Xem Nhiều 3/2023 #️ Có Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? # Top 6 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Có Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ khi mang thai rất dễ mắc phải cảm cúm. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi hiện nay có nhiều loại thuốc cảm cúm dành riêng cho mẹ bầu.

Phụ nữ khi mang thai có được uống thuốc cảm?

Tại thời điểm tháng 6 năm 2015, FDA đã công bố một hệ thống phân loại thuốc mới dựa trên 3 đối tượng: mẹ mong con, mang thai và cho con bú. Các yếu tố về rủi ro cũng được dựa trên 3 đối tượng này, theo đó bạn có thể yên tâm khi mua thuốc với những thông tin được khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm.

Dược sĩ Đặng Nam Anh – giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, một số thành phần của thuốc trị cảm cúm được đánh giá là khá an toàn đối với bà bầu, nhưng vẫn có những thành phần buộc phải tránh.

Đa phần các loại thuốc cảm dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Ví dụ như expectorants cho sổ mũi, kháng tussives cho ho đàm, thuốc kháng histamine làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng giúp bạn dễ ngủ, thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức.

Cần nhớ rằng, không có loại thuốc nào là an toàn tuyệt đối 100% cho phụ nữ mang thai. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc khi mang thai. Đặc biệt, không dùng liều lượng nhiều hơn so với chỉ định và có thể tránh tất cả các loại thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ, bởi đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất.

Loại thuốc nào được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ?

Theo tìm hiểu của trang Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, một số loại thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ: doxylamine, phenindamine, triprolidine, histamin chlorpheniramine, loratadine, brompheniramine, pheniramine và diphenhydramine… Đây là các loại thuốc được đánh giá là ít ảnh hưởng đến thai phụ, tuy nhiên có thể khiến bạn buồn ngủ (nhất là diphenhydramine và doxylamine).

Thuốc gây tê cục bộ benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Benzocaine không đi vào máu nên không nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Các loại thuốc chuyên điều trị các chứng ho dextromethorphan được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.

Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen được phép sử dụng trong thai kỳ và đảm bảo an toàn nếu bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và long đàm được báo cáo có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cúm cho phụ nữ mang thai

Nếu bạn bỏ thời gian tìm hiểu hay học các ngành Y Dược như: Cao đẳng Điều dưỡng, Dược, Y đa khoa,… có thể biết rằng, virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Trong đó, bàn tay chính là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm, củng cố sức khỏe.

Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Tuy nhiên chính điều này lại là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Do đó, bà bầu cần vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài và thường xuyên hít khí trời trong lành.

Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.

Bà bầu nênghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tối đa stress, căng thẳng.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TP Hồ Chí Minh

” VPTS – ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295

” VPTS – ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, chúng tôi

Tư vấn: 0799.913.913 – 0899.913.913

Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Bằng Thuốc Đông Y An Toàn

Trị cảm cúm cho bà bầu bằng Đông Y an toàn

Nguyên nhân gây cảm cúm

Thời tiết giao mùa hoặc thay đổi thất thường khiến chúng ta rất dễ bị bệnh cảm cúm. Đặc biệt là các mẹ bầu, trong thời kỳ mang thai do hàm lượng estrogen cao làm cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp làm cho thai phụ thường nghẹt mũi, khó thở, cảm cúm.

Khi mẹ bầu bị cảm cúm, việc dùng thuốc không đúng cách thai nhi có nguy cơ phải đối diện với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện lẫn tính mạng, nhất là trong những tháng đầu thai kì như các dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc sinh non…Nhưng nếu cứ để vậy không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến con thì các triệu chứng hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, chóng mặt, người nóng lạnh sẽ làm mẹ bầu thêm mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, điều trị cảm cúm khi mang thai là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng.

Trị cảm cúm cho mẹ bầu bằng thuốc Đông Y

Theo Dược sĩ Trung cấp Dược Các bà bầu cần hạn chế dùng thuốc Tây trong thời kỳ mang thai nên với các triệu chứng kể trên, tốt nhất nên dùng thực phẩm hoặc trị cảm cúm bằng Đông Y

Tỏi rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi chị em, tỏi cũng chính là khắc tinh của các loại cúm. Theo nghiên cứu, trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin có tác dụng chống lại các virus gây bệnh cảm cúm. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen và Aliin, Fitonxit giúp diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Hơn nữa, tỏi giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho thai phụ.

Từ xưa, ông bà ta thường dùng phần cành có phân nhánh của cây tía tô (hay còn gọi là tô ngạnh) để chữa động thai. Tía tô cùng với kinh giới cũng được dùng trị cảm cúm cho mẹ bầu rất hiệu quả.

Vũ Giang – chúng tôi

Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu Lựa Chọn Nào Tốt Nhất?

Tại sao bà bầu dễ bị cảm cúm hơn bình thường?

Cảm cúm là bệnh do nhóm virus cúm gây ra, trong đó cúm A và cúm B là những loại cúm phổ biến nhất. Rất nhiều người nhầm lẫn cảm cúm và cảm lạnh là một do những dấu hiệu giống nhau, tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị. Với bà bầu càng không thể chủ quan, cần xác định rõ loại bệnh để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, tác nhân bên ngoài như môi trường sống xung quanh, thay đổi thời tiết cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể mẹ bầu. Khi tiếp xúc với người bị cúm, tỷ lệ lây nhiễm chéo từ virus người bị bệnh của của mẹ bầu cũng cao hơn so với người bình thường.

Thai phụ có thể mắc cảm cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông khi thay đổi thời tiết. Những dấu hiệu mẹ bầu cần đặc biệt chú ý: đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ớn lạnh, ho khan, sốt, cơ thể đau nhức mệt mỏi.

Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Với người bình thường, bệnh cảm cúm có thể biến chứng thành các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm amidan, quá trình khám và điều trị sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, với bà bầu bệnh không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đặc biệt là thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp, tim mạch hay suy giảm miễn dịch. Nặng hơn, mẹ bầu có thể gặp những biến chứng như: nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não, viêm nội mạc,… Tuy nhiên, xác suất xảy ra những biến chứng này là thấp.

Bị cảm cúm, bà bầu có được uống thuốc?

Với người bình thường, việc sử dụng thuốc cảm cúm khi bị bệnh là điều rất dễ dàng, chỉ cần điều trị theo đúng liệu trình và đơn thuốc. Tuy nhiên với mẹ bầu, khi bị cảm cúm, cần uống thuốc gì và điều trị như nào không phải là điều đơn giản.

Bà bầu bị cảm cúm thì uống thuốc gì?

– Thuốc chống siêu vi rút

Thuốc được các bác sĩ chuyên sử dụng là Tamifu và một số thuốc chống siêu vi khác cho an toàn. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, tùy theo tình trạng của bà bầu và có hiệu quả trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.

– Acetaminophen

Đây là thành phần thuốc thường được sử dụng nếu mẹ bầu bị sốt, đau nhức, hoặc nhức đầu khó chịu. Các mẹ cần nêu rõ các triệu chứng gặp phải để được bác sĩ tư vấn và kê liều lượng phù hợp.

– Thuốc chữa ho

Khi bị cảm cúm, mẹ có thể bị ho, ho có đờm, cần được điều trị để dứt ho. Các loại thuốc được bác sĩ thường sử dụng là thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) hoặc các loại thuốc khác đều an toàn cho phụ nữ mang thai.

– Thuốc xịt mũi

Tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mẹ bầu bị cảm cúm rất khó chịu, mẹ cần sử dụng để giảm nhanh và điều trị tình trạng này. Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng nước muối hoặc thuốc xịt để làm sạch và giữ ẩm cho mũi.

Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Guardimmu giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm khi mang thai

Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của bạn phải hoạt động vất vả hơn, vì nó phải làm việc bằng hai để bảo vệ cả mẹ và bé. Điều đó dẫn đến việc bạn dễ dàng mắc bệnh hơn. Vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng cảm cúm khi mang thai là điều rất cần thiết. Guardimmu là lựa chọn hàng đầu cho thai phụ.

– Guardimmu đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu lâm sàng trên các tạp chí khoa học uy tín: Làm tăng cường những thành phần tối cần thiết trong hệ miễn dịch để bảo vệ mẹ và bé khỏi các mầm bệnh, cũng như giúp cho hệ miễn dịch hài hoà để duy trì sức khoẻ của cả hai.

– Guardimmu hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, nhiều đờm do cảm cúm, viêm đường hô hấp. Thuốc không gây buồn ngủ và gây khô niêm mạc mũi và đường hô hấp quá mức như các thuốc chống cảm cúm thông thường.

– Guardimmu dễ dàng để sử dụng và mang theo bên mình, bảo vệ mẹ và bé ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

Hướng dẫn phòng bệnh cảm cúm cho bà bầu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó luôn là phương châm trong hàng đầu trong phòng, khám, chữa bệnh, đặc biệt với bà bầu. Với bệnh cảm cúm – là bệnh quanh năm, đặc biệt dễ mắc phải vào mùa đông, bà bầu cần phải đặc biệt giữ ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống, không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là tránh xa các khu vực bị ô nhiễm.

Trong tình hình diễn biến dịch Covid – 19 ngày càng nguy hiêm, bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, các thai phụ cần phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và khi tiếp xúc với môi trường dễ nhiễm bệnh, chủ động sát khuẩn tay thường xuyên. Khi thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, cần hạn chế ra ngoài. Luôn giữ ấm cổ, lòng bàn chân, tránh để nhiễm lạnh rất dễ mắc bệnh cảm cúm.

Khi mang thai, cơ thể của mẹ thường nhạy cảm hơn, sức đề kháng cũng suy yếu hơn nên việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng đang lớn lên từng ngày nên mẹ càng cần phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng vì bây giờ mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn cho cả con nữa.

Ngoài ra, để phòng ngừa tốt nhất, mẹ bầu nên đi tiêm vắc xin cúm đầy đủ. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin ngừa cúm sẽ vào tháng 10 hoặc ngay từ khi bắt đầu dịch. Mỗi mũi tiêm vắc xin cho thai phụ sẽ có hiệu quả bảo vệ mẹ bầu an toàn trong khoảng từ 6 – 12 tháng.

Khi đã bị mắc cúm thì thai phụ nên có các biện pháp khống chế bệnh tránh lây sang người khác, loại trừ mầm bệnh nhanh chóng, đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp như dùng khăn lạnh hay chườm đá lên vùng trán, uống nhiều nước ấm.

Khi bị cúm, mẹ bầu thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc nhằm lấy lại tinh thần và sức lực. Nếu không ngủ đủ giấc mẹ sẽ càng mệt mỏi hơn và bệnh cũng có thể lâu khỏi hơn.

Đặc biệt, thai phụ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, vì nhiều loại thuốc trị cúm có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén. Một số trường hợp có thể căn cứ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bằng thuốc bắc.

Bà Đẻ Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Bà Bầu Không?

Cảm xuyên hương là một loại thuốc được bán trên thị trường và được cho là có công dụng chữa bệnh cảm cúm cho nhiều người, tuy nhiên trong trường hợp bà bầu bị đau ốm thì có được sử dụng cảm xuyên hương hay không? Để giải đáp những thắc mắc này thì chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc này thông qua bài viết Cảm xuyên hương có dùng được cho bà bầu không?

Cảm xuyên hương có dùng được cho bà bầu không?

Cảm xuyên hương là một trong những mặt hàng được bày bán ở các quầy thuốc, đây là thuốc được sử dụng khi bị cảm cúm dành cho người. Cảm xuyên hương được cho là loại thuốc được sản xuất dựa trên công thức lương y gia truyền. Tuy nhiên cảm xuyên hương là một mọi thuốc không được các bác sĩ đông y khuyến khích dùng cho các bà mẹ trong thời kì mang thai.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm xuyên hương được bày bán ở các nhà thuốc như Cảm xuyên hương Công ty CP dược Yên Bái, Comazil của Công ty CP T.Ư Mediplantex, viên cảm cúm của Foripharm, Cảm xuyên hương của Công ty dược Hà Nam,… Hiện nay trên thị trường, có nhiều loại thuốc có thành phần giống với cảm xuyên hương Yên Bái như Nang cảm cúm của Haipharco, Viên cảm cúm của Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Ninh, Hà Nội…

Tất cả các loại thuốc cảm xuyên hương của các đơn vị trên đều cùng được sản xuất chung một công thức và gồm 6 thành phần. Các thành phần tạo nên cảm xuyên hương đều có chứa nhiều thành phần sinh nhiệt, không tốt cho bà bầu, phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh cảm xuyên hương an toàn cho bà bầu cho nên tốt nhất không nên mạo hiểm sử dụng cảm xuyên hương để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc. Nhiều bà bầu còn thắc mắc viên ngậm ho Bảo Thanh có dùng cho bà bầu không, tốt nhất là mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng để có một sức khỏe tốt nhất.

Bà bầu sử dụng cảm xuyên hương sẽ có thể xảy ra những hệ quả gì?

Theo TS. Trần Hòa Bình, trường ĐH Dược Hà Nội đã nêu quan điểm rằng “Tôi thực sự lo ngại khi thấy khuyến cáo CXH dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú”. Cũng theo đó ThS. Nguyễn Văn Quân khẳng định việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai phải có kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng, lâu dài và mang tính đạo đức cao.

Cảm xuyên hương có chứa 6 vị đó là xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế nhục, gừng, cam thảo bắc thì có đến 5 vị gây cay ôn, làm tăng sinh năng lượng, làm nóng cơ thể. Trong khi đó thì thể trạng của người phụ nữ mang thai vốn đã nóng trong trong người. Do đó mà rất có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu nếu sử dụng cảm xuyên hương.

Phụ nữ trong thời gian mang thai mà nhất là mang bầu trong thời gian 3 tháng đầu tiên thì rất nhạy cảm với phản ứng thuốc. Nếu sử dụng cảm xuyên hương cho phụ nữ có thai mắc cảm, phụ nữ đang cho con bú thì không sao nhưng nếu sử dụng cảm xuyên hương cho phụ nữ mang thai bị cảm nhiệt thì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, có thể làm chết lưu thai nhi.

Trong cảm xuyên hương có chứa thành phần quế chi hạ sốt, tuy nhiên dùng quế chi thì tắc ngược bởi khi đã sốt thì tim sẽ càng đập mạnh hơn, huyết áp tăng nhiều hơn. Phụ nữ đang mang bầu sử dụng cảm xuyên hương thì sẽ gây nên tình trạng cay ôn và nhiệt, tăng sinh năng lượng. Tuy nó là một loại thuốc gia truyền tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được an toàn và hiệu lực cho phụ nữ đang mang thai.

Những người có thai bào cung nhiệt thì không nên dùng cảm xuyên hương. Trong cảm xuyên hương có xuyên khung, thành phần này sẽ có tác dụng hành huyết, hành khí, người thai nhiệt nóng nếu uống sẽ có thể gây nên sẩy thai. Phụ nữ đang trong thời kì mang thai nếu như muốn sử dụng cảm xuyên hương thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chưa nói đến việc, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cảm xuyên hương với thành phần giống nhau và hầu như đều được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ có thai. Chính vì vậy nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong thời kì mang thai có thể tiến hành các cách chữa trị tại nhà hoặc nếu không khỏi thì có thể đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa bệnh.

Một số cách chữa trị cảm cúm tại nhà dành cho bà bầu

Uống trà gừng: Trà gừng là một loại gia vị có thể chống virus hiệu quả, tiêu hủy các mầm bệnh tốt cho dạ dày.

Uống nước sắc lá mùi tàu: Lá mùi tàu có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm ra mồ hôi. Sauk hi uống nên đắp chăn để mồ hôi ra, lau mồ hôi xong sẽ thấy rất dễ chịu.

Xông tỏi: Giã nát tỏi ra và ngửi nhiều lần, bạn sẽ thấy rất hiệu quả. Tỏi giàu vitamin và khoáng chất nên tốt cho mẹ bầu, bạn có thể ăn tỏi sống hoặc giã tỏi uống với nước để thấy hiệu quả hơn.

Nước sắc tía tô kinh giới: Hai loại rau này có tính ấm, trị đau đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Mẹ bầu có thể đem sắc nước tía tô và kinh giới để uống khi còn ấm.

Cháo tía tô hành lá: Hành có vị cay, tình bình, tan lạnh, thông khí, sát trùng và giải cảm,… Cháo tía tô lá hành ăn nóng sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ có tác dụng giải cảm.

Dùng cháo trứng: Bà bầu nếu như bị cúm nhẹ thì có thể ăn cháo trứng nóng, cùng cới tía tô sẽ giúp chữa trị cảm cúm lại bổ dưỡng cho sức khỏe.

Nấu nước xông giải cảm với vỏ bưởi: Vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Vỏ bưởi, lá bưởi xông kết hợp sẽ có tác dụng trị cảm cúm, đau đầu.

Bạn đang xem bài viết Có Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!