Xem Nhiều 3/2023 #️ Cây Thuốc Lá Giúp Cầm Máu, Trị Rắn Cắn, Trị Sâu Bọ Trích Hại # Top 4 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cây Thuốc Lá Giúp Cầm Máu, Trị Rắn Cắn, Trị Sâu Bọ Trích Hại # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Thuốc Lá Giúp Cầm Máu, Trị Rắn Cắn, Trị Sâu Bọ Trích Hại mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây thuốc lá là loại cây có nhiều hoa, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.

Tên gọi khác: Thuốc lá, thuốc lào

Tên khoa học: Nicotiana tabacum I

Họ: Cà (Solanaceae)

Thông tin, mô tả cây thuốc lá

1. Đặc điểm thực vật

Cây sống hằng năm, có thân khoẻ, có thể cao tới 2m. Lá không cuống, dính, hình trái xoan hay ngọn giáo, chóp nhọn ngắn, gốc men theo cuống, gân bên 6-8 đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa ở ngọn. Hoa trắng, đo đỏ, hồng, có khi vàng dạng phễu với ống tràng có tuyến dính ở ngoài; tràng hoa có thể dài tới 4cm. Quả nang hình trứng, dài 1,5-2cm, bao bởi lá đài tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, màu nâu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Nicotianae Tabaci.

Nơi sống: Gốc ở Nam Mỹ, nay trồng khắp thế giới. Ở nước ta, cũng có trồng ở vùng núi và đồng bằng.

Thu hái: Lá thu hái vào xuân hè

Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô. Hạt thu hái ở những quả gần chín, đem phơi khô để tách hạt ra.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay, tính ấm, có độc; có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu liễm chỉ huyết, sát trùng. Người ta cũng biết nicotin là một chất độc mạnh đối với các hạch giao cảm của hệ thần kinh; nó cũng có tính sát trùng.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong lá có nhiều acid hữu cơ, quan trọng nhất là acid L-malic, và một acid riêng là acid nicotinic. Còn có asparagin, betain, isoamylamin, một pectin, một tanin, một chất gôm, caroten, các chất nhựa, một hỗn hợp parafin, tinh dầu, các chất thơm. Tro của lá khô giàu K và Ca. Alcaloid chính trong thuốc lá là nicotin. Hạt thuốc lá chứa nhiều nước; protin nguyên, cellulose; có các acid hữu cơ chủ yếu là acid citric, các acid malic và fumaric. Trong dầu hạt có các acid palmitic, oleic, linoleic và stearic. Còn có các vitamin A, B, E.

Tác dụng dược lý của cây thuốc lá

Trên tim mạch, gây tác dụng ba pha: hạ huyết áp tạm thời, tăng huyết áp mạnh rồi cuối cùng là hạ huyết áp kéo dài.

Trên hô hấp, kích thích làm tăng biên độ và tần số

Giãn đồng tử, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột

Nguyên nhân của những tác dụng đó là do:

– Lúc đầu nicotin kích thích hạch phó giao cảm và trung tâm ức chế tim ở hành não nên làm ti m đập chậm, hạ huyết áp.

– Nhưng ngay sau đó, nicotin kích thích hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn, làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử và tăng nhu động ruột. Đồng thời kích thích tuỷ thượng thận (coi như hạch giao cảm khổng lồ) làm tiết adrenalin, qua các receptor nhận cảm hóa học ở xoang cảnh kích thích phản xạ lên trung tâm hô hấp.

– Cuối cùng là giai đoạn liệt sau khi bị kích thích quá mức nên làm hạ huyết áp kéo dài.

Nicotin không dùng trong điều trị, chỉ dùng trong các phòng thí nghiệm hoặc để giết sâu bọ.

Nicotin gây nghiện, nhưng khi cai thuốc thì không gây biến chứng như cai thuốc phiện. Hút thuốc lá có hại đến tim, mạch, niêm mạc đường hô hấp vì khói thuốc có oxyd carbon (gây carboxyhemoglobin trong máu người nghiện), có các base nitơ, các acid bay hơi, các phenol… là những chất kích thích mạnh niêm mạc. Ngoài ra còn có hắc ín (có hoạt chất là 3,4 – benzpyren, có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi).

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cây thuốc lá

Thuốc lá có hiệu quả trị giun đũa (hãm nước 1%), diệt ký sinh trùng (chấy, rận, ghẻ). Cũng dùng diệt sâu bọ phá hại mùa màng (dùng lá tươi ngâm nước cho đặc mà phun), diệt ruồi (dùng nước điếu hút thuốc lào, cho ít mật, hay nước đường, nước mía vào hoặc dùng bọn thuốc tàn ngâm trong nước sôi, bỏ bã lấy nước hoà thêm đường hay mật cho ngọt; chất nicotin làm cho ruồi say mà chết).

Còn dùng cầm máu, trị rắn cắn, trị sâu bọ có hại chích, vết đứt, vết thương. Lá khô giã đắp, mỗi lần 2-4g, hoặc lấy thuốc lào nhai nuốt nước và dùng bã rịt.

Do có tính làm se nên thuốc lá được sử dụng rửa cơ quan sinh dục phụ nữ khi xuất huyết hay bị bệnh lậu.

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa đinh nhọt độc, nấm đầu, chốc đầu, bệnh chốc đầu chân khuẩn, rắn độc cắn, diệt ốc sên, muỗi, chuột; phần lớn là dùng ngoài.

Các Loại Cây Thuốc Giúp Cầm Máu, Thảo Dược Cầm Máu

Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết.

Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3-5 thìa. Ngày uống 3-4 lần.

Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày.

Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3-4 lần sẽ khỏi.

Trắc Bách Diệp ngăn chảy máu chân răng

Trắc bách diệp là một loại cây cảnh, cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Trắc bách diệp được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 3-5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp sau:

Ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen)+ ngải cứu 30g; can khương đã sao vàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. – Chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g sắc uống sẽ khỏi. Sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16 g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.

Trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ. Ngâm nước nóng, chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30phút.

Cỏ mực (nhọ nồi) chữa chảy máu mũi

Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi. Lưu ý:

– Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.

– Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.

Hoa hòe chống xuất huyết não

Hiện nay, hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một nguồn dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ hoa này người ta đã chiết xuất được chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, để sản xuất nhiều vị thuốc phòng và chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp. Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất.

Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa hòe vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn. Trong nhân dân, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu… Liều dùng mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hoa hòe còn được dùng để nhuộm màu thực phẩm (tạo màu vàng), vừa đẹp vừa lành. Pha nước hoa hòe vào rượu, rượu sẽ có màu vàng cam. Ngâm gạo nếp với nước hoa hòe để nấu xôi hay cho vào bột làm bánh, các món ăn trên sẽ có màu vàng nghệ tươi nom rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe.

Hoa sò huyết thuộc họ thài lài, còn gọi là lẻ bạn, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo úp vào nhau hình giống như con sò, hoa màu trắng vàng, được thu hái vào tháng 4-5, dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra người ta còn dùng lá, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.

Hoa sò huyết chống viêm

Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống một lần.

Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.

Ngó sen rịt máu mũi

Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

Đây là một loại cây tầm gửi, mọc thành bụi, có thân cành vươn dài dựa vào cây khác, màu xám phủ lông mịn. Lá mọc đối, hai mặt có lông. Khi bẻ thân và lá thấy có những sợi mảnh như tơ. Theo kinh nghiệm dân gian, cây tơ mành có tác dụng cầm máu trong trường hợp vết thương nhỏ, chảy máu như đứt tay, xước da, lấy lá rửa sạch, giã nát, rịt ngay vào vết thương rồi buộc chặt. Có thể dùng lá tơ mành phơi khô, đốt thành than, tán bột và rắc vào vết thương. Lá tơ mành nếu phối hợp với lá cây quyển bá, giã đắp, tác dụng cầm máu sẽ nhanh hơn.

Cây tơ mành giúp lành vết thương

Hoặc trường hợp nặng hơn, bị gãy xương, lấy lá tơ mành và lá dâu tằm (1 kg), giã nát, xào nóng rồi đắp bó sẽ rất nhanh lành.

Cây, Lá Quanh Nhà Giúp “Làm Sạch”, Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả

Mỡ máu cao là một bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Các thuốc tây y thường có tác dụng phụ, gây độc đối với gan, thận và các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng kéo dài. Cây, lá quanh nhà có thể là một lựa chọn thay thế an toàn, hiệu quả dành cho bạn.

Trong 100 gam sơn tra chứa 89 mg vitamin C; 0,89 mg carotene; 85 m calci; 0,5 mg vitamin B2; tương đương với các thành phần đó cao gấp 17 lần, 9 lần, 7 lần và 5 lần so với táo. Ngoài ra trong sơn tra còn có chứa glucose, cralaegolic acid, niaci, protein, calci, sắt, vitamin B2,..đứng đầu trong các loại quả.

Các chất flavone, loại triterpene và vitamin C, kali,…có trong sơn tra có thể làm mềm và mở rộng động mạch, tăng lượng máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, tăng cường sức co bóp và có thể cải thiện sức sống của tim, hạ huyết áp, mỡ huyết, lợi tiểu, an thần. Do đó nó có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với bệnh tim, cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ trong máu,…ở người cao tuổi.

a. Sơn tra phơi khô 15 – 20g, đem nấu kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường vào uống thay nước trà trong ngày.

b. Trà sơn tra, ngân hoa, cúc hoa,mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà, có tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ trong máu.

Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, nó có thẻ làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch; có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lị. Hà thủ ô sống có thể thúc đẩy nhu động ruột, hạ tả.

Cách nấu: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Lá cát cánh giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng trừ bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh tăng huyết áp, ngoài ra bài thuốc này còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.

Cách nấu: Lá cát cánh tươi luộc trong 30 phút vớt ra đem phơi khô để dùng. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi uống thay trà.

Phytosterol trong râu ngô có khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol và giúp phòng ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cũng như giảm bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ và bệnh cao huyết áp.

Cách nấu: Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

5. Cây nần vàng (mài đắng)

Chiết xuất saponin steroid từ củ nần vàng có hàm lượng khá cao, có khả năng làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Cách nấu: Lấy khoảng 15g củ nần khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, sắc với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy khoảng 300ml nước uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.

Thành phần beta-sitosterol trong vối có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu.

Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.

Cây nắp ấm chứa glycoside, flavonoid có tác dụng giảm cholesterol.

Cách nấu: Toàn cây nắp ấm phơi khô, nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng.

Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:

– Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.

– Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.

Nghệ có chứa curcumin giúp cơ thể giảm sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu, làm giảm tối thiểu được lượng chất béo tích tụ trong gan.

Cách nấu: trộn nửa muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước nóng, để nguội và dùng ba lần một ngày. Nếu bạn thích, có thể trộn nửa thìa bột nghệ vào một ly sữa ấm và thưởng thức.

Limonin (chất oxy hóa mạnh có trong chanh) hỗ trợ làm giảm lượng apo B (thành phần protein chính của cholesterol xấu). Flavonoid, pectin và các sắc tố trong chanh cũng có đặc tính của chất ô xy hóa, có tác dụng làm tăng cholesterol tốt, giảm quá trình ô xy hóa cholesterol xấu, từ đó giảm lưu lượng cholesterol LDL trong máu

a. Uống nước chanh tươi và lặp lại hai hoặc ba lần một ngày trong một tháng.

b. Cắt thành lát chanh mỏng, thả chúng vào một chai nước và uống suốt cả ngày.

c. Xay nhuyễn 2-3 củ tỏi trộn với 4 quả chanh tươi xắt lát, ngâm cùng với 3 lít nước. Sau đó, mỗi ngày uống 2-3 thìa, uống 2-3 lần/ngày đều đặn trong thời gian dài.

Chiết xuất polyphenolic từ táo có thể là một cách tự nhiên giúp kiểm soát cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bằng cách giảm độ hòa tan và hấp thụ cholesterol ở ruột.

Cách dùng: Trộn một muỗng canh giấm táo, một thìa mật ong và một ly sữa ấm. Uống hỗn hợp này trước bữa ăn. Thực hiện việc này trong nhiều tháng một cách đều đặn.

Trong lá trà xanh chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng bệnh xơ cứng động mạch, giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể

Cách nấu: Lá trà non vò nhẹ sau khi rửa sạch, rồi cho vào ấm đun uống, khoảng 3 – 5 tách trà mỗi ngày.

12. Bồ công anh

Hoạt chất chính được tìm thấy trong chiết xuất rễ cây bồ công anh là Flavonoids với tỷ lệ 1- 5%, có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do, loại bỏ mỡ thừa và độc tố trong máu

Cách dùng: Trộn một thìa bột bồ công anh vào nước nóng, để trong vài phút sau đó uống. Bạn có thể thêm một ít mật ong để cải thiện hương vị. Uống một ly, hai đến ba lần một ngày trong vài tuần. Chú ý, người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng bồ công anh.

Tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự như uống clo fibrat hạ mỡ máu. Đồng thời tỏi làm tăng cholesterrol có lợi (HDL) và làm giảm hàm lượng cholesterrol xấu (LDL), do vậy làm giảm chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.

a. Đậu xanh 100g, tỏi 50 tép (người dưới 50 tuổi tính theo mỗi tuổi dùng 1 tép tỏi), đường phèn vừa đủ. Đậu xanh rửa sạch, tỏi bóc vỏ rửa sạch. Hai thứ cùng cho vào bát to, thêm 500ml nước, đậy nắp cho vào nồi đun cách thủy. Uống nước canh, ăn đậu. Uống vài lần trong ngày.

b. Rượu 35 – 45 độ, tỏi giã nhỏ ngâm với tỷ lệ 1/5. Mỗi ngày uống 20 – 40 giọt chia 2 – 3 lần. Không dùng quá (có khi huyết áp lại tăng). Tác dụng ổn định huyết áp, giảm cholesterol, đề phòng vữa xơ động mạch.

c. Tỏi 3 củ tách nhánh bỏ vỏ làm sạch thái lát; chanh 4 quả để cả vỏ rửa sạch bằng nước muối nhạt, gừng 2 củ nhỏ cạo vỏ rửa sạch thái lát. Cho tất cả các vị vào cối xay nát, cho ra nồi và đổ vào 2 lít nước, đặt lên bếp đun sôi, sau nhỏ lửa một lúc là được. Cho nước đó vào bình dùng dần, ngày uống 1 cốc vào buổi sáng khi bụng đói. Mỗi liệu trình 6 ngày, nghỉ vài ngày lại liệu trình khác. Trị mỡ máu cao.

d. Tỏi 100g bóc vỏ tách nhánh rửa sạch thái lát, đậu trắng 100g vo sạch. Hai vị cho vào nồi, đổ 2 lít nước sắc cạn còn 1/8 lượng nước ban đầu thì chắt ra, uống trong ngày. Mỗi tháng một liệu trình. Trị mỡ máu.

e. 4 tép, gừng 1 củ (đường kính 3cm), nước cốt chanh 125ml (4 quả), nước sôi để nguội 2 lít, mật ong 336g. Tỏi bóc vỏ xay cùng với gừng, đổ nước cốt chanh và nước vào hỗn hợp trên, cho mật ong, khuấy đều hỗn hợp, cho vào bình thủy tinh, để ít nhất 5 ngày ở nơi tối, mát mẻ. Cũng có thể để trong tủ lạnh. Uống 2 thìa/lần hoặc pha loãng 2 thìa với 1 cốc nước rồi uống vào lúc đói hoặc trước mỗi bữa ăn. Tác dụng trị mỡ máu cao. Không uống liên tục quá 2 tuần.

Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch.

a. Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt.

b. Lấy phần cuộng dưới rau cần khoảng 20 gốc cả rễ, khoảng 500ml nước, sắc còn 200ml nước đầu uống hết, cũng như vậy sắc nước thứ hai. Uống lúc đói là tốt nhất.

Cam có hàm lượng vitamin C cao, nó còn là loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan lớn, nên nó rất có ích trong việc làm giảm mỡ máu.

Cách dùng: Nên uống nước cam sau bữa ăn sáng.

Các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành…) thường giàu chromium hay crôm, là một nguyên tố vi lượng có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, phòng bệnh tim mạch. Đây là một khoáng chất được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nồng độ cholesterol trong máu vì nó góp phần chuyển hóa chất béo và carbonhydrate.

a. Uống 1 – 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày

b. Đậu xanh để cả vỏ, nếu có vỏ đậu xanh không cũng được. Đun sôi đậu xanh 20g và lá sen 20g cùng nhau cho đến khi nào đậu xanh chín là được, uống nước thay nước chè trong ngày.

Hoạt chất gingerol trong gừng thúc đẩy phân hủy chất béo, ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

Cách nấu: Chuẩn bị 4 củ tỏi lớn, 4 trái chanh, 1 củ gừng có kích thước 3-4cm và 2 lít nước. Chanh gọt vỏ, gừng, tỏi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, nếu không có dụng cụ chuyên dụng bạn hãy dùng dao bằm nhuyễn. Hỗn hợp vừa xay xong đổ vào nồi rồi thêm 2 lít nước đã chuẩn bị sẵn, bắc lên bếp nấu sôi, khuấy đều khoảng 10 phút rồi hãy tắt bếp, để nguội. Dùng rây lọc hỗn hợp lấy nước cho vào chai thủy tinh.

Mỗi ngày, nên uống 200ml trước bữa ăn khoảng 2 tiếng. Nên uống một chút nước ấm trước khi uống hỗn hợp nước này để tránh làm hại dạ dày.

Uống hết hỗn hợp, dừng 6 ngày rồi tiếp tục thực hiện thêm 1 liệu trình

Nho có chứa resveratrol, hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh, chất kháng khuẩn không dễ bị phân hủy bởi axít dạ dày, nên có thể đi khắp cơ thể bảo vệ tế bào, giúp làm giảm cholesterol xấu, nâng cao cholesterol tốt.

Cách dùng: Dùng nước nho ép hoặc rượu vang đỏ.

19. Hoa tam thất

Hoa tam thất có thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát và có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Cách nấu: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3g hoa tam thất, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng thì hãy thay ấm khác.

Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).

Xạ đen có chức năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Cách nấu: 50g lá xạ đen phơi khô sau đó cho vào 1.5l nước đun sôi 10-15p ( dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.

Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…

Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:

Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não

Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin

Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch

Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u

Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Cách nấu: Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.

22. Bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ)

Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Cách dùng: Hoa bụp giấm mua về chỉ lấy cánh đài hoa màu đỏ, bỏ phần lõi ở giữa. Nhặt xong, rửa sạch sau đó lại tráng lại cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội. Cho ra rổ, để khô hẳn nước. Sau đó, một lớp hoa, một lớp đường, thường tỷ lệ đường là 1kg cánh đài hoa + 1,3kg đường hoặc hơn tuỳ thích. Tuyệt đối không để dính nước lã vào. Cho vào lọ thuỷ tinh là tốt nhất, đậy kín, ngày hôm sau đã bắt đầu ngấm. 3 ngày là nước siro đã khá đậm nét. Hai tuần sau là có thể dùng.

Điều trị hạ mỡ máu bằng cây, lá quanh nhà tuy có hiệu quả, nhưng công đoạn chuẩn bị rất phức tạp, không phải ai cũng có thể tìm được nguyên liệu tốt, kiên trì sắc thuốc, uống liên tục được như vậy. Chưa kể cách sắc không đảm bảo chất lượng thì dược tính trong cây thuốc cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Để khắc phục những nhược điểm trên mà vẫn tận dụng được ưu điểm của từng cây thuốc nam, các nhà khoa học tại Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam đã đi tìm công thức phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm… bằng công nghệ bào chế hiện đại.

Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.

Công thức phối hợp thể hiện tính ưu việt ở chỗ:

Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.

Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.

Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.

*** FREMO cam kết hoàn 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 1800 1591.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

Khách hàng nói gì về hiệu quả của FREMO?

Chị Nguyễn Hồng Duyên (54 tuổi) – Trực Ninh, Nam Định: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ ngưỡng cao 14,5 xuống còn 4,9 (mmol/L), Triglycerid từ 11,7 (gấp 10 lần bình thường) xuống 2,1 (mmol/L). Chị tiếp tục dùng đủ liệu trình 3 tháng để mỡ máu về ngưỡng an toàn.

Chị Tạ Thị Đào (47 tuổi) – Đan Phượng, Hà Nội: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ 6,6 xuống 4,8 (mmol/L), chỉ số Triglycerid giảm từ 2,1 xuống 1,5 (mmol/L) – cả 2 chỉ số đều trở về ngưỡng an toàn. Chị kiên trì dùng thêm một tháng rưỡi nữa và vui mừng báo cho tổng đài vì chỉ số mỡ máu đã rất ổn định.

Chị Phùng Thị Duyên (TT. Phố Lu, Huyện Bảo Thắng, Lào Cai): Sau khi dùng 2 tháng sản phẩm Fremo, chỉ số mỡ máu của chị đã giảm về ngưỡng an toàn. Cụ thể, Cholesterol giảm từ 5mmol/L xuống 3.9mmol/L, Triglyceride giảm từ 3.8mmol/L xuống 1.12mmol/L. Đặc biệt, chị còn cải thiện gan nhiễm mỡ từ độ 3 xuống độ 1. Hiện tại, chị đang sử dụng sản phẩm với liều duy trì 2 viên/ngày.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà Tìm nhà thuốc gần nhất có bán FREMO TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY Chị Đào – Đan Phượng, Hà Nội Kết quả xét nghiệm của chị Duyên BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tận nhà Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Các Loại Cây Cầm Máu Dễ Tìm Trong Vườn Nhà

Mô tả: Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nhuyễn cỏ mực rồi đắp lên vết thương đang chảy máu, dùng ngón tay ấn chặt vào rồi buộc lại 1 lúc là máu sẽ ngừng chảy.

Mô tả: Cây ngải cứu tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp. Thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.

Cách sử dụng: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Mô tả: Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nguyễn rồi đấp nhanh lên vết thương đang chảy máu sẽ có tác dụng cầm máu hiệu quả.

Mô tả: Cây lá bỏng hay còn có tên gọi khác là cây trường sinh, cây sống đời. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ.

Cách sử dụng: Giã dập lá bỏng, đắp lên vết thương chảy máu sẽ giúp cầm máu rất tốt. Giúp giảm đau nhanh và vết thương lên da non cũng rất nhanh.

Mô tả: Là lá non trên ngọt cây chuối tiêu (chuối già). Có màu xanh hơi vàng chanh.

Cách sử dụng: Lấy nõn chuối, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.

Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 15m, màu nâu hay vàng vàng. Lá mọc so le, phiến xoan dài 5-10 (20)cm rộng 4-8cm, gốc hình tim hay gần như cụt, chóp tù hay hơi nhọn, có thuỳ trên các nhánh tược còn non, có răng, với răng hình tam giác, tù, khía rộng; gân gốc 3, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến. Hoa cùng gốc hay khác gốc, các hoa cái thành bông đuôi sóc hơi dài hơn rộng, nhưng không quá 2cm. Quả trắng hay hồng, thuộc dạng quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước.

Cách sử dụng: Hái ít lá dâu non, nhai nát hoặc đem giã nát với ít nước rồi đắp lên vùng vết thương đang chảy máu.

Mô tả: Cây húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Thân cây đanh lẳn, cũng tím sẫm. Hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay, mùi thơm dậy, sang trọng quyến rũ.

Cách sử dụng: Dùng cây húng láng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương. Vị thuốc này có thể trị ngay sau khi bị rắn cắn, trước lúc đưa người bị nạn đi bệnh viện.

Mô tả: Sắn dây, hay còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, bạch cát, là loại cây dây leo.

Cách sử dụng: Giã nát ít lá sắn dây với một ít nước, đem đắp lên vùng vết thương đang chảy máu, rồi băng kín lại.

Mô tả: Thân cỏ nhiều năm, cao 20-50 cm, có mùi hăng. Nhiều thân hành nhỏ, màu trắng được bao bên ngoài bởi lớp áo mỏng màu nâu vàng, dạng sợi, nối tiếp thân hành là thân rễ. Thân rễ màu nâu, mọc ngang hơi chếch. Lá mọc so le thành 2 dãy, hơi chụm ở gốc, hình dải, dẹp, đặc, kích thước 15-40μm 0,2-0,7 cm, bẹ lá dài và mỏng.

Cách sử dụng: Dùng một nắm cây hành cả rễ, thân, lá đem nướng chín, giã nát rồi đắp vào vết thương do ngã hoặc bị đánh mà bầm dập, đau đớn sẽ rất hiệu nghiệm.

Lưu ý: Khi chế các vị thuốc trên cần chú ý vệ sinh sạch vật dụng để đựng, giã và rửa sạch các vị thuốc, tốt nhất là sau khi cầm máu tạm thời, nếu thấy mức độ nặng nên kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.

Mô tả: Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét.

Cách sử dụng: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.

Bạn đang xem bài viết Cây Thuốc Lá Giúp Cầm Máu, Trị Rắn Cắn, Trị Sâu Bọ Trích Hại trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!