Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Trị Cảm Sốt Bằng Đông Y # Top 10 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Trị Cảm Sốt Bằng Đông Y # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Cảm Sốt Bằng Đông Y mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CÁCH TRỊ CẢM SỐT BẰNG ĐÔNG Y

Rủi ro đã bị cảm nắng rồi, chảy mũi, đấu ê nặng bần thừa mà không nóng sốt. Cảm còn 11hẹ, ở lớp ngoài. Uống “BAN NÓNG TRẺ EM” nếu là trẻ em. Người lớn uống “CẢM NHỨC ĐẦU”

CÁCH ĐIỀU TRỊ CẢM SỐT BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

1. – Đi nắng quá về cảm, Nhức đầu, khát nước, Uống “CẢM NHỨC ĐẦU”, Trẻ em uống “BAN NÓNG TRẺ EM”.

2. Rủi ro đã bị cảm nắng rồi, chảy mũi, đấu ê nặng bần thừa mà không nóng sốt. Cảm còn 11hẹ, ở lớp ngoài. Uống “BAN NÓNG TRẺ EM” nếu là trẻ em. Người lớn uống “CẢM NHỨC ĐẦU”

3.- Cảm hơi lâu một chút nữa, thì hầm hầm hoặc nóng, nhiều hơn,Uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”.

4.- Nếu cảm hơn một tuần mà không đứt, nóng đi nóng lại hoài. Đó là cảm lại đi sâu vào thận. Trẻ em và người lớn cũng thường bị bịnh nầy. Uống “LỤC VỊ SÀI THƯỢC”, cho đến hết bệnh.

5.- Cảm nắng ít ngày, hỉ mũi ra máu bầm. Đó là triệu chứng bịnh sắp khỏi, đừng sợ. Uống “CẢM NHỨC ĐẦU” (“BAN NÓNG TRẺ EM” cho trẻ em), thêm “LỤC NHẤT” và “TÊ GIÁC”.

6.- Khi đi mua, gió, hoặc tắm nước lạnh làm ớn lạnh,như bị cảm. Đó là gốc rét thừa cơ mà trở lại làm bệnh. Uống ngay lúc đó “DƯỠNG THẦN” 20, 30 viên. Uống liên tiếp luôn mấy ngày sau cho đến hết cảm.

7.– Cảm mưa, nóng ít, lạnh nhiều, uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”, thêm một củ gừng lùi tro, bằng đầu ngón tay cái.

8, – Cảm mưa mà chỉ lạnh, không nóng, vọp bẻ lạnh các đầu ngón tay,ngón chân, phải hơ lửa mới chịu được, uống một gói DƯỠNG THẦN cùng với một hoàn “ÔN CAN HUYẾT”

Bệnh nặng có thể uống bằng hai.

9 – Cảm lạnh nhiều hơn nóng. Uống “DƯỠNG THẦN”. Hai tay và chân lạnh thì uống thêm “TIỂU KIẾN TRUNG”. Nếu có cho đàm đặc, lỏng hoặc trong thì uống “BỔ PHỔI TRỪ LAO” ( không cần uống “TIỂU KIẾN TRUNG” nữa).

10.- Cảm đi cảm lại hoài, trẻ em trái tay lạnh, chân tay

lạnh, coi chừng gốc ban rét. Uống “DƯỠNG THẦN” với “HÀI NHI LINH ĐƠN”.

11. – Thức khuya, hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn đồ sống sít, lạnh lẽo, ớn lạnh như bị cảm. Đó cũng là gốc rét trở lại. Uống như số 9.

12.- Cảm mà chảy nước mũi, uống “CẢM NHỨC ĐẦU” (trẻ em thì uống “BAN NÓNG TRẺ EM”) với “ÔN PHẾ CHỈ LƯU”.

13. – Cảm và nhức đầu nhiều thì uống “CẢM NHỨC ĐẦU” và “THIÊN ĐẦU THỐNG”.

14.- Cảm và mửa vì không tiêu, uống “NGŨ TÍCH”,

15. – Cảm rồi mà còn ho hoài, uống thêm thuốc “HO KỲ HOA DỊ THẢO”.

16.- Cảm nóng, mửa ra sán lải. Uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”. Hết bịnh uống “Ô MAI HOÀN”.

D.- Vì bệnh khác mà sinh nóng sốt.

17- Lên quai bị, tục gọi là sưng quai hàm, nóng sốt. Uống”NHÂN SÂM BẠI ĐỘC”.

18 – Nóng như bị cảm mà đi cầu thốn hậu môn như bị kiết lỵ. Đó là kiết lỵ làm nóng lạnh. Uống “THÔNG CAN TRỪ” và “HỒNG BẠCH THỐNG LỊ”.

19.- Bị ung nhọt trong người nên làm nóng lạnh. Uống “TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH”.

20.- Bị ăn không tiêu, chướng bụng làm nóng lạnh. Uống “NGŨ TÍCH”.

21.- Bị gan nóng, ngủ không được, hay giật mình, gió nhiều khó chịu, như hay dễ cảm. Uống “NHUẬN CAN KHÍ”.

22.- Bị thận nóng, lái vàng hoặc đỏ, hay nặng đầu hoặc e nhức đỉnh đầu như có cảm. Uống “BÁT VỊ TRI BÁ”,

23,- Bị gan và thận nóng, người khô khan, khát nước đêm, hoặc khô cổ, ngủ hay lăn lộn như hay cảm ; thường trẻ em hay bị. Trẻ em hay người lớn đều uống “LỤC VỊ SÀI THƯỢC”.

Phòng khám đông y cổ truyền Kỳ Hoa Dị Thảo

Địa chỉ: 153 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh ( Trung Tâm Y Học Thực Tiễn Đông Y ) – 0903 784 072

Địa chỉ 2 : 62 Hồ Tùng Mậu, quận 1 (Trung Tâm Y Tế Phường Bến Nghé) – 028 3961 6339 – 0925 000 115

Địa chỉ 3: 227 Lý Tự Trọng, quận 1 ( Trung Tâm Y Tế Phường Bến Thành) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Địa chỉ 4: 4395/2A Nguyễn Cữu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân ( Trung Tâm Y Học Thực Tiễn Đông Y Chùa Bình An) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Địa chỉ 5: 27-28-29 quốc lộ N2 chợ Tân Lập, Thủ Thừa, Long An ( Phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Đức Năng) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Kỳ Hoa Dị Thảo Phòng khám đông y với những bài thuốc đông y cực kỳ hiểu quả, như thuốc đông y trị đau lưng, nhức đầu, trị cảm sốt, viêm gan. Thông qua bắt mạch và bốc thuốc để chẩn đoán, phòng khám đông y tân phú, phòng khám đông y,khám đông y, khám bệnh tân phú, yoga tân phú, spa tân phú, bắt mạch bốc thuốc, châm cứu đông y, châm cứu, thuốc đông y

Chữa Sốt Rét Bằng Đông Y

Theo Đông y, sốt rét nằm trong chứng ngược tật, nghĩa là đúng thời gian lại phát chứng hàn nhiệt, thuộc chứng của hàn ngược và gián nhật ngược. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa sốt rét và bài thuốc nâng cao thể trạng hỗ trợ trị sốt rét kéo dài.

Bài thuốc chữa sốt rét

Bài 1: C ây Cam thìa 100g (Thanh hao), lá Thường sơn 100g, Thảo quả 80g, Hà thủ ô trắng 50g, hạt Cau 30g, vỏ Chanh 30g, Miết giáp 20g, Cam thảo Nam 30g. Tán bột. Ngày dùng 40g.

Bài 2 – Thanh tỳ ẩm: Thanh bì 8g, Thảo quả 8g, Sài hồ 8g, Bán hạ chế 8g, chích Cam thảo 6g, Hậu phác 8g, Bạch truật 8g, Hoàng cầm 8g, Phục linh 15g, Sinh khương 5 lát. Sắc uống.

Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp hóa đàm, chặn cơn sốt rét. Chữa sốt rét kéo dài, sốt nóng nhiều rét ít hay sốt nhiều không rét, cơ hoành đầy, miệng đắng, lưỡi khô, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sác.

Bài 3 – Thường sơn ẩm: Thường sơn 12g, Binh lang 8g, Bối mẫu 8g, Gừng nướng 5 lát, Thảo quả 8g, Tri mẫu 8g, Ô mai 8g, Đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2 – 3 giờ.

Công dụng: Khu đàm tiệt ngược. Trị sốt rét lâu ngày, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô.

Cây Thanh hao

Bài nâng cao thể trạng, hỗ trợ chữa sốt rét

Bài 1: T ri mẫu 20g, Xạ can 6g; Sài hồ, Ý dĩ, Mạch môn, Thanh hao, Hoàng đằng, Trần bì, Bán hạ chế, Chỉ xác, Cam thảo Nam, Hoàng cầm mỗi vị 10g. Sắc uống.

Công dụng: Hòa giải thiếu dương. Chữa sốt rét, chứng cảm mạo lúc sốt lúc rét.

Bài 2: Bán hạ 12g; Nhân sâm, Bạch truật, Thảo quả, Ô mai, Bạch linh, Trần bì, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 8g; Chích thảo 4g. Sắc uống.

Công dụng: Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm tiệt ngược. Dùng cho người khí hư, sốt rét lâu ngày, đờm nhiều, buồn nôn, mệt mỏi, mất sức, rêu lưỡi trắng nhờn. Không dùng cho người sốt rét nhiệt thịnh.

Bài 3: S ài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Đảng sâm mỗi vị 10g; Cam thảo 6g, Sinh khương 20g, Đại táo 8 quả; Thường sơn, Binh lang, Ô mai, Đào nhân mỗi vị 12g. Sắc uống.

Công dụng: Thanh giải tà khí, tiêu đờm tích. Chữa sốt rét.

Lương y Thảo Nguyên_SK&ĐS

Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Sốt Từ Cây Đại Bi

Đại bi theo Đông Y có vị cay và đắng, mùi thơm nóng và tính ấm có tác dụng khu phong, hoạt huyết, ttiêu thũng tán ứ. Trị cảm sốt, thấp khớp, đau bụng kinh… Ngoài ra đại bi còn được dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt và ghẻ ngứa. Đại bi có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.

Bài thuốc Đông Y trị cảm sốt từ cây đại bi

Cây đại bi là gì?

Cây đại bi còn có tên khác là từ bi xanh, là loại cây nhỏ, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.

Bài thuốc Đông Y chữa bệnh sử dụng đại bi:

Chữa ho do cảm mạo: Lá đại bi 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml nước thuốc, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: Dùng 5-12g lá đại bi nấu nước uống, giã nát lá đắp vào thái dương chữa nhức đầu. Hoặc có thể nấu nước xông cho ra mồ hôi, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá sả, bưởi, cam, tre… mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông, xông ở nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi… có thể xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ.

Hỗ trợ điều trị thấp khớp: Đại bi (thân, rễ) khô 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, thiên niên kiện 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đầy bụng, khó tiêu: Lá đại bi 30g tươi sắc uống ngày 1 lần. Uống 3 ngày

Ðau bụng kinh: Rễ đại bi 30g, ích mẫu 15g, sắc uống.

Chữa ghẻ: Lá đại bi tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi.

Trị Cảm Cúm Bằng Các Vị Thuốc Đông Y An Toàn, Hiệu Quả

Theo Y học cổ truyền, cảm cúm có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính khí suy yếu, tà khí thâm nhập vào cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi kèm theo ho và sổ mũi.

Khi thời tiết thay đổi nhất là vào những lúc giao mùa vi khuẩn thường xuất hiện nhiều hơn, công thêm việc tiết khí trời độc và sức đề kháng suy yếu, là nguyên nhân khiến cớ thể mắc bệnh. Trong đó bệnh cảm cúm là bệnh phổ biến thường gặp hơn cả nhất là ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh hơn người lớn và những người cao tuổi.

Nguyên liệu bao gồm lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 20 g hoặc một nắm to. Cách nấu lá xông, tất cả rửa sạch cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút thì bắc ra, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp khoảng 2 phút. Chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, không nên để quá đột ngột cơ thể dễ bị sốc, xông trong 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy mước tắm nhanh rồi lau khô, chú ý nên để nước tắm ở nhiệt độ ấm, sau đó mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.

Mỗi cây thuốc quý lại có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Lá tre giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt. Sảl àm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu. Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu. Ngải cứu cầm máu, điều hòa khí huyết. Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi. Bạc hà sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang công tác tại Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho rằng, trước khi xông múc để riêng một cốc nước để khi xông xong uống, giúp phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông trong thời gian quá dài gây mất tân dịch gây hiện tượng ngộ hãn, nguy hại cho sức khỏe. Do thành phần dược liệu chứa nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Lưu ý không xông khi đang sốt cao hoặc đang bị hôn mê. Không sử dụng cách này cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Bệnh cảm cúm là bệnh rất dễ mắc chính vì thế để ngăn ngừa bệnh, bạn nên chú ý giữ gì sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Cảm Sốt Bằng Đông Y trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!