Xem Nhiều 3/2023 #️ Cần Làm Gì Khi Bé Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên # Top 10 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cần Làm Gì Khi Bé Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Làm Gì Khi Bé Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dùng khăn sạch, mềm dịt mũi bé lại.

Lưu ý: Không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ). Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam, vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.

Thông thường, hiện tượng chảy máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).

Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:

Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.

Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Bé dùng một loại thuốc mới, sau đó bé bị chảy máu cam không ngừng.

Bé chảy máu cam thường xuyên.

Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mũi của bé bằng một loại đèn chiếu sáng đặc biệt. Bé có thể được chỉ định nhỏ dung dịch muối, giúp co khít các mạch máu; hoặc bác sĩ sẽ dùng những miếng bông có tẩm thuốc dịt vào mũi, giúp cầm máu.

Nếu bé xuất hiện chấn thương ở đầu hoặc ở mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương có bị sưng phù hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kết luận về tình trạng xương mũi và xương sọ của bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám.

BS. NGỌC HUÊ, Sức khỏe đời sống

Sưu tầm bởi: www.thaoduocpqa.com.vn

Cách Cầm Máu Khi Bị Chảy Máu Cam Mùa Lạnh

Nguyên nhân gây chảy máu cam mùa lạnh

Thời tiết trời hanh khô, độ ẩm không khí thấp là môi trường rất thuận lợi cho chứng “chảy máu cam”, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em do niêm mạc mũi mỏng, người trên 40 tuổi do sức đàn hồi thành mạch kém.

Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh, khô hanh làm mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây xuất huyết (chảy máu cam).

Thời tiết thất thường còn ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân như tăng huyết áp, dị ứng, rối loạn vận mạch… làm nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu cam. 80% trường hợp chảy máu cam ở phần trước mũi, nơi nhiều mạch máu đi qua, hầu hết là do vỡ mao mạch. Bên cạnh đó, những thói quen xấu thông thường (ngoáy mũi), không khí khô quá cũng có thể gây chảy máu cam

Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh.

Cách cầm máu khi bị chảy máu cam

Bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.

Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 – 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 – 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 – 1,5h.

Sau 15 phút không cầm máu được, thì vừa dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa người bệnh tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.

Phòng tránh chảy máu cam

– Trời hanh, lạnh cần giữ niêm mạc mũi luôn đủ ẩm bằng cách xịt nước biển, hoặc nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu dùng điều hòa, máy sưởi cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn gần điều hòa.

– Nên bỏ thói quen ngoáy mũi vì dễ gây chảy máu mũi. Không nên bôi kem, vaselin vào trong mũi vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc. Các thuốc xịt mũi có thể làm tình trạng khô mũi nặng hơn.

– Tránh ra vào nóng, lạnh đột ngộ.

– Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, thường xuyên cắt móng tay.

– Ngày lạnh nên bổ sung vitamin C, rau quả tươi vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường.

Tin Liên Quan

Khi Trẻ, Bé Bị Tiêu Chảy Uống Thuốc Gì ?

Bé bị tiêu chảy uống thuốc gì ? Là câu hỏi của rất nhiều cha mẹ khi con mình gặp phải vấn đề này. Làm thế nào để ba mẹ có thể tự tin đối phó với bệnh tiêu chảy ở trẻ đây ? Bài viết sẽ tư vấn ba me cách lựa chọn phương pháp và cách lựa chọn thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho trẻ.

Để trẻ cảm thấy tốt hơn khi bị tiêu chảy, ba mẹ cần chú ý một số điểm sau :

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì ? Thì mẹ nên bù nước cho trẻ trước đã.

Khi trẻ bị tiêu chảy cơ thể bị mất nước dẫn đến suy nhược. Tùy vào tình trạng của trẻ, nếu vẫn ở mức độ nhẹ mẹ có thể cho bé uống oserol (pha đúng tỷ lệ hướng dẫn) để bổ sung nước và điện giải cho trẻ.

Mẹ lưu ý khi cho trẻ bù nước mẹ nên cho trẻ bù nước từ từ, cho trẻ uống nước từng ít một( 15-20ml tương đương với 5- 10 muỗng cà phê nước cho mỗi lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Khi bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da dẻ tươi tắn hơn. Việc uống bù nước cần được duy trì khi bé đi tiểu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì ?

Đối với trẻ sơ sinh mẹ vẫn phải duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa ngoài cho bé với liều lượng và nồng độ loãng hơn. Mẹ chú ý chọn sữa phù hợp và tốt, đảm bảo uy tín chất lượng cho trẻ. Bởi có trường hợp, sữa chính là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống một số bài thuốc dân gian trị tiêu chảy hiệu quả ở trẻ nhỏ. Đầu tiên mẹ hát búp lá ổi non, đem sắc cùng vỏ quýt và gừng tươi cho trẻ uống như uống thuốc. Gừng giúp trẻ ấm bụng, kết hợp với liều lượng tanin cao trong búp lá ổi sẽ giúp trẻ cầm tiêu chảy.

Một bài thuốc dinh dưỡng khác cũng từ gừng tươi là mẹ nấu cháo gừng cho trẻ ăn. Bạn chuẩn bị 50g gạo trắng cùng với 50g gừng tươi nấu chín và cho trẻ ăn trong ngày sẽ thuyên giảm tìnhtrạng tiêu chảy ở trẻ nhanh chóng.

Nếu cần dùng thuốc thì Bé bị tiêu chảy uống thuốc gì ?

Nếu buộc phải dùng thuốc để trị tiêu chảy cho bé, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả và an toàn cho bé. Gần đây Smecta được chỉ định hỗ trợ điều trị tiêu chảy và các chứng đau thực quản, dạ dày và ruột. Thuốc dùng được cho trẻ từ dưới một tuổi.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, sử dụng Smecta (diosmectite) cho trẻ sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ, qua đó giảm thời gian trẻ phải nằm viện và chi phí phát sinh trong quá trình điều trị.

Cách dùng Smecta cho trẻ bị tiêu chảy

Đối với trẻ em dưới một tuổi: 1 gói một ngày. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi dùng 1-2 gói một ngày. Trên 2 tuổi dùng 2-3 gói một ngày. Thuốc có thể hòa trong bình nước 50 ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày hay trộn đều vào thức ăn sệt: bột, trái cây hầm nhừ, rau nghiền, thức ăn của trẻ em.

Men vi sinh liều thuốc cho trẻ bị tiêu chảy

Lời khuyên từ nhiều chuyên gia và các bác sỹ là mẹ có thể sử dụng men vi sinh như một liều thuốc tuyệt vời cho trẻ bị tiêu chảy. Men vi sinh có tác dụng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho trẻ. Men vi sinh còn có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em chán ăn sau khi bị tiêu chảy, sau ốm hoặc suy dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp thu kém. Hoặc dùng hàng ngày để giúp chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa.

Bé bị tiêu chảy uống thuốc gì ?

Đối với trẻ bị chứng bất dung nạp đường lactose dẫn đến tình trạng tiêu chảy do sử dụng sữa, men vi sinh có tác dụng bổ sung brobiotic và prebiotic, giúp ức chế những vi khuẩn có hại để tái lập cân bằng hệ thống vi sinh ở ruột, đặc biệt là trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy.

Men vi sinh tốt nhất là một trong những loại men vi sinh chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics, trong đó Probiotic bào chế theo thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn đến đích là ruột để phát huy tác dụng.

Men vi sinh tốt nhất sẽ giúp bé mang lại các tác dụng:

+ Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất và tăng cường sức khỏe.

+ Bổ sung vi khuẩn có ích làm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, hỗ trợ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruôt, hạn chế nguy cơ viêm ruột.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, trướng bụng, nôn trớ…) do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột vì uống nhiều thuốc kháng sinh hoặc vì các nguyên nhân khác.

Bé Uống Kháng Sinh Bị Tiêu Chảy Là Bệnh Gì?

Trung bình mỗi bé có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp 3-5 lần mỗi năm. Kháng sinh loại thuốc cần thiết trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Tuy nhiên, cứ 5 bé uống thuốc kháng sinh thì có 1 bé sẽ bị tiêu chảy. Bố mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Dấu hiệu bé bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh

Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh có triệu chứng khá giống với bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn:

Bé bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày (có bé đi ngoài 15 – 20 lần một ngày).

Tiêu chảy do kháng sinh gây phân lỏng lẫn nhầy mũi hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu, mũi.

Mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.

Tiêu chảy thường kéo dài từ 1-7 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 khi dùng thuốc kháng sinh. Đôi khi, tiêu chảy có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên và kéo dài đến một vài tuần sau khi bé kết húc đợt kháng sinh.

Phần lớn các bé từ 2 tuổi trở lên thường chỉ bị tiêu chảy mức độ nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng nếu không mất nước. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm cung cấp đủ nước cho con.

Nguyên nhân gây tiêu chảy do thuốc kháng sinh

Hệ tiêu hóa là một hệ sinh thái phức tạp, với hàng triệu vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh này là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.

Khi bé sử dụng thuốc kháng sinh, bên cạnh việc tiêu diệt các hại khuẩn gây bệnh, các loại kháng sinh cũng đồng thời diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường ruột. Lúc này, sự cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn bi phá vỡ, hại khuẩn được dịp “bùng lên” và rất dễ gây ra tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện.

Thông thường tiêu chảy do kháng sinh thường chấm dứt sau khi dừng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp xảy ra biến chứng nặng.

Biến chứng của tiêu chảy do thuốc kháng sinh

Một trong những biến chứng chính của tiêu chảy do thuốc kháng sinh là mất nước. Tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa. Bé bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, sụt cân rất nhanh. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, bé có thể bị thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Các dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc bao gồm:

Bé bị sốt, đau bụng;

Đi ngoài phân có máu hoặc chất nhầy;

Mệt mỏi bất thường.

Xử trí khi bé bị tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh

Nếu bé bị tiêu chảy nhẹ, và sức khỏe bé vẫn ổn định bạn nên tiếp tục cho trẻ dùng thuốc kháng sinh cho đủ liều mà bác sỹ yêu cầu và chăm sóc tại nhà. Bởi tự ý ngừng thuốc kháng sinh ông theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – vi khuẩn kháng thuốc.

Chú ý: Không tự ý cho bé sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, trừ khi bác sĩ yêu càu. Bởi thuốc cầm tiêu chảy có thể khiến tình trạng viêm ruột tồi tệ hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước

Để tránh mất nước, nên cho bé uống nước thường xuyên. Có thể thay thế nước lọc bằng dung dịch oresol pha đúng theo tỷ lệ. Không cho bé uống nước ép trái cây hoặc nước giải khát, đồ uống có gas, vì chúng có thể khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn.

Chú ý đến những thực phẩm cho bé ăn

Không cho bé ăn các loại đậu hạt vì loại thực phẩm này dễ sinh nhiều hơi ở ruột gây đầy bụng. Cũng không nên cho bé ăn nhiều gia vị, thức ăn cay, hải sản, đồ lạnh,…

Nên cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu (súp, chão loãng hoặc cơm loãng). Cân nhắc việc xay hoặc băm nhỏ đồ ăn cho bé. Cho bé bú hoặc uống sữa như bình thường.

Những loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường,bí, chuối, hồng xiêm, cam,… rất tốt cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé.

Xử lý hăm tã

Nếu tiêu chảy khiến bé bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng này với nước sạch, lau khô rồi thoa lên đó một lớp vaselin, kem chứa kẽm (Zincofax, Penaten) hoặc các kem chống hăm khác.

Lựa chọn Probiotics cho bé

Cần bổ sung men vi sinh cho bé nhằm thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

DUVION chứa S.Boulardii là men vi sinh dạng nấm men, và là loại men duy nhất được chỉ định trong lâm sàng. Men vi sinh dạng nấm men không bị ảnh hưởng khi đi qua dạ dày và không bị kháng sinh tiêu diệt như men vi sinh dạng vi khuẩn. Vì vậy, S.Boulardii là sự lựa chọn tốt nhất cho điều trị, phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh.

Bên cạnh đó, DUVION chứa Kẽm, Thymomodulin đúng hàm lượng theo phác đồ của Bộ Y tế, dự phòng tái phát viêm đường hô hấp, tiêu chảy do nhiễm khuẩn hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết Cần Làm Gì Khi Bé Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!