Xem Nhiều 3/2023 #️ Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? # Top 10 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Suckhoedoisong.vn – Tôi thường hay bị cảm cúm đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng mỗi đợt ốm kéo dài thường cả tuần lễ làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của tôi. Vậy xin hỏi bác sĩ, tôi có thể uống thuốc gì khi cảm cúm để nhanh khỏi bệnh. Rất mong bác sĩ giải đáp.

Cảm cúm thông thường là do nhiễm virus đường hô hấp trên gây ra. Đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân, đặc biệt khi nồm ẩm kéo dài.

Các dạng thuốc tân dược trị cảm, cúm thường có thành phần chủ yếu gồm: Hạ sốt giảm đau (paracetamol), chất chống dị ứng, viêm mũi (gồm kháng histamin H1 như loratadin, chlopheniramin maleat…), chất có tác dụng co mạch giúp chống nghẹt mũi, viêm mũi như: phenylpropanolamine, pseudoephedrin hoặc phenylephrine; chất giúp giảm ho như: dextromethorphan hay codein. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại biệt dược, là sự kết hợp hoặc đơn chất khác nhau của các thành phần nêu trên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Bạn lựa chọn thuốc nào cũng phải uống từ 3-5 ngày mới đỡ, không có thuốc cảm cúm nào uống vào khỏi ngay. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các quy định dùng thuốc của nhà sản xuất, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, uống đúng giờ quy định. Tuyệt đối không tự ý tăng liều với mong muốn nhanh khỏi bệnh, điều này là vô cùng nguy hại vì có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và các tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài, bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng xử trí đúng đắn.

Bạn cũng cần nhớ lối sống lành mạnh và ý thức xây dựng một sức đề kháng tốt mới là chìa khóa giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh và chiến thắng được bệnh tật.

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc gì? Đang mang thai mà bị cảm cúm có được uống thuốc không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ bởi lo sợ việc sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu thường dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn người bình thường. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chữa trị cho họ lại gặp nhiều khó khăn. Lý do là bởi việc sử dụng thuốc Tây để điều trị sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai khi mắc cảm cúm chỉ nên sử dụng các bài thuốc an toàn, lành tính được bài chế từ dược liệu tự nhiên.

Bà bầu cần làm gì khi bị cảm cúm?

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của cảm cúm, bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh vì có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ điều trị để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh của mình.

Trường hợp bệnh mới chớm, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị cảm cúm dân gian như xông hơi, các bài thuốc phổ biến như chanh tươi và mật ong, nước gừng, tỏi,… kết hợp với việc giữ ấm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để các triệu chứng giảm nhanh.

Các biện pháp chữa cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc

Để sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do bị cảm cúm, mẹ bầu bị cảm cúm nên “nằm lòng” một số công thức điều trị hữu hiệu từ dân gian sau:

Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh chữa cảm cúm cho các bà bầu

1. Tỏi

Chữa cảm cúm bằng tỏi là phương pháp được sử dụng khá nhiều vì dễ thực hiện cũng như việc tìm kiếm nguyên liệu không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần giã nhỏ tỏi và uống với nước sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy mùi hăng của tỏi khiến các bà bầu có cảm giác khó chịu khi uống, nhưng với hiệu quả mà nó đem lại, chắc chắn sẽ khiến các chị em cảm thấy hài lòng.

Ngoài ra, có một mẹo nhỏ giúp các bà bầu có thể ăn tỏi một cách dễ dàng hơn. Chính là trong các món ăn phải dùng đến tỏi như rau xào có thể cho nhiều tỏi hơn bình thường. Ăn dấm tỏi vào mỗi sáng cũng sẽ giúp phòng tránh cúm hiệu quả.

2. Xông mũi

Khi bị nghẹt mũi do cảm cúm, xông mũi là một cách giúp các bà bầu có thể dễ dàng tránh được tình trạng này. Sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc trà xanh cho vào nước xông, sau đó lấy khăn trùm kín đầu và nước, cố gắng hít thật sâu hơi nước đang bốc lên sẽ giúp thông mũi hiệu quả.

3. Ăn cháo

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bá bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo cần có nhiều hành tươi và tía tô. Sau khi ăn xong cơ thể sẽ thoát ra nhiều mồ hôi, giúp giải cảm hiệu quả. Hơn nữa, cháo là một món ăn có dinh dưỡng cao, không chỉ sử dụng trong điều trị cảm cúm, nó còn có thể làm thành món ăn hàng ngày.

4. Chanh tươi kết hợp với mật ong

Chữa cảm cúm bằng mật ong kết hợp với chanh tươi là một phương pháp khá hiệu quả

Khi có triệu chứng ho và ngứa rát vùng họng, các bà bầu hãy chuẩn bị 2 quả chanh và 2 thìa mật ong, cắt chanh thành nhiều lát nhỏ và trộn đều với mật ong hoặc có thể pha cả 2 cùng với nước ấm. Sử dụng phương pháp này sẽ làm giảm ngay hiện tượng ho do cảm cúm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Cảm Cúm Ho Có Đờm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Khi bị bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? Nnhiều người có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh gây tình trạng nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Áp dụng các bài thuốc dân gian luôn đem lại hiệu quả hữu hiệu như lá tía tô, lá và vỏ bưởi…

1. Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm ho có đờm

Nguyên nhân của bệnh cảm cúm ho có đờm:

Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên cảm cúm ho có đờm, viêm họng, thường gặp nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.

Sức đề kháng của bạn đang bị suy giảm khi thời tiết hanh lạnh.

Bị lây virus gây cảm cúm ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.

Triệu chứng của bệnh cảm cúm ho có đờm:

-Bệnh cảm cúm thông thường ban đầu xuất hiện với những dấu hiệu nhẹ như đau đầu, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể và tiết dịch chảy nước mũi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các dấu hiệu nặng hơn như ho, kèm theo có đờm, sốt và đau họng nhẹ.

-Thông thường, khi bị ho có đờm thì đờm trong cổ họng thường nhầy, có độ dính vào thành cổ họng. Do đó, một cơn ho rất khó tống đờm ra, vì thế chúng ta thường có cảm giác muốn ho liên tục cho đến khi cục đờm được đẩy ra khỏi cổ họng thì mới đỡ cảm giác khó chịu và ho. Tuy nhiên, hết cục đờm này thì chất nhầy sẽ lại tiếp tục được tạo ra và tạo thành cục đờm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài nhiều ngày gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị bệnh, đặc biệt vào ban đêm khi các cơn ho kéo dài khiến cả người bệnh lẫn người khỏe cùng mất ngủ theo.

2. Cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Ngoài việc nên uống nhiều nước, ăn những món ăn nhẹ, chế biên loãng như súp, cháo và nghỉ ngơi, giảm mọi hoạt động không cần thiết. Để trả lời cho câu hỏi: người bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì bạn nên sử dụng một số loại bài thuốc dân gian tự nhiên sau.

Cây tía tô

Tác dụng: Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có mùi thơm. Lá của tía tô có tác dụng lợi tiểu, ra mồ hôi và giải trừ cảm lạnh còn phần thân cành có công dụng tiêu hóa tốt, hạt tía tô giúp trị long đờm, trị ho, hen hiệu quả.

Cách làm: Để sử dụng cây tía tô trị cảm cúm ho có đờm bạn làm như sau: lấy 10 lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ và trộn với cháo nóng ăn ngay, sau đó nằm nghỉ ngơi để ra mồ hôi, giảm ho nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể ăn lá tía tô với các loại rau sống, nhớ phải rửa sạch. Cách này cũng có công dụng giảm ho có đờm, giảm đau nhức cơ thể và giải cảm.

Dùng lá tía tô nấu cháo để giải cảm trừ ho có đờm rất hiệu quả

Lá và vỏ bưởi

Tác dụng: Lá bưởi có vị đắng, cay, tính ấm và còn chứa nhiều tinh dầu nên có tác dụng trị ho và giải cảm an toàn.

Cách làm: Bạn có thể dùng lá bưởi tươi kết hợp với một số loại lá như hương nhu và lá sả đun nóng rồi xông toàn thân sẽ giúp giải cảm hiệu quả. Đồng thời, để trị ho có đờm thì lấy tiếp vỏ quả bưởi cạo sạch lớp ngoài, cắt thành khúc nấu với nước sôi rồi vắt lấy nước cốt này, ngâm trong đường khoảng một tuần lễ. Sau đó, lấy nước đã ngâm này uống dần liên tục trong 5 ngày sẽ giúp trị ho có đờm khi bị bệnh cảm cúm.

Vỏ bưởi từ lâu được biết tới là thuốc trị ho có đờm hiệu quả bạn không nên bỏ qua

Để biết bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì bạn nên áp dụng những bài thuốc được hướng dẫn trên, đồng thời chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh như đội mũ ấm, quàng khăn ấm cổ khi ra ngoài trời. Rửa sạch tay bằng xà phòng cũng là việc bạn nên làm thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm như sữa chua, socola đen, khoai lang, nấm, tỏi để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì, Những Lưu Ý Khi Bị Cảm Cúm

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong mùa đông khi thời tiết lạnh khô. Bệnh cảm cúm dễ lây lan, gây ra triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm cúm uống thuốc gì, cần lưu ý gì là những băn khoăn phổ biến của nhiều người khi bị bệnh.

Bệnh cảm cúm là gì?

Nguyên nhân gây cảm cúm

Cảm cúm là 1 trong những bệnh lý lây truyền qua hô hấp. Bệnh do vi rút cúm gây nên và thường xuất hiện vào mùa đông. 2 chủng vi rút cúm gây bệnh chủ yếu là cúm A và cúm B. Vi rút cúm có sự biến đổi liên tục với các chủng mới. Thông thường vi rút cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút cúm sau đó không rửa tay và chạm vào mũi, miệng…cũng có thể bị vi rút xâm nhập và gây bệnh.

Cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Những người có nguy cơ mắc cúm

Bệnh cúm rất dễ lây lan và ai cũng có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên người già trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.

Bên cạnh đó thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi rút cúm phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra nếu sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá… cũng có nguy cơ mắc cúm cao hơn.

Nhận biết triệu chứng cảm cúm

Khi bị nhiễm vi rút cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện đột ngột sau từ 1 – 3 ngày. Việc nhận biết cảm cúm rất quan trọng giúp điều trị bệnh kịp thời đúng cách.

– Đau cơ, ớn lạnh: Khi bị nhiễm vi rút cúm bạn sẽ cảm thấy đau nhức các cơ và có cảm giác ớn lạnh. Tình trạng đau nhức xuất hiện khắp cơ thể đặc biệt là đầu và chân.

– Đau họng: Vi rút cúm cũng gây ra cảm giác đau rát họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kích thích trong cổ họng.

– Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu nhận biết cảm cúm.

– Ho: Khi bị cúm người bệnh thường bị ho khan sau có thể chuyển sang ho có đờm

– Rối loạn tiêu hóa: Vi rút cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy…

– Mệt mỏi: Khi bị cúm bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Cảm cúm có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm do cúm cần chú ý bao gồm:

– Đau tức ngực, khó thở

– Da và môi xanh tím

– Sốt cao liên tục

– Li bì, choáng váng

– Ho dữ dội, trong đờm có thể lẫn máu…

Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm vi rút

Cảm cúm uống thuốc gì?

Cảm cúm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Thông thường những người bị bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy bác sĩ thường chỉ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh như:

Thuốc hạ sốt

Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ giúp hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ… do vi rút cúm gây nên.

Thuốc làm giảm tình trạng ngạt mũi

Khi bị cảm cúm, cảm giác ngạt mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Việc sử giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Thuốc sẽ có tác dụng làm loãng các chất nhầy giúp mũi thông thoáng hơn. Thuốc thông mũi có thể ở dạng viên uống hoặc dạng xịt.

Việc sử dụng thuốc cảm cúm cần theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc giảm ho

Ho do cúm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt tình trạng ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Thuốc giảm ho sẽ giúp ức chế bớt phản xạ ho. Đây cũng là thuốc thường được chỉ định khi bị cảm cúm.

Thuốc làm long đờm

Đây là thuốc có tác dụng làm loãng đờm, dịch giúp và giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. thuốc long đờm cũng được chỉ định trong điều trị cảm cúm.

Thuốc kháng histamin

Mục đích chỉ định loại thuốc này cho người bị cảm cúm là giảm tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nhưng việc tự ý dùng thuốc cũng gây ra những nguy hiểm. Do vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn đang xem bài viết Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!