi vị 10g. Sắc uống.

Công dụng: Hòa giải thiếu dương. Chữa sốt rét, chứng cảm mạo lúc sốt lúc rét.

Bài 2: Bán hạ 12g; Nhân sâm, Bạch truật, Thảo quả, Ô mai, Bạch linh, Trần bì, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 8g; Chích thảo 4g. Sắc uống.

Công dụng: Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm tiệt ngược. Dùng cho người khí hư, sốt rét lâu ngày, đờm nhiều, buồn nôn, mệt mỏi, mất sức, rêu lưỡi trắng nhờn. Không dùng cho người sốt rét nhiệt thịnh.

Bài 3: S ài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Đảng sâm mỗi vị 10g; Cam thảo 6g, Sinh khương 20g, Đại táo 8 quả; Thường sơn, Binh lang, Ô mai, Đào nhân mỗi vị 12g. Sắc uống.

Công dụng: Thanh giải tà khí, tiêu đờm tích. Chữa sốt rét.

Lương y Thảo Nguyên_SK&ĐS

Bài Thuốc Chữa Trầm Cảm Bằng Đông Y

Chữa bệnh bằng Đông y là một phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian làm giảm bớt các căng thẳng giúp người bệnh có tâm lý được ổn định hơn. Các bài thuốc từ các thảo dược nên ít gây tác dụng phụ.

Bài thuốc dân gian số 1

Thành phần bao gồm: Đại hoàng, Mang tiêu (ngâm), Hải phù thạch, Mông thạch, Hoàng cầm, Hoàng bá, Mạch môn đông,Cúc hoa, Lao ngưu tử, Đại giả thạch, Chi tử, Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Xuyên khung, Trúc nhự.

Cách dùng: Uống hàng ngày. Có thể sắc thành thuốc uống hoặc kết thành dạng viên, cao hoàn. Bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết khử ứ, thanh nhiệt, định thần, sơ can.

Bài thuốc dân gian số 2

Thành phần bao gồm: Đương qui thân, Bạch đàn hương, Tử đan sâm, Tế sa nhân, Chích viễn chí, Toan táo nhân, Bắc ngũ vị, Đoạn mẫu lệ, Ngọc cát cánh.

Cách dùng: Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc y học cổ truyền này bằng cách sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày hoặc kết thành dạng viên, cao hoàn có tác dụng an thần, hoạt huyết, thanh nhiệt, định thần, sơ can.

Thành phần bao gồm: Táo nhân 100g, Đương quy, Mạch môn, Thục địa, Câu kì tử mỗi vị 50g; thêm vào đó Hạt sen, Huyền sâm, Ngũ vị tử mỗi vị 25g; ngoài ra nếu chóng mặt thì cho thêm Viễn chí và Nhân sâm, Địa liền mỗi vị 20g.

Cách dùng: Có thể tán nhỏ thuốc thành bột và viên với mật ong uống mỗi ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng bệnh như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng thần kinh.

Cách dùng: Đem rửa sạch cho tất cả vào ấm đất đun dưới mức độ lửa nhỏ khi nào sôi nhẹ rót ra bát, và tiếp tục đổ nước sắc một lần nữa sau đó đổ ra trộn lẫn hai lần nước chia ra uống cho cả ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng tâm thần bất an, mệt mỏi, lo âu, phiền muộn

Thành phần bao gồm: Táo nhân, Đương quy, Phục linh trắng, Thục địa, Câu kì tử, Hoa cúc trắng mỗi thứ 20g; Mạch môn, Bạch truật mỗi thứ 15g, Xuyên khung và Nhân sâm mỗi thứ 10g.

Cách dùng: Sắc thuốc đặc chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa suy nhược tinh thần với các biểu hiện mệt mỏi, mất trí, suy giảm trí nhớ, tinh thần bất định.

Thành phần bao gồm: Táo nhân, Câu kì tử, Bạch chỉ mỗi vị 9; Đương quy và Nhân sâm Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí, Địa liền mỗi vị 20g.

Cách dùng: Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền bằng cáchsắc thuốc uống 3 lần mỗi ngày, sau ăn. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng suy nhược tinh thần, với những người mới có những biểu hiện ban đầu của trầm cảm thì bài thuốc này đem lại hiệu quả tốt cho người bệnh.

Bạn đang xem bài viết Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!