Xem Nhiều 3/2023 #️ Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm # Top 4 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong mùa đông khi thời tiết lạnh khô. Bệnh cảm cúm dễ lây lan, gây ra triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm cúm uống thuốc gì, cần lưu ý gì là những băn khoăn phổ biến của nhiều người khi bị bệnh.

Bệnh cảm cúm là gì?

Nguyên nhân gây cảm cúm

Cảm cúm là 1 trong những bệnh lý lây truyền qua hô hấp. Bệnh do vi rút cúm gây nên và thường xuất hiện vào mùa đông. 2 chủng vi rút cúm gây bệnh chủ yếu là cúm A và cúm B. Vi rút cúm có sự biến đổi liên tục với các chủng mới. Thông thường vi rút cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút cúm sau đó không rửa tay và chạm vào mũi, miệng…cũng có thể bị vi rút xâm nhập và gây bệnh.

Cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Những người có nguy cơ mắc cúm

Bệnh cúm rất dễ lây lan và ai cũng có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên người già trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.

Bên cạnh đó thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi rút cúm phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra nếu sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá… cũng có nguy cơ mắc cúm cao hơn.

Nhận biết triệu chứng cảm cúm

Khi bị nhiễm vi rút cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện đột ngột sau từ 1 – 3 ngày. Việc nhận biết cảm cúm rất quan trọng giúp điều trị bệnh kịp thời đúng cách.

– Đau cơ, ớn lạnh: Khi bị nhiễm vi rút cúm bạn sẽ cảm thấy đau nhức các cơ và có cảm giác ớn lạnh. Tình trạng đau nhức xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt là đầu và chân.

– Đau họng: Vi rút cúm cũng gây ra cảm giác đau rát họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kích thích trong cổ họng.

– Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu nhận biết cảm cúm.

– Ho: Khi bị cúm người bệnh thường bị ho khan sau có thể chuyển sang ho có đờm

– Rối loạn tiêu hóa: Vi rút cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy…

– Mệt mỏi: Khi bị cúm bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Cảm cúm có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm do cúm cần chú ý bao gồm:

– Đau tức ngực, khó thở

– Da và môi xanh tím

– Sốt cao liên tục

– Li bì, choáng váng

– Ho dữ dội, trong đờm có thể lẫn máu…

Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm vi rút

Cảm cúm uống thuốc gì?

Cảm cúm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Thông thường những người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy bác sĩ thường chỉ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh như:

Thuốc hạ sốt

Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ giúp hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ… do vi rút cúm gây nên.

Thuốc làm giảm tình trạng ngạt mũi

Khi bị cảm cúm, cảm giác ngạt mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Việc sử giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Thuốc sẽ có tác dụng làm loãng các chất nhầy giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi có thể ở dạng viên uống hoặc dạng xịt.

Việc sử dụng thuốc cảm cúm cần theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc giảm ho

Ho do cúm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt tình trạng ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Thuốc giảm ho sẽ giúp ức chế bớt phản xạ ho. Đây cũng là thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.

Thuốc làm long đờm

Đây là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, dịch giúp và giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. thuốc long đờm cũng được chỉ định trong điều trị cảm cúm.

Thuốc kháng histamin

Mục đích chỉ định loại thuốc này cho người bị cảm cúm là giảm tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nhưng việc tự ý dùng thuốc cũng gây ra những nguy hiểm. Do vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm

Phân biệt bệnh để chọn đúng thuốc

1. Cảm cúm thường có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy.

Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol.

2. Cảm cúm có ho thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao.

Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như Phenylephrine, Hydrochloride (PE); Paracetamol; Caffeine; Noscapine làm giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Đây là 6 thành phần hữu dụng để trị cảm cúm có ho. Chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.

Chọn thuốc điều trị an toàn

1. Chọn thương hiệu tin cậy

Các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường thường đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất an toàn cao.

Bạn phải kiểm soát thời hạn sử dụng của các loại thuốc mình sắp uống vì thông thường khi một viên thuốc đã bị cắt khỏi vỉ hay thậm chí bóc tách khỏi bao phim thì khó lòng biết được hạn sử dụng chính xác. Điều này không an toàn.

3. Cần nắm rõ các thành phần hoạt chất của từng viên thuốc

Cần biết rõ hoạt chất của từng loại thuốc mình sắp dùng. Việc không nắm rõ cả tên hoạt chất và hàm lượng của hoạt chất dễ dẫn đến khả năng quá liều khi kết hợp cùng một hoạt chất trong các toa thuốc khác mà bản thân người dùng không biết.

4. Cẩn thận khi dùng thuốc trị cảm cúm gây buồn ngủ

Có nhiều loại thuốc trị cảm cúm có thành phần gây buồn ngủ là chất kháng Hisatmin như Chlorphéniramine maléate. Vì tác dụng phụ đó nên những người vận hành máy móc hay tàu xe, họp hành, học tập không nên dùng.

5. Hiểu rõ thuốc cảm có caffeine không gây buồn ngủ

Các loại thuốc cảm không gây buồn ngủ thường có chứa thành phần caffeine, thích hợp với những người luôn cần tỉnh táo để làm việc, học hành, di chuyển…

Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong mùa cảm cúm

Đặt nơi thoáng mát, tránh đặt nơi có nhiệt độ nóng bức như nhà bếp. Không đặt tủ thuốc gần cửa sổ và tránh ánh nắng trực tiếp hay đặt trong môi trường ẩm thấp không có lợi cho việc bảo quản và duy trì chất lượng thuốc.

Nên thường xuyên dọn dẹp tủ thuốc để loại bỏ các loại thuốc đã quá hạn sử dụng, mua mới những thuốc cần thiết.

3. Tủ thuốc di động ngoài gia đình

Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, hay tài xế phải di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng đều dễ mắc cảm trong mùa này. Việc chuẩn bị các loại thuốc trị cảm có thành phần caffeine không gây buồn ngủ đề phòng khi mắc bệnh là cần thiết.

4. Chọn lựa thuốc để lưu trữ

Trong mùa cảm cúm, bạn nên lưu trữ cả 2 loại thuốc cảm cúm 3 thành phần và cảm cúm 6 thành phần để đảm bảo có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, lưu trữ đa dạng thuốc cũng giúp bạn chủ động hơn khi trong gia đình có người đột ngột bị cảm cúm.

Làm Gì Khi Bé Sơ Sinh Bị Cảm Cúm?

Bệnh cảm cúm có những triệu chứng khá tương đồng với 1 căn bệnh ho hay viêm họng khác nên ch mẹ cần chú ý để nhận biết chính xác nhằm co hướng điều trị đúng đắn. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường có những dấu hiệu như sau:

Nghẹt mũi

Sổ mũi: Ban đầu nước mũi trong nhưng càng về sau nước mũi sẽ trở nên đặc hơn và có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Bé có thể bị sốt nhưng chỉ là sốt nhẹ ( dưới 38 độ)

Ho, hắt hơi

Biếng ăn, bỏ bú

Trong người bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc

Ngủ không yên giấc

Đau họng, hay nôn trớ khi ăn

Trẻ mệt mỏi, đau nhức mình mẩy

Bé có thể bị tiêu chảy khi mắc cúm.

Cần làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm?

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá yếu nên khi trẻ bị cúm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách trẻ sẽ rất dễ bị biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Do vậy ngay khi có các triệu chứng đầu tiên cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám. Các thuốc kháng sinh thường không có tác dụng với căn bệnh này, do vậy biện pháp chữa trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh là cho trẻ dùng thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà.

– Về thuốc chữa bệnh:

Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp bé bị sốt từ 38 độ trở lên, acetaminophen là loại thuốc hạ sốt thường được chỉ định cho trẻ sơ sinh.

Thuốc chống nghẹt mũi: Có thể cho trẻ dùng các loại thuốc như Xylometazoline, Oxymetazoline hay Phenylephedrine..

Thuốc trị sổ mũi: Thường là thuốc kháng histamin hoặc thuốc Ipratroium bromide

Ho: Các thuốc giảm ho thường không có hiệu quả đối với căn bệnh này bởi triệu chứng ho do cảm cúm thường xảy ra khi niêm mạc họng bị kích thích bởi dịch từ trên mũi chảy xuống. Do vậy không cần thiết phải chỉ định loại thuốc này cho bé sơ sinh bị cảm cúm.

– Các biện pháp chăm sóc bé tại nhà:

Tăng cữ bú của trẻ: Trẻ cần được bổ sung nhiều chất lỏng khi bị bệnh do vậy mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn ngày thường. Đặc biệt sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch để đẩy lùi bệnh cúm.

Làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ ngày 3-4 lần.

Lắp máy tạo độ ẩm không khí trong phòng: Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.

Kẹp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi nhiệt độ của trẻ nhằm có hướng xử lý kịp thời khi bé bị sốt

Thoa dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, dầu tràm vào lòng bàn tay bàn chân và ngực của bé trước khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn

Cho bé gối đầu cao hơn một chút trong lúc ngủ , như vậy lỗ mũi sẽ bớt nghẹt hơn.

Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, thoáng mát để bé được nghỉ ngơi và ngủ sâu giấc hơn, nhờ vậy bé sẽ có nhiều sức lực hơn để chiến đấu với bệnh cúm.

Nắm rõ những kiến thức ở trên chắc chắn các mẹ sẽ biết cách phải làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm? Đây là những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản các bậc phụ huynh có con nhỏ cần biết.

Kiến thức hữu ích cho mẹ:

Cảm Cúm Nên Uống Thuốc Gì, Cần Lưu Ý Gì Khi Điều Trị

Cảm cúm là bệnh lý phổ biến trong mùa lạnh và dễ lây lan thành dịch. Cảm cúm nên uống thuốc gì là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc khi điều trị cảm cúm cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Cảm cúm là gì, nguyên nhân gây bệnh

Cảm cúm hay còn gọi là cúm mùa là bệnh lý do vi rút cúm gây ra. Bệnh dễ dàng lây qua đường hô hấp và có thể gây thành dịch, đặc biệt là trong mùa đông. Tại Việt Nam, 2 chủng vi rút cúm gây bệnh phổ biến là cúm A và cúm B và có sự biến đổi thường xuyên hàng năm. Vi rút cúm lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn hoặc dịch tiết hô hấp.

Khi bị cảm cúm người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như ho, sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, rát họng kèm theo rối loạn tiêu hóa, chán ăn… khiến người cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Cúm có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm hô hấp… đe dọa đến sức khỏe. Cúm và biến chứng cúm thường gặp ở trẻ em, người già hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.

Cảm cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm

Cảm cúm nên uống thuốc gì?

Thông thường người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày. Trong thời gian này các bác sĩ chủ yếu kê đơn các loại thuốc điều trị triệu chứng để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm mệt mỏi. Hạ sốt, giảm đau, giảm ngạt mũi… là những loại thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Sốt là 1 trong những triệu chứng phổ biến nhất khi bị cảm cúm. Để cải thiện bác sĩ sẽ thường kê đơn các loại thuốc giúp giảm đau, hạ sốt. Thuốc giảm đau hạ sốt với thành phần paracetamol được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt quá liều có thể gây tổn thương gan. Đặc biệt với trẻ em, sử dụng thuốc hạ sốt cần dựa trên cân nặng.

Thuốc giúp thông mũi

Việc gặp phải tình trạng ngạt mũi, khó thở khi cảm cúm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Vì vậy khi bị cảm cúm bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giúp làm thông mũi để cải thiện. Các loại thuốc được sử dụng thường có tác dụng co mạch giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi thường sử dụng ở dạng nhỏ hoặc xịt trực tiếp vào vùng mũi. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc co mạch chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng.

Các loại thuốc điều trị triệu chứng giúp người bệnh cảm cúm dễ chịu hơn

Thuốc giảm ho

Khi bị cảm cúm người bệnh cũng thường có triệu chứng ho. Đây là 1 trong những phản xạ cần thiết để giúp loại bỏ vi rút, đờm… ra ngoài. Tuy nhiên nhiều người bệnh gặp phải triệu chứng ho nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống. Lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp làm giảm ho.

Thuốc long đờm

Cùng với thuốc giảm ho bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm thuốc long đờm khi bị cảm cúm nếu người bệnh ho có đờm. Các thuốc này được chỉ định nhằm mục đích làm loãng đờm và dịch và khiến cơ thể dễ dàng tống đờm ra ngoài.

Thuốc kháng histamin

Nếu băn khoăn không biết cảm cúm nên uống thuốc gì thì thuốc kháng histamin cũng là 1 trong những loại thường được bác sĩ chỉ định khi cảm cúm. Thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm phản ứng tiết dịch của đường hô hấp giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên thuốc kháng histamin cũng chỉ được sử dụng nếu bác sĩ bác sĩ chỉ định và kê đơn.

Những trường hợp dùng thuốc điều trị đặc hiệu?

Ngoài các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng khi bị cảm cúm thì còn có thuốc kháng vi rút. Thuốc này chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh cúm diễn biến nặng, có biến chứng hoặc dùng cho những người có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng do cúm. Các đối tượng thường cần sử dụng thuốc điều trị cúm đặc hiệu là người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính, trẻ nhỏ…

Thông thường khi bệnh diễn biến nặng bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện và sử dụng thuốc kháng vi rút. Việc sử dụng thuốc này cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để điều trị. Việc uống thuốc cảm cúm quá liều hoặc không theo chỉ định có thể gây những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.

Thuốc kháng vi rút có thể được sử dụng khi cảm cúm nặng có biến chứng

Việc sử dụng thuốc khi bị cảm cúm cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc. Khi có các dấu hiệu cảm cúm cần đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ tư vấn. Nếu bạn thắc mắc cảm cúm nên uống thuốc gì hoặc có bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ. BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

➽ Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh hết bệnh

➽ Phân biệt triệu chứng COVID-19 và bệnh cảm lạnh, cảm cúm

➽ Những điều về bệnh cảm cúm tưởng đúng nhưng lại làm bệnh càng thêm nặng

Bạn đang xem bài viết Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!